Đánh giá sự phù hợp của chính sách nông nghiệp Việt Nam với các qui định trong hiệp định khu vực và đa phương

Ngày nay, “Hội nhập”đã trở thành một khái niệm quen thuộc ở Việt Nam trong thời kỳ đất nước đang thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu thông qua các hiệp định thương mại khác nhau. Hội nhập với nền kinh tế thế giới đã trở thành một chiến lược trọng yếu của Chính phủ Việt Nam khi đất nước đang từng bước nhận thức được tầm quan trọng của việc mở cửa. Những thành tựu đạt được trong 18 năm kể từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới đã cho thấy rằng hội nhập kinh tế thế giới là một trong những động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng bền vững nền kinh tế đất nước. Nước ta đang trong tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới. Quá trình này đã được đánh dấu bởi các sự kiện đáng nhớ như năm 1995 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 3 năm sau vào năm 1998-là thành viên của Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Cũng vào thời điểm đó, Việt Nam đã chuẩn bị các tài liệu và tiến hành đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ năm 1995. Hiện nay, Hiệp định thương mại song phương với Mỹ đã có hiệu lực trong khi đó theo cam kết thực hiện AFTA (Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN) mức thuế ở đại đa số các dòng thuế (khoảng 95%) đối với hàng nhập khẩu ASEAN giảm xuống hầu hết là 20% bắt đầu từ năm 2003 với mục tiêu đến năm 2006 đa số các dòng thuế ở mức 0-5%. Ngoài ra, Việt Nam đã tích cực triển khai các vòng đàm phán đa phương cũng như song phương với các nước thành viên của WTO. Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần khẳng định những cam kết của mình với tất cả những nỗ lực để có thể gia nhập WTO vào cuối năm 2005. Nằm trong phạm vi cam kết của Việt Nam về những hiệp định thương mại này, nông nghiệp là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất và thu hút được nhiều sự quan tâm. Bằng việc tham gia các hiệp định thương mại song phương và đa phương, Việt Nam sẽ thực hiện cam kết các điều khoản của những hiệp định này và để ngành nông nghiệp chịu sự cạnh tranh trong khuôn khổ các qui định về thương mại. Như vậy, các chính sách, hoạt động và thậm chí là cơ cấu tổ chức của Chính phủ sẽ được cộng đồng quốc tế xem xét một cách kỹ lưỡng vì chúng phải phù hợp với các nguyên tắc và qui định của WTO cũng như các tổ chức thương mại khu vực khác.

doc69 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2342 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá sự phù hợp của chính sách nông nghiệp Việt Nam với các qui định trong hiệp định khu vực và đa phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ((( DỰ ÁN "TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CHO NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - SCARDSII" BÁO CÁO NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CỦA CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VỚI CÁC QUI ĐỊNH TRONG HIỆP ĐỊNH KHU VỰC VÀ ĐA PHƯƠNG Tháng 1, 2005 MỤC LỤC Giới thiệu 4 CHƯƠNG 1 - CÁC QUI ĐỊNH TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI KHU VỰC VÀ ĐA PHƯƠNG VỀ NÔNG NGHIỆP 6 I. ATFA 6 II. WTO 7 1. AoA 8 2. Hiệp định SPS và Hiệp định TBT 13 3. Doanh nghiệp thương mại Nhà nước (STEs) 16 