Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sau khi giao đất giao rừng ở xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk, giai đoạn 1997 - 2007

Tài nguyên rừng và ñất rừng là nguồn tài nguyên quan trọng có vai trò to lớn ñối với con người và mọi sự sống trên trái ñất.Việc sử dụng tài nguyên rừng và ñất rừng hợp lý có hiệu quả và lâu bền ñanglà vấn ñề quan tâm hàng ñầu của mỗi quốc gia. Trong những năm gần ñây ñã xuất hiện nhiều thiên tai như lũ lụt, hạn hán, nhiệt ñộ trái ñất nóng lên, hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng nghiêm trọng ñến ñời sống kinh tế xã hội của con người. Từ ñó con người mới bắt ñầu nhận thức ñược việc chặt phá rừngbừa bãi, sử dụng ñất không ñúng mục ñích, là nguyên nhân chính gây nên những thiên tai ñó. Chính vì vậy, hiện nay việc sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên thiên nhiên, cũng như việc xây dựng một nền nông nghiệp bền vững không còn là trách nhiệm của một quốc gia nào mà nó là trách nhiệm chung cho tất cả các nước trên thế giới. Vấn ñề xã hội hóa nghề rừng ñã ñược Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ những năm cuối thế kỷ 20. Trong ñó giải pháp giao ñất giao rừng (GĐGR) góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng và ñất rừng. Nhà nước ñã ban hành nhiều chính sách GĐGR cho tổ chức, hộ gia ñình, cá nhân sử dụng ổn ñịnh lâu dài vào mục ñích sản xuất nông, lâm nghiệp. Mục ñích làm cho người dân miền núi có thể sống bằng nghề rừng, việc quản lý tài nguyên rừng và ñất rừng ñược toàn thể xã hội cùng có tráchnhiệm tham gia nhằm phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Vùng Tây Nguyên có nguồn tài nguyên rừng và ñất rừng giàu tiềm năng, có thể phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, quy mô lớn có sức cạnh tranh cao. Tuy nhiên, quá trình sản xuất ñồng bào dân tộc Tây Nguyên với tập quán lạc hậu chặt phá rừng làm nương rẫy, phương thức canh tác du canh du cư, bên cạnh ñó tình trạng pháttriển cây công nghiệp tràn lan không theo quy hoạch làm cho tài nguyên rừng vàñất rừng ngày một cạn kiệt, suy thoái tài nguyên ñất

pdf101 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2022 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sau khi giao đất giao rừng ở xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk, giai đoạn 1997 - 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN --------------------------------- NGUYỄN HỮU VIỆT ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SAU KHI GIAO ĐẤT GIAO RỪNG Ở XÃ EA KAO, THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐĂK LĂK, GIAI ĐOẠN 1997 - 2007 LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP Buôn Ma Thuột, tháng 10 / 2009 T ác g iả : N G U Y Ễ N H Ữ U V IỆ T ** * L U Ậ N V Ă N T H Ạ C S Ĩ L Â M N G H IỆ P ** * B M T , 2 00 9 i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN ----------------------------------- NGUYỄN HỮU VIỆT ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SAU KHI GIAO ĐẤT GIAO RỪNG Ở XÃ EA KAO, THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐĂK LĂK, GIAI ĐOẠN 1997 - 2007 Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Văn Hòa Buôn Ma Thuột, tháng 10 năm 2009 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Hữu Việt iii LỜI CẢM ƠN Luận văn được thực hiện theo chương trình đào tạo thạc sĩ Lâm nghiệp khóa 1, thời gian đào tạo từ năm 2006 đến năm 2009 tại trường Đại học Tây Nguyên, tỉnh Đăk Lăk . Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa nông lâm nghiệp, Khoa sau Đại học trường Đại học Tây Nguyên và các thầy giáo, cô giáo đã tham gia chương trình giảng dạy và quản lý đào tạo, đã tạo điều kiện thuận lợi, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quí báu cho chúng tôi hoàn thành chương trình học này. Đặc biệt xin gởi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Hòa đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức khoa học và dành nhiều thời gian đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tác giả cũng tỏ lòng biết ơn tới lãnh đạo UBND Thành phố Buôn Ma Thuột, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế, UBND xã Ea Kao, bà con nông dân các thôn buôn trong xã đã giúp đỡ, động viên tôi hòan thành luận văn này. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do hạn chế về trình độ khoa học và thời gian làm đề tài, nên luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hòan thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Buôn Ma Thuột, tháng 10 năm 2009 Tác giả Nguyễn Hữu Việt iv MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. ii LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ viii ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................... 3 1.1Sử dụng đất bền vững và thực tiễn quản lý sử dụng đất: ....... 4 1.2Tổng quan vấn đề nghiên cứu trên thế giới và Việt nam: ........ 5 1.2.1 Trên thế giới ........................................................................................ 5 1.2.2 Trong nước .......................................................................................... 8 1.2.3 Thảo luận vấn đề nghiên cứu ........................................................... 18 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU .. 19 2.1Đối tượng phạm vi nghiên cứu: ................................................. 19 2.2Đặc điểm khu vực vực nghiên cứu ............................................ 20 2.2.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ......................................... 20 2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu ....................... 25 Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 30 3.1Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................... 30 3.2Nội dung nghiên cứu: ................................................................... 31 3.3Phương pháp nghiên cứu: .......................................................... 32 v 3.3.1 Phương pháp nghiên cứu chung: ..................................................... 32 3.3.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể ...................................................... 32 Chương 4: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................. 36 4.1Đánh gía tiến trình và hiệu quả GĐGR cho hộ gia đình tại xã Ea Kao. ............................................................................................ 36 4.1.1 Tình hình triển khai GĐGR tại xã Ea Kao ..................................... 36 4.1.2 Phân tích, đánh gía tiến trình GĐGR .............................................. 38 4.1.3 Những thay đổi về tài nguyên rừng và lợi ích từ rừng được giao 45 4.2Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và rừng sau khi GĐGR qua các giai đoạn. ............................................................. 52 4.2.1 Quá trình biến động sử dụng đất của xã giai đoạn 1997 - 2007 ... 52 4.2.2 Phân tích hiện trạng sử dụng đất, rừng năm 2007 ......................... 60 4.3Hiệu quả sử dụng đất sau khi giao đất giao rừng ................... 62 4.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng đất ........................................................ 62 4.3.2 Đặc điểm tính chất đất dưới các mô hình sử dụng đất .................. 71 4.4Đề xuất giải pháp cải tiến GĐGR và sử dụng tài nguyên đất, rừng có hiệu quả ........................................................................... 77 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 83 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tên viết tắt Nguyên nghĩa GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GĐGR Giao đất giao rừng KNKL Khuyến nông, khuyến lâm LNXH Lâm nghiệp xã hội NLKH Nông lâm kết hợp NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia QLBVR Quản lý bảo vệ rừng TP. BMT Thành phố Buôn Ma Thuột TN & MT Tài nguyên và môi trường SWOT Điểm mạnh – Điểm yếu- Cơ hội- Thách thức UBND Ủy ban nhân dân vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Một số yếu tố khí hậu của TP.BMT năm 2008 ......................... 21 Bảng 4.1. Tóm tắt sự tham gia của người dân trong tiến trình GĐGR...... 38 Bảng 4.2: Kết quả phân tích SWOT: ......................................................... 39 Bảng 4.3.Kết quả phân tích sự thay đổi các loại lợi ích vật chất từ rừng được giao .................................................................................. 46 Bảng 4.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi tài nguyên rừng ........... 