Sông Mekong là một trong những dòng sông cuối cùng trên trái đất chưa bị đắp đập đối với
hầu hết chiều dài của mình, và là dòng sông duy nhất vẫn còn chảy tự do ra biển qua 5 trong
số 6 quốc gia ven sông—Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia, và Việt Nam. Dòng chính
ở Trung Quốc đã bị đắp bởi 4 đập đầu tiên trong một chuỗi 8 bậc thang dự kiến1. Từ năm
2006, sự quan tâm về thủy điện đã gia tăng trong vùng Hạ lưu vực Mekong (sau đây sẽ viết
tắt là HLV) cùng với sự đầu tư ngày càng tăng của khu vực tư nhân về cơ sở hạ tầng điện.
Hầu hết các chi lưu của Sông Mekong đã có các bậc thang các đập đã được xây dựng hoặc
dự kiến xây dựng với khoảng 71 dự án dự kiến đưa vào hoạt động tính đến năm 2030.
Trong vòng vài năm vừa qua, các nhà đầu tư chủ yếu là đến từ Trung Quốc, Malaysia, Thái
Lan, và Việt Nam đã nộp các đề nghị cho 12 dự án thủy điện trên dòng chính Mekong, lấy
từ các ý tưởng của các thập kỷ trước (xem hình S1)2. Các đề nghị này là những sự phát triển
lớn nhất và quan trọng nhất mà các quốc gia trong vùng HLV Mekong từng xem xét đối với lưu vực.
203 trang |
Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá môi trường chiến lược của thủy điện dõng chính Mekong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƢỜNG CHIẾN
LƢỢC CỦA THỦY ĐIỆN DÕNG CHÍNH
MEKONG
BÁO CÁO CUỐI CÙNG
Ghi Chú:
Tài liệu này là bản dịch sang tiếng Việt từ bản gốc Báo cáo Đánh giá môi trường chiến
lược (báo cáo SEA) bằng tiếng Anh đăng trên website của Ủy Hội Mekong quốc tế, tại
đường dẫn sau:
Bản dịch này do Trung tâm Nghiên cứu Rừng và Đất ngập nước (FORWET) thuộc Liên
hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) thực hiện trong khuôn khổ dự án “nâng
cao nhận thức địa phương về tác động của các đập thủy điện dòng chính Mekong đối với
ĐBSCL” do McKnight tài trợ.
Người dịch: Nguyễn Hữu Thiện
Email: savingwetlands@gmail.com
Soạn thảo cho
Ủy hội Mekong quốc tế
Do ICEM – Trung tâm quốc tế Quản lý môi trường
Tháng 10, 2010
Tuyên bố giải trừ trách nhiệm
Tài liệu này đƣợc soạn thảo cho Ban thƣ ký Ủy hội Mekong quốc tế (MRCS) do ICEM—
Trung tâm quốc tế quản lý môi trƣờng thực hiện để tạo điều kiện cho một Đánh giá môi
trƣờng chiến lƣợc của các đề nghị về các đập thủy điện ở vùng Hạ lƣu vực Mekong. Mặc
dù Đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc (SEA) đƣợc thực hiện trong một quá trình hợp tác gồm
có Ban thƣ ký Ủy hội Mekong quốc tế, các Ủy ban Mekong quốc gia của 4 quốc gia, cũng
nhƣ xã hội dân sự, khu vực tƣ nhân, và các bên có liên quan khác, tài liệu này đƣợc soạn
thảo bởi một nhóm tƣ vấn, và các kiến nghị đƣa ra trong tài liệu này không phải đại diện
cho quan điểm của MRC. Bất cứ và tất cả quan điểm, các kết luận, và các kiến nghị của
MRC sẽ đƣợc đƣa ra trong các báo cáo của MRC.
