Nhiệm vụ BVMT luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ năm 2011 – 2020 (Tại Đại hội Đảng XXI năm 2011) đã đề ra mục tiêu đó là phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tập trung phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển nhanh hệ thống y tế.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, hệ thống y tế đặc biệt là các bệnh viện đã thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải nguy hại. Chất thải y tế nguy hại chủ yếu là chất thải nhiễm khuẩn, chất gây cháy nổ, ăn mòn, chất thải độc hại như chất phóng xạ, chất gây độc tế bào, độc sinh thái, các hóa chất độc hại phát sinh trong quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh, đó là những yếu tố nguy cơ làm ô nhiễm môi trường, lan truyền mầm bệnh từ bệnh viện tới các vùng xung quanh. Vì vậy cần phải quản lý chất thải nguy hại (CTNH) phát sinh từ cơ sở y tế một cách an toàn và thích hợp.
Trước nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân và thực trạng ô nhiễm môi trường do rác thải y tế gây ra ngày càng bức xúc thì việc trang bị cho các bệnh viện, trạm y tế các trang thiết bị để thu gom, xử lý rác thải y tế và các kĩ năng, kiến thức về quản lý CTNH nói chung, chất thải y tế nói riêng là nhu cầu cấp bách hiện nay ở tất cả các bệnh viện, cơ sở y tế.
Đại Từ là một huyện trung du miền núi của tỉnh Thái Nguyên. Tại các xã trong huyện đều có trạm y tế nhưng chỉ có một bệnh viện đó là bệnh viện Đa khoa nằm ở trung tâm huyện để chăm sóc sức khỏe cho người dân. Số lượng người dân cần đến bệnh viện ngày càng tăng, cùng với thực tế đó là lượng chất thải phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh cũng tăng lên nhanh chóng mà phần lớn là các chất thải nguy hại.
70 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 7406 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý rác thải y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nhiệm vụ BVMT luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ năm 2011 – 2020 (Tại Đại hội Đảng XXI năm 2011) đã đề ra mục tiêu đó là phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tập trung phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển nhanh hệ thống y tế.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, hệ thống y tế đặc biệt là các bệnh viện đã thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải nguy hại. Chất thải y tế nguy hại chủ yếu là chất thải nhiễm khuẩn, chất gây cháy nổ, ăn mòn, chất thải độc hại như chất phóng xạ, chất gây độc tế bào, độc sinh thái, các hóa chất độc hại phát sinh trong quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh, đó là những yếu tố nguy cơ làm ô nhiễm môi trường, lan truyền mầm bệnh từ bệnh viện tới các vùng xung quanh. Vì vậy cần phải quản lý chất thải nguy hại (CTNH) phát sinh từ cơ sở y tế một cách an toàn và thích hợp.
Trước nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân và thực trạng ô nhiễm môi trường do rác thải y tế gây ra ngày càng bức xúc thì việc trang bị cho các bệnh viện, trạm y tế các trang thiết bị để thu gom, xử lý rác thải y tế và các kĩ năng, kiến thức về quản lý CTNH nói chung, chất thải y tế nói riêng là nhu cầu cấp bách hiện nay ở tất cả các bệnh viện, cơ sở y tế.
Đại Từ là một huyện trung du miền núi của tỉnh Thái Nguyên. Tại các xã trong huyện đều có trạm y tế nhưng chỉ có một bệnh viện đó là bệnh viện Đa khoa nằm ở trung tâm huyện để chăm sóc sức khỏe cho người dân. Số lượng người dân cần đến bệnh viện ngày càng tăng, cùng với thực tế đó là lượng chất thải phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh cũng tăng lên nhanh chóng mà phần lớn là các chất thải nguy hại. Vậy nên vấn đề thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải y tế tại bệnh viện Đa khoa Đại Từ cần được quan tâm giải quyết để vừa chăm sóc sức khỏe cho người dân vừa bảo vệ môi trường.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên và được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm Khoa Tài Nguyên và Môi Trường, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý rác thải y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiện trạng phân loại, thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý rác thải y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ nhằm đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường đạt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) đối với chất thải y tế nguy hại.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng phân loại, thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý rác thải y tế nguy hại tại bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ.
