Đánh giá hiện trạng và ảnh hưởng của khí NH3 trong nhà vệ sinh đối với sinh viên trường đại học khoa học tự nhiên

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường đang nảy sinh làm ảnh hưởng đến hoạt động dân sinh kinh tế của người dân. Trong đó, vấn đề ô nhiễm không khí là vấn đề bức xúc đang được các nhà chức trách và nhân dân quan tâm. Khi nghĩ đến ô nhiễm không khí người ta thường nghĩ tới các vấn đề liên quan ảnh hưởng đến sức khỏe người dân như ô nhiễm không khí do giao thông, ô nhiễm khí Radon trong nhà Nhưng ít ai nghĩ rằng ô nhiễm không khí trong nhà vệ sinh các trường học cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, đặc biệt là các học sinh, sinh viên học ở đây. Vấn đề ô nhiễm không khí trong nhà vệ sinh ở trường học do nhiều yếu tố gây ra, trong đó nồng độ khí NH3 trong nhà vệ sinh là yếu tố quan trọng hơn cả. Nồng độ của khí NH3 gây ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường học tập của học sinh, sinh viên. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng và ảnh hưởng của khí NH3 trong nhà vệ sinh đối với sinh viên trường ĐH KHTN”. Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét các tính chất, ảnh hưởng của khí NH3 đến sức khỏe, môi trường học tập của sinh viên và hiện trạng nhà vệ sinh ở trường ĐH KHTN để từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục.

doc24 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5656 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiện trạng và ảnh hưởng của khí NH3 trong nhà vệ sinh đối với sinh viên trường đại học khoa học tự nhiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI Đánh giá hiện trạng và ảnh hưởng của khí NH3 trong nhà vệ sinh đối với sinh viên trường ĐH KHTN CHÚ THÍCH TỪ VIẾT TẮT WHO World Health Organization ( Tổ chức y tế thế giới ) OSHA Occupational Safety and Health Administration (Cơ Quan Quản Lý An Toàn và Sức Khoẻ Nghề Nghiệp) MBR Membrance Bio Reactor (Bể sinh học màng vi lọc) NH3 Amoniac ĐH KHTN Đại học Khoa học tự nhiên BYT Bộ Y Tế QCVN Qui chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam MỤC LỤC GIỚI THIỆU CHUNG Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường đang nảy sinh làm ảnh hưởng đến hoạt động dân sinh kinh tế của người dân. Trong đó, vấn đề ô nhiễm không khí là vấn đề bức xúc đang được các nhà chức trách và nhân dân quan tâm. Khi nghĩ đến ô nhiễm không khí người ta thường nghĩ tới các vấn đề liên quan ảnh hưởng đến sức khỏe người dân như ô nhiễm không khí do giao thông, ô nhiễm khí Radon trong nhà…Nhưng ít ai nghĩ rằng ô nhiễm không khí trong nhà vệ sinh các trường học cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, đặc biệt là các học sinh, sinh viên học ở đây. Vấn đề ô nhiễm không khí trong nhà vệ sinh ở trường học do nhiều yếu tố gây ra, trong đó nồng độ khí NH3 trong nhà vệ sinh là yếu tố quan trọng hơn cả. Nồng độ của khí NH3 gây ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường học tập của học sinh, sinh viên. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng và ảnh hưởng của khí NH3 trong nhà vệ sinh đối với sinh viên trường ĐH KHTN”. Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét các tính chất, ảnh hưởng của khí NH3 đến sức khỏe, môi trường học tập của sinh viên và hiện trạng nhà vệ sinh ở trường ĐH KHTN để từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục. Bằng các phương pháp khảo sát, điều tra chúng tôi đã đánh giá hiện trạng nhà vệ sinh ở trường ĐH KHTN và ảnh hưởng của khí NH3 trong nhà vệ sinh đối với sinh viên trường và từ đó đề ra biện pháp. Chương 1 : GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU Sơ lược về khí amoniac Khái niệm Amoniac là một chất khí không màu có mùi rất khó chịu. Thuật ngữ 'amoniac' có nguồn gốc từ một liên kết hoá học có tên là 'clorua ammoni' được tìm thấy gần đền thời thần Mộc tinh Ammon ở Ai Cập. Người đầu tiên chế ra amoniac nguyên chất là nhà hoá học Dzozè Prisly.Ông đã thực hiện thành công thí nghiệm của mình vào năm 1774 và khi đó người ta gọi amoniac là 'chất khí kiềm'. ( Nguyễn Ngọc Trung, 2007). Nguồn gốc NH3 có trong các hệ thống các thiết bị làm lạnh sử dụng ammoniac, các nhà máy hóa chất sản xuất phân đạm, sản xuất axit nitric, các quá trình phân giải chất hữu cơ động thực vật…( Đặng Kim Chi, 1999). Tính chất vật lí NH3 là một chất khí không màu, mùi đặc biệt, nhẹ hơn không khí, d=0,597, điểm nóng chảy -770C, điểm sôi -33,350C, nhiệt độ tự bốc cháy 6510C. NH3 có thể tạo với không khí thành hỗn hợp nổ ở áp suất và nhiệt độ khí quyển. NH3 dễ tan trong nước tạo NH4OH và khí NH3, dễ bị hấp thụ trên một số chất rắn. Nồng độ NH3 trong không khí 1mg/m3 . (Hoàng Văn Bính, 2007). Tính chất hóa học Sự phân huỷ: Như đã biết, phản ứng tổng hợp NH3 là thuận nghịch. Điều này có nghĩa, amoniac có thể phân huỷ sinh ra các đơn chất N2  và H2 . Amoniac phân huỷ ở nhiệt độ 600 – 7000C  và áp suất thường. Phản ứng phân huỷ là phản ứng thu nhiệt và cũng thuận nghịch 2NH3 → 3 H2 + N2 Tác dụng với axit: Nhúng hai đũa thuỷ tinh vào hai bình đựng dung dịch HCl đặc và dung dịch NH3 đặc sau đó đưa hai đầu đũa thủy tinh lại gần nhau thì sẽ thấy khói màu trắng. Khói màu trắng là những hạt nhỏ của tinh thể muối amoni clorua . Chất này được tạo do hai khí HCl và NH3 hoá hợp với nhau theo phương trình phản ứng: NH3 + HCl → NH4Cl Tác dụng với chất oxi hóa Tác dụng với O2 Đốt amoniac trong oxi, nó cháy với ngọn lửa màu vàng tươi . NH3 bị oxi hoá bởi oxi tạo ra N2 và H2O . 4NH3 + 3O2 = 2N2 + 6H2O + Q Trong thí nghiệm hỗn hợp NH3 và O2 được dẫn đi qua ống đựng chất xúc tác Pt nung nóng. Khí NO sinh ra, đi tới bình cầu là nơi có nhiệt độ thường, thì hoá hợp với trong không khí tạo ra khí NO2 màu nâu đỏ. NH3 + 5O2 = 4NO + 6H2O 2NO + O2 Û NO2 Tác dụng với khí Clo Dẫn khí NH3 vào bình khí Cl2, hỗn hợp khí tự bốc cháy tạo ra ngọn lửa có khói trắng . Phương trình phản ứng: 2NH3 + 3HCl = 6HCl + N2             Khói trắng là những hạt nhỏ tinh thể NH4Cl được tạo nên do HCl sau  khi sinh ra lại hoá hợp ngay với NH3. NH3 + HCl → NH4Cl Tính acid Như ta đã biết NH3 là một bazơ tuy nhiên nó còn là một acid yếu (theo thuyết Bronsted-Lowry ) ví dụ như khi lithium nitride được thêm vào dung dịch ammonia, phản ứng tạo thànhdung dịch lithium