50 Bảng 4.5. Biến động tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng xã Ea Kao, Thành phố Buôn Ma Thuột. ................................................................ 52 Bảng 4.6. Hiện trạng sử dụng đất năm 2007 ............................................. 60 Bảng 4.7. Đánh giá cho điểm theo 4 nhân tố môi trường, sinh trưởng, xã hội và kinh tế của 3 mô hình Nông lâm kết hợp ...................... 68 Bảng 4.8. Một số chỉ tiêu lý hoá tính của đất ............................................ 71 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu ............................................................ 20 Hình 2.2. Biểu đồ diễn biến nhiệt độ và độ ẩm của Tp. BMT năm 2008 ....... 22 Hình 2.3. Biểu đồ diễn biến lượng bốc hơi, lượng mưa và số giờ nắng của Tp. BMT năm 2008 ............................................................................. 23 Hình 4.1. Kết quả đánh giá sự thay đổi tài nguyên rừng ở địa phương .......... 45 Hình 4.2. Phân bố lợi ích từ rừng được giao theo hai nhóm hộ ...................... 50 Hình4.3. Bản đồ hiện trạng rừng xã Ea Kao năm 1997 ................................. 54 Hình 4.4. Bản đồ hiện trạng rừng và đất rừng xã Ea Kao năm 2002 .............. 55 Hình 4.5. Bản đồ hiện trạng rừng và đất rừng xã Ea Kao năm 2007 .............. 56 Hình 4.6. Thay đổi sử dụng đất xã Ea Kao trong thời gian 10 năm ............... 57 Hình 4.7. Thay đổi sử dụng đất năm 2002 và 2007 so với năm 1997 ............ 57 Hình 4.8 Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất xã Ea Kao năm 2007 ...................... 61 Hình 4.9. Sơ đồ lát cắt thể hiện thực trạng canh tác nông lâm nghiệp khu vực đã giao rừng và đất rừng ............................................................... 65 Hình 4.10. % điểm của 4 chỉ tiêu môi trường, sinh trưởng, xã hội và kinh tế của 3 mô hình Nông lâm kết hợp .................................................. 70 Formatted: 1- Tieu de 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên rừng và đất rừng là nguồn tài nguyên quan trọng có vai trò to lớn đối với con người và mọi sự sống trên trái đất. Việc sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng hợp lý có hiệu quả và lâu bền đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều thiên tai như lũ lụt, hạn hán, nhiệt độ trái đất nóng lên, hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế xã hội của con người. Từ đó con người mới bắt đầu nhận thức được việc chặt phá rừng bừa bãi, sử dụng đất không đúng mục đích, là nguyên nhân chính gây nên những thiên tai đó. Chính vì vậy, hiện nay việc sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên thiên nhiên, cũng như việc xây dựng một nền nông nghiệp bền vững không còn là trách nhiệm của một quốc gia nào mà nó là trách nhiệm chung cho tất cả các nước trên thế giới. Vấn đề xã hội hóa nghề rừng đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ những năm cuối thế kỷ 20. Trong đó giải pháp giao đất giao rừng (GĐGR) góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng và đất rừng. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách GĐGR cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp. Mục đích làm cho người dân miền núi có thể sống bằng nghề rừng, việc quản lý tài nguyên rừng và đất rừng được toàn thể xã hội cùng có trách nhiệm tham gia nhằm phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Vùng Tây Nguyên có nguồn tài nguyên rừng và đất rừng giàu tiềm năng, có thể phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, quy mô lớn có sức cạnh tranh cao. Tuy nhiên, quá trình sản xuất đồng bào dân tộc Tây Nguyên với tập quán lạc hậu chặt phá rừng làm nương rẫy, phương thức canh tác du canh du cư, bên cạnh đó tình trạng phát triển cây công nghiệp tràn lan không theo quy hoạch làm cho tài nguyên rừng và đất rừng ngày một cạn kiệt, suy thoái tài nguyên đất. Formatted: Indent: First line: 0.2", Space Before: 0 pt, After: 0 pt, Line spacing: Multiple 1.45 li 2 Thành phố Buôn Ma Thuột (TP.BMT) có tổng diện tích tự nhiên 37.718ha, diện tích rừng và đất rừng 2.028,61 ha chiếm 5,3 % diện tích tự nhiên. Trong đó có 831,13 ha rừng, chiếm 2,2 % diện tích tự nhiên, đất trống đồi trọc 1.197 ha chiếm 3,2% diện tích tự nhiên. Trong đó xã Ea Kao diện tích rừng và đất rừng 718 ha, chiếm 14,8 % diện tích tự nhiên; đất