Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa tại xã Vinh Thái, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Cùng với xu thế phát triển chung của thế giới Việt Nam đã và đang tiến hành quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nhằm đưa đất nước đến năm 2020 cơ bản thành một nước công nghiệp. Trong đó phát triển nông nghiệp là một bộ phận quan trọng, giải quyết việc làm, ổn định đời sống và tăng thu nhập cho người dân nông thôn, góp phần vào việc đảm bảo an ninh lương thực, ổn định cho quốc gia. Điều này được đưa ra trong nhiều Nghị quyết, văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 2007 Việt nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO (World Trade Organizations) đã và đang tạo ra cho nước ta nhiều cơ hội phát triển KT – XH, đồng thời nó cũng đem lại nhiều lợi thế cũng như thách thức đối với ngành nông nghiệp của nước ta. Sản xuất nông nghiệp có vai trò rất quan trọng, không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, bảo đảm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Hiện nay lao động nông nghiệp Việt Nam vẫn chiếm hơn 70% dân số cả nước, do đó trong tương lai ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loại người, không ngành nào có thể thay thế được. Trên 40% lao động thế giới tham gia vào lao động nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn định chính trị, phát triển nền kinh tế. Lúa gạo là nguồn lương thực quan trọng cho khoảng 2/3 cư dân trên thế giới. Trong khi dân số thế giới tiếp tục gia tăng thì diện tích đất dùng cho trông lúa lại không gia tăng, nếu không muốn nói là giảm theo thời gian. Do đó vấn đề lương thực được coi như là mối đe dọa đến sự an ninh và ổn định của thế giới trong tương lai. Đại học Kinh

pdf70 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa tại xã Vinh Thái, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với xu thế phát triển chung của thế giới Việt Nam đã và đang tiến hành quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nhằm đưa đất nước đến năm 2020 cơ bản thành một nước công nghiệp. Trong đó phát triển nông nghiệp là một bộ phận quan trọng, giải quyết việc làm, ổn định đời sống và tăng thu nhập cho người dân nông thôn, góp phần vào việc đảm bảo an ninh lương thực, ổn định cho quốc gia. Điều này được đưa ra trong nhiều Nghị quyết, văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 2007 Việt nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO (World Trade Organizations) đã và đang tạo ra cho nước ta nhiều cơ hội phát triển KT – XH, đồng thời nó cũng đem lại nhiều lợi thế cũng như thách thức đối với ngành nông nghiệp của nước ta. Sản xuất nông nghiệp có vai trò rất quan trọng, không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, bảo đảm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Hiện nay lao động nông nghiệp Việt Nam vẫn chiếm hơn 70% dân số cả nước, do đó trong tương lai ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loại người, không ngành nào có thể thay thế được. Trên 40% lao động thế giới tham gia vào lao động nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn định chính trị, phát triển nền kinh tế. Lúa gạo là nguồn lương thực quan trọng cho khoảng 2/3 cư dân trên thế giới. Trong khi dân số thế giới tiếp tục gia tăng thì diện tích đất dùng cho trông lúa lại không gia tăng, nếu không muốn nói là giảm theo thời gian. Do đó vấn đề lương thực được coi như là mối đe dọa đến sự an ninh và ổn định của thế giới trong