Đất đai giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống và trong sản xuất, nó là
nền tảng cho mọi hoạt động sản xuất của con người. Luật đất đai năm 1993 đã
khẳng định: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quá giá, là tư liệu sản xuất không thể
thay thế được, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn
phân bố khu dân cư, kinh tế, xã hội và quốc phòng an ninh ”.
Trong những năm gần đây khi quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ra
mạnh mẽ, dân số gia tăng với một tốc độ nhanh chóng kéo theo những đòi hỏi ngày
càng tăng về lương thực, thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã
hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu
ngày càng tăng nhưng chưa có những biện pháp hợp lý để bảo vệ tài nguyên đất.
Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp đang có nguy cơ suy thoái ngày càng
cao dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình
sử dụng, khai thác. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất nông nghiệp do
quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới
lại rất hạn chế.
Do quá trình khai thác quá mức và các biện pháp canh tác không hợp lý làm
cho chất lượng đất ngày càng suy giảm, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, hiện
tượng xói mòn, sạt lỡ đất diễn ra trầm trọng hơn. Theo Lê Văn Khoa, nước ta có
hơn 25 triệu ha đất dốc và gần 70% diện tích đất đồi núi đang có vấn đề, đất xấu và
độ phì nhiêu thấp. Bên cạnh đó việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật không những
gây ô nhiễm cho môi trường mà còn tiêu diệt các loài sinh vật có ích gây mất cân
bằng sinh thái, sâu bệnh ngày càng nhiều hơn. Theo báo cáo hiện trạng môi trường
quốc gia 2005: Ô nhiễm đất do sử dụng phân bón hóa học đang là vấn đề đáng báo
động, nông dân sư dụng phân bón hóa học không đúng kỹ thuật trong canh tác nông
nghiệp nên hiệu lực phân bón thấp, có trên 50% lượng đạm, 50% lượng kali và
khoảng 80% lượng lân dư thừa trong đất trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi
trường đất. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý như K2SO4, KCl, super
photphat còn tồn dư axit đã làm chua đất
75 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1052 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng và những vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa luận tốt nghiệp là kết quả của những năm tháng miệt mài học tập
trên ghế giảng đường Đại học, cũng là bước khởi đầu làm quen với quá trình
nghiên cứu ứng dụng những lý thuyết đã học được với môi trường thực tế
bên ngoài. Tuy nhiên, để hoàn thành khóa luận này ngoài sự nỗ lực của
bàn thân mà còn cần đến sự động viên, cỗ vũ của gia đình, bạn bè đặc biệt
là sự giúp đỡ nhiệt thành của các thầy cô và các cán bộ hướng dẫn. Qua
đây, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những cá nhân và tập thể đã nhiệt tình ủng
hộ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học
Kinh tế Huế đã tận tình truyền thụ và trang bị cho tôi những nền tảng kiến
thức vững vàng trong thời gian học tập tại trường để tôi có thể tiếp thu tốt
hơn những kiến thức khoa học mới khi làm khóa luận.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.s Phạm Thị
Thanh Xuân đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô, chú ở phòng Tài
nguyên - Môi trường huyện Hướng Hóa đã luôn nhiệt tình giúp đỡ, góp ý và
tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận
này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè những người đã luôn động
viên khích lệ và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
ii
Trư
ờn
Đạ
i họ
c K
i
tế H
uế
Do thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế
nên cũng không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự đóng góp
ý kiến của thầy cô, bạn bè để khóa luận ngày càng hoàn thiện hơn
Huế, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Trần Thị Thơm
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................2
1.4. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤT ĐAI ......................................................4
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của đất đai ..........................................................4
1.1.1. Khái niệm đất đai .......................................................................................4
1.1.2. Đặc điểm của đất đai..................................................................................4
1.1.3. Vai trò của đất đai......................................................................................6
1.2. Sử dụng đất và các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất ....................................6
1.2.1. Khái niệm sử dụng đất ...............................................................................6
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất......................................................7
1.3. Quan điểm sử dụng đất bền vững .....................................................................8
1.4. Ô nhiễm đất ......................................................................................................9
1.4.1. Khái niệm...................................................................................................9
1.4.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm đất ...................................................................9
1.5. Khái niệm, nguyên nhân và các hình thức suy thoái đất ................................11
1.5.1. Khái niệm, nguyên nhân suy thoái đất ....................................................11