có rừng 268,6 ha chiếm 5,56% diện tích đất tự nhiên. Diện tích rừng xã Ea Kao là đầu nguồn của hồ Ea Kao và hồ Buôn Bông cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn và các xã phường phía tây nam của Thành phố, nên có vai trò quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái của xã và TP.BMT. Trong những năm qua UBND tỉnh Đăk Lăk và TP.BMT quan tâm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho xã Ea Kao là xã đa số đồng bào dân tộc tại chỗ và phía bắc vào sinh sống nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Trong đó có đầu tư nhân lực và kinh phí cho công tác giao đất giao rừng cho nhân dân quản lý và sản xuất nông lâm kết hợp, để phát triển kinh tế xã hội của vùng nông thôn và bảo vệ môi trường sinh thái của TP.BMT. Tuy vậy, chính quyền xã cũng như phần lớn hộ gia đình nhận rừng và đất rừng còn lúng túng trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, chưa chủ động trong sản xuất kinh doanh nên không phát huy được hiệu quả của rừng và đất rừng được giao. Do đó, đời sống của nhân dân sau khi nhận đất nhận rừng vẫn còn khó khăn, việc quản lý sử dụng rừng và đất rừng hiệu quả chưa cao. Để góp phần khắc phục những hạn chế trên đồng thời có biện pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng và đất rừng ở địa phương, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sau khi giao đất giao rừng ở xã Ea Kao, Thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 1997 – 2007”. Đề tài thực hiện nhằm giúp các hộ gia đình nhận thức rõ quyền lợi, vai trò, trách nhiệm và có giải pháp sử dụng đất trong sản xuất kinh doanh rừng có hiệu quả. Bên cạnh đó giúp chính quyền địa phương nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng trên địa bàn. 3 Chương 1: T 4 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Sử dụng đất bền vững và thực tiễn quản lý sử dụng đất: Hiện nay công tác đánh giá đất được thực hiện trên nhiều quốc gia và trở thành một khâu quan trọng trong các hoạt động đánh giá tài nguyên hay quy hoạch sử dụng đất (theo FAO, Guidenlines for Land Use Planning, 1994). Thể hiện trên 3 nội dung:  -Đáp ứng được mục đích kinh tế trước mắt cũng như lâu dài của người dân.  -Ổn định về mặt xã hội, văn hóa.  -Đảm bảo môi trường sinh thái bền vững. Các loại hình sử dụng đất hiện tại được xem xét và đánh giá theo 3 yêu cầu trên. Từ đó xác định loại hình sử dụng đất nào bền vững và mức độ bền vững ở khía cạnh nào. Điều này là một căn cứ giúp cho việc định hướng phát triển nông nghiệp ở từng vùng sinh thái và toàn quốc [24] Phát triển bền vững phải đảm bảo sử dụng đúng mức và ổn định các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ được môi trường sống. Đó không chỉ là sự phát triển về kinh tế - văn hoá - xã hội một cách vững chắc nhờ vào khoa học công nghệ tiên tiến, mà còn đảm bảo ổn định, và cải thiện những điều kiện tự nhiên mà con người đang sống. Việc quản lý bảo vệ và xây dựng chiến lược phát triển lâm nghiệp ở các quốc gia có nhiều chuyển biến theo hướng: - Chuyển mục tiêu quản lý, từ sử dụng rừng sản xuất gỗ là chủ yếu sang thực hiện mục tiêu sử dụng rừng kết hợp cả ba lợi ích: Kinh tế - Xã hội - Môi trường, chú trọng nhiều hơn đến mục tiêu phát huy tác dụng môi trường sinh thái. - Phân cấp quản lý Nhà nước về tài nguyên rừng từ Trung ương xuống cấp địa phương và cơ sở. Formatted: Indent: First line: 0.2", Space Before: 0 pt, After: 0 pt, Line spacing: 1.5 lines, Tab stops: 0", List tab Formatted: Space Before: 0 pt, After: 0 pt, Line spacing: 1.5 lines, Bulleted + Level: 1 + Aligned at: 0.25" + Indent at: 0.5" Formatted: Indent: First line: 0.2", Space Before: 0 pt, After: 0 pt, Line spacing: 1.5 lines, Tab stops: 0", List tab 5 - Đẩy mạnh GĐGR cho các hộ nông dân và cộng đồng, giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước, để tạo điều kiện cho việc quản lý, phát triển rừng năng động hơn, hiệu quả hơn. - Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác quản lý rừng, theo hình thức: Liên kết quản lý rừng; phát triển các chương trình lâm nghiệp cộng đồng; các chương trình bảo tồn thiên nhiên. 