- Đánh giá hiểu biết của cán bộ nhân viên, bệnh nhân về tình hình quản lý rác thải y tế của bệnh viện.
- Đề xuất các giải pháp quản lý rác thải y tế nguy hại tại bệnh viện đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu áp dụng vào thực tế.
- Rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế.
- Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đánh giá được hiện trạng quản lý rác thải y tế nguy hại tại bệnh viện huyện Đại Từ có những khó khăn, hạn chế gì.
- Có những biện pháp đề xuất hiệu quả, khả thi trong công tác quản lý rác thải y tế của bệnh viện.
- Góp phần chung vào công tác bảo vệ môi trường của đất nước.
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số khái niệm và thành phần chất thải y tế
2.1.1. Một số khái niệm
- Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường [6].
- Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy an toàn [6].
- Quản lý chất thải nguy hại là các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý CTNH [14].
- Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện [6].
2.1.2. Thành phần chất thải y tế
- Thành phần vật lý:
+ Đồ bông vải sợi: gồm bông gạc, băng, quần áo cũ, khăn lau, vải trải
+ Đồ giấy: hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh
+ Đồ thủy tinh: chai lọ, ống tiêm thủy tinh, ống nghiệm
+ Đồ kim loại: kim tiêm, dao mổ, hộp đựng dụng cụ mổ
+ Bệnh phẩm, máu mủ dính ở băng gạc
+ Đồ nhựa: hộp đựng, bơm tiêm, dây truyền máu, túi đựng hàng
+ Rác, lá cây, đất đá
- Thành phần hóa học:
+ Những chất vô cơ: kim loại, bột bó, chai lọ thủy tinh, sỏi đá, hóa chất
+ Những chất hữu cơ: đồ vải sợi, giấy, bộ phận cơ thể, đồ nhựa
+ Thành phần gồm các nguyên tố: C, H, O, N, S, Cl và một số phân tro.
- Thành phần sinh học: máu, các loại dịch tiết, những động vật làm thí nghiệm, bệnh phẩm và các vi trùng gây bệnh [10].
Bảng 2.1: Thành phần rác thải y tế
STT
Thành phần rác thải y tế
Tỷ lệ (%)
Thành phần chất nguy hại
1
Các chất hữu cơ
52.9
Không
2
Chai nhựa PVC, PE, PP
10.1
Có
3
Bông băng
8.8
Có
4
Vỏ hộp kim loại
2.9
Không
5
Chai lọ, xilanh, ống thuốc thủy tinh
2.3
Có
6
Kim tiêm, ống tiêm
0.9
Có
7
Giấy loại, catton
0.8
Không
8
Các bệnh phẩm sau mổ
0.6
Có
9
Đất, cát, sành sứ và các chất rắn khác
20.9
Không
Tổng cộng
100
Tỷ lệ phần chất thải nguy hại
22.6
( Nguồn: Quản lý chất thải nguy hại- Nguyễn Đức Khiển )
Theo Nguyễn Đức Khiển, thành phần rác thải y tế gồm 09 loại cơ bản như trên trong đó tỷ lệ CTNH chiếm 22,6%. Tuy chiếm ¼ thành phần nhưng tính chất lại rất nguy hại với môi trường và sức khỏe con người nếu không được thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định.