1.5.2. Các hình thức suy thoái đất .....................................................................11
1.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................................13
1.7. Tình hình sử dụng và chất lượng đất ở Việt Nam và tỉnh Quảng Trị ............16
1.7.1. Tình hình sử dụng đất ở Việt Nam .........................................................16
1.7.2. Hiện trạng sử dụng và chất lượng tài nguyên đất tỉnh Quảng Trị ...........16
iii
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ .....................................................................20
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hướng Hóa..........................20
2.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................20
2.1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................20
2.1.1.2. Địa hình:............................................................................................20
2.1.1.3. Khí hậu ..............................................................................................21
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên, môi trường ........................................................22
2.1.2.1. Tài nguyên đất...................................................................................22
2.1.2.2. Tài nguyên nước................................................................................22
2.1.2.3. Tài nguyên rừng ................................................................................23
2.1.2.4. Thực trạng môi trường ......................................................................23
2.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội ........................................................................24
2.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ..........................24
2.1.3.2. Dân số và lao động............................................................................26
2.1.4. Thực trạng phát triển cơ sở, hạ tầng .......................................................28
2.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ...........................30
2.2. Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Hướng Hóa ...................31
2.2.1.Hiện trạng sử dụng đất của huyện Hướng Hóa ........................................31
2.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Hướng Hóa ....................35
2.2.3. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng của huyện Hướng Hóa ...................38
2.2.3.1. Cây lâu năm ......................................................................................38
2.2.3.2. Cây trồng hàng năm ..........................................................................40
2.3. Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nông nghiệp đến chất lượng đất ...........42
2.3.1. Hoạt động sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón...........................42
2.3.1.1. Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp .................42
2.3.1.2. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật .........................................44
2.3.2. Các phương thức canh tác thiếu tính bền vững trên địa bàn ...................46
2.4. Biến động chất lượng đất nông nghiệp...........................................................47
2.4.1. Ý kiến đánh giá chất lượng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
iv
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Hướng Hóa.........................................................................................................47
2.4.2. Tình hình chất lượng đất thông qua các tiêu chí đánh giá .......................48
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT VÀ
HẠN CHẾ SUY GIẢM CHẤT LƯỢNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở
HUYỆN HƯỚNG HÓA ..........................................................................................51
3.1. Đánh giá tiềm năng và định hướng sử dụng đất đai của vùng .......................51
3.1.1. Tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp ...........................51
3.1.2. Tiềm năng đất đai phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp........................................................................................................52
3.1.3. Tiềm năng đất đai phục vụ cho việc phát triển dịch vụ - du lịch ............52
3.1.4. Định hướng sử dụng đất của huyện Hướng Hóa đến năm 2020 .............52
3.2. Quan điểm sử dụng đất bền vững giai đoạn 2011 – 2020..............................53
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả và sử dụng đất bền vững trên địa bàn
huyện Hướng Hóa .................................................................................................54
3.3.1. Giải pháp về chính sách, quy hoạch sử dụng đất.....................................54
3.3.2. Giải pháp về vốn và cơ sở hạ tầng ...........................................................55
3.3.3. Giải pháp sản xuất nông nghiệp bền vững hạn chế suy giảm chất
lượng đất nông nghiệp .......................................................................................55
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................57
1.1. Kết luận ..........................................................................................................57
1.2. Kiến nghị ........................................................................................................58
v
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND : Ủy ban nhân dân