4. Sở hữu trí tuệ trong Thương mại Nông nghệp 17 CHƯƠNG 2 - CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP HIỆN HÀNH CỦA VIỆT NAM VÀ NHỮNG MÂU THUẪN TIỀM ẨN VỚI CÁC NGHĨA VỤ THỰC HIỆN 20 I. Tình hình thực hiện AFTA của Việt Nam 20 II. Thuế quan trong nông nghiệp 21 III. Các biện pháp phi thuế quan 25 IV. Hỗ trợ trong nước 28 V. Hỗ trợ xuất khẩu 30 4. Doanh nghiệp thương mại nhà nước 32 VI. Những qui định về kiểm dịch 34 VII. Các qui định về sở hữu trí tuệ trong nông nghiệp 37 CHƯƠNG 3 – KHÓ KHĂN MÀ NHỮNG NƯỚC ĐANG GIA NHẬP GẶP PHẢI 38 CHƯƠNG 4 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 50 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AFTA  Khu vực mậu dịch tự do ASEAN   AMS  Tổng khối lượng hỗ trợ gộp   AOA  Hiệp định Nông nghiệp   ASEAN  Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á   CEPT  Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung   Codex  Ủy ban An toàn thực phẩm   DCs  Các nước đang phát triển   DSU  Cơ quan giải quyết tranh chấp   FAO  Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc   GATS  Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ   GATT  Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại   GEL  Danh mục loại trừ hoàn toàn (trong khuôn khổ CEPT)   GOV  Chính phủ Việt Nam   GSO  Tổng cục Thống kê   HS  Danh mục Hài hòa hàng hóa   IL  Danh mục cắt giảm ngay (trong khuôn khổ CEPT)   IOE  Văn phòng dịch tễ quốc tế   IP  Sở hữu trí tuệ   IPPC  Công ước Bảo vệ thực vật quốc tế   IPRs  Quyền sở hữu trí tuệ   LDCs  Các nước kém phát triển   MARD  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn   MFN  Đối xử tối huệ quốc   MPI  Bộ Kế hoạch và Đầu tư   NT  Đãi ngộ quốc gia   NTBs  Các rào cản phi thuế   QRs  Hạn chế định lượng   SCM  Các biện pháp trợ cấp và đối kháng   SL  Danh mục nhạy cảm (trong khuôn khổ CEPT)   SPS  Vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch   SSG  Tự vệ đặc biệt   STEs  Doanh nghiệp thương mại Nhà nước   S&DT  Đối xử đặc biệt và khác biệt   TBT  Hàng rào kỹ thuật trong thương mại   TEL  Danh mục loại trừ tạm thời (trong khuôn khổ CEPT)   TRIMs  Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại   TRIPs  Các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ   UAPs  Các nông sản chưa qua chế biến (trong khuôn khổ CEPT)   WIPO  Tổ chức về quyền sở hữu trí tuệ thế giới   WB  Ngân hàng thế giới   WTO  Tổ chức thương mại thế giới   WTO Agreement  Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới   Giới thiệu Ngày nay, “Hội nhập”đã trở thành một khái niệm quen thuộc ở Việt Nam trong thời kỳ đất nước đang thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu thông qua các hiệp định thương mại khác nhau. Hội nhập với nền kinh tế thế giới đã trở thành một chiến lược trọng yếu của Chính phủ Việt Nam khi đất nước đang từng bước nhận thức được tầm quan trọng của việc mở cửa. Những thành tựu đạt được trong 18 năm kể từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới đã cho thấy rằng hội nhập kinh tế thế giới là một trong những động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng bền vững nền kinh tế đất nước. Nước ta đang trong tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới. Quá trình này đã được đánh dấu bởi các sự kiện đáng nhớ như năm 1995 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 