Thông tin về Sáng kiển của MRC về Thủy điện bền vững (ISH) và việc thực hiện Đánh giá
môi trƣờng chiến lƣợc của các dự án trên dòng chính có thể đƣợc tìm thấy trên trang web
của MRC:
website: và tp://www.mrcmekong.org/ish/SEA.htm
Tuyên bố sau đây về vị trí của MRC đối với các đập thủy điện dòng chính đƣợc đăng trên
trang web của MRC vào năm 2009.
Vị trí của MRC đối với các đập thủy điện dự kiến trên dòng chính trong lƣu vực
Mekong
Mười hai dự án thủy điện đang được đề xuất bởi những nhà đầu tư tư nhân đối với dòng
chính của Sông Mekong. Hiệp định Mekong 1995 đòi hỏi rằng những dự án như thế phải
được thảo luận một cách rộng rãi giữa tất cả 4 quốc gia trước khi bất cứ quyết định nào
được đưa ra. Thảo luận này, do MRC tạo điều kiện, sẽ xem xét tất cả các tác động về xã
hội, môi trường, và tác động liên ngành trong vùng Hạ lưu vực Mekong. Cho đến nay, một
dự án dòng chính đã đến giai đoạn thông báo và tham vấn trước, theo yêu cầu của Hiệp
định Mekong. MRC đã tiến hành các nghiên cứu diện rộng về các hệ quả đối với thủy sản
và sinh kế của người dân và thông tin này có thể được tiếp cận rộng rãi, thí dụ báo cáo của
cuộc họp nhóm chuyên gia về đập và thủy sản. MRC hiện đang tiến hành một Đánh giá môi
trường chiến lược (SEA) của các đập dự kiến trên dòng chính Mekong để tạo sự hiểu biết về
các cơ hội và rủi ro của sự phát triển như thế.
Sự đối thoại về các dự án dự kiến này với các chính phủ, các hội đoàn dân sự, và khu vực tư
nhân hiện đang được MRC tạo điều kiện và tất cả các nhận xét nhận được đang được xem
xét.
Soạn thảo bởi: ICEM Australia
Soản thảo cho: Mekong River Commission
Copyright: © 2010 Mekong River Commission
Thông tin trích dẫn: ICEM, 2010, MRC Strategic Environmental Assessment (SEA) of
hydropower on the Mekong mainstream, Hanoi, Viet Nam.
Thông tin thêm: www.icem.com.au |
ICEM Australia International Center for Environmental Management
14A Wallis Avenue,
Glen Iris, Victoria 3146, Australia
Ảnh bìa: Mekong River Commission, 2010; Zeb Hogan, 2009; Peter‐John
Meynell, 2010, Peter Ward, 2003
Về Đánh giá môi trường chiến lược (SEA) của thủy điện dòng chính Mekong.
Ủy hội Mekong quốc tế (MRC) là một tổ chức lưu vực sông liên chính phủ tạo một khung
thể chế cho việc thực hiện Hiệp định 1995 về hợp tác khu vực trong lưu vực Mekong. Các
chính phủ Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam đã ký Hiệp định Hợp tác vì Phát triển bền
vững của Lưu vực sông Mekong. Các quốc gia đồng ý cùng quản lý nguồn tài nguyên nước
chia sẻ của họ bằng việc hợp tác một cách xây dựng, cùng có lợi vì sự phát triển, sử dụng,
bảo tồn, và quản lý bền vững nước và các tài nguyên liên quan của Lưu vực sông Mekong.
Xoá đói giảm nghèo như là một đóng góp cho các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ cũng là
một ưu tiên. Hai quốc gia ở phía thượng nguồn của lưu vực Mekong, Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa và Liên bang Myanmar, là các đối tác đối thoại của MRC.
Trong một khu vực đang trãi qua sự thay đổi và sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, MRC
xem sự phát triển thủy điện trên dòng chính Mekong là một trong những vấn đề mang tính
chiến luợc quan trọng nhất đối với khu vực Hạ lưu vực Mekong. Thông qua kiến thức tích
lũy trong tất cả các chương trình của MRC, MRC đã ủy thác Nghiên cứu Đánh giá môi
trường chiến lược (SEA) này để hỗ trợ cho các quốc gia thành viên để làm việc với nhau và
đưa ra những quyết định tốt nhất cho lưu vực.
Mười hai dự án thủy điện đã được đề xuất cho các đoạn dòng chính sông Mekong thuộc
Lào, Lào-Thái, và Campuchia. Việc thực hiện bất cứ hoặc tất cả các dự án thủy điện dòng
chính nào ở vùng Hạ lưu vực Mekong đều có thể có những tác động môi trường, kinh tế xã
hội sâu sắc và vươn xa đối với tất cả 4 quốc gia ven sông.
Nghiên cứu SEA này nhắm đến việc xác định các cơ hội và các rủi ro, cũng như sự đóng
góp của các dự án dự kiến này đối với sự phát triển khu vực, thông qua đánh giá các chiến
lược phát triển thủy điện dòng chính khác nhau. Cụ thể, SEA tập trung vào sự phân bố các
tổn thất và lợi ích trong toàn khu vực liên quan đến phát triển kinh tế, sự bình đẳng xã hội
và bảo vệ môi trường. Như vậy, SEA hỗ trợ cho quá trình Quy hoạch phát triển lưu vực
(viết tắt là BDP) thông qua việc bổ sung cho sự đánh giá BDP của MRC trong các kịch bản
phát triển toàn lưu vực với sự phân tích chiều sâu hơn về các cơ hội và các rủi ro đối với tất
cả các ngành và ngành năng lượng, của các dự án dòng chính dự kiến trong vùng Hạ lưu
vực.
SEA được điều phối thông qua Sáng kiến Thủy điện bền vững (ISH) của MRC, và làm việc
với tất cả các chương trình của MRC. SEA trực tiếp tăng cường thông tin nền và khung
đánh giá cho việc rà soát của chính phủ sau này đối với các Báo cáo Đánh giá tác động
môi trường từng dự án cụ thể sau này do các nhà đầu tư soạn thảo. Nó cũng cung cấp
thông tin về việc MRC có thể tăng cường hỗ trợ các quốc gia thành viên một cách tốt nhất
như thế nào khi quy trình chính thức theo Hiệp định 1995 về Tham vấn trước đối với bất cứ
dự án dòng chính nào được kích hoạt (ví dụ: Quy trình Thông báo, Tham vấn trước, và
Thỏa thuận (PNPCA). Các kết quả của SEA cũng sẽ cung cấp thông tin về các bước mà
các chương trình MRC có thể xem xét trong Giai đoạn Chiến lược kế tiếp của MRC (2011-
2015) để giúp giải quyết những lổ hổng về kiến thức và các lĩnh vực còn chưa chắc chắn và
những rủi ro chính liên quan đến các dự án dòng chính.
SEA bắt đầu từ tháng 5, 2009 và đã hoàn tất sau 16 tháng với việc nộp báo cáo cuối cùng
cùng với các kiến nghị vào tháng 9, 2010. Tài liệu này là bản cuối cùng trong một chuỗi
các tài liệu phát sinh từ một chương trình tham vấn sâu trong vùng Hạ lưu vực Mekong và
các phân tich chi tiết của chuyên gia về các vấn đề liên quan đến phát triển thủy điện trên
dòng chính Mekong. Các tài liệu SEA đã được phổ biến dần dần cho công chúng nhận xét,
để cho sự tham gia của các bên có liên quan có thể đóng góp một cách có ý nghĩa. Một
danh sách đầy đủ các tài liệu hiện đang được đăng trong các trang về SEA của trang web
của MRC.