Theo kết quả điều tra trong dự án hợp tác giữa Bộ Y tế và tổ chức WHO thành phần một số rác thải ở bệnh viện Việt Nam như sau:
Bảng 2.2: Thành phần rác thải ở bệnh viện Việt Nam
STT
Thành phần rác thải bệnh viện
Tỷ lệ (%)
1
Giấy các loại
3.0
2
Kim loại, vỏ hộp
0.7
3
Thủy tinh, ống tiêm, chai lọ thuốc, bơm kim tiêm nhựa
3.2
4
Bông băng, bột bó gãy chân
8.8
5
Chai, túi nhựa các loại
10.1
6
Bệnh phẩm
0.6
7
Rác hữu cơ
52.57
8
Đất đá và các vật rắn khác
21.03
( Nguồn: Bộ Y tế, 2006 )
2.2. Phân loại chất thải y tế nguy hại
Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hoá học, sinh học và tính chất nguy hại thì việc phân loại chất thải trong các cơ sở y tế ở đa số các nước trên thế giới và của tổ chức WHO được phân thành 5 nhóm:
2.2.1. Chất thải lâm sàng
- Nhóm A: là chất thải nhiễm khuẩn, bao gồm: những vật liệu thấm máu, thấm dịch, các chất bài tiết của người bệnh như băng gạc, bông, găng tay, các túi hậu môn nhân tạo, dây truyền máu, các ống thông, dây và túi đựng dịch dẫn lưu...
- Nhóm B: là các vật sắc nhọn, bao gồm: bơm kim tiêm, lưỡi và cán dao mổ, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và mọi vật liệu có thể gây ra các vết cắt và chọc thủng cho dù chúng có thể bị nhiễm khuẩn hoặc không bị nhiễm khuẩn.
- Nhóm C: là chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao, phát sinh từ các phòng xét nghiệm, bao gồm: găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi xét nghiệm, túi đựng máu
- Nhóm D: là chất thải dược phẩm, bao gồm: Dược phẩm quá hạn, dược phẩm bị nhiễm khuẩn, bị đổ, dược phẩm không còn nhu cầu sử dụng, thuốc gây độc tế bào.
- Nhóm E: là các mô, cơ quan người, động vật, bao gồm: tất cả các mô của cơ thể, các cơ quan, tay chân, nhau thai, bào thaisau khi phẫu thuật bị loại bỏ [10].
2.2.2. Chất thải phóng xạ
Chất thải phóng xạ là chất thải có hoạt động riêng giống như các chất phóng xạ. Tại các cơ sở y tế, chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt động chuẩn đoán, hóa trị liệu và nghiên cứu. Chất thải phóng xạ gồm: chất thải rắn, lỏng, khí.
- Chất thải phóng xạ rắn, gồm: các vật liệu sử dụng trong các xét nghiệm, chuẩn đoán, điều trị, như : gạc sát khuẩn, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ..
- Chất thải phóng xạ lỏng, gồm: dung dịch có chứa nhân phóng xạ phát sinh trong quá trình chuẩn đoán, điều trị như nước tiểu của người bệnh, các chất bài tiết, nước xúc rửa các dụng cụ có chứa phóng xạ
- Chất thải phóng xạ khí, gồm: các chất khí lâm sàng như: 113Xe. Các khí thoát ra từ các kho chứa chất phóng xạ[10].
2.2.3. Chất thải hóa học
Chất thải hóa học bao gồm các chất thải rắn, lỏng, khí. Chất thải trong cấc cơ sở y tế được phân thành hai loại: chất thải hóa học không gây nguy hại như đường, axit béo, một số muối vô cơ, hữu cơ và chất thải hóa học nguy hại bao gồm:
- Formaldehyde được sử dụng trong khoa giải phẫu , lọc máu, ướp xác và dùng để bảo quản các mẫu xét nghiệm ở một số khoa khác.
- Các chất quang hóa có trong các dung dịch cố định và tráng phim hydroquinone, Kalihydroxide, Bạc, Glutaraldehyde.
- Các dung môi:
Các thuốc mê bốc hơi: Halothane (Fluothane), Enflurane (Ethrane), Isoflurane (Forane),
Các hợp chất không có Halogen: Xylene, Acetone, Isopropanol, Toluene, Ethyl acetate, Acetonitrile, Benzene.