3 năm sau vào năm 1998-là thành viên của Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Cũng vào thời điểm đó, Việt Nam đã chuẩn bị các tài liệu và tiến hành đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ năm 1995. Hiện nay, Hiệp định thương mại song phương với Mỹ đã có hiệu lực trong khi đó theo cam kết thực hiện AFTA (Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN) mức thuế ở đại đa số các dòng thuế (khoảng 95%) đối với hàng nhập khẩu ASEAN giảm xuống hầu hết là 20% bắt đầu từ năm 2003 với mục tiêu đến năm 2006 đa số các dòng thuế ở mức 0-5%. Ngoài ra, Việt Nam đã tích cực triển khai các vòng đàm phán đa phương cũng như song phương với các nước thành viên của WTO. Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần khẳng định những cam kết của mình với tất cả những nỗ lực để có thể gia nhập WTO vào cuối năm 2005. Nằm trong phạm vi cam kết của Việt Nam về những hiệp định thương mại này, nông nghiệp là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất và thu hút được nhiều sự quan tâm. Bằng việc tham gia các hiệp định thương mại song phương và đa phương, Việt Nam sẽ thực hiện cam kết các điều khoản của những hiệp định này và để ngành nông nghiệp chịu sự cạnh tranh trong khuôn khổ các qui định về thương mại. Như vậy, các chính sách, hoạt động và thậm chí là cơ cấu tổ chức của Chính phủ sẽ được cộng đồng quốc tế xem xét một cách kỹ lưỡng vì chúng phải phù hợp với các nguyên tắc và qui định của WTO cũng như các tổ chức thương mại khu vực khác. Cùng với nỗ lực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) về sửa đổi các qui định và chính sách liên quan đến nông nghiệp, mục đích của báo cáo này là tăng cường sự hiểu biết về các chính sách nông nghiệp Việt Nam từ đó xác định cụ thể những chính sách nào có thể tạo ra mâu thuẫn với qui định trong các hiệp định thương mại khu vực và đa phương. Mục tiêu tổng quát của báo cáo là đề xuất những sửa đổi về mặt chính sách, pháp luật phù hợp với những nghĩa vụ mà Việt Nam sẽ phải thực hiện với các đối tác thương mại của mình và đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp của đất nước. Chương 1 của báo cáo mô tả một bức tranh tổng thể về các nghĩa vụ Việt Nam phải thực hiện khi gia nhập Khu vực Thương mại Mậu dịch Tự do ASEAN cũng như các qui định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) liên quan đến nông nghiệp. Chương 2 mô tả các qui định và văn bản luật hiện hành về nông nghiệp và cố gắng chỉ ra những mâu thuẫn tiềm ẩn nào có thể xảy ra. Chương 3 miêu tả những khó khăn mà các nước đang đàm phán gia nhập gặp phải kể từ khi tổ chức WTO ra đời. Chương cuối cùng trình bày những khuyến nghị về sửa đổi các qui định, chính sách ở cấp độ quốc gia nhằm thúc đẩy sự phát triển nền nông nghiệp Việt Nam và phù hợp với cam kết quốc gia trong các hiệp định thương mại. CHƯƠNG 1 - CÁC QUI ĐỊNH TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI KHU VỰC VÀ ĐA PHƯƠNG VỀ NÔNG NGHIỆP ATFA Tháng 7/1995, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các Quốc gia khu vực Đông Nam Á (ASEAN). Cho đến nay, ASEAN vẫn là diễn đàn khu vực về hợp tác kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam. Lĩnh vực trọng tâm của hợp tác ASEAN là Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA). Mục tiêu chính