Đánh giá sinh trưởng và tổng kết kinh nghiệm gây trồng một số loài cây gỗ bản địa trồng dưới tán rừng tại Trung tâm Khoa học và sản xuất Lâm nghiệp Đô

Trong sự phát triển của xã hội loài người, rừng được coi là một nguồn tài nguyên có vai trò vô cùng quan trọng bởi những ảnh hưởng mang tính toàn cầu của nó. Rừng không chỉ cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ mà còn có nhiều ý nghĩa lớn hơn ơ trong nhiều lĩnh vực như: Bảo vệ môi trường sinh thái, du lịch cảnh quan, nghiên cứu khoa học, các giá trị nhân văn, .v.v.Tuy nhiên, sự tàn phá rừng trong những năm gần đây đã ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống con người, mất rừng gây nên sự biến đổi theo hướng tiêu cực của khí hậu toàn cầu, đất đai bị rửa trôi xói mòn nặng nề, các lòng sông lòng hồ bị bồi lấp, an ninh lương thực bị đe doạ, các sản phẩm từ rừng đang dần bị cạn kiệt trong khi nhu cầu của xã hội luôn tăng theo thời gian,.v.v. Đứng trước tình hình đó, trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, việc khôi phục lại lớp thảm thực vật đã bị mất đi đang được coi là một yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết với một yêu cầu bắt buộc là lớp thảm thực vật gây trồng được phải đảm bảo chức năng bền vững lâu dài. Trong những năm gần đây, chính phủ đã có nhiều chương trình xúc tiến đẩy mạnh quá trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc và trồng rừng kinh tế với hiệu quả ban đầu tương đối khả quan. Song do chạy theo xu thế phát triển kinh tế, vốn đầu tư còn hạn chế nên các chương trình trồng rừng ở nước ta mới chỉ tập trung vào các loài cây mọc nhanh như: Keo, Bạch đàn, Bồ đề,.v.v.những loài cây này mới chỉ đáp ứng được mục tiêu kinh tế chứ đáp ứng được các yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, tính bền vững chưa cao. Trong chiến lược phát triển Lâm nghiệp, nghành Lâm nghiệp đã chú trọng đến việc bảo tồn và phát triển các loài cây bản địa đang ngày càng bị thu hẹp lại về cả diện tích cũng như số loài do những hiểu biết về chúng ngày càng được hé mở. Ngày nay, người ta đã biết được những lợi ích to lớn mà các loài cây bản địa mang lại, không chỉ đơn thuần là cung cấp lâm đặc sản mà chúng còn là những loài cây "của tự nhiên", có sự phát sinh và tiến hoá trong thời gian dài nên có khả năng thích nghi cao với điều kiện nơi mọc và có tính bền vững cao, "thân thiện với môi trường sinh thái". Ngoài ra, chúng mang những ý nghĩa nhân văn to lớn trong đời sống của các cộng đồng dân cư sống gần rừng, gắn liền với kiến thức bản địa và phong tục tập quán của họ, do vậy việc đem gây trồng chúng cũng sẽ có nhiều thuận lợi hơn.

doc59 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1939 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá sinh trưởng và tổng kết kinh nghiệm gây trồng một số loài cây gỗ bản địa trồng dưới tán rừng tại Trung tâm Khoa học và sản xuất Lâm nghiệp Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên