Đểphát triển công nghiệp tại địa phương và thực hiện phát triển công nghiệp
hoá, hiện đại hoá góp phần chuyển dịch cơcấu kinh tế, cơcấu lao động, tăng sản
phẩm xã hội và tăng nguồn thu ngân sách. UBND tỉnh đồng ý cho lập Dựán xây
dựng Nhà máy Nhiệt điện Lục Nam tại xã VũXá, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
NMNĐLục Nam chủyếu cung cấp điện cho phụtải địa phương, tiêu thụ
lượng than có cghất lượng xấu cho mỏthan Quảng Ninh, đồng thời tạo công ăn
việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội chung của địa phương.
Mặt khác, việc Công ty Cổphần Phát triển Năng lượng và Công nghiệp (EIC)
đầu tưxây dựng NMNĐLục Nam phù hợp với chủtrương đa dạng hoá phương
thức đầu tưvà kinh doanh điện, khuyến khích nhiều thành phần kinh tếtham gia
theo Quyết định số176/2004/QĐ– TTg của Thủtướng Chính phủvà Chiến lược
phát triển kinh tếngành điện Việt Nam giai đoạn 2004 – 2010, định hướng đến
năm 2020.
Xuất phát từnhững mục tiêu đó, NMNĐLục Nam đã được bổsung vào quy
hoạch phát triển điện lực Bắc Giang.
91 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4205 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện Lục Nam 50MW Xã Vũ Xá - Huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
I. XUẤT XỨ DỰ ÁN
Để phát triển công nghiệp tại địa phương và thực hiện phát triển công nghiệp
hoá, hiện đại hoá góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng sản
phẩm xã hội và tăng nguồn thu ngân sách. UBND tỉnh đồng ý cho lập Dự án xây
dựng Nhà máy Nhiệt điện Lục Nam tại xã Vũ Xá, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
NMNĐ Lục Nam chủ yếu cung cấp điện cho phụ tải địa phương, tiêu thụ
lượng than có cghất lượng xấu cho mỏ than Quảng Ninh, đồng thời tạo công ăn
việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương.
Mặt khác, việc Công ty Cổ phần Phát triển Năng lượng và Công nghiệp (EIC)
đầu tư xây dựng NMNĐ Lục Nam phù hợp với chủ trương đa dạng hoá phương
thức đầu tư và kinh doanh điện, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia
theo Quyết định số 176/2004/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chiến lược
phát triển kinh tế ngành điện Việt Nam giai đoạn 2004 – 2010, định hướng đến
năm 2020.
Xuất phát từ những mục tiêu đó, NMNĐ Lục Nam đã được bổ sung vào quy
hoạch phát triển điện lực Bắc Giang.
II. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ TÀI LIỆU KỸ THUẬT
II.1. Căn cứ pháp luật:
Báo cáo đánh giá tác động môi trường này dựa trên các văn bản pháp lý sau:
1. Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông
qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực ngày 1/7/2006.
2. Nghị định số 80/2006/NĐ – CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ về việc Hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Nghị định số 21/2008/ NĐ- CP, ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính
phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Bảo vệ
môi trường.
3. Nghị định số 81/2006/ NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về Xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.
4. Thông tư số 08/2006/TT – BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc hướng dẫn Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
5. Nghị quyết số 41- NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về Bảo vệ
môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
6. “Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam”( Chương trình
nghị sự số 21 của Việt Nam) ban hành kèm theo Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg
ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
7. Quyết định số 13/2006/QĐ- BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc Tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
giá môi trường chiến lược, Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi
trường.
8. Quyết định số 12/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc ban hành Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên
liệu sản xuất.
9. Quy chế quản lý CTR nguy hại được ban hành kèm theo Quyết định số
155/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/7/1999.
10. Công văn chấp thuận số : 1951/ UBND- KTN của UBND tỉnh Bắc Giang
về việc chuyển vị trí xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Yên Thế đến vị trí mới tại xã
Vũ Xá, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang với tên gọi là Nhà máy Nhiệt điện Lục
Nam.
II.2. Tiêu chuẩn Việt Nam.
1. Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam ban hành theo Quyết định số
22/2006/QĐ- BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường và các tiêu chuẩn Việt Nam khác có liên quan.