là giảm thuế nhập khẩu trong AFTA xuống còn 0-5% và dỡ bỏ tất cả những hạn chế về thương mại khác, đặc biệt là hàng rào phi thuế quan cho hầu hết các nhóm hàng được trao đổi giữa các nước ASEAN đến năm 2003 đối với các nước thành viên cũ (đối với Việt Nam là 2006, Lào và Myanmar là 2008 và Campuchia là 2009). Nội dung cơ bản của AFTA là cam kết giảm thuế cho các mặt hàng thương mại nội khối theo Chương trình Ưu đãi Thuế quan có Hiệu lực chung (CEPT). Hiệp định thực hiện CEPT đưa ra một cơ chế để cắt giảm dần thuế quan theo mục tiêu này, xác định ra bốn nhóm ngành hàng như sau: Danh mục cắt giảm thuế (IL) bao gồm các sản phẩm mà mức thuế cho những sản phẩm này sẽ phải giảm xuống 0-5% vào tháng 1/2003 (cho Việt Nam là 2006). Để đảm bảo một chương trình cắt giảm thuế quan diễn ra đều đặn, không dồn vào cuối giai đoạn, các mức thuế đã được thống nhất là phải được giảm ít nhất 3 năm 1 lần và mỗi lần cắt giảm tối thiểu là 5%; Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) bao gồm các nhóm hàng loại trừ tạm thời khỏi việc cắt giảm thuế nhưng từng bước sẽ phải đưa vào trong IL theo 5 bước bằng nhau trong giai đoạn 5 năm từ 1/1/1996 đến 1/1/2000 (từ năm 1999 đến 2003 áp dụng với Việt Nam); Riêng sản phẩm Nông nghiệp chưa qua chế biến (UAPs) ngoài việc được đưa vào danh mục IL và TEL như các sản phẩm khác thì còn có Danh mục Nhạy cảm (SL). UAPs trong Danh mục Nhạy cảm sẽ phải tham gia vào CEPT vào năm 2010 đối với các nước thành viên cũ. Lịch trình cụ thể vẫn tiếp tục được đàm phán; Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL) bao gồm các loại hàng hoá mà cuối cùng sẽ được loại trừ khỏi việc thực hiện cắt giảm thuế. Một đặc điểm quan trọng khác của AFTA đó là sự tiếp cận toàn diện để giải quyết những vấn đề thương mại khác ngoài thuế quan. Những cam kết và lĩnh vực hợp tác quan trọng là: hài hoà hoá danh mục thuế quan; cải tiến công tác định giá hải quan; xoá bỏ các rào cản phi thuế; hài hoà hoá các tiêu chuẩn sản phẩm và sự thừa nhận đa bên về giấy chứng nhận sản phẩm; tự do hoá thương mại trong lĩnh vực dịch vụ, dỡ bỏ các hạn chế trong giao dịch ngoại hối gây ảnh hưởng đến trao đổi hàng hoá thuộc chương trình CEPT và tạo ra một khu vực đầu tư thông thoáng. Ngoài chương trình cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ những hạn chế định lượng (QRs) và các rào cản phi thuế (NTBs) cũng là những nội dung quan trọng trong CEPT. Hiệp định này yêu cầu ngay lập tức phải xoá bỏ QRs đối với tất cả các sản phẩm thuộc IL ngay khi sản phẩm tham gia CEPT. Tất cả NTBs khác, kể cả phí hải quan và những hạn chế kỹ thuật sẽ được xoá bỏ dần trong một giai đoạn kéo dài 5 năm sau khi sản phẩm tham gia CEPT. Phí hải quan và tiêu chuẩn kỹ thuật được ưu tiên xem xét bởi sự phổ biến của chúng trong khối ASEAN. Phí hải quan là phí biên giới cộng với thuế hải quan thông thường được áp dụng để lấy doanh thu hoặc trong một số trường hợp có thể tăng cường bảo hộ các ngành sản xuất trong nước. Tất cả phí hải quan gây ảnh hưởng đến các mặt hàng trong CEPT đều được yêu cầu phải dỡ bỏ đến cuối năm 1996. Các hàng rào kỹ thuật là những qui định và tiêu chuẩn về chất lượng, độ an toàn, kiểu dáng, đóng gói, thử nghiệm và dán nhãn sản phẩm. Những hàng rào kỹ thuật dưới dạng các tiêu chuẩn này sẽ được hài hoà hoá (nếu không sẽ bị xoá bỏ) không muộn hơn năm 2003. WTO Tháng 7/1994, Việt Nam trở thành quan sát viên của Hiệp định chung về thuế quan và Thương mại (GATT) – Tổ chức tiền thân của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), và đến tháng 1/1995 đã chính thức đệ đơn xin gia nhập WTO. Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo nền móng cho sự phát triển chính sách thương mại khi đất nước bước sang thế kỷ 21. Rõ ràng là, để đáp lại những lợi ích thu được và cơ hội tiếp cận lớn hơn với thị trường của các nước thành viên WTO tạo ra cho các nhà xuất khẩu của những nước gia nhập (nếu không là ngay lập tức thì sau đó thông qua các vòng đàm phán), gia nhập WTO sẽ liên quan đến nhiều thay đổi về mặt chính sách sao cho phù hợp với các qui định, cũng như một số cam kết nhằm tạo ra cơ hội tiếp cận lớn hơn cho các thành viên WTO vào thị trường Việt Nam về hàng hoá, dịch vụ và vốn. Lĩnh vực chính mà trong đó các chính sách về nông nghiệp của Việt Nam sẽ cần phải phù hợp với qui định và nghĩa vụ WTO liên quan đến ba trụ cột trong Hiệp định Nông nghiệp của WTO, bao gồm những biện pháp làm bóp méo nhập khẩu, xuất khẩu và sản xuất trong nước. Trong các qui định của WTO, có hai nguyên tắc cơ bản nhất là Tối huệ quốc (MFN) và Đãi ngộ Quốc gia (NT). Điều khoản MFN qui định thuế quan và các nguyên tắc khác sẽ được áp dụng sao cho không có bất kỳ sự phân biệt nào giữa các quốc gia thành viên của WTO. Trong khi đó, Đãi ngộ Quốc gia cấm các quốc gia có sự phân biệt giữa hàng nhập khẩu với hàng sản xuất trong nước về thuế hải quan, phí, thuế trong nước hoặc áp dụng bất kỳ qui định nội bộ nào. Hiệp định nông nghiệp (AoA) Phạm vi chính sách trong Hiệp định nông nghiệp của WTO là rất rộng. Ngoại việc tác động đến thương mại, nó ảnh hưởng đến chính sách quản lý sản xuất, quan hệ sản xuất, chính sách xã hội. Và từ đó hình thành nên chính sách tổng thể về nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các vấn đề về bảo hộ, hỗ trợ và trợ cấp trong nông nghiệp vẫn là những vẫn đề đang được bàn cãi trong GATT trước đây và WTO. Từ đầu những năm 50, GATT đã cố gắng áp dụng những nguyên tắc cơ bản trong nông nghiệp, nhưng rõ ràng là đã thất bại. Tại các Vòng đàm phán thương mại đa phương Kennedy (1963-1967) và Tokyo (1973) đã mang lại những kết quả rất hạn chế về nông nghiệp. Chỉ đến Vòng Uruguay (1986-1994) mới đạt được những bước đột phá căn bản do các quốc gia đã cam kết mạnh mẽ việc đưa các qui tắc điều chỉnh thương mại nông nghiệp vào trong khuôn khổ các qui tắc áp dụng cho thương mại thế giới. Một trong những kết quả đáng kể đạt được trong Vòng đàm phán Uruguay (UR) là bắt đầu đưa các chính sách nông nghiệp vào thành khuôn khổ các qui định của GATT tương tự như với những chính sách áp dụng cho các sản phẩm công nghiệp. Hiệp định Nông nghiệp tại Vòng Uruguay bao gồm 3 nội dung chính: giảm trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp, tăng cường mở cửa thị trường nhập khẩu, và cắt giảm trợ cấp cho các nhà sản xuất trong nước mang tính bóp méo thương mại. Mục tiêu chính của Hiệp định là cải cách lại các nguyên tắc, luật lệ, chính sách nông nghiệp cũng như giảm bớt những bóp méo trong thương mại nông nghiệp gây ra bởi cơ chế bảo hộ nông nghiệp và hỗ trợ trong nước. Những công cụ bảo hộ này đã được áp dụng mạnh trong những thập kỷ gần đây, nhất là ở các quốc gia phát triển nhằm bảo hộ ngành nông nghiệp của mình từ áp lực mở cửa thị trường. Để làm được điều này, mục đích của Hiệp định là hạn chế những chính sách tạo bóp méo trong sản xuất và thương mại nông nghiệp ở phạm vi toàn cầu. Những chính sách này có thể được chia thành 3 lĩnh vực như sau: những hạn chế về tiếp cận thị trường, hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu. Mỗi lĩnh vực chính sách này được trình bày lần lượt trong các Điều và Phụ lục khác nhau trong các Hiệp định, và được đề cập trong phần nội dung Hiệp định là: Tiếp cận Thị trường (Điều 4); Cam kết về Hỗ trợ trong nước (Điều 6); và Cam kết về Trợ cấp Xuất khẩu (Điều 9). Những Điều khoản trên và các Điều, Phụ lục đi kèm đã xác định những chính sách nào thuộc lĩnh vực nào, và đề ra những nguyên tắc xây dựng chính sách ở những lĩnh vực đó. Cần phải nhấn mạnh rằng Hiệp định này là một văn bản pháp luật và như vậy những định nghĩa trong đó là mang tính khách quan. Tuy nhiên, cũng có những lĩnh vực đã không được định nghĩa một cách rõ ràng và như vậy có thể gây ra sự hiểu nhầm, đặc biệt là cho những nước đang gia nhập WTO. Hiệp định Nông nghiệp có những điều khoản ràng buộc về mặt pháp lý và là kết quả từ những nỗ lực mong đạt được sự đồng thuận từ những quan điểm khác nhau rõ rệt của các nước thành viên. Ý nghĩa của chúng đôi khi là không hẳn đã rõ ràng. Chính vì vậy, một chính sách hỗ trợ trong nước mà một số nhà quan sát/chuyên gia có thể hiểu là có tác động bóp méo thương mại thì trong Hiệp định lại có thể được định nghĩa như là không có tác động như vậy. Đơn cử như một số biện pháp hỗ trợ trong nước thuộc Hộp xanh lam mà một số nước phát triển đang áp dụng có thể gây tranh cãi về tác động bóp méo đối với thương mại và sản xuất nông nghiệp. Biểu nhân nhượng quốc gia Sự tập trung và mối quan tâm nhiều nhất hiển nhiên là thuộc về ba lĩnh vực xây dựng chính sách đã được chỉ ra, nhất là những vấn đề này được trình bày một cách cụ thể ở các phần trong AoA. Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng Hiệp định này không phải là văn bản có tính pháp lý duy nhất ra đời từ Vòng đàm phán Uruguay về nông nghiệp. Mặc dù AoA đưa ra những qui tắc và định nghĩa cơ bản về xây dựng chính sách nhưng bên trong nó vẫn không bao gồm những cam kết định lượng rõ ràng cho từng quốc gia và từng ngành hàng. Thay vào đó, những cam kết mang tính chất định lượng này là đối tượng chính được đưa ra trong Vòng Uruguay lại được quy định và đề ra trong Biểu nhân nhượng mà mỗi quốc gia ký kết Hiệp định phải đệ trình. Biểu nhân nhượng gồm cam kết của chính phủ mỗi nước thành viên, trên cơ sở từng mặt hàng về quan điểm của nước đó với các vấn đề quan tâm (thuế quan và phi thuế quan, hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu) trước khi đi vào thực hiện các điều khoản trong AoA, kèm theo một chương trình thể hiện cách thức thực hiện các điều khoản này. Biểu nhân nhượng là một phần không thể thiếu trong Hiệp định Nông nghiệp, và các từ ngữ cụ thể để thể hiện các cam kết cũng được bao gồm trong Biểu nhân nhượng: ví dụ như để giảm thuế cho những mặt hàng cụ thể ở mức xác định trong một khoảng thời gian qui định. Ngay khi những cam kết này được đưa ra, các nước thành viên có nghĩa vụ pháp lý phải thực hiện những cam kết này. (i) Mở