tương lai. Đại học Kin h tế Hu ế 2Theo dự đoán của các chuyên gia dân số học, nếu dân số tiếp tục gia tăng trong vòng 20 năm tới, thì sản lượng lúa gạo phải tăng 80% mới đáp ứng đủ cho nhu cầu của cư dân mới. Do đó người ta phải nghĩ đến chiến lược tăng sản lượng lúa gạo. Vì vậy sản xuất lương thực là vấn đề cấp thiết được đặt ra cho toàn xã hội. Đây là vấn đề đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững. Lúa là cây trồng có vị trí chiến lược rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong cơ cấu sản xuất nông sản hàng hóa nói riêng, là loại cây chủ chốt trong kim ngạch xuất khẩu, mang lại ngoại tệ cho đất nước. Bên cạnh đó trong quá trình phát triển đi lên không ngừng của xã hội, đời sống con người không ngừng được nâng cao thì nhu cầu về lương thực, thực phẩm ngày càng tăng với chất lượng ngày càng cao. Do vậy việc đáp ứng nhu cầu này là hết sức cần thiết, đòi hỏi người trồng lúa phải có biển pháp sản xuất hiệu quả hơn. Xã Vinh Thái là một xã đồng bằng của huyện Phú Vang, là nơi có truyền thống trồng lúa lâu đời. Nơi đây có điều kiện về thời tiết, khí hậu, đất đai thổ nhưỡng phù hợp cho sản xuất lúa. Diện tích gieo trồng khoảng 1.487,8 ha, năng suất bình quân hàng năm là 53.95 tạ/ha. Nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã Vinh Thái có mang lại hiệu quả cho người nông dân hay không? Do đó tôi đã chọn đề tài nghiên cứu "Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa tại xã Vinh Thái, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế". 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Vinh Thái, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng suất, hợp lý hóa các yếu tố đầu vào, hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất lúa nói riêng. Xác định các điều kiện cơ bản, khó khăn và thuận lợi có ảnh hưởng đến sản xuất lúa. 3. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp thu thập số liệu Đại học Kin h tế Hu ế 3 Phương pháp phân tổ  Phương pháp phân tích thống kê  Phương pháp phân tích kinh tế 4. Phạm vi nghiên cứu: Xã Vinh Thái, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Phạm vi nội dung: " Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa trên địa bàn xã Vinh Thái, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế". Phạm vi không gian: Xã Vinh Thái, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đối tượng nghiên cứu: Các hộ gia đình tại Xã Vinh Thái, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đại học Kin h tế Hu ế 4PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Những vấn đề lý luận chung về hiệu quả kinh tế 1.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất kinh doanh và cũng là mối quan tâm của toàn xã hội. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của các hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức và quản lý của các doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, hoạt động kinh tế có nghĩa là tăng cường trình độ lạm dụng các nguồn lực sẵn có trong một hoạt động kinh tế. Đây là đơn vị đòi hỏi khách quan của nền sản xuất xã hội do nhu cầu vật chất của cuộc sống con người tăng lên trong khi nguồn lực là có hạn. Theo quan niệm của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Mạnh: "Hiệu quả kinh tế là một phạm trù hiệu quả khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định. Để hiểu rõ hiệu quả kinh tế cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả:  Hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency): Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn lực cụ thể. Hiệu quả này thường được phản ánh trong mối quan hệ về các hàm sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu ra với đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các sản phẩm khi nông dân ra quyết định sản xuất  Hiệu quả phân bổ các nguồn lực (allocative efficiency): Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính đến để phản ánh giá trị sản Đại ọc Kin h tế Hu ế 5phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của các yếu tố đầu vào, đầu ra. Vì vậy nó còn được gọi là hiệu quả giá (price efficiency), việc xác định hiệu quả này giống như xác đinh các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận, có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị biên của nguồn lực đưa vào sản xuất.  Hiệu quả kinh tế (economic efficiency): Là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng nguồn lực. Nếu đạt được một trong hai yêu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiêu quả phân bổ mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế. 1.1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế Người sản xuất muốn có lợi nhuận phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định, những chi phí đó là: vốn, nhân lực, vật lực...chúng ta tiến hành so sánh các kết quả đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thì có hiệu quả kinh tế. Sự chênh lệch này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại. Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiểm lao động xã hội. 1.1.1.3 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế  Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra( dạng thuận) hoặc ngược lại( dạng nghịch) Dạng thuận: CQH  H : Hiệu quả Q : Kết quả C : Chi phí Công thức này nói lên một đơn vị chi phí bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị kết quả, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực. Dạng nghịch: cqh  h : Hiệu quả q : Kết quả c : Chi phí Đại học Kin h tế Hu ế 6Công thức này nói lên để đạt được một đơn vị kết quả cần tiêu tốn bao nhiêu đơn vị chi phí  Hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách so sánh phần tăng thêm của kết quả thu đươc và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra Dạng thuận: CQH  H : Hiệu quả ∆Q : Phần tăng ( giảm) của kết quả ∆C : Phần tăng ( giảm) của chi phí Dạng nghịch: cqh  ∆h : Hiệu quả ∆q : Kết quả ∆c : Chi phí 1.1.2 Điều kiện sinh thái và vai trò của cây lúa 1.1.2.1 Điều kiện sinh thái  Điều kiện đất đai địa hình Khu vực canh tác phải có độ bằng phẳng cần thiết để duy trì mức nước từ 100 mm đến 150 mm để giúp cho cây lúa tăng trưởng và kết hạt tốt. Chính vì vậy, những khu vực đồng bằng và các lưu vực các con sông chảy qua các miền nhiệt đới nhiều mưa sẽ là môi trường thuận lợi cho cây lúa nước phát triển. Đối với lúa ở nước ta cây lúa được gieo cấy ở hầu hết các loại đất biến động theo thứ tự: đất phù sa, đất đầm lầy, đất mặn, đất phèn, đất mới biến đổi, đất cát biển, đất xám, đất đỏ. Nhưng để đạt năng suất cao đất trồng lúa phải đáp ứng các yêu cầu:  Địa hình bằng phẳng, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng  Hàm lượng N, P, K cao  Độ PH từ 4.5 đến 7  Độ mặn dưới 0.5% muối tan Đại ọ Kin h tế Hu ế 7 Lượng mưa Lúa yêu cầu nhiều nước hơn các loại cây khác, lượng mưa cần thiết trung bình cho cây lúa trong mùa mưa từ 6 đến 7 mm/ngày, trong mùa khô từ 8 đến 9 mm/ngày. Một tháng cây lúa cần khoảng 200 mm nước, sự thiếu hụt hay dư thừa nước đều ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa.  