2. Các tiêu chuẩn Vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/
QĐ- BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y Tế ( bao gồm 21 tiêu chuẩn vệ
sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động và các tiêu chuẩn môi
trường lao động khác có liên quan)
II.3. Tài liệu kỹ thuật sử dụng trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Các tài liệu dưới đây được sử dụng trong Báo cáo:
1. Hồ sơ Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Lục Nam 50MW do
Viện Năng lượng thực hiện.
2. Báo cáo hiện trạng, đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực Dự án thuộc
xã Vũ Xá, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
3. Các số liệu về khí tượng thuỷ văn những năm gần đây do UBND tỉnh Bắc
Giang cung cấp.
4. Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2006.
5. Quyết định số 102/2007/QĐ – UBND ngày 20/12/2007 về việc ban hành
Bảng mức giá các loại đất năm 2008 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
6. Một số tài liệu về Công nghệ môi trường trong và ngoài nước.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Chủ đầu tư Dự án đã phối hợp với Trạm Quan trắc môi trường - Sở Tài nguyên
và Môi trường Bắc Giang tiến hành các bước cần thiết để lập Báo cáo ĐTM.
- Cơ quan tư vấn : Trạm Quan trắc môi trường - Sở Tài nguyên và Môi
trường Bắc Giang.
- Trạm trưởng : Vũ Đức Phượng
- Địa chỉ liên hệ : Thôn Đông Giang – xã Xương Giang – thành phố Bắc Giang.
- Điện thoại : (0240) 824.760/555734.
Trình tự thực hiện gồm các bước sau:
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
1. Nghiên cứu: “Báo cáo Dự án xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Lục Nam,
50MW thuộc xã Vũ Xá, huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang”.
2. Tổ chức thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Vũ
Xá - huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang.
3. Tổ chức khảo sát hiện trạng môi trường khu vực xây dựng Dự án, hiện
trạng môi trường các khu vực lân cận, chú ý khả năng gây ô nhiễm đến môi trường.
4. Tổ chức điều tra hiện trạng môi trường, đa dạng sinh học và các tác động
của Dự án ảnh hưởng đến môi trường sinh học.
5. Tổ chức khảo sát, lấy mẫu, phân tích, đánh giá chất lượng môi trường trường
không khí, môi trường nước trong khu vực dự kiến thực hiện Dự án và các vùng lân cận.
6. Trên cơ sở các số liệu điều tra, phân tích hiện trạng môi trường, tổng hợp
số liệu lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án.
Bảng 1: Danh sách thiết bị lấy mẫu, đo đạc, phân tích
TT Tên thiết bị Nước SX
Các thiết bị đo đạc và lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường không khí
1 Thiết bị lấy mẫu khí SKC PA 15330 Mỹ
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
2 Máy đo tốc độ gió Anh
3 Máy đo nhiệt độ, độ ẩm Mỹ
Các thiết bị đo bụi và tiếng ồn
4 Thiết bị đo tiếng ồn tích phân Mỹ
5 Thiết bị lấy mẫu bụi tổng số SL-15P Nhật
Các thiết bị lấy mẫu và phân tích nước
6 Tủ sấy Mỹ
7 Máy đo BOD5 Đức
8 Tủ ổn nhiệt BOD Mỹ
9 Máy so màu DR - 2000 Mỹ
Bảng 2: Danh sách cán bộ tham gia lập Báo cáo ĐTM
TT Họ và tên Chức vị, cơ quan, chuyên môn
1 KS. Vũ Đức Phượng Trạm trưởng - Trạm Quan trắc
Môi trường
2 KS. Ngô Quang Trường Phụ trách bộ phận
3 KS. Nguyễn Thị Thu Huyền Cán bộ
5 KTV. Nguyễn Văn Cường Cán bộ
6 KS. Hà Văn Huân Cán bộ
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
CHƯƠNG I
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
I.1. TÊN DỰ ÁN
Tên Dự án: “ Dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy Nhiệt điện Lục
Nam 50MW”.
I.2. CHỦ DỰ ÁN
Chủ Dự án: Công ty Cổ phần Phát triển Năng Lượng và Công nghiệp EIC.
Địa chỉ: Phố Thống nhất, thị trấn Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
Địa chỉ liên hệ: VPĐD Công ty Cổ phần Phát triển Năng Lượng và Công nghiệp
EIC, Số 7 - Ngõ 331/20 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Điện thoại: 04. 9725009 – Fax: 04 .9725008
Đại diện: Bà Nguyễn Thị Ninh
Chức danh: Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc.