amide : Li3N(s)+ 2NH3 (l) → 3 Li+(am) + 3 NH2−(am) NH3 như là Ligand . ( Nguyễn Ngọc Trung , 2007 ). Điều chế Tổng hợp từ thiên nhiên: Trong không khí có một lượng amoniac không đáng kể sinh ra do quá trình phân rã của động vật và thực vật. NH3 được sản xuất từ N2 trong không khí dưới xúc tác của các enzim nitrogenases . Trong cơ thể các động vật trong quá trình trao đổi chất sinh ra NH3 và nó ngay lập tức chuyển thành Urê. Tổng hợp hoá học: Chưng cất than tạo muối amôni sau đó đem tác dụng với vôi sống: 2 NH4Cl + 2 CaO → CaCl2 + Ca(OH)2 + 2 NH3 Trong công nghiệp: H2 tác dụng với N2 lấy từ không khí. Phản ứng xảy ra thuận nghịch nên phải thêm xúc tác để cho sản phẩm và hiệu suất mong muốn 3H2 + N2 → 2 NH3 Ứng dụng: Dung dịch nước của NH3 (nồng độ <=25%) dùng trong phòng thí nghiệm và trong đời sống. Dung dịch NH3 được sử dụng trong nông nghiệp như: tạo môi trường chống đông (nồng độ NH3 0,03% và axit boric 0,2-0,5%) để bảo quản mủ cao su. Dung dịch amoniac hoặc amoniac lỏng được sử dụng trong xử lý môi trường nhằm loại các NOx hoặc SOx trong các các khí thải khi đốt các nguyên liệu hóa thạch (than đá, dầu, v.v…). với xúc tác chứa Vanadi. Dung dịch amoniac hoặc amoniac lỏng được sử dụng trong công nghiệp sản xuất phân bón, hóa chất và hóa dược.( Nguyễn Ngọc Trung, 2007). Độc tính Amoniac có mùi khó chịu và gây viêm đường hô hấp cho người, động vật, gây loét giác mạc, thanh quản, khí quản. Amoniac thường gây nhiễm độc cấp tính. Amoniac dễ hòa tan trong nước gây nhiễm độc cho cá và các sinh vật trong nước. ( Đặng Kim Chi, 1999). Tác hại sức khỏe khi tiếp xúc với NH3 Nồng độ NH3 (ppm) Triệu chứng 50 Giới hạn nhận biết mùi 400 Tác dụng trên các đường hô hấp 700 Tác dụng giới hạn trên thị giác 1720 Ho, co giật có thể chết 5000-10000 Co thắt do phản xạ họng, xuất huyết phổi, ngất phản xạ do ngạt, có thể chết (Hoàng Văn Bính, 2007). Khái quát về nhà vệ sinh trường ĐH KHTN Hiện trạng: Số lượng: 9 Chất lượng: kém Tình trạng: xuống cấp không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Phản ứng của cơ thể với Amoniac Các con đường xâm nhập vào cơ thể Phản ứng tự vệ Gan chuyển hóa amoniac thành ure Khả năng bài tiết của cơ thể Ảnh hưởng của amoniac lên cơ thể con người Ảnh hưởng cấp tính Ảnh hưởng mãn tính Ảnh hưởng đối với những cá thể nhạy cảm Biện pháp hạn chế tác hại của khí Amoniac Xử lý cơ học : Nhờ vào khả năng hoà tan tốt trong H2O, Khi sự cố môi trường xảy ra (rò rĩ khí amoniac) thì biện pháp đơn giản nhất đó là cách ly người dân và phun nước pha loãng. Xử lý hoá học: Dựa vào tính chất hoá học của NH3 ta có thể xử lý NH3 bằng các phun các dung dịch acid loãng (HCl, H2SO4..) để hấp thụ hoá học NH3 2NH3 + H2SO4 = (NH4)2SO4 (Nguyễn Ngọc Trung, 2007). Xử lý sinh học: Bể sinh học màng vi lọc (MBR) xử lý nitơ, ammonia trong nước thải Bể này được thiết kế như một bể lắng bùn hoạt tính thông thường nhưng bùn hoạt tính sinh trưởng lơ lửng được kết hợp với công nghệ lọc màng nhằm tách hai pha rắn lỏng ở đầu ra.Hệ thống bể sinh học MBR theo thiết kế của tác giả có 2 kiểu: kiểu đặt ngập màng MBR vào trong bể và kiểu đặt ngoài. Với