BQ : Bình quân
NN : Nông nghiệp
DT : Diện tích
TNMT : Tài nguyên môi trường
NN và PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân
CN : Công nghiệp
BVTV : Bảo vệ thực vật
vi
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG
Trang
Bảng 1: Phân cấp độ chua trong đất..........................................................................14
Bảng 2: Phân cấp mức độ của các chất dinh dưỡng trong đất ..................................14
Bảng 3: Phân cấp lượng mùn trong đất.....................................................................15
Bảng 4: Phân cấp độ hấp thụ của đất (CEC) .............................................................15
Bảng 5: Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Quảng Trị năm 2010 ................................17
Bảng 6: Quy mô, cơ cấu kinh tế huyện Hướng Hóa giai đoạn 2009 – 2011 ............25
Bảng 7: Tình hình dân số và lao động của huyện Hướng Hóa giai đoạn 2009 –
2011 ...........................................................................................................................27
Bảng 8: Hiện trạng sử dụng đất phân theo mục đích sử dụng năm 2011 .................32
Bảng 9: Tình hình sử dụng đất huyện Hướng Hóa giai đoạn 2009 – 2011 ..............34
Bảng 10: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Hướng Hóa qua các
năm ............................................................................................................................37
Bảng 11: Cơ cấu diện tích các loại cây trồng lâu năm ..............................................39
Bảng 12: Diện tích cây trồng hàng năm của huyện Hướng Hóa giai đoạn 2009
– 2011 ........................................................................................................................41
Bảng 14: Tình hình sử dụng phân bón hóa học ở một số cây trồng chính trên
địa bàn huyện Hướng Hóa.........................................................................................42
Bảng 15: Tình hình sử dụng phân hữu cơ trên địa bàn huyện Hướng Hóa ..............43
Bảng 16: Cách thức sử dụng thuốc BVTV các hộ gia đình ......................................45
Bảng 17: Cách thức xử lý bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng của các hộ gia
đình trên địa bàn huyện Hướng Hóa .........................................................................45
Bảng 18: Ý kiến đánh giá chất lượng đất nông nghiệp ở huyện Hướng Hóa ...........47
Bảng 19: Những biểu hiện của sự suy giảm chất lượng đất nông nghiệp ................48
Bảng 20: Nguyên nhân gây suy giảm chất lượng đất nông nghiệp ..........................48
Bảng 21: Tính chất của một số loại đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hướng
Hóa ............................................................................................................................49
vii
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Trang
Biểu đồ 1: Cơ cấu sử dụng đất huyện Hướng Hóa năm 2011 ..................................32
Biểu đồ 2: Cách thức xử lý bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng của các hộ gia
đình ............................................................................................................................45
viii
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Trần Thị Thơm 1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đất đai giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống và trong sản xuất, nó là
nền tảng cho mọi hoạt động sản xuất của con người. Luật đất đai năm 1993 đã
khẳng định: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quá giá, là tư liệu sản xuất không thể
thay thế được, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn
phân bố khu dân cư, kinh tế, xã hội và quốc phòng an ninh”.
Trong những năm gần đây khi quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ra
mạnh mẽ, dân số gia tăng với một tốc độ nhanh chóng kéo theo những đòi hỏi ngày
càng tăng về lương thực, thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã
hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu
ngày càng tăng nhưng chưa có những biện pháp hợp lý để bảo vệ tài nguyên đất.
Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp đang có nguy cơ suy thoái ngày càng
cao dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình
sử dụng, khai thác. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất nông nghiệp do
quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới
lại rất hạn chế.
Do quá trình khai thác quá mức và các biện pháp canh tác không hợp lý làm
cho chất lượng đất ngày càng suy giảm, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, hiện
tượng xói mòn, sạt lỡ đất diễn ra trầm trọng hơn. Theo Lê Văn Khoa, nước ta có
hơn 25 triệu ha đất dốc và gần 70% diện tích đất đồi núi đang có vấn đề, đất xấu và
độ phì nhiêu thấp. Bên cạnh đó việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật không những
gây ô nhiễm cho môi trường mà còn tiêu diệt các loài sinh vật có ích gây mất cân
bằng sinh thái, sâu bệnh ngày càng nhiều hơn. Theo báo cáo hiện trạng môi trường
quốc gia 2005: Ô nhiễm đất do sử dụng phân bón hóa học đang là vấn đề đáng báo
động, nông dân sư dụng phân bón hóa học không đúng kỹ thuật trong canh tác nông
nghiệp nên hiệu lực phân bón thấp, có trên 50% lượng đạm, 50% lượng kali và
khoảng 80% lượng lân dư thừa trong đất trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi
trường đất. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý như K2SO4, KCl, super
photphat còn tồn dư axit đã làm chua đất.