I.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
Xã Vũ Xá là một xã miền núi nằm ở phía Nam huyện Lục Nam, có diện tích tự
nhiên là 1024,63 ha, chiếm 2,2% diện tích tự nhiên của huyện Lục Nam. Cách
trung tâm của huyện khoảng 10km theo quốc lộ 37 về phía Tây Nam. Danh giới
hành chính của xã như sau:
- Phía Bắc giáp xã Yên Sơn và xã Bắc Lũng.
- Phía Nam giáp xã Đan Hội.
- Phía Tây giáp huyện Yên Dũng - tỉnh Bắc Giang.
- Phía Đông giáp xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam.
Trên địa bàn xã ở phía Đông có Quốc lộ 37 chạy qua, với chiều dài 1,5 km,
tuyến đường này tạo điều kiện cho xã Vũ Xá giao lưu với các trung tâm huyện (TT
Đồi Ngô). Với vị trí của mình, Vũ Xá có điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai
cũng như các tiềm lực khác cho phát triển kinh tế - xã hội.
I.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
I.4.1. Quy mô công trình
Công trình NMNĐ Lục Nam dự kiến xây dựng với tổng diện tích khoảng 45
ha, công suất lắp máy là 50MW.
Phương án công nghệ lựa chọn là lò CFB và khử bụi tĩnh điện (ESP), chiều
cao ống khói 100m, cấu hình tổ máy: 01 lò hơi CFB, 01 tuabin, 01 máy phát và 01
máy biến áp.
I.4.2. Mô tả về công nghệ sản xuất
Công nghệ sản xuất điện của Nhà máy Nhiệt điện đốt than nói chung được mô
tả như sau:
Không khí nóng cùng than được đưa vào buồng đốt của lò hơi, tại đây các hạt
than sẽ bị cháy và giải phóng ra nhiệt năng. Nhiệt năng này truyền cho nước trong
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
các ống sinh hơi nằm ở thành ống đốt để tạo thành hơi nước. Hỗn hợp hơi và nước
sinh ra trong giàn ống sinh hơi được đưa lên bao hơi. Tại bao hơi, hơi bão hoà được
tách ra khỏi nước, phần nước còn lại được quay về đốt để gia nhiệt thành hơi quá
nhiệt có thông số nhiệt độ và áp suất cao để cấp cho tuabin hơi, làm quay tuabin và
roto của máy phát điện. Điện năng sinh ra từ máy phát điện được đưa qua máy biến
áp tăng áp rồi đưa lên lưới. Hơi nước sau khi quay tuabin được làm mát và ngưng
tụ tại bình ngưng thành nước ngưng, được bơm cấp trở lại lò hơi theo chu trình
khép kín.
Trong Nhà máy Nhiệt điện, lò hơi là một trong những thiết bị quan trọng nhất
và vận hành phức tạp. Với mục tiêu đốt than có chất lượng xấu, giảm ô nhiễm môi
trường, công nghệ đốt than được lựa chọn là công nghệ lò tầng sôi tuần hoàn
(CFB). Đây là công nghệ mới, đang rất phát triển vì than cháy sạch đáp ứng tốt các
yêu cầu theo TCVN về môi trường hiện hành và có nhiều ưu điểm cạnh tranh so
với các công nghệ cháy truyền thống khác do việc đốt than antraxit.
Với lò đốt tầng sôi CFB, khói lò có chứa SO2 sinh ra trong lò hơi được khử
trực tiếp bằng đá vôi đốt kèm than trong buồng đốt (sơ đồ cung cấp đá vôi trong
phụ lục 2).
Do nhiệt độ đốt trong lò thấp (800 – 9000C) và than được đốt trong lò trong
khoảng thời gian dài bằng phương pháp tái tuần hoàn triệt để nên than cháy kiệt, do
vậy hàm lượng oxit nitơ sinh ra trong lò thấp. Khói sau khi ra khỏi buồng đốt được
đưa qua hệ thống khác như các bộ sấy không khí, bộ hâm nước…để truyền nhiệt
cho hệ thống này nhằm tiết kiệm năng lượng. Sau đó, khói được đưa qua hệ thống
khử bụi tĩnh điện (ESP) để khử sạch bụi trước khi đi vào ống khói và thoát ra ngoài
khí quyển.