1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu trên thế giới và Việt nam: 1.2.1 Trên thế giới Bền vững nói chung và về đất đai nói riêng đã được các nhà khoa học trong nước và trên thế giới quan tâm. Tùy theo cách nhìn nhận về quản lý và sử dụng đất sao cho hợp lý đã được nhiều tác giả khác nhau đề cập tới ở những mức độ rộng hẹp khác nhau. Việc đưa ra một khái niệm thống nhất là một điều rất khó thực hiện. Chúng ta biết rằng việc quản lý sử dụng và phát triển tài nguyên thiên nhiên tích qua các khái niệm cho thấy có những điểm giống nhau, đó là dựa trên quan điểm về sự phát triển bền vững thì các hoạt động có liên quan đến đất đai phải được xem xét một cách toàn diện và đồng thời nhằm đảm bảo lâu dài và bền vững. Những nội dung chủ yếu thường được chú ý là các yếu tố về mặt kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo vệ các hệ sinh thái đa dạng sinh học và các đặt điểm về mặt xã hội và nhân văn. Quá trình phát triển của việc quản lý sử dụng đất trên thế giới luôn gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người. Sau đây là những minh chứng cho sự phát triển này: Quá trình phát triển và tồn tại của xã hội loài người có liên quan mật thiết đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, không khí, khoáng sản, động thực vật. Trong đó, có thể nói rằng đất có vai trò rất lớn đối với sản xuất Nông - Lâm nghiệp nói riêng và đối với các ngành kinh tế nói chung. Formatted: Indent: Left: 0", Hanging: 0.3", Tab stops: Not at 0" Formatted: Indent: First line: 0.2", Space Before: 0 pt, After: 0 pt, Line spacing: 1.5 lines, Tab stops: 0", List tab 6 Thời kỳ Cộng sản nguyên thủy, loài người sống chủ yếu bằng cách hái quả chưa sản xuất nên chưa có nhận xét về đất. Đến thời kỳ Nông nô đã có hoạt động sản xuất nên đã có nhận xét và kinh nghiệm sản xuất. Ở thời kỳ Phong kiến do tư tưởng tôn giáo thống trị nên khoa học về đất có phát triển nhưng còn chậm. Bắt đầu từ thế kỷ XIX nhiều công trình nghiên cứu về đất được ra đời [20]. Từ những năm 70 của thế kỷ 20, các nhà khoa học của Trung tâm phát triển đời sống nông thôn Basptit Minđanao Philippiness tổng hợp, hoàn thiện và phát triển mô hình kỹ thuật canh tác trên đất dốc SALT (Sloping Agricultural Land Technology) [19]. Trải qua một thời gian dài nghiên cứu và hoàn thiện đến năm 1992 các nhà Khoa học đã cho ra đời 4 mô hình tổng hợp về kỹ thuật canh tác Nông nghiệp bền vững trên đất dốc và được các Tổ chức quốc tế ghi nhận, đó là các mô hình SALT1, SALT2, SALT3 và SALT4 . Mô hình SALT1 (Sloping Agricultural Land Technology) đây là mô hình tổng hợp dựa trên cơ sở các biện pháp bảo vệ đất với sản xuất lương thực. Kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc với cơ cấu 25% cây lâm nghiệp +25% cây lưu niên (nông nghiệp) + 50% cây nông nghiệp hàng năm . Mô hình SALT2 (Simple Agro–Livestock Technology), đây là mô hình kinh tế Nông - Lâm - Súc kết hợp đơn giản với cơ cấu 40% cho nông nghiệp + 20% lâm nghiệp + 20% chăn nuôi + 20% làm nhà ở và chuồng trại. Mô hình SALT3 (Sustainable Agro-Forest land Technology) là mô hình kỹ thuật canh tác Nông - Lâm kết hợp bền vững. Cơ cấu sử dụng đất là 40% nông nghiệp + 60% lâm nghiệp, mô hình này đòi hỏi đầu tư cao cả về nguồn lực và vốn liếng cũng như sự hiểu biết . Mô hình SALT4 (Small Agrofruit Likelihood Technology), đây là mô hình kỹ thuật sản xuất Nông - Lâm nghiệp với cây ăn quả kết hợp với quy mô nhỏ. Cơ cấu sử dụng đất dành cho lâm nghiệp là 60% dành cho nông nghiệp 15% 7 và dành cho cây ăn quả là 25%. Đây là mô hình đòi hỏi phải đầu tư cao nguồn lực, vốn liếng cũng như kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Khi tài nguyên rừng ở nhiều quốc gia đã bị giảm sút một cách nghiêm trọng, môi trường sinh thái và cuộc sống của đồng bào miền núi và hạ lưu bị đe dọa, phương thức quản lý tập trung như trước đây không còn thích hợp nữa, người ta đã tìm mọi cách để cứu vãn tình trạng suy thoái tài nguyên rừng thông qua việc ban bố một số chính sách nhằm động viên và thu hút người dân tham gia quản lý và sử dụng tài nguyên rừng. Phương thức quản lý rừng cộng đồng (Lâm nghiệp cộng đồng) xuất hiện đầu tiên ở Ấn độ và dần dần chuyển thành các hình thức quản lý khác nhau như lâm nghiệp trang trại, lâm nghiệp xã hội (NêPan, Thái Lan, Philippin...). Hiện nay ở các nước đang phát triển khi sản xuất nông, lâm nghiệp còn chiếm vị trí quan trọng đối với người dân nông thôn miề
Luận văn liên quan