cửa thị trường Các điều khoản và cam kết được qui định trong Hiệp định Nông nghiệp và Biểu nhân nhượng về mở cửa thị trường bao gồm một số nội dung quan trọng tạm thời được chia ra thành những lĩnh vực dưới đây: Thuế hóa, là nghĩa vụ chuyển tất cả những rào cản phi thuế (NTBs) đối với thương mại thành thuế quan tương ứng. Các điều khoản về mở cửa thị trường, trong đó bắt buộc các quốc gia giảm thuế nhập khẩu và nếu cần thiết áp dụng hạn ngạch để mở cửa thị trường . Các điều khoản tự vệ đặc biệt và đối xử đặc biệt về những trường hợp được miễn giảm khi thực hiện các cam kết trên. Thuế hoá và Giảm thuế Thuế hoá, hay nói cách khác là thay thế các NTBs bằng thuế quan, là một cơ chế quan trọng để đưa nông nghiệp vào trong khuôn khổ của GATT. Hành động này làm cho các chính sách thương mại nông nghiệp phù hợp với nguyên tắc của GATT về tính minh bạch, và về lâu dài là xoá bỏ một số tác động bóp méo mà NTBs tạo ra trong thương mại. Hiệp định có những điều khoản sau đây: (i) Yêu cầu các quốc gia chuyển tất cả NTBs hiện đang áp dụng sang thuế quan tương ứng được thiết lập trong một giai đoạn cơ sở; (ii) Yêu cầu các quốc gia có cam kết ràng buộc thuế áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp, điều này có nghĩa là mức thuế trong tương lai áp dụng cho một sản phẩm nào đó không thể vượt quá mức cam kết trong Biểu nhân nhượng đối với sản phẩm này. Nếu một quốc gia mong muốn tăng mức thuế cao hơn mức trần đã cam kết, quốc gia đó sẽ phải đàm phán lại với các nước thành viên có quan tâm và có thể phải chấp nhận một nhân nhượng tương ứng; (iii) Không khuyến khích áp dụng lại NTBs. Từ mức thuế cam kết làm cơ sở, các nước phát triển phải giảm thuế 36% theo bình quân và mục tiêu là giảm tối thiểu 15% của mỗi dòng thuế trong giai đoạn thực hiện là 6 năm kể từ năm 1995. Với những nước đang phát triển, các cam kết tương ứng về cắt giảm là 24% và 10% trong vòng 10 năm. Các cam kết khác về mở cửa Thị trường Các điều khoản về tiếp cận thị trường được qui định nhằm khuyến khích phát triển thương mại và duy trì các thị trường xuất khẩu hiện tại. AoA định ra những tiêu chí để giữ vững các cơ hội tiếp cận thị trường mà các nước phải đáp ứng sau khi thay đổi thuế quan: (i) các cơ hội tiếp cận hiện tại (được định nghĩa là khối lượng hàng nhập khẩu bằng mức nhập khẩu trung bình của giai đoạn cơ sở 1986-1988 sẽ được duy trì); và (ii) tạo ra các cơ hội tiếp cận tối thiểu (được định nghĩa là không được thấp hơn 3% mức tiêu thụ nội địa đối với sản phẩm đó trong giai đoạn cơ sở vào năm 1995, sau đó tăng lên 5% vào cuối năm 2000 với những nước phát triển và đến cuối năm 2004 cho các nước đang phát triển). Các điều khoản về tiếp cận thị trường này không áp dụng cho hàng hoá là sản phẩm chủ lực truyền thống của một nước đang phát triển. Những cơ hội mở cửa thị trường được đưa ra trong Vòng đàm phán Uruguay nhằm khuyến khích nhập khẩu các sản phẩm mà trước đây được bảo hộ bằng NTBs thông qua sử dụng hạn ngạch thuế quan (TRQs). TRQ là hệ thống thuế 2 mức tức là một mức thuế thấp sẽ được áp dụng cho một lượng hàng nhập khẩu nhất định (trong phạm vi hạn ngạch), nếu lượng hàng nhập khẩu vượt quá mức hạn ngạch này sẽ phải chịu mức thuế MFN thông thường. Trong khi mục đích ban đầu của hệ thống TRQ là hỗ trợ các nhà nhập khẩu
Luận văn liên quan