Ánh sáng Ảnh hưởng đến cây lúa trên hai mặt: Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây lúa. Số giờ chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến sự phát triển, ra hoa kết quả của lúa sớm hay muộn. Cường độ ánh sáng thuận lợi cho lúa từ 250 - 400 calo/cm2/ngày.  Nhiệt độ: Ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng nhanh hay chậm của cây lúa, phát dục tốt hay xấu. Lúa sinh trưởng bình thường ở nhiệt độ 25 - 28oc, nếu nhiệt độ thấp hơn 17oc thì sinh trưởng của lúa chậm lại, nếu thấp hơn 13oc thì lúa ngừng sinh tưởng, nếu nhiệt độ thấp kéo dài vài ngày thì lúa có thể chết. Nhiệt độ cao trong phạm vi 28 - 35oc thì lúa sinh trưởng nhanh nhưng chất lượng kém, nhiệt độ > 40oc thì cây lúa sinh trưởng nhanh nhưng tỷ trọng sản lượng xấu, nếu kéo theo gió lào, ẩm độ không khí thấp thì cây chết. Mức độ ảnh hưởng cao hay thấp, mạnh hay yếu tùy thuộc vào giống lúa và tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Nhiệt độ thích hợp cho lúa nảy mầm là 28 - 32oc , trổ bông phơi màu yêu cầu nhiệt độ từ 20 - 38oc. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình ra hoa kết quả sớm hay muộn của cây lúa. Một số giống lúa mẫn cảm với nhiệt độ, khi tích lũy đến một lượng nhiệt độ (tổng tích ôn) nào đó thì chúng ra hoa kết quả, tổng tích ôn của giống ngắn ngày là 2000 - 2500oc, giống dài ngày là 3000 - 3500oc 1.1.2.2 Nguồn gốc và xuất xứ Lúa gồm hai loài Oryza sativa và Oryza glaberrima, thuộc Chi Oryza, họ Poaceae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực Đông Nam Châu Á và Châu Phi. Người ta cho rằng tổ tiên của chi lúa Oryza là một loài cây hoang dại trên siêu lục địa Gondwana cách đây ít nhất 130 triệu năm và phát tán rộng khắp các châu lục trong quá trình trôi dạt lục địa. Hiện nay có khoảng 21 loài cây hoang dại thuộc chi Đại học Kin h tế Hu ế 8này và 2 loài lúa được đã thuần hoá là lúa Châu Á (Oryza sativa) và lúa Châu Phi (Oryza glaberrima). Lúa Châu Phi đã được gieo trồng trong khoảng 3.500 năm. Trong khoảng thời gian từ 1500 TCN đến 800 TCN thì Oryza glaberrima đã lan rộng từ trung tâm xuất phát của nó là lưu vực châu thổ sông Niger và mở rộng tới Sénégal và sau đó được đem trồng ở các khu vực lân cận. Tổ tiên của lúa Châu Á (Orazy sativa) là một loại lúa hoang phổ biến (Oryza rufipogon) dường như có nguồn gốc tại khu vực xung quanh chân núi Himalaya, với Orazy sativa thứ indica ở phía Ấn Độ và Orazy sativa thứ japonica ở phía Trung Quốc. Hiện nay đây là giống lúa chính được gieo trồng làm cây lương thực trên khắp thế giới. Từ thời gian từ thế kỷ XVII cây lúa được nhập vào Mỹ và trồng ở các bang Virginia, Nam Carolina và hiện nay trồng nhiều ở California, Louisiana, Texac... Theo hướng đông, đầu thế kỷ XI cây lúa từ Ấn Độ được nhập vào Indobexia, đầu tiên ở đảo Java. Đến thế kỷ XVIII cây lúa từ Iran nhập vào trồng ở Kuban (Nga). Cho đến nay, cây lúa đã có mặt trên tất cả các châu lục, bao gồm các nước nhiệt đới, á nhiệt đới và một số nước ôn đới. Ở Bắc bán cầu cây lúa được trồng ở Đông Bắc Trung Quốc cho tới Nam bán cầu - ở Châu Phi, Australia(New South Wales). Ở Việt Nam, lúa cũng là một cây trồng chiến lược trong nền kinh tế quốc dân và trong nông nghiệp nói riêng, sản lượng lúa không ngừng tăng lên hàng năm (năm 1990 là 19,224 triệu tấn, năm 1995 là 24,963 triệu tấn, năm 2000 là 32,529 triệu tấn, năm 2005 là 35,79 triệu tấn, năm 2007 là 37 triệu tấn) 1.2.2.3 Giá trị dinh dưỡng của cây lúa  Tinh bột: Chiếm 62.4% là nguồn chủ yếu cung cấp calo. Giá trị nhiệt lượng của lúa là 3594 calo. Tinh bột được cấu tạo bởi amylose và amylopectin, amylose có cấu tạo mạch thẳng là có nhiều ở gạo tẻ, amylopectin có cấu tạo mạch ngang và có nhiều ở gạo nếp. Hàm lượng amyloza trong hạt quyết định độ dẻo của hạt gạo. Nếu hạt có hàm lượng amyloza từ 10 - 18% thì gạo mềm dẻo, từ 25- 30% thì gạo cứng.  