kiểu đặt ngập, màng MBR hoạt động bằng cách hút hoặc dùng áp lực; với kiểu đặt ngoài, màng MBR hoạt động theo nguyên tắc tuần hoàn lại bể phản ứng ở áp suất cao. (PGS. TS Nguyễn Phước Dân, 2009). CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Hiện trạng nhà vệ sinh trường ĐHKHTN: Vị trí các nhà vệ sinh trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên. Phương pháp sử dụng: Hệ thống nhà vệ sinh trong trường ĐHKHTN được xây dựng tách rời hoặc gắn với hê thống các phòng học, phòng làm việc… Do đó, phương pháp sử dụng để xác định vị trí các nhà vệ sinh là phương pháp quan sát. Cách tiến hành : Bước 1: Lập kế hoạch quan sát: Quan sát theo thứ tự các dãy nhà: từ trái sang phải, từ ngoài vào trong Xác định vị trí các nhà vệ sinh : tọa độ Bước 2: Tiến hành quan sát Bước 3: Vẽ sơ đồ thể hiện vị trí các nhà vệ sinh hoặc đưa tọa độ vị trí lên bản đồ khuôn viên trường Bước 4: Thống kê toán học số lượng nhà vệ sinh Sơ đồ vị trí khuôn viên trường làm cơ sở cho việc xác định vị trí các nhà vệ sinh: Số lượng nhà vệ sinh tính trên đầu người Phương pháp quan sát Cách tiến hành: Từ việc quan sát vị trí nhà vệ sinh ở nội dung (1), thống kê toán học cho ra số lượng nhà vệ sinh. Từ đó, lấy số lượng nhà vệ sinh chia cho tổng số sinh viên của trường. Số liệu về số sinh viên của được quan sát tại bảng thông tin ở phòng đào tạo. Cấu trúc nhà vệ sinh nam và nhà vệ sinh nữ của trường ĐHKHTN: Phương pháp: quan sát và điều tra Do sự khác nhau về đặc điểm nhu cấu sử dụng nên cấu trúc nhà vệ sinh nam và nhà vệ sinh nữ có những điểm khác nhau. Sử dụng phương pháp quan sát, tiếp cận thực tế để xem xét thành phần cấu tạo của hai loại nhà vệ sinh này, sự khác nhau cơ bản giữa chúng. Đồng thời , sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn lấy ý kiến bộ phận nhân viên phụ trách lĩnh vực cơ sở vật chất của nhà trường để hiểu được cấu trúc toàn diện: cả trong và ngoài của nhà vệ sinh nam và nữ. Cách tiến hành: Phương pháp điều tra: Bước 1: Xây dựng kế hoạch phỏng vấn Xác định đối tượng phỏng vấn Thời gian, địa điểm phỏng vấn Nội dung câu hỏi muốn khảo sát Dự tính trường hợp ngoài ý muốn Bước 2: Xây dựng phiếu phỏng vấn Hệ thống các câu hỏi Dự tính câu hỏi phát sinh Bước 3: Chọn người để phỏng vấn Nhân viên bộ phận quản lý cơ sở vật chất Xác định họ tên, tuổi, phòng làm việc Sắp xếp thời gian phỏng vấn Bước 4: Tiến hành phỏng vấn Bước 5: Xử lý kết quả phỏng vấn: cấu trúc hay bản thiết kế nhà vệ sinh Phương pháp quan sát: Bước 1: lập kế hoạch quan sát (tương tự như bước 1 của việc xác định vị trí các nhà vệ sinh) Bước 2: Tiến hành quan sát Bước 3: Thuyết minh cấu trúc một nhà vệ sinh nam và nữ, sơ đồ cấu trúc Nhà vệ sinh trường ĐHKHTN có các bộ phận chung sau: Bể xử lý gồm 3 ngăn. Bể chứa phân Nắp bể chứa phân Bệ xí Ống thông hơi. Dụng cụ chứa nước , dội nước Đường ống dẫn chất thải Mái nhà, sàn nhà, tường, lỗ thông gió, cửa thoát khí Hệ thống vòi nước Thùng rác Sự khác nhau giữa nhà vệ sinh nam và nữ là sự khác nhau về cấu trúc bệ xí. Xác định nồng độ khí NH3 trong nhà vệ sinh: Phương pháp : thực nghiệm và điều tra. Khí NH3 là loại khí chủ yếu