Sữa mẹ là nguồn thức ăn quý giá nhất đối với trẻ em, không có một loại
sữa nhân tạo nào có thể thay thế được. Sữa mẹ là nguồn thức ăn đầy đủ chất
dinh dưỡng: Đạm, đường, mỡ, vitamin và các chất khoáng [1], [4], [5].
Trong sữa mẹ có các kháng thể, trẻ bú sữa mẹ sẽ nhận được kháng thể có
khả năng miễn dịch nên trẻ ít bị bệnh hơn. Sữa mẹ dễ tiêu hoá và hấp thụ, là
thức ăn lý tưởng nhất cho sự phát triển cơ thể, phát triển trí thông minh, bảo
vệ cơ thể chống đỡ các bệnh nhiễm khuẩn. Với bà mẹ cho con bú: sữa mẹ đầy
đủ sẽ tạo điều kiện gắn bó tình cảm mẹ con, là nguồn cung cấp tiện lợi về
kinh tế, góp phần bảo vệ sức khoẻ cho bà mẹ, tránh có thai, giảm nguy cơ
chảy máu, ung thư vú và buồng trứng [36], [43], [48].
Với vai trò quan trọng của sữa mẹ vừa nêu trên, nếu như người mẹ nào
thiếu sữa để nuôi con, thậm chí là không có sữa, phải nuôi con bằng nguồn
sữa khác thì đó là một vấn đề khó khăn cho người mẹ, đồng thời vô cùng thiệt
thòi cho trẻ. Hiện nay tỷ lệ người mẹ thiếu sữa sau khi sinh rất nhiều, tỷ lệ suy
dinh dưỡng ở trẻ không được bú sữa mẹ còn cao [8].
93 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3088 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác dụng của cốm lợi sữa trong điều trị thiếu sữa sau sinh dưới một tháng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
TRƯƠNG TẤN HƯNG
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CỐM LỢI SỮA
TRONG ĐIỀU TRỊ THIẾU SỮA SAU SINH
DƯỚI MỘT THÁNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
-------- -------
TRƯƠNG TẤN HƯNG
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CỐM LỢI SỮA
TRONG ĐIỀU TRỊ THIẾU SỮA SAU SINH
DƯỚI MỘT THÁNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
Hà nội - 2009
2
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
-------- -------
TRƯƠNG TẤN HƯNG
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CỐM LỢI SỮA
TRONG ĐIỀU TRỊ THIẾU SỮA SAU SINH
DƯỚI MỘT THÁNG
Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số: CK 67.72.60.01
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. LÊ THỊ HIỀN
2. TS. HOÀNG MINH CHUNG
Hà Nội - 2009
3
Lêi c¶m ¬n
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS.BSCKII. Lê Thị Hiền - Nguyên Phó trưởng khoa Y học cổ
truyền - Trường Đại học Y Hà Nội, Phó trưởng khoa Phụ - Bệnh viện YHCT
Trung ương. Đã tận tình hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ cho tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn.
TS. Hoàng Minh Chung - Chủ nhiệm Bộ môn dược - Khoa Y học cổ
truyền - Trường Đại học Y Hà Nội. Đã tận tình hướng dẫn, hết lòng tạo mọi
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới:
PGS.TS. Nguyễn Nhược Kim - Trưởng khoa Y học cổ truyền -
Trường Đại học Y Hà Nội.
PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Thanh - Phó trưởng khoa Y học cổ truyền
- Trường Đại học Y Hà Nội.
Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, cùng các Thầy giáo, Cô
giáo Khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Hà Nội với những kinh
nghiệm và lòng nhiệt tình đã tận tâm truyền đạt những kiến thức quý báu
trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ trong Hội đồng chấm luận văn đã
đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu.
Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp và Khoa Phụ Sản -
Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Cán bộ công nhân viên Bệnh viện
y học cổ truyền Bắc Giang đã tạo điều kiện và động viên tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn.