Trư
ờng
Đại
học
Kin
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Trần Thị Thơm 2
Hướng Hóa là một huyện miền núi biên giới nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng
Trị, là điểm đầu của nước ta trên hành lang kinh tế Đông – Tây đặc biệt đối với Lào,
Thái Lan và một số nước Đông Nam Á bằng đường bộ, đó chính là điều kiện thuận
lợi để phát triển kinh tế xã hội, cải thiện cơ sở hạ tầng từ đó gia tăng nhu cầu sử
dụng đất trên địa bàn huyện. Ngoài ra, Hướng Hóa còn là nơi chịu sự tàn phá nặng
nề trong chiến tranh, nhiều diện tích đất rừng bị suy thoái do tác động của chất độc
hóa học có chứa Dioxin đến nay vẫn chưa phục hồi được, ảnh hưởng lớn đến sản
xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, đất đai ở Hướng Hóa chủ yếu là đất dốc dễ bị xói
mòn, rửa trôi cùng với phương thức canh tác lạc hậu, sử dụng phân bón không hợp
lý, lạm dụng các hóa chất bảo vệ thực vật trong những năm qua đã làm suy giảm
chất lượng đất nông nghiệp cũng như giảm hiệu quả sử dụng đất và ảnh hưởng đến
sinh kế của người dân trong tương lai.
Xuất phát từ những lý do trên, trong quá trình thực tập tại địa bàn tôi tiến hành
thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng sử dụng và những vấn đề ảnh hưởng đến
chất lượng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị”,
qua đó đề xuất những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả và sử dụng đất nông
nghiệp bền vững trên địa bàn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài gồm những nội dung sau:
- Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về sử dụng đất
- Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở huyện Hướng Hóa
- Đánh giá sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến chất lượng đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Hướng Hóa
- Đề xuất những giải pháp cơ bản, có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng đất đảm bảo tính hợp lý và bền vững trong sử dụng đất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan đến tình hình sử dụng đất nông
nghiệp và những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đất nông nghiệp của huyện
Hướng Hóa.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Trần Thị Thơm 3
1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
- Phạm vi thời gian: từ năm 2009 – 2011
- Phạm vi nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị và những vấn đề ảnh hưởng
đến chất lượng đất nông nghiệp.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: dựa vào hiện trạng sử dụng đất và cơ
cấu đất đai trên địa bàn, tôi tiến hành điều tra 40 hộ ở các xã Hướng Phùng, Hướng
Tân và xã Thanh. Bên cạnh đó, tôi tiến hành phỏng vấn nhanh 20 cán bộ nông
nghiệp trên địa bàn.
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập tài liệu, số liệu liên quan
đến vấn đề nghiên cứu qua các báo cáo, thống kê từ phòng Tài nguyên và Môi
trường, phòng Thống kê và các phòng ban khác trên địa bàn huyện. Những tài liệu
thu thập từ internet, sách, báo, những đề tài ở thư viện Trường Đại học kinh tế Huế
có liên quan.
1.5.2. Phương pháp kế thừa: Kế thừa các số liệu sẵn có để làm tài liệu tham
khảo và nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài.
1.5.3. Phương pháp phân tích xử lý số liệu
Thông qua những số liệu thu thập được xây dựng hệ thống các bảng biểu để
đánh giá hiện trạng sử dụng đất của huyện.
1.5.4. Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh để phản ánh sự biến động của các chỉ tiêu qua
các năm. So sánh số liệu điều tra, hiện trạng sử dụng đất với các chỉ tiêu đánh giá
chất lượng đất nhằm đối chiếu so sánh cho thấy tình hình chất lượng đất nông
nghiệp trên địa bàn hiện nay.Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Trần Thị Thơm 4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤT ĐAI
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của đất đai
1.1.1. Khái niệm đất đai
Đất là một hệ sinh thái hoàn chỉnh, là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và
không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp, là một yếu tố cấu thành của hệ
sinh thái trái đất. Dựa trên nhiều quan điểm khác nhau đã có nhiều khái niệm đất đai
được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu. Theo nhà thổ nhưỡng học người Nga
Docutraep (1987) định nghĩa: “Đất là một vật thể tự nhiên, cấu tạo độc lập, lâu đời
do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất gồm có :
đá, địa hình, khí hậu, nước, sinh vật và thời gian”. Theo Karl Marx: “Đất là tư liệu
sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, là điều kiện
không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế
tiếp nhau”.
Trên quan điểm sinh thái và môi trường, Winkler (1968) đã xem: đất không
phải là một khối vật chất trơ mà là một hệ thống cân bằng của một tổng thể gồm các
thể khoáng nghiền vụn, các chất hữu cơ và những sinh vật đất. Thành phần vật chất
của đất gồm: các hạt khoáng (40%