- Oxyte ethylene: được sử dụng để tiệt khuẩn các thiêt bị y tế, phòng phấu thuật nên được đóng thành bình và gắn với thiết bị tiệt khuẩn. Loại khó này có thể gây ra nhiều độc tính và có thể gây ra ung thư ở người.
- Các chất hóa học hốn hợp: bao gồm các dung dịch làm sạch và khử khuẩn như: phenol, dầu mỡ, các dung môi làm vệ sinh, cồn ethanol, methanol, acide [10].
2.2.4. Bình chứa áp suất
Các cơ sở y tế thường có các bình chứa khí có áp suất như bình đựng O2, CO2, bình khí dung và các bình đựng khí dùng một lần. Các bình này dễ gây cháy nổ khi thiêu đốt vì vậy phải thu gom riêng [10].
2.2.5. Chất thải sinh hoạt
Chất thải sinh hoạt là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hoá học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
- Chất thải sinh hoạt từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly).
- Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thuỷ tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hoá học nguy hại.
- Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.
- Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh [10].
2.3. Một số văn bản pháp luật liên quan
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- Quyết định số 256/2003/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 64/2003/QĐ- TTg ngày 22 tháng 04 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về “ Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở y tế gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ”;
- Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ Y tế về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế;
- Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 đến 2015 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025;
- Chỉ thị số 17/2008/CT- TTg ngày 05 tháng 06 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về “ Một số giải pháp cấp bách đẩy mạnh công tác xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ- TTg ”.
2.4. Thực trạng công tác quản lý chất thải y tế
2.4.1. Thực trạng công tác quản lý chất thải y tế trên thế giới
Nghiên cứu về chất thải y tế (CTYT) đã được tiến hành tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Pháp... Các nghiên cứu đã quan tâm đến nhiều lĩnh vực như tình hình phát sinh; phân loại CTYT; quản lý CTYT (biện pháp làm giảm thiểu chất thải, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải, đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý chất thải...); tác hại của CTYT đối với môi trường, sức khoẻ; biện pháp làm giảm tác hại của CTYT đối với sức khỏe cộng đồng, sự đe dọa của chất thải nhiễm khuẩn tới sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng của nước thải y tế đối với việc lan truyền dịch bệnh; những vấn đề liên quan của y tế công cộng với CTYT; tổn thương nhiễm khuẩn ở y tá, hộ lý và người thu gom rác; nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn ngoài bệnh viện đối với người thu nhặt rác, vệ sinh viên, cộng đồng và nhân viên y tế [15].
Bảng 2.3: Tổng lượng chất thải bệnh viện tại một số nước trên thế giới
(kg/giường/ngày)
Loại bệnh viện
Na uy
Tây Ban Nha
Anh
Pháp
Mỹ
Hà Lan
Bệnh viện tổng hợp
3.9
4.4
3.3
3.35
5.24
4.2-6.5
BV đa khoa
-
-
-
2.5
4.5
2.7
Sản khoa
-
3.4
3.0
-
-
-
BV tâm thần
-
1.6
0.5
-
-
1.3
Lão khoa
-
1.2
9.25
-
-
1.7
(Nguồn: WHO, 1997)
Như vậy có thể thấy rằng lượng rác thải y tế tại các bệnh viện rất lớn, đặc biệt là bệnh viện đa khoa tổng hợp và sản khoa. Tại bệnh viện tổng hợp ở lượng rác thải trung bình từ 3.3 đến 6.5 kg/giường/ngày.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, có 18 - 64% cơ sở y tế chưa có biện pháp xử lý chất thải đúng cách. Tại các cơ sở Y tế, 12,5% công nhân xử lý chất thải bị tổn thương do kim đâm xảy ra trong quá trình xử lý CTYT. Tổn thương này cũng là nguồn phơi nhiễm nghề nghiệp, với máu phổ biến nhất, chủ yếu là dùng hai tay tháo lắp kim và thu gom tiêu huỷ vật sắc nhọn. Có khoảng 50% số bệnh viện trong diện điều tra vận chuyển CTYT đi qua khu vực bệnh nhân và không đựng trong xe thùng có nắp đậy [16].
