Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng của quá trình đào tạo tại các trường Đại học. Đây là thời gian giúp cho mỗi sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, củng cố những kiến thức lý thuyết và vận dụng những kiến thức đó vào thực tế. Thực tập tốt nghiệp là kết quả của quá trình tiếp thu kiến thức thực tế, qua đó giúp cho sinh viên tích lũy kinh nghiệm để phục vụ cho quá trình công tác sau này.
Để đạt mục tiêu trên, được sự nhất trí của khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020 và phương án giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân tại xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn”.
Để hoàn thành đề tài này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn -T.s Trần Thị Thu Hà, cán bộ trung tâm lâm nghiệp miền núi phía bắc, UBND xã Bằng Thành và bà con nhân dân trong xã đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả sự giúp đỡ quý báu đó.
63 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 9215 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011- 2020 và phương án giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân tại xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
BÙI ĐÌNH NHẠ
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT, LẬP QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2011- 2020 VÀ PHƯƠNG ÁN GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ
BẰNG THÀNH, HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Lâm Nghiệp
Khoa
: Lâm Nghiệp
Lớp
: 39 LN -N01
Khoá học
: 2007 – 2011
Giáo viên hướng dẫn
: TS. Trần Thị Thu Hà
Khoa lâm nghiệp - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2011
LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng của quá trình đào tạo tại các trường Đại học. Đây là thời gian giúp cho mỗi sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, củng cố những kiến thức lý thuyết và vận dụng những kiến thức đó vào thực tế. Thực tập tốt nghiệp là kết quả của quá trình tiếp thu kiến thức thực tế, qua đó giúp cho sinh viên tích lũy kinh nghiệm để phục vụ cho quá trình công tác sau này.
Để đạt mục tiêu trên, được sự nhất trí của khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020 và phương án giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân tại xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn”.
Để hoàn thành đề tài này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn -T.s Trần Thị Thu Hà, cán bộ trung tâm lâm nghiệp miền núi phía bắc, UBND xã Bằng Thành và bà con nhân dân trong xã đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả sự giúp đỡ quý báu đó.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức bản thân còn hạn chế. Vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy, cô và ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2011
Sinh viên
Bùi Đình Nhạ
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
UBND : Ủy Ban Nhân Dân
HĐND : Hội đồng nhân dân
DTTN : Diện tích tự nhiên
QHSDĐ-GĐLN : Quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
GCN : Giấy chứng nhận
GCNQSĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
3PAD : Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển
nông lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn.
IFAD : Quỹ phát triển nông nghiệp Quốc tế
FAO : Tổ chức lương nông Liên Hợp Quốc
HGĐ : Hộ gia đình
CCC : Đất có mục đích công cộng
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.4. Ý nghĩa đề tài 3
Phần 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 5
2.1.1. Khái niệm 5
2.1.2. Quan điểm chung về vấn đề nghiên cứu 5
2.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trong và ngoài nước 6
2.2.1. Trên Thế giới 6
2.2.2. Ở Việt Nam 8
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 10
2.3.1. Điều kiện tự nhiên 10
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 14
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1. Đối tượng nghiên cứu 22
3.2. Nội dung nghiên cứu 22
3.3. Địa điểm nghiên cứu 22
3.4. Thời gian nghiên cứu 22
3.5. Phương pháp tiến hành 22
3.5.1. Phương pháp ngoại nghiệp 22
3.5.1. Phương pháp nội nghiệp 23
3.6. Người phối hợp 23
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 24
4.1. Tình hình quản lí đất đai 24
4.2. Hiện trạng sử dụng đất 25
4.2.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất 25
4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp 27
4.2.3. Đánh giá tình hình sử dụng đất lâm nghiệp 27
4.2.4. Tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất 28
4.2.5. Nhận xét chung 30
4.3. Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 30
4.3.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn quy hoạch 31
4.3.2. Phương án quy hoạch sử dụng đất 32
4.3.3. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế - xã hội 34
4.3.5. Nhận xét chung 35
4.4. Phương án giao đất lâm nghiệp xã Bằng Thành 36
4.4.1. Quy mô, địa điểm, thời gian giao đất lâm nghiệp 37
4.4.2. Phương thức giao đất lâm nghiệp 38
4.4.3. Giải pháp thực hiện 39
4.5. Nhận xét chung 42
Phần 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 43
5.1. Kết luận 43
5.2. Tồn tại 44
5.3. Kiến nghị 45
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là loại tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng, đây là con đường để đất nước ta phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và là nguồn lực cơ bản để đưa đất nước ta tiến mạnh. Vì vậy việc quản lý và khai thác tốt nguồn tài nguyên đất đai là nền tảng quan trọng cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội và sự bùng nổ dân số đã gây ra khó khăn cho việc quản lý và sử dụng đất đai ở nước ta. Sự gia tăng dân số đã làm gia tăng mọi mặt của đời sống xã hội như: nhu cầu về lương thực, thực phẩm, nhu cầu về việc làm, nơi ăn, ở… Theo đó nó sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng đất trong khi quỹ đất tự nhiên lại có hạn. Cho nên việc tiến hành lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai một cách chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả và đúng pháp luật là một vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách đối với nước ta hiện nay.Thế nên việc quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai giúp cho việc sắp xếp, bố trí sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, tạo cho việc sử dụng đất đai ổn định, lâu dài, bảo vệ được tài nguyên đất và bảo vệ môi trường sinh thái, tránh sự đầu tư chồng chéo gây lãng phí. Bên cạnh đó việc quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai cũng là một phương tiện để Nhà nước hướng dẫn việc sử dụng đất làm tăng lợi ích cho cộng đồng.