trong nhà vệ sinh và là nhân tố ảnh hưởng chính đến sức khỏe người sử dụng. Do đó, để đánh giá ảnh hưởng của khí này đến sức khỏe , chủ yếu là sức khỏe của sinh viên học tập tại trường, cần đo đạc và phân tích nồng độ khí NH3 trong các nhà vệ sinh của trường. Cách tiến hành: Phương pháp thực nghiệm: Bước 1: Xác định thông số thực nghiệm Thông số NH3 là thông số chính Bước 2: Xây dựng kế hoạch lấy mẫu thực nghiệm Xác định vị trí lấy mẫu khí, mẫu nước, mẫu rác thải trong nhà vệ sinh và khu vực ngoài nhà vệ sinh, bán kính lấy mẫu Xác định thời điểm lấy mẫu: sáng, trưa, chiều, tối, thời điểm đông sinh viên sử dụng, ít sinh viên sử dụng. Xác định dụng cụ lấy mẫu, dụng cụ phân tích mẫu Cách thức xử lý và bảo quản, vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm Bước 3: Tiến hành phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm Bước 4: Thống kê số liệu và phân tích số liệu thô Bước 5: Xử lý và phân tích số liệu sau xử lý Bước 6: Giải thích số liệu và nghiên cứu số liệu nếu số liệu bất thường Nồng độ NH3 sẽ thay đổi theo thời điểm khác nhau, cần dựa vào từng thời điểm và đặc điểm tại thời điểm đó để giải thích kết quả Phương pháp điều tra: Để giải thích số liệu phân tích thực nghiệm, có thể sử dụng phương pháp điều tra khảo sát để đánh giá sự thay đổi của nồng độ khí NH3 trong nhà vệ sinh theo thời gian. Điều tra khảo sát sinh viên về tần suât, thời điểm sử dụng sẽ góp phần phân tích số liệu rõ ràng và chính xác. Bước 1: xây dựng kế hoạch điều tra Đối tượng điều tra : sinh viên Xác định số lượng sinh viên cần điều tra Xác định thời gian điều tra: phân bổ điều tra theo các thời điểm khác nhau như sáng, trưa, chiều, tối, giờ tan học, giờ vô lớp… Bước 2: Xây dựng phiếu điều tra Bước 3: Tiến hành điều tra Bước 4: Xử lý số liệu điều tra Bước 5: Giải thích số liệu Tần suất và chu kỳ dọn dẹp nhà vệ sinh: Phương pháp Việc quét dọn, tẩy rửa nhà vệ sinh thường xuyên hay không thường xuyên ảnh hưởng rất lớn đến nồng độ khí NH3 trong nhà vệ sinh. Phương pháp: điều tra Cách tiến hành: Bước 1: Xây dựng kế hoạch điêu tra bộ phận nhân viên thu dọn vệ sinh Bước 2: Chuẩn bị các câu hỏi điều tra Bước 3: Chọn nhân viên vị sinh để điều tra Xác định tên tuổi, dãy nhà chịu trách nhiệm dọn dẹp Bước 4: Tiến hành điều tra Bước 5: Xử lý số liệu điều tra Thống kê số lần dọn dẹp trong một ngày, thời điểm dọn dẹp, khoảng cách thời gian giữa các lần, dụng cụ sử dụng để làm vệ sinh Ý thức sinh viên khi sử dụng nhà vệ sinh: Phương pháp: Ý thức của sinh viên khi sử dụng nhà vệ sinh tác động trực tiếp đến chất lượng nhà vệ sinh. Nếu nhà vệ sinh đảm bảo mọi yêu cầu khác mà ý thức người sử dụng kém thì môi trường nhà vệ sinh không thể sạch sẽ và đảm bảo được. Phương pháp: điều tra, khảo sát Cách tiến hành: Các bước tiến hành tương tự như tiến hành phương pháp điều tra trong phần đánh giá hiện trạng nồng độ khí NH3. Kết hợp các câu hỏi điều tra trong phần hiện trạng nồng độ khí NH3 với các câu hỏi về ý thức, thói quen của sinh viên khi sử dụng nhà vệ sinh , ta sẽ được một phiếu khảo sát đủ các thông tin cần thiết để đánh giá. Hiện trạng cơ sở vật chất nhà