I.4.3. Các thiết bị chính của Nhà máy
1. Lò hơi:
- Kiểu: Tầng sôi tuần hoàn (CFB) với một bao hơi nhiều ngăn.
- Số lượng: 01.
- Năng suất hơi ở chế độ BMCR: 201T/h.
- Nhiệt độ hơi quá nhiệt: 5400C.
- Áp suất hơi quá nhiệt: 130kg/cm2.
- Nhiệt độ nước cấp: 2230C.
2. Tuabin:
- Kiểu: Ngưng hơi, có trích hơi gia nhiệt, trục đơn tuyến.
- Số lượng: 01/tổ máy.
- Công suất: 50MW.
- Tốc độ quay: 3000 vòng/phút.
- Nhiệt độ hơi vào: 5350C.
- Áp suất hơi vào: 126 kg/cm2.
- Nhiệt độ nước làm mát thiết kế: 300C.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
3. Máy phát:
- Kiểu: Kín, loại 3 pha đồng bộ với từ trường xoay chiều.
- Số lượng: 01
- Công suất: 50MW.
- Hệ số công suất: 0,85.
- Điện áp đầu cực: 11kV.
- Tốc độ: 3000 vòng/phút.
- Làm mát roto, stator: Bằng không khí (hoặc bằng nước).
4. Thiết bị điện:
Gồm hệ thống điện tự dùng và sân phân phối:
5. Các hạng mục phụ trợ:
a. Thiết bị khử bụi:
Dùng để khử sạch bụi trong khói thải đạt TCVN về Môi trường.
- Loại: Thiết bị khử bụi tĩnh điện (ESP).
- Số lượng: 02 cái cho 1 tổ.
- Hiệu suất khử bụi: 99,8%.
- Nồng độ bụi vào ESP: 75443,32 mg/Nm3.
- Nồng độ bụi ra khỏi ESP: 150,59 mg/Nm3.
b. Ống khói:
- Kết cấu: Vỏ bê tông cốt thép, bên trong là ống thép chịu axit để dẫn khói.
Bọc bên ngoài ống khói là lớp bảo ôn cách nhiệt.
- Hệ thống bảo vệ an toàn: Ống khói được lắp đặt hệ thống chống sét và bên
ngoài được sơn một lớp bảo vệ theo quy định và lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu để
đảm bảo an toàn về mặt hàng không.
- Chiều cao: 100m.
- Đường kính trong: 2,2m.
- Số lượng: 01.
c. Hệ thống cung cấp than:
Than cấp cho Nhà máy từ nguồn: Than từ mỏ than Quảng Ninh (tương ứng
với loại than cám 6b) được vận chuyển bằng đường bộ và đường thuỷ.
Sau đó than được đưa vào kho để trộn trước khi đưa vào lò hơi. Hệ thống cấp
than vào lò gồm các thiết bị sau:
- Hệ thống băng tải than: Loại cao su lõi vải, năng suất 70 tấn/h, vận tốc 1,5m/s.
- 01 kho chứa than có mái che tiếp nhận than từ ôtô.
- 02 máy ủi và 02 máy xúc.
- Hệ thống gồm 01 kho than kín có mái che, 01 máy đánh đống và 01 máy phá đống.
- Trạm nghiền than: Phễu chứa, máy cấp than, máy nghiền búa.
- Nhà điều hành cung cấp than.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Hệ thống cấp than vào lò: Dựa trên điều kiện mặt bằng thực tế, hệ thống cấp
than được thiết kế đảm bảo độ an toàn tối đa khi cấp than với các silo gian lò và
giảm thiểu sự phát thải bụi.
(Xem sơ đồ cung cấp than trong phụ lục 2)
d. Hệ thống dầu đốt:
NMNĐ Lục Nam sử dụng dầu FO khi khởi động lò hoặc làm nhiên liệu phụ
đốt kèm khi phụ tải nhỏ hơn 50% phụ tải định mức. Khi phụ tải lò hơi nhỏ hơn
25% phụ tải định mức, Nhà máy phải sử dụng hoàn toàn bằng dầu FO.
Hệ thống bao gồm:
- Hệ thống bốc dỡ và vận chuyển dầu FO từ ôtô vào kho chứa.
- Kho chứa dầu FO gồm 2 bể x 500m3.
- Trạm bơm dầu tới gian lò hơi (dầu đốt).
- Hệ thống phân phối dầu đến các vòi đốt.