Xã Bằng Thành có tổng diện tích tự nhiên là 8609,77 ha, lớn nhất trong 10 đơn vị hành chính của huyện Pác Nặm. Dân số 3.422 người với 693 hộ, mật độ dân số bình quân 40 người/km2. Có 6 dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Chỉ và Kinh cư trú trên địa bàn. Sản xuất nông nghiệp là nguồn thu chính của xã, chiếm tới 97% giá trị sản xuất các ngành kinh tế. Năm 2010 bình quân đất sản xuất nông nghiệp của xã là 1875m2/nhân khẩu thuộc mức cao trong huyện. Việc quy hoạch sử dụng đất cho xã Bằng Thành có ý nghĩa quan trọng không chỉ trước mắt mà cả lâu dài. Mặc dù từng giai đoạn xã có quy hoạch sử dụng đất song việc lập quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp vẫn mang tính áp đặt từ trên xuống mà không có hoặc ít có có sự tham gia của người dân, do vậy mà hiệu quả sử dụng đất vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt các mâu thuẫn và sự bất công bằng trong việc sử dụng đất đai trong cộng đồng thôn bản. Việc quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất của tất cả các thôn thuộc xã Bằng Thành có sự tham gia làm cơ sở cho việc lập quy hoạch sử dụng đất cho toàn bộ xã Bằng Thành gồm: bố trí, sắp xếp lại các ngành sản xuất với cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trên cả 3 phương diện kinh tế - xã hội và môi trường, bởi quy hoạch này đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của người dân cũng như các chỉ tiêu mà các cơ quan cấp trên đã xác định, phân bổ. Đồng thời, người dân tham gia vào việc lập kế hoạch giao đất lâm nghiệp để việc giao đất lâm nghiệp có tính hệ thống, hài hòa phục vụ cho việc phát triển ổn định lâu dài, bền vững cần căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất và xem xét đến quỹ đất chưa giao, hiện trạng sử dụng đất, truyền thống và phong tục tập quán sử dụng đất của người dân trong vùng, những người đang sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng.
Thấy được tầm quan trọng của Quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp (QHSDĐ-GĐLN) có sự tham gia, đồng thời hướng tới xóa đói, giảm nghèo bền vững, công bằng và cải thiện sinh kế cho những người nghèo khu vực miền núi nói chung và tỉnh Bắc Kạn nói riêng, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 và phương án giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân tại xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn” thông qua dự án "Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn"(3PAD) được tài trợ bởi Quỹ phát triển nông nghiệp Quốc tế (IFAD) đã hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để triển khai hoạt động, cùng với trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp vùng núi phía Bắc trực tiếp phối hợp triển khai với tổ công tác giao đất tại xã Bằng Thành trên cơ sở sổ tay hướng dẫn kỹ thuật của hoạt đồng này đồng thời với sự giám sát của Ban quản lý dự án tỉnh Bắc Kạn, Ban quản lý dự án huyện Pác Nặm.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được hiện trạng sử dụng đất tại xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
Xây dựng được bản đồ quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp tại xã bằng Thành, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đai và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân nhằm bảo đảm tính công bằng, khả thi, hiệu quả và bền vững trong quản lý đất lâm nghiệp nói riêng và quản lý đất đai toàn xã nói chung.