vệ sinh: Phương pháp: Phương pháp sử dụng để đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất của nhà vệ sinh: quan sát và điều tra. Các bước tiến hành: Phương pháp quan sát: Bước 1: Xác định đối tượng quan sát Đối tượng là các nhà vệ sinh nam và nữ tại các dãy nhà :C, F,E, I, B… Do số lượng các nhà vệ sinh không nhiều nên có thể tiến hành quan sát tất cả các nhà vệ sinh trong khuôn viên nhà trường Bước 2: Lập kế hoạch quan sát Xác định vị trí, thời gian quan sát các nhà vệ sinh cụ thể Bước 3: Tiến hành quan sát thực tế và ghi nhận Hệ thống thông gió, thông khí Hệ thống vòi nước, bồn nước rửa tay Hệ thống thùng rác Hệ thống bệ xí Hệ thống cửa che, mái che Bước 4: Nhận định về tình trạng hiện tại của cơ sở vật chất nhà vệ sinh Phương pháp điều tra: Kết hợp với điều tra cấu trúc nhà vệ sinh bằng cách phỏng vấn nhân viên bộ phận quản lý cơ sửa vật chất nhà trường, ta ghi nhận được tình trạng hệ thống thoát nước, đường ống dẫn chất thải… của nhà vệ sinh cũng như việc tu sửa và nâng cấp có được thực hiện thường xuyên hay không. Tần suất sử dụng nhà vệ sinh của một sinh viên trong một ngày: Phương pháp Để xác định tần suất sử dụng nhà vệ sinh của một sinh viên trong một ngày, sử dụng phương pháp điều tra. Cách tiến hành: Các bước tiến hành tương tự như điều tra ý thức sinh viên. Các câu hỏi trong phiếu điều tra sẽ cho ra số lần sử dụng nhà vệ sinh trung bình của một sinh viên trong một ngày. Ảnh hưởng của khí NH3 đến sinh viên trong trường ĐHKHTN Ảnh hưởng cấp tính đến sức khỏe Phương pháp: Ảnh hưởng sức khỏe của khí NH3 đến sinh viên là một vấn đề rất đáng quan tâm, là một trong những nội dung chủ yếu của đề tài. Phương pháp sử dụng là phương pháp điều tra. Các bước tiến hành: Các bước tiến hành tương tự như điều tra ý thức. Các câu hỏi điều tra về sức khỏe sinh viên sau khi sử dụng nhà vệ sinh được thiết kế cùng mẫu phiếu khảo sát với các nội dung về ý thức, tần suất… Ảnh hưởng của khí NH3 đến sức khỏe sinh viên xét về tác động trực tiếp có thể thấy qua biểu hiện, triệu chứng, ngưỡng gây độc và mức độ ảnh hưởng… một số biểu hiện thông thường do ảnh hưởng của khí NH3 dùng làm cơ sở cho việc thiết kế mẫu khảo sát : Thở khó, ho, hắt hơi khi hít phải Chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn Cổ họng bị rát, mắt, môi và mũi bị phỏng, tầm nhìn bị hạn chế. Mạch máu bị giảm áp nhanh chóng Da bị kích ứng mạnh hoặc bị phỏng Trong một số trường hợp nếu hít phải NH3 nồng độ đậm đặc có thể bị ngất, thậm chí bị tử vong. Ngưỡng nồng độ gây độc , mức độ gây độc, tần suât gây độc: Để xác định ngưỡng gây độc: điều tra và thực nghiệm. Phương pháp điều tra: Khảo sát sinh viên như các bước tiến hành đã nêu ở các phần trên Câu hỏi khảo sát được thiết kế trong mẫu điều tra khảo sát. Phương pháp thực nghiệm: Sử dụng kết quả do đo đạc nồng độ NH3. Khi có kết quả đo đạc nông độ khí NH3 tại một thời điểm trong nhà vệ sinh, so sánh nồng độ NH3 với ngưỡng gây độc của Bộ Y Tế để xem xét nồng độ khí NH3 trong nhà vệ sinhvượt quá hay thấp hơn ngưỡng gây độc. Từ kết quả điều tra khảo sát, ta xác định tần suất gây độc bằng cách xem xét các