Protein: Các giống lúa Việt Nam có hàm lượng protein chủ yếu trong khoảng 7- 8%, các giống lúa nếp có hàm lượng protein cao hơn lúa tẻ.  Lipit: Chủ yếu ở lớp vỏ gạo, nếu ở gạo xay là 2,02% thì ở gạo xát chỉ còn 0,52%. Đại học Kin h tế Hu ế 9 Vitamin: Trong gạo có chứa một số vitamin, nhất là vitamin nhóm B như B1, B2, B3, PP...lượng vitamin B1 là 0.45mg/100hạt (trong đó ở phôi 47%, vỏ cám 34.5%, hạt gạo 3.8%) . 1.2.2.4 Giá trị kinh tế của cây lúa Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính của 1.3 tỉ người nghèo nhất trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông dân. Là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho con người, bình quân 180-200 kg/người/năm tại các nước Châu Á, khoảng 10kg/người/năm tại các nước Châu Mỹ. Ở Việt Nam dân số trên 86 triệu người và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. Từ đó cho thấy rằng vai trò của lúa gạo là hết sức quan trọng.  Sản phẩm chính của cây lúa là làm lương thực, từ gạo có thể nấu cơm, chế biến thành các món ăn khác như: bánh đa nem, bánh phở, bánh đa, bánh chưng, phở, rượu, bánh rán...  Sản phẩm phụ của cây lúa: Tấm: Sản xuất tinh bột, rượu, Axeton, phấn mịn và thuốc chữa bệnh. Cám: Dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp, sản xuất vitamin B1 để chữa bệnh tê phù, chế tạo sơn cao cấp hoặc dùng làm nguyên liệu xà phòng Trấu: Làm chất đốt, vật liệu đóng lót hàng... Rơm rạ: Được sử dụng cho công nghệ sản xuất giày, cát tông xây dựng, đồ gia dụng( mũ, giày dép...), làm thức ăn cho gia súc, sản xuất nấm... Như vậy ngoài sản phẩm chính là hạt gạo làm lương thực, tất cả các bộ phận khác của cây lúa đều được con người sự dụng phục vụ cho nhu cầu cần thiết, thậm chí bộ phận rễ lúa còn nằm trong đất sau khi thu hoạch cũng được cày bừa vùi lấp làm cho đất tơi xốp, được vi sinh vật phân giải thành nguồn dinh dưỡng bổ sung cho vụ sau. 1.1.3 Các chính sách hỗ trợ sản xuất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên - Huế đã chỉ đạo các đơn vị chức năng xây dựng các phương án điều tiết nước hợp lý để đảm bảo đủ nước cho vụ Đông Xuân và Hè Thu; tăng cường giám sát đồng ruộng, dự báo tình tình sâu bệnh, kịp thời phòng trừ khi bệnh mới chớm xuất hiện; tăng cường cán bộ về cơ sở để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con nông dân thực hiện tốt công tác chăm bón các loại cây trồng đúng với quy trình kỹ thuật. Đồng thời, để khắc phục Đại học Kin h tế Hu ế 10 những khó khăn về thời tiết, các địa phương trong tỉnh đang tích cực khắc phục thiệt hại, quyết tâm giành thắng lợi sản xuất trong năm 2011. 1.1.4 Kỹ thuật thâm canh cây lúa  Kỹ thuật làm đất: Thường áp dụng hai phương pháp làm ải và làm dầm  Làm ải: Đất được cày ở độ ẩm 70- 80%, sau đó không cho nước vào để đất khô ải, thời gian phơi ải từ 12 - 14 ngày, khi bừa cấy cho nước vào ồ ạt không cho thiếu nước đất sẽ bị chai khó làm đất. tiến hành bừa hoặc lòng, phai 3 - 4 lượt tùy theo đất nặng hay nhẻ. Sau khi bừa đất phải nhuyễn, sạch cỏ, phẳng.  