+ Đánh giá thực trạng và tiềm năng đất đai làm cơ sở để phân bổ hợp lý quỹ đất cho các ngành, các chương trình, dự án trên địa bàn xã nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tới năm 2020.
+ Quy hoạch đất đai phải đảm bảo tính thực tiễn, khoa học, xã hội và khả thi. Phương án quy hoạch của xã phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của huyện Pác Nặm và các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Bằng Thành.
1.4. Ý nghĩa đề tài
* Trong học tập và nghiên cứu khoa học
Qua thực tiễn nghiên cứu đề tài sẽ giúp tôi củng cố lại kiến thức đã học, có thêm cơ hội kiểm chứng những lí thuyết học trong nhà trường đúng theo phương châm học đi đôi với hành. Bên cạnh đó, quá trình học tập nghiên cứu đề tài tại khu vực nghiên cứu, tôi đã tích lũy thêm được nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong điều tra, đánh giá. Đây sẽ là những kiến thức rất cần thiết cho quá trình nghiên cứu, học tập và làm việc của tôi sau này.
* Trong thực tiễn sản xuất
Kết quả nghiên cứu góp phần đánh giá được hiện trạng sử dụng đất của xã, từ đó có giải pháp quy hoạch, giao đất lâm nghiệp cho người dân, tạo điều kiện cải thiện, nâng cao đời sống của người dân.
Phần 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Khái niệm
Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và chính sách của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, khoa học, hợp lý có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ đất đai và tổ chức sử dụng đất.
2.1.2. Quan điểm chung về vấn đề nghiên cứu
Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 33,1 triệu ha, xếp thứ 55 trong tổng số hơn 200 nước trên thế giới. Song vì dân số đông nên bình quân đất tự nhiên theo đầu người vào loại thấp (thứ 126), với mức 0,48 ha/người chỉ bằng 1/6 mức bình quân thế giới. Đất nông nghiệp quá ít, chỉ 7,348 triệu ha (22,20% diện tích). Đất đai là tài nguyên không tái tạo và nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế của Việt Nam. Do đặc điểm “đất chật người đông” bình quân đất nông nghiệp trên đầu người chỉ có 1,074 m2, với 80% dân số sống ở nông thôn, nên bình quân đất nông nghiệp trên một lao động nông nghiệp cũng chỉ có 3,446 m2. Hiện nay nước ta vẫn đang thuộc nhóm 40 nước có nền kinh tế kém phát triển, vì vậy đặc điểm hạn chế về đất đai càng thể hiện rõ và đòi hỏi việc sử dụng đất phải dựa trên những cơ sở khoa học. Với thực trạng sử dụng đất đai như hiện nay, cho dù đến năm 2020 tiềm năng đất nông nghiệp được khai thác hết (10 triệu ha), với số dân không thấp hơn 100 triệu người, vào lúc đó bình quân đất nông nghiệp không quá 1000 m2/người.
Như vậy nước ta là một trong những nước hiếm đất sản xuất nông nghiệp nhất trên thế giới, với quỹ đất đó việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước phải luôn luôn gắn liền với việc sử dụng cần kiệm nguồn tài nguyên đất đai có hạn này.
Đất lâm nghiệp gắn với trung du miền núi với tổng diện tích khoảng 19,1 triệu ha, đất trung du miền núi là một phần quan trọng trong quỹ đất Việt Nam, chiếm 63% diện tích toàn quốc.
Hình thành trên địa hình đất phân cắt, trong môi trường sinh thái rất nhạy cảm, thực bì bị thoái hóa nhiều, nên nguy cơ xói mòn và rửa trôi diễn ra nghiêm trọng hơn các vùng khác. Đất trung du rất đa dạng có sự sai khác lớn ngay trên diện tích hẹp về tầng dày, độ phì nhiêu tiềm tàng cũng như độ phì nhiêu thực tế. Việc quy hoạch và kế hoạch sử dụng phải dựa trên bản đồ tỷ lệ lớn, tiến hành cho từng vùng hẹp mới có tính khả thi. Trừ đất đỏ Banzan các loại đất khác có tầng mỏng và dốc nhiều, đất dốc >250, chiếm với 63,3%, miền núi phía Bắc là nơi khó khăn nhất có tới 51% diện tích đất dốc mạnh >250 và 38,4% đất có tầng mỏng 50cm, các yếu tố hạn chế nổi bật cho toàn vùng là đất chua, chất hữu cơ đã mất nhiều, năng lực cố định nâng cao, chất dễ tiêu nghèo, nhưng khả năng hoàn trả dinh dưỡng thấp hơn nhiều so với vùng đồng bằng đầu tư thâm canh khá hơn, cân bằng dinh dưỡng là phổ biến trên đất trung du miền núi, trừ một ít diện tích thương phẩm như cà phê ở Tây Nguyên. Đất đai trung du miền núi là đối tượng hoạt động chủ yếu của nghề rừng Việt Nam (Hà Quang Khải và cs, 2002) [5].
2.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trong và ngoài nước
2.2.1. Trên Thế giới
Trên thế giới công tác quy hoạch sử dụng đất đai đã được tiến hành từ nhiều năm trước vì thế họ đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu. Hiện nay công tác này đang được chú trọng và phát triển, nó vẫn chiếm vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
Theo tổ chức FAO, quy hoạch sử dụng đất đai là bước kế tiếp của công tác đánh giá đất. Kết quả của việc đánh giá đất đai sẽ đưa ra những loại hình sử dụng đất hợp lý (FAO, 1976). Trên thế giới có rất nhiều loại hình sử dụng đất, phương pháp quy hoạch đất đai tuỳ vào đặc điểm của mỗi nước. Nhìn chung có hai trường phái quy hoạch chính sau:
+ Tiến hành quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đảm bảo các mục tiêu một cách hài hoà, sau đó mới đi sâu vào nghiên cứu quy hoạch chuyên ngành, như các nước Đức, Anh, Úc, ...
+ Tiến hành quy hoạch nông nghiệp là nền tảng, sau đó làm quy hoạch cơ bản, lập sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất yêu cầu của cơ chế, kế hoạch hoá tập trung. Lao động và đất đai là yếu tố cơ bản của vấn đề nghiên cứu, như Liên Bang Nga và các nước xã hội chủ nghĩa.
Ngoài ra ở các nước khác còn có các phương pháp quy hoạch đất đai mang tính đặc thù và riêng biệt như: Ở Bungari quy hoạch lãnh thổ đất đai được phân thành các vùng đặc trưng gắn liền với bảo vệ thiên nhiên và môi trường. Ở Pháp quy hoạch sử dụng đất được xây dựng theo hình thức mô hình hoá nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong việc sử dụng tài nguyên và lao động, áp dụng bài toán quy hoạch tuyến tính có cấu trúc hợp lý, tăng hiệu quả sản phẩm của xã hội.
Ở Nam Mỹ đã tiến hành lập đồ án quy hoạch mặt bằng ở cấp quốc gia. Đồ án này sẽ làm căn cứ cho chính quyền cấp tỉnh soạn thảo các đồ án chi tiết hơn với sự phối hợp của chính quyền cấp thấp hơn. Các đồ án quy hoạch dựa vào sự điều tra tài nguyên thiên nhiên ở cấp tiếp theo (cấp huyện). Các nhà chức trách địa phương bổ sung chi tiết hơn các đồ án đó với sự phối hợp của các chủ sử dụng đất.
Ở Thái Lan việc quy hoạch phân theo 3 cấp: Cấp quốc gia, cấp vùng và cấp địa phương. Quy hoạch nhằm thể hiện cụ thể những chương trình kinh tế - xã hội của Hoàng gia Thái Lan, gắn liền với tổ chức hành chính và quản lý nhà nước, phối hợp với tổ chức chính phủ và chính quyền địa phương. Dự án phát triển Hoàng gia đã xác định vùng nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội, chính trị ở Thái Lan. Các dự án đều tập trung vào vấn đề như: Đất đai, nông nghiệp, lao động, ...
Ở các nước như Trung quốc, Lào, Campuchia công tác quy hoạch đất đai bắt đầu phát triển nhưng mới dừng lại ở quy hoạch tổng thể các ngành.
Để có phương pháp chung làm cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch đất đai trên phạm vi toàn thế giới, năm 1993 tổ chức FAO đã đưa ra quan điểm quy hoạch đất đai nhằm sử dụng đất một cách có hiệu quả bền vững và đáp ứng tốt các nhu cầu của hiện tại và môi trường. Phương pháp quy hoạch đất đai được áp dụng ở 3 cấp: Quốc gia, Tỉnh, Địa phương. (FAO, 1993).