trường hợp có biểu hiện nhiễm độc, thống kê tần suất sử dụng, từ đó đưa ra tần suất nhỏ nhất có thể gây độc. Theo Bộ Y Tế: Nồng độ khí NH3 trên 100 mg/m3 gây kích ứng đường hô hấp rõ rệt. Trị số giới hạn cho phép làm việc với đủ phương tiện phòng hộ trong một giờ là từ 210-350 mg/m3. Theo nghiên cứu của The Fertilizier Institute - Washington, DC (2002) Con người có thể nhận biết được amoniac trong kk ở nồng độ 5ppm Phơi nhiễm liên tục không khí có nồng độ amoniac 25 ppm hầu như không làm tăng lượng amoniac trong máu (theo WHO) Lượng amoniac ít nhất đủ để gây kích ứng mắt, mũi, cổ họng của 1 cá nhân là 50ppm (theo OSHA) Không có chứng cứ cho rằng amoniac gây ung thư hay phơi nhiễm amoniac trong môi trường gây vô sinh hay ảnh hưởng tới sự phát triển. Tiếp xúc nồng độ thấp amoniac trong thời gian dài không gây ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe Ảnh hưởng mãn tính đến sức khỏe: Phương pháp: Tiếp xúc với khí NH3 trong thời gian dài có thể gây các bệnh mãn tính. Phương pháp: điều tra Cách tiến hành: Khảo sát sinh viên bằng phiếu điều tra để xem xét ảnh hưởng mãn tính đến sức khỏe. Một số bệnh mãn tính do tiếp xúc khí NH3 trong thời gian dài: Bệnh đường hô hấp Bệnh ngoài da Tổn thương thần kinh Ảnh hưởng của khí NH3 đến môi trường học tập và tâm lý sinh viên: Phương pháp: Khí NH3 từ các nhà vệ sinh có thể phát tán vào môi trường xung quanh và ảnh hưởng đến tinh thần học tập và tâm lý của sinh viên. Phương pháp : điều tra và thực nghiệm Cách tiến hành Cách tiến hành hai phương pháp trên giống với cách tiến hành ảnh hưởng của NH3 đến sức khỏe và cách tiến hành xác định hiện trạng nồng độ khí NH3. Điều tra khảo sát sinh viên để biết sinh viên có bị ảnh hưởng bởi khí NH3 khi ngồi học hay không, và sinh viên có ngại sử dụng nhà vệ sinh hàng ngày hay không, tại sao có những sinh viên không dám bước lại vào nhà vệ sinh lần thứ hai. Phân tích mẫu thực nghiệm các mẫu khí thu được tại các vị trí phòng học xung quanh nhà vệ sinh, xác định được nồng độ khí NH3 tại đó, xác định bán kính ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng. Biện pháp: Biện pháp kỹ thuật: Nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất nhà vệ sinh. Biện pháp quản lý: Quét dọn nhà vệ sinh thường xuyên. Trang bị dụng cụ quét dọn đầy đủ Có cơ chế, chính sách hợp lý cho người quét dọn Biện pháp giáo dục: Nâng cao ý thức cho sinh viên Tài liệu tham khảo [1] Bộ Tài Nguyên Môi Trường. QCVN 06: 2009/BTNMT: Trang 6. [2] Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 164 “chất lượng không khí” – Bộ Khoa học và công nghệ. TCVN 5938: 2005: Trang 2. [3] Nguyễn Ngọc Trung. GVHD: Ts. Diệp Thị Mỹ Hạnh.SERMINAR MÔN HỌC ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG.: Trang 3 – 17. [4] Hoàng Hạnh.51 HS ngất xỉu có thể do khí độc nhà vệ sinh. [5] Hoàng Văn Bính. Độc chất học công nghiệp. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật: Trang 152-157. [6] Bộ Y Tế. Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu. [7] 2002. Health effects of ammonia. The Fertilizier Institute. [8] 1998. Health effects of ammon
Luận văn liên quan