Nhóm SEA gồm có:
ICEM
T.S Jeremy Carew‐Reid Trƣởng nhóm & Chuyên gia về Biến đổi khí hậu
Ông Peter‐John Meynell Chuyên gia ĐTM và các hệ tự nhiên
T.S Eric Baran Chuyên gia về thủy sản (Trung tâm Cá thế giới)
T.S Elizabeth Mann Chuyên gia về các hệ xã hội
G.S. Peter Ward Kỹ sƣ thủy điện & Chuyên gia chính về thủy văn
Ông John Sawdon Chuyên gia kinh tế xã hội
T.S Benoit LaPlante Chuyên gia kinh tế môi trƣờng
T.S Carlos Yermoli Kỹ sƣ ngành điện
Ông Trần An Công Chuyên gia GIS
Ông Tarek Ketelsen Điều phối viên dự án & chuyên gia thủy văn
T.S Apichart Anukularmphai Trƣởng nhóm Thái Lan & Kỹ sƣ tài nguyên nƣớc
T.S Suppakorn Chinvanno Chuyên gia kinh tế xã hội (SEASTART)
T.S Kanokwan Manorom Chuyên gia sinh kế (MSSRC)
Bà Piyathip Eawpanich Điều phối viên Thái
T.S Nguyễn Hữu Thiện Trƣởng nhóm Việt Nam & chuyên gia đất ngập nƣớc
T.S Nguyễn Xuân Nguyên Chuyên gia kinh tế Việt Nam
T.S Nguyễn Văn Sản Chuyên gia về hệ thống trên cạn, Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Nga Điều phối viên, Việt Nam.
Ông Meng Monyrak Trƣởng nhóm Campuchia, chuyên gia về hệ thủy sinh
Ông Try Thuon Chuyên gia sinh kế, Campuchia
Ông Phaknakhone Rattana Trƣởng nhóm Lào, Chuyên gia cơ sở hạ tầng
Ông Sae Senpaty Nghiên cứu sinh kế, Lào
Ông Bounheuang Phantasith Chuyên gia về hệ tự nhiên, Lào
Nhóm SEA ghi nhận sự hỗ trợ vô cùng quan trọng mà họ nhận đƣợc từ hơn 100 cơ quan
chính phủ và các tổ chức phi chính phủ trong vùng Hạ lƣu vực Mekong. Nổ lực của họ
trong việc cung cấp thông tin, định phạm vi của SEA, và rà soát tiến độ là rất quan trọng đối
với sự thành công của quá trình 16 tháng đánh giá này.
Cụ thể, nhóm SEA ghi nhận sự hỗ trợ của các Ủy ban Mekong quốc gia Campuchia, Lào,
Thái Lan, và Việt Nam vì những nổ lực của họ trong việc tạo điều kiện cho các cuộc tham
vấn, và các chƣơng trình kỹ thuật của Ban thƣ ký Ủy hội Mekong quốc tế trong việc cung
cấp nguồn lực và thông tin cho nhóm SEA từ Ban thƣ ký.
Lời cám ơn đặc biệt là giành cho Sáng kiến Thủy điện bền vững (ISH) của MRC về vai trò
chính của họ trong việc điều phối công việc của SEA trong hệ thống MRC và MRCS, và
quá trình tham vấn với các bên có liên quan của MRC.