2.2.2. Ở Việt Nam
Ở miền Bắc, quy hoạch sử dụng đất đai đặt ra và xúc tiến từ năm 1962 do ngành của tỉnh, huyện tiến hành và được lồng vào công tác phân vùng quy hoạch đất nông nghiệp, nhưng thiếu sự phối hợp đồng bộ của các ngành liên quan. Tính pháp lý của công tác quy hoạch đất đai trong các văn bản pháp luật và được xem như một luận chứng cho phát triển của nền kinh tế đất nước. Điều này được thể hiện rõ qua từng giai đoạn cụ thể:
2.2.2.1. Thời kỳ 1975 - 1980
Thời kỳ này nước ta mới thống nhất đất nước, Hội đồng Chính Phủ đã thành lập Ban chỉ đạo phân vùng quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp Trung ương để triển khai công tác này trên phạm vi cả nước. Đến cuối năm 1978 các phương án phân vùng nông - lâm nghiệp và chế biến nông sản của 7 vùng kinh tế và tất cả các tỉnh đã lập kế hoạch sử dụng đất nông - lâm nghiệp và coi đó là luận chứng quan trọng để phát triển ngành. Hạn chế của thời kỳ này là thiếu số liệu điều tra cơ bản về đất đai, tính khả thi của phương án chưa cao vì chưa tính đến khả năng đầu tư (Lương Văn Hinh, 2003) [6].
2.2.2.2. Thời kỳ 1981 - 1986
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V ra quyết định xúc tiến công tác điều tra cơ bản lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, nghiên cứu chiến lược kinh tế - xã hội dự thảo kế hoạch triển vọng để chuẩn tích cực cho kế hoạch 5 năm sau (1986 - 1990).
Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ được đề cập theo cấp huyện, tỉnh và cả nước. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã chưa được đề cập đến.
2.2.2.3. Thời kỳ Luật Đất đai 1987 - 1993
Năm 1987 Luật Đất đai đầu tiên của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành, trong đó có một số điều nói về quy hoạch đất đai. Tuy nhiên nội dung quy hoạch đất đai chưa được nêu ra.
Ngày 15/04/1991 Tổng cục quản lý ruộng đất (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã ra thông tư 106/QH - KH/RD hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất. Thông tư đã hướng dẫn cụ thể quy trình, nội dung và phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất. Kết quả là nhiều tỉnh đã lập quy hoạch sử dụng đất cấp lớn hơn, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được thực hiện (Lương Văn Hinh, 2003) [6].
2.2.2.4. Thời kỳ Luật Đất đai 1993 đến nay
Tháng 7/1993 Luật Đất đai sửa đổi được công bố. Trong luật này các điều khoản nói về quy hoạch đất đai được cụ thể hơn Luật Đất đai 1987.
Từ năm 1993 Tổng cục địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã triển khai quy hoạch đất đai toàn quốc giai đoạn 1996 - 2010. Dự án quy hoạch này đã được Chính Phủ thông qua và Quốc Hội phê chuẩn tại kỳ họp thứ XI Quốc Hội khoá IX. Đây là căn cứ quan trọng để xây dựng quy hoạch đất đai của các bộ, ngành và các tỉnh. Quy hoạch đất đai theo lãnh thổ hành chính đã và đang triển khai ở hầu hết các tỉnh trong toàn nước. Vấn đề quy hoạch sử dụng đất đai ngày càng được Nhà nước quan tâm, vì vậy hàng loạt các văn bản liên quan đến quy hoạch đã ra đời.
Ngày 12/10/1998, Tổng cục địa chính ra công văn số 1814/CV - TCĐC về công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Ngày 1/10/2001, Chính Phủ ban hành Nghị định 64/NĐ - CP của Chính Phủ về việc triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở 4 cấp hành chính.
Ngay sau đó Tổng cục địa chính đã ban hành Thông tư 1842/2001/TT-TCĐC ngày 1/11/2001 kèm theo quyết định số 424a, 424b, Thông tư 2074/2001/TT - TCĐC ngày 14/02/2001 để hướng dẫn các địa phương thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị định 68NĐ - CP.
Ngày 01/07/2004 Luật Đất đai 2003 chính thức có hiệu lực, luật đã quy định rõ về công tác quản lý Nhà nước về đất đai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là 1 trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai (Quốc hội khoá XI, 2003).
Ngày 29/10/2004 Chính Phủ ban hành Nghị định 181/2004/NĐ - CP về thi hành Luật Đất đai 2003. Trong đó chương III, từ điều 12 đến điều 29 quy định rõ các vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Chính Phủ, 2004).
2.3. Tổng quan