2.4.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại Việt Nam
Theo thống kê năm 2011 của Cục Quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế, cả nước có hơn 1.000 bệnh viện, mỗi ngày phát sinh từ 350 - 500 tấn chất thải y tế, trong đó khoảng 45 tấn chất thải y tế nguy hại. Thế nhưng, nhiều bệnh viện không có hệ thống lò đốt chuyên dụng. Vì thế, vẫn có những vụ đốt chất thải y tế nguy hại trong khuôn viên bệnh viện với lượng lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh nhân cũng như người dân sống xung quanh. Cục phòng chống tội phạm về môi trường (PCTPVMT) cũng từng phát hiện một số bệnh viện ở Hà Nội vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, khi trong số tang vật thu được có cả rác thải của bệnh nhân cách ly như HIV, lao v.v Một xét nghiệm khoa học đã cho thấy sự nguy hiểm của rác thải bệnh viện: mỗi một gram bệnh phẩm như mủ, đờm nếu không được xử lý, sẽ truyền 11 tỉ vi khuẩn gây bệnh ra ngoài. Thực trạng trong quản lý chất thải y tế khiến dư luận bức xúc và lực lượng cảnh sát môi trường đang phải tăng cường phát hiện, xử lý vi phạm [13].
Hiện nay trên cả nước, lượng CTR trung bình thải ra mỗi ngày là 0,86kg/giường bệnh, trong đó CTR y tế là 0,14kg/giường bệnh. Tổng lượng CTR ở các bệnh viện trên toàn quốc lên tới 100 tấn và 16 tấn CTR y tế cần được xử lý.
Bảng 2.4: Các loại CTR đặc thù phát sinh từ hoạt động y tế
Loại CTR
Nguồn tạo thành
Chất thải sinh hoạt
Các chất thải từ nhà bếp, khu nhà hành chính, các loại bao gói
Chất thải chứa các vi trùng gây bệnh
Các phế thải từ phẫu thuật, các cơ quan nội tạng của người sau khi mổ xẻ và của cá động vật sau quá trình xét nghiệm, các gạc bông lẫn máu của bệnh nhân
Chất thải bị nhiễm bệnh
Các thành phần thải ra sau khi dùng cho bệnh nhân, các chất thải từ quá trình lau cọ sàn nhà
Chất thải đặc biệt
Các loại chất thải độc hại hơn các loại trên, các chất phóng xạ, hóa chất dược
( Nguồn: Bộ Y tế, 2010 )
Bảng 2.5: Nguồn gốc phát sinh chất thải tại bệnh viện
STT
Nguồn phát sinh
Loại chất thải phát sinh
1
Buồng tiêm
Chất thải hóa học, bình áp suất, chất thải sinh hoạt
2
Phòng mổ
Chất thải lâm sàng, chất thải hóa học, chất thải sinh hoạt
3
Phòng xét nghiệm Xquang
Chất thải phóng xạ, chất thải hóa học,bình áp suất, chất thải sinh hoạt
4
Phòng cấp cứu
Chất thải lâm sàng, chất thải phóng xạ
5
Phòng bệnh nhân không lây lan
Chất thải sinh hoạt
6
Phòng bệnh nhân truyền nhiễm
Chất thải phóng xạ,bình áp suất, chất thải sinh hoạt
7
Khu bào chế dược
Chất thải lâm sàng, chất thải phóng xạ, chất thải sinh hoạt
8
Khu vực hành chính
Chất thải sinh hoạt
(Nguồn: Nguyễn Đức Khiển, Quản lý chất thải nguy hại, 2003)
Bảng 2.6: Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện
Khoa
Tổng lượng chất thải phát sinh (kg/giường.ngày)
Tổng lượng chất thải y tế nguy hại (kg/giường.ngày)
BV Trung ương (TW)
BV Tỉnh
BV Huyện