(Xem sơ đồ công nghệ hệ thống đốt dầu FO trong phụ lục 2).
e. Hệ thống cung cấp đá vôi:
- Đá vôi sử dụng trong Nhà máy cho mục đích khử lưu huỳnh trong than đảm bảo
đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam về phát thải oxit lưu huỳnh (SO2) trong khói thải lò hơi.
Vận chuyển đá vôi đến Nhà máy bằng đường bộ.
Giá dự kiến: 6 USD/tấn.
Hệ thống bao gồm:
- Kho chứa đá vôi.
- Phễu nhận đá vôi 2 cái, dung tích 8m3.
- Máy cấp kiểu băng tải: 02 cái, năng suất 8 tấn/h.
- Thiết bị dò tách kim loại: 02 cái kiểu nam châm điện.
- Hệ thống băng tải vận thăng: 02 cái, năng suất 8tấn/h.
- Silo chứa đá vôi: 01 cái, dung tích 10m3 làm bằng thép cacbon thường có lót
lớp vật liệu chống ăn mòn.
- Máy nghiền đá vôi: 02 cái kiểu búa, năng suất 8tấn/h.
- Sàng rung: 02 cái, năng suất 8tấn/h.
- Phễu trung gian: 01 cái, dung tích 3m3.
- Thiết bị vận chuyển đá vôi…
(Xem sơ đồ công nghệ và hệ thống cung cấp đá vôi thuộc phụ lục 2).
f. Hệ thống nước làm mát bình ngưng:
Phương án lựa chon cho Nhà máy Nhiệt điện Lục Nam là phương pháp làm
mát tuần hoàn kín có tháp làm mát, phù hợp với điều kiện nguồn nước tại khu vực.
Lưu lượng nước làm mát qua tháp khoảng 8.000m3/h.
Đặc tính thiết bị chính của hệ thống làm mát:
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
- 01 tháp làm mát kiểu cưỡng bức dùng quạt, kết cấu thép có 2 khoang (1 quạt
cho 1 ngăn). Nhiệt độ nhiệt kế ướt 24,50C. Độ chênh lệch giữa nhiệt độ nước làm
mát và nhiệt độ không khí bầu ướt là 80C. Nhiệt độ nước làm mát ra 300C, nhiệt độ
nước làm mát vào 380C.
- Bể chứa nước làm mát.
- Bơm nước tuần hoàn: 03 cái, năng suất 4.500 m3/h.cái.
- Hệ thống cấp hoá chất xử lý nước tuần hoàn.
- Hệ thống đường ống.
g. Hệ thống xử lý nước:
Nước thô đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động của toàn
Nhà máy về số lượng cũng như về chất lượng bao gồm:
- Nước bổ sung cho lò hơi và cho quá trình hoàn nguyên hệ thống khử khoáng.
- Nước bổ sung cho tổn thất của hệ thống làm mát bình ngưng (tháp làm mát
khoảng từ 2,7 – 3,2% tổng lượng nước làm mát đầu vào).
- Nước cho các hệ thống tiêu thụ khác:
+ Nước bổ sung cho hệ thống làm mát thiết bị phụ và hệ thống điều hoà không khí.
+ Cho hệ thống lấy mẫu nước, hơi để phân tích và giám sát.
+ Nước phun chống bụi và rửa hệ thống cung cấp than.
- Nước dùng cho sinh hoạt của công nhân viên trong Nhà máy.
- Nước cho các nhu cầu không thường xuyên khác của Nhà máy bao gồm:
+ Nước rửa cho bộ sấy không khí, buồng đốt lò hơi…
+ Nước cứu hoả.
+ Nước rửa hoá chất lò hơi, vận hành chạy thử, bảo trì…và cho các mục đích khác.
Hệ thống xử lý nước của Nhà máy bao gồm 2 hệ thống là hệ thống xử lý nước sơ
bộ và hệ thống khử khoáng với quy mô công suất và chất lượng nước sau khi xử lý
khác nhau phụ thuộc vào yêu cầu của từng hạng mục sử dụng nước của Nhà máy.
Mỗi hệ thống đều có 2 dây truyền với 100% công suất. Khi vận hành thì một
bộ phận làm việc còn một bộ phận để thực hiện quá trình hoàn nguyên vật liệu lọc
cũng như sửa chữa bảo dưỡng khi cần.