MỤC LỤC
TÓM TẮT .............................................................................................................................. 9
KIẾN NGHỊ CHÍNH CỦA NHÓM CHUYÊN GIA SEA ........................................... 32
PHẦN I: THỦY ĐIỆN TRÊN SÔNG MEKONG—CÁC DỰ ÁN ĐỀ XUẤT VÀ CÁC
PHƢƠNG ÁN CHIẾN LƢỢC ........................................................................................... 35
1. CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TRÊN SÔNG LAN THƢƠNG ...................................... 35
2 CÁC DỰ ÁN ĐỀ XUẤT TRÊN DÕNG CHÍNH MEKONG ....................................... 37
2.1 PHÂN NHÓM CÁC DỰ ÁN DÕNG CHÍNH ........................................................... 38
3 CÁC PHƢƠNG ÁN CHỌN LỰA CHIẾN LƢỢC CHO CÁC QUỐC GIA Ở HLV
MEKONG TRONG VIỆC XEM XÉT CÁC ĐỀ XUẤT DỰ ÁN DÕNG CHÍNH ........ 43
3.1 PHƢƠNG ÁN 1—KHÔNG XÂY CÁC ĐẬP TRÊN DÕNG CHÍNH ...................... 43
3.2 PHƢƠNG ÁN 2—HOÃN QUYẾT ĐỊNH VỀ TẤT CẢ CÁC ĐẬP DÕNG
CHÍNH MEKONG CHO MỘT THỜI HẠN XÁC ĐỊNH ............................................... 44
3.3 PHƢƠNG ÁN 3—XÂY DỰNG DẦN CÁC ĐẬP DÕNG CHÍNH MEKONG ........ 44
3.4 PHƢƠNG ÁN 4—PHÁT TRIỂN CÁC ĐẬP THỦY ĐIỆN THEO THỊ TRƢỜNG. 45
3.5 QUYẾT ĐỊNH CHỌN LỰA PHƢƠNG ÁN CHIẾN LƢỢC .............................. 45
PHẦN II: VAI TRÕ CỦA SEA VÀ BỐI CẢNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN .......... 47
4 SEA CHO CÁC DỰ ÁN ĐỀ XUẤT TRÊN DÕNG CHÍNH MEKONG ............... 47
4.1 MỤC ĐÍCH CỦA SEA ............................................................................................... 47
4.2 CÁC BƢỚC TRONG QUY TRÌNH SEA ................................................................. 48
4.3 CÁC CUỘC THAM VẤN VÀ TÀI LIỆU HÓA CỦA SEA ................................ 49
5 BỐI CẢNH LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN .............................................................. 50
5.1 CÁC GIAI ĐOẠN TRONG VIỆC LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN DÕNG CHÍNH
MEKONG ......................................................................................................................... 50
5.2 QUY TRÌNH PNPCA (THÔNG BÁO, THAM VẤN TRƢỚC, VÀ ĐỒNG
THUẬN) CỦA MRC ........................................................................................................ 53
5.3 CÁC NGUYÊN LÝ BỀN VỮNG CHO CÁC QUỐC GIA VÙNG HLV ĐƢỢC
ÁP DỤNG TRONG SEA.................................................................................................. 54
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ THÔNG TIN NỀN ........................................ 55
6. CÁC KỊCH BẢN PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN ....................................................... 55
6.1 PHƢƠNG PHÁP CỦA SEA ................................................................................ 57
7. CÁC HỆ THỐNG ĐIỆN ............................................................................................ 58
7.1 THÔNG TIN NỀN ...................................................................................................... 58
7.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ................................................................................... 63
8 CÁC HỆ THỐNG KINH TẾ .......................................................................................... 69
8.1 THÔNG TIN NỀN .......................................................................................................... 69
8.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ........................................................................................... 72
9 CHẾ ĐỘ THỦY VĂN VÀ PHÙ SA ............................................................................ 81
9.1 THÔNG TIN NỀN ................................................................................................ 82
9.1. NƠI ĐẾN VÀ VẬN CHUYỂN PHÙ SA MỊN ......................................................... 87
9.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ..................................................................................... 88
10 CÁC HỆ TRÊN CẠN .................................................................................................... 99
10.1 THÔNG TIN NỀN .................................................................................................... 99
10.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ....................................................................................... 101
11 CÁC HỆ THỦY SINH .......................................................................................... 105
11.1 THÔNG TIN NỀN .......................................................................................... 105
11.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG .................................................................................. 108
12 THỦY SẢN ................................................................................................................... 115
12.1 THÔNG TIN NỀN .................................................................................................. 115
12.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ....................................................................................... 118
13 CÁC HỆ XÃ HỘI......................................................................................................... 128