Trung bình
BV Trung ương (TW)
BV Tỉnh
BV Huyện
Trung bình
Hồi sức cấp cứu
1.08
1.27
1.00
0.30
0.31
0.18
Nội
0.64
0.47
0.45
0.04
0.03
0.02
Nhi
0.50
0.41
0.45
0.04
0.05
0.02
Ngoại
1.01
0.87
0.73
0.26
0.21
0.17
Sản
0.82
0.95
0.74
0.21
0.22
0.17
Mắt/Tai Mũi Họng
0.66
0.68
0.34
0.12
0.10
0.08
Cận lâm sàng
0.11
0.10
0.08
0.03
0.03
0.03
( Nguồn: Bộ Y tế - Quy hoạch quản lý chất thải y tế, 2009 )
Bảng 2.7: Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện
Loại bệnh viện
Năm 2005
Năm 2010
BV Đa khoa TW
0.35
0.42
BV chuyên khoa TW
0.23- 0.29
0.28- 0.35
BV Đa khoa tỉnh
0.29
0.35
BV Chuyên khoa tỉnh
0.17- 0.29
0.21- 0.35
BV huyện, ngành
0.17- 0.22
0.21- 0.28
( Nguồn: Bộ Y tế, 2010 )
Lượng chất thải phát sinh tại các bệnh viện có xu hướng ngày càng tăng lên qua các năm. Theo Cục Quản lý Môi trường Y tế, hiện mới có khoảng 44% bệnh viện có hệ thống xử lý chất thải y tế nhưng nhiều nơi đã rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Ngay ở các bệnh viện tuyến T.Ư vẫn còn tới 25% cơ sở chưa có hệ thống xử lý chất thải y tế; bệnh viện tuyến tỉnh gần 50% và tuyến huyện tới trên 60%. PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế dự báo, năm 2015, con số này sẽ trên 700 tấn/ngày và hơn 800tấn/ngày vào năm 2020. Rác thải y tế không được xử lý đúng cách sẽ là ẩn họa cho cuộc sống của người dân [13].
Tỷ lệ bệnh viện thực hiện phân loại chất thải rắn y tế là 95,6% và thu gom chất thải rắn y tế là 90,9%. Tuy nhiên chỉ có khoảng 50% các bệnh viện trên thực hiện phân loại, thu gom đạt yêu cầu theo quy chế quản lý chất thải y tế. Phương tiện thu gom chất thải y tế như túi, thùng đựng chất thải, xe đẩy rác, nhà chứa rác còn chưa đồng bộ, chưa đạt yêu cầu. Tỷ lệ bệnh viện xử lý chất thải rắn y tế bằng lò đốt là 35,9%, số bệnh viện hợp đồng với công ty moi trường thuê xử lý là 39,2% và 26,9% bệnh viện xử lý bằng cách thiêu đốt thủ công hoặc tự chôn lấp trong khuôn viên của bệnh viện (chủ yếu là bệnh viện tuyến huyện và một số bệnh viện chuyên khoa tại các tỉnh miền núi) [8].
Trong tổng số 1.188 cơ sở khám chữa bệnh (KCB) trên toàn quốc, có tới 62% cơ sở không có hệ thống xử lý chất thải theo quy định, số đã có thì 68% không đạt yêu cầu, 73% cơ sở không đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại, 79% số không có giấy phép xử lý nước thải vào nguồn tiếp nhận. Đây là con số do Đại tá Lương Minh Thảo, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường – Bộ Công an đưa ra, đã cho thấy tính cấp báo trong vấn đề môi trường y tế hiện nay, khi nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe con người [13].
Bảng 2.8: Thành phần trong CTR từ các bệnh viện đa khoa
Thành phần chất thải
% trọng lượng
Thành phần phân loại
Chất thải sinh hoạt (vỏ bánh, lá cây, hoa quả thừa)
26.8- 40
Giấy bao gói các loại
3.0- 9.84
Kim tiêm, các vật sắc nhọn
1.3- 2.29
Bông băng dính máu mủ
4.58-