Nước thô từ trạm bơm nước sau khi để lắng tự nhiên tại bể nước thô sẽ được
cấp vào thiết bị lắng keo tụ để loại bỏ các chất rắn lơ lửng có kích thước lớn. Các
chất rắn bị giữ lại tại bể lắng keo tụ sẽ được thải định kỳ tới hệ thống xử lý chất
thải của Nhà máy. Nước lắng từ bể lắng keo tụ được đưa vào bể chứa trung gian
sau đó được đưa đi 2 nhánh độc lập nhau: Tới bổ sung tổn thất của hệ thống làm
mát bình ngưng; và tới thiết bị lọc kiểu trọng lực để loại bỏ triệt để các chất lơ lửng
có trong nước. Nước đã được xử lý sơ bộ được đưa vào dự trữ trong 2 bể. Từ đây
nước được cấp cho hệ thống khử khoáng, hệ thống cấp nước sinh hoạt, hệ thống
nước cứu hoả và mục đích khác sử dụng nước của toàn Nhà máy.
- Hệ thống xử lý nước sơ bộ: Năng suất 280m3/h.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Hệ thống này được thiết kế để xử lý sơ bộ hàm lượng chất rắn lơ lửng trong
nước thô. Tại đây chất trợ keo tụ và chất keo tụ sẽ được sử dụng để loại bỏ các chất
rắn lơ lửng. Sau đó sẽ được đưa qua thiết bị lọc kiểu trọng lực để loại bỏ triệt để
các chất lơ lửng có trong nước.
Nước thô sẽ được bơm từ trạm bơm nước vào bể nước thô, sau đó bơm nước
thô sẽ bơm nước vào bể lắng trong. Tại đây độ pH sẽ được điều chỉnh ở mức độ tối
ưu cho quá trình lắng keo tụ, các chất keo tụ và trợ keo tụ sẽ được phun trực tiếp
vào nước thô. Các chất rắn lơ lửng sẽ được loại bỏ ra khỏi nước. Còn nước sau khi
lắng trong sẽ được đưa vào thiết bị lọc kiểu trọng lực. Tại đây các chất rắn lơ lửng
có kích thước nhỏ sẽ được loại bỏ và độ đục của nước được xử lý đạt mức nhỏ hơn
1,0 ppm. Khi chất lượng nước không còn đạt yêu cầu thì bộ lọc sẽ được tự động
ngắt khỏi chu trình để rửa ngược khỏi các tạp chất, bộ lọc dự phòng sẽ đi vào hoạt
động. Nước thải của quá trình rửa ngược sẽ được đưa vào bể chứa nước thải, từ đây
được đưa sang hệ thống xử lý nước thải của toàn Nhà máy.
Nước đã lọc trong được bơm vào bể chứa nước lọc trong. Từ bể này nước sẽ
được cung cấp cho hệ thống khử khoáng, hệ thống nước sinh hoạt, hệ thống nước
cứu hoả và các mục đích khác.
Nước thô sau khi qua hệ thống xử lý sơ bộ có giá trị pH = 6,0, chất rắn lơ lửng
SS < 10ppm tại đầu ra bể lắng keo tụ và SS < 1ppm tại đầu ra bình lọc cơ khí (nước
lắng trong).
Các thiết bị chính của hệ thống: 2 bể lắng keo tụ, 2 bình lọc trọng lực – cơ khí
và sau đó được bơm vào hệ thống bể chứa.
- Hệ thống khử khoáng: Năng suất 2 x 20m3/h.
Hệ thống khử khoáng nước được trang bị để đảm bảo nhu cầu cấp nước bổ
sung chất lượng cao cho chu trình năng lượng như liệt kê trong bảng dưới đây.
Hệ thống này bao gồm 2 dây chuyền, mỗi dây chuyền có công suất 20m3/h,
một là để làm việc còn một là để thực hiện quá trình tái sinh vật liệu lọc cũng như
sửa chữa bảo dưỡng khi cần.
Nước sau khi qua hệ thống xử lý sơ bộ được đưa sang hệ thống khử khoáng,
bơm lần lượt qua các bình trao đổi ion để khử các cation, anion trong nước, bình
khử khí để khử CO2, bình trao đổi hỗn hợp để khử triệt để các ion còn lại trong
nước, tại đầu ra của bình hỗn hợp nước đạt tiêu chuẩn cấp bổ sung cho lò hơi được
lưu giữ tại bể chứa nước đã khử khoáng sãn sàng bổ