13.1 THÔNG TIN NỀN .................................................................................................. 128
13.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ....................................................................................... 130
14. GIAO THÔNG THỦY ............................................................................................... 137
14.1 THÔNG TIN NỀN .................................................................................................. 137
14.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ....................................................................................... 139
15. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU................................................................................................. 143
15.1 THÔNG TIN NỀN .................................................................................................. 143
15.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ....................................................................................... 145
16. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÓM THẢO LUẬN QUỐC
GIA ..................................................................................................................................... 147
17. TÓM TẮT TẦM QUAN TRỌNG CỦA TÁC ĐỘNG VÀ TIỀM NĂNG KHẮC
PHỤC ................................................................................................................................. 150
18. CÁC VẤN ĐỀ CHIẾN LƢỢC LỚN ........................................................................ 155
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 156
19 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 156
19.1 NHỮNG ĐIỀU CHƢA CHẮC CHẮN VỀ NHỮNG MỐI QUAN TÂM CHIẾN
LƢỢC ............................................................................................................................. 156
19.2 PHÁT ĐIỆN............................................................................................................ 159
19.3 PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ GIẢM NGHÈO ....................................................... 160
19.4 SỰ ĐA DẠNG VÀ TOÀN VẸN CỦA HỆ SINH THÁI ....................................... 161
19.5 AN NINH LƢƠNG THỰC VÀ THỦY SẢN......................................................... 161
19.6 CÁC HỆ XÃ HỘI—SINH KẾ VÀ VĂN HÓA SỐNG ......................................... 162
19.7 TÓM TẮT CÁC KẾT LUẬN ................................................................................ 162
20 CÁC HÀNH ĐỘNG CẦN THIẾT LIÊN QUAN ĐẾN MỖI PHƢƠNG ÁN CHIẾN
LƢỢC ................................................................................................................................. 163
21 KIẾN NGHỊ CHÍNH CỦA SEA ................................................................................. 165
22 KIẾN NGHỊ CHO PHƢƠNG ÁN CHIẾN LƢỢC 2--HOÃN ................................. 165
22.1 HOÃN NHƢ LÀ MỘT CHIẾN LƢỢC SÁNG TẠO ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG CỦA DÕNG CHÍNH ................................................................................ 165
22.2 LỘ TRÌNH CHO GIAI ĐOẠN HOÃN .................................................................. 166
22.3 TÌM CÁC NGUỒN NĂNG LƢỢNG THAY THẾ ................................................ 166
22.4 KẾ HOẠCH CHO THỦY ĐIỆN DÕNG CHÍNH MEKONG ............................... 167
22.5 THỂ CHẾ VÀ NĂNG LỰC ................................................................................... 167
22.6 LÀM CHO THỦY ĐIỆN BỀN VỮNG HƠN ........................................................ 168
22.7 KHUNG HOÃN 10 NĂM ...................................................................................... 169
23 HỆ QUẢ CỦA VIỆC CHỌN PHƢƠNG ÁN CHIẾN LƢỢC 1—KHÔNG CÓ ĐẬP
DÒNG CHÍNH .................................................................................................................. 169
24 NHỮNG HỆ QUẢ CỦA VIỆC CHỌN PHƢONG ÁN CHIẾN LƢỢC 3 VÀ 4—
XÂY DỰNG DẦN VÀ XÂY DỰNG THEO THỊ TRƢỜNG ........................................ 170
25 ƢU TIÊN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC KIẾN NGHỊ ................................... 171
25.1 CÁC NGHIÊN CỨU CẦN THIẾT ........................................................................ 171
25.2 CÁC CHÍNH SÁCH VÀ HƢỚNG DẪN CẦN THIẾT ......................................... 172
25.3 CÁC SẮP XẾP THỂ CHẾ VÀ XÂY DỰNG NĂNG LỰC CẦN THIẾT ............. 172
25.4 CẢI THIỆN THIẾT KẾ THỦY ĐIỆN VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÁC
ĐỘNG ............................................................................................................................. 173
25.5 CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ AN TOÀN XÃ HỘI VÀ MÔI TRƢỜNG ................ 173
26 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC QUỐC GIA ............................................................... 174
26.1 CAMPUCHIA......................................................................................................... 175
26.2 LÀO ........................................................................................................................ 176
26.3 THÁI LAN ...................................