Làm dầm: thường áp dụng cho vụ mưa nhiều đất không thể phơi ải. Sau khi cày không được để đất khô phải cho nước vào ngay “ ải thâm không bằng dầm ngấu”.  Kỹ thuật gieo trồng:  Vụ Hè Thu, vụ Mùa ngâm 24 – 36 h đối với lúa thuần và 12 - 18 h đối với lúa lai.  Vụ Đông Xuân ngâm 37 – 42h đối với lúa thuần và ngâm từ 24 -36h đối với lúa lai. Ngâm đến khi hạt thóc có phôi mầm màu trắng là được.  Mật độ gieo trồng lúa  Gieo mạ: điều kiện nhiệt độ thấp (vụ Đông Xuân) thường gieo dày 80 – 120 kg/sào 1600 – 2400 kg/ha. Vụ mùa, vụ Hè Thu do nhiệt độ cao, mạ sinh trưởng thuận lợi thường áp dụng mật độ 60 – 80 kg/sào tức 1200 – 1600 kg/ha. Lượng hạt gieo cho một ha lúa cấy các giống lúa lai 24- 30 kg (1.2 - 1.5 kg/sào)  Mật độ cấy:  Đối với lúa thuần:  Vụ Hè Thu, vụ mùa: cấy 45 - 50 khóm/m2, 3 -4 nhánh/khóm + Vụ Đông Xuân: cấy 45 - 50 khóm/m2, 3 -4 nhánh/khóm  Đối với lúa lai  Vụ Hè Thu, vụ mùa: cấy 45 - 46 khóm/m2, 1 – 2 nhánh/khó  Vụ Đông Xuân: cấy 40 - 42 khóm/m2, 1 - 2 nhánh/khóm  Kỹ thuật cấy: Lúa lai nói riêng và các giống lúa ngắn ngày nói chung không nên nhổ cấy, biển pháp tốt nhất là xúc đặt, đảm bảo cây mạ không bị tổn thương. Nên cấy thẳng hàng, cấy theo băng rộng 1.2 - 1.4 m hương băng cấy vuông góc với hướng mặt trời mọc và lặn. ại ọc K inh tế H uế 11  Kỹ thuật chăm sóc sau khi cấy: Sau khi cấy được 3 ngày thì tiến hành phun thuốc diệt cỏ. Từ 5 - 7 ngày nếu có sâu bệnh thì phun thuốc sâu, sau 10 ngày bón phân đợt một ( bón lót bằng phân Lân), 10 ngày tiếp theo bón phân đợt 2 (Ure), đợt 3 : lượng phân bón đạt cao nhất trong cả thời kỳ, giai đoạn này thường bón phân Ure và phân Kali. Đợt 3 cách đợt hai 20 ngày. Đợt 4 (bón thúc): Bón Kali, Ure, đợt này cách đợt ba 50 ngày. 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới 2010 Trên thế giới lúa chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt ở vùng Châu Á.. Ở Châu Á lúa là món ăn chính giống như bắp của dân Nam Mỹ, hạt kê của dân Châu Phi hoặc lúa mì của dân Châu Âu và Bắc Mỹ. Thống kê của tổ chức lương thực thế giới (FAO, 2008) cho thấy có 114 nước trồng lúa, trong đó có 18 nước trồng lúa có diện tích trên 1000.000 ha tập trung ở Châu Á..., 31 nước trồng lúa có diện tích khoảng 100.000 ha - 1000.000 ha. Trong đó có 27 nước có năng suất trên 5 tấn/ha, đứng đầu là Ai Cập (9.7 tấn/ha), Úc (9.5 tấn/ha), El Salvador(7.9 tấn/ha). Thống kê của tổ chức lương thực thế giới (FAO, 2008), cho thấy diện tích trồng lúa đã gia tăng rõ rệt từ năm 1961 đến 1980. Trong vòng 19 năm đó diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 1.53 triệu ha/năm. Từ năm 1980 diện tích trồng lúa tăng chậm và đạt định cao vào năm 1999 (156.8 triệu ha) với tốc độ tăng trưởng bình quân 630.000 ha/năm. Từ năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa thế giới có nhiều biến động và có xu hướng giảm dần đến năm 2005 còn ở mức 155.1 triệu ha. Từ năm 2005 đến 2008 diện tích lúa gia tăng liên tục đạt 159.0 triệu ha cao nhất kể từ năm 1995 trở lại đây. Bên cạnh diện tích trồng lúa, năng suất lúa thế giới cũng tăng 1.4 tấn/ha trong vòng 24 năm từ 1961 đến 1985, đặc biệt sau cuộc cách mạng xanh của thế giới vào những năm 1965 - 1970, với sự ra đời của các giống lúa thấp cây, ngắn ngày, không quang cảm, mà tiêu biểu là giống lúa IR5, IR. Đến những năm 1990 dẫn đầu sản xuất lúa trên thế giới là các nước Triều Tiên, Úc, Nhật Bản, Mỹ, Tây Ban Nha (IRRI, Đại học Kin h tế Hu ế 12 1990). Từ năm 1990 trở đi đến tại thời điểm hiện nay năng suất lúa luôn được cải thiện đạt 4,3 tấn/ ha năm 2008. Tình hình nhìn
Luận văn liên quan