4
Xin chân thành cảm ơn Giám đốc, Cán bộ công nhân viên Công ty đông
dược LanQ và Bệnh viện y học cổ truyền LanQ đã động viên tôi trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin ghi tâm những tình cảm, công lao, sự cổ vũ của bạn bè
đồng nghiệp, người thân trong gia đình luôn sát cánh cùng tôi trong quá trình
học tập và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2009
Người thực hiện
Trương Tấn Hưng
5
CHỮ VIẾT TẮT
DĐVN III ................................ : dược điển Việt Nam III
N0 ........................................... : ngày bắt đầu điều trị
N7 ........................................... : sau 7 ngày điều trị
N14 ......................................... : sau 14 ngày điều trị
N21 ......................................... : sau 7 ngày dừng thuốc điều trị
NXB ....................................... : nhà xuất bản
TCCS ..................................... : tiêu chuẩn cơ sở
YHCT ..................................... : y học cổ truyền
YHHĐ .................................... : y học hiện đại
6
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................3
Chương 1 TỔNG QUAN.......................................................................................14
1.1. QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC HIỆN ĐẠI VỀ THIẾU SỮA. ................................... 14
1.1.1. Sinh lý của sự sản xuất sữa. ......................................................... 14
1.1.2. Lượng sữa mẹ: ............................................................................. 15
1.1.3. Thành phần sữa mẹ: ..................................................................... 16
1.1.4. Tầm quan trọng của sữa mẹ: ........................................................ 17
1.1.5. Phương pháp nuôi trẻ bằng sữa mẹ: ............................................. 18
1.1.6. Thiếu sữa ..................................................................................... 19
1.2. QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN VỀ VẤN ĐỀ THIẾU SỮA................ 22
1.2.1. Định nghĩa. .................................................................................. 22
1.2.2. Đặc điểm sinh lý về sữa mẹ theo YHCT. ..................................... 22
1.2.3. Nguyên nhân và thể bệnh theo YHCT.......................................... 24
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THIẾU SỮA TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM.27
1.3.1. Ở Trung Quốc.............................................................................. 27
1.3.2. Ở Việt Nam.................................................................................. 30
1.4. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC "THÔNG NHŨ ĐƠN" 通乳丹. ......................... 30
1.4.1. Xuất sứ, nguồn gốc bài thuốc....................................................... 30
1.4.2. Thành phần và cách dùng............................................................. 31
1.4.3. Tác dụng và chủ trị. ..................................................................... 31
1.4.4. Ứng dụng lâm sàng: sản phụ sau sinh ít sữa................................. 31
1.4.5. Phân tích các vị thuốc. ................................................................ 31
Chương 2 CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......40
2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU. ............................................................................... 40
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................................................... 42
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng........................................................... 42
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ. ...................................................................... 43
7
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ........................................................................ 43
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu. .................................................................... 43
2.3.2. Chọn cỡ mẫu nghiên cứu. ............................................................ 43
2.3.3. Quy trình nghiên cứu. .................................................................. 44
2.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi. ................................................................... 46
2.3.5. Phương pháp đánh giá kết quả điều trị. ........................................ 47
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu............................................................ 49
2.3.7. Phương pháp khống chế sai số. .................................................... 49
2.4. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU. ...................................................... 50
2.4.1. Địa điểm nghiên cứu. ................................................................... 50
2.4.2. Thời gian nghiên cứu. .................................................................. 50
2.5. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU. ............................................. 50
2.6. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU......................................................................................... 50
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................51
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. ................................ 52
3.1.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu..................................................... 52
3.1.2. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu. ....................................... 52
3.1.3. Trình độ học vấn của các đối tượng nghiên cứu. .......................... 53
3.1.4. Số lần đẻ của các sản phụ............................................................. 53
3.1.5. Phương pháp sinh con của các sản phụ. ....................................... 54
3.1.6. Số bữa bú thêm của trẻ trước điều trị. .......................................... 54
3.2. KẾT QUẢ TĂNG TIẾT SỮA TRÊN LÂM SÀNG............................................... 55
3.2.1. Cảm giác căng tức vú của sản phụ. .............................................. 55
3.2.2. Lượng sữa vắt trung bình trong 1 phút trong đợt điều trị............. 57
3.2.3. Thời gian một bữa bú của trẻ. ...................................................... 58
3.2.4. Số bữa cho trẻ bú thêm. ............................................................... 60
3.2.5. Sự hài lòng của trẻ sau mỗi bữa bú mẹ......................................... 62
3.2.6. Số lần tiểu tiện của trẻ trong ngày. ............................................... 63
8
3.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC......................................... 64
3.3.1. Thay đổi chỉ số sinh hoá máu trước và sau điều trị....................... 64
3.3.2. Một số triệu chứng khác trên lâm sàng......................................... 64
3.4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHUNG. ........................................................................... 65
Chương 4: BÀN LUẬN.........................................................................................66
4.1. BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU....................... 66
4.1.1. Về tuổi của các sản phụ thiếu sữa. ............................................... 66
4.1.2. Về nghề nghiệp của các sản phụ thiếu sữa. .................................. 67
4.1.3. Về trình độ học vấn của các sản phụ. ........................................... 68
4.1.4. Về số lần đẻ của các sản phụ........................................................ 68
4.1.5. Về phương pháp sinh con của các sản phụ. .................................. 69
4.1.6. Về số bữa cho trẻ bú thêm............................................................ 70
4.1.7. Về cảm giác căng tức vú của sản phụ........................................... 70
4.1.8. Về số lượng sữa vắt được trong 1 phút của sản phụ. .................... 71
4.2. BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ TĂNG TIẾT SỮA TRÊN LÂM SÀNG.................... 71
4.2.1. Thời gian một bữa bú................................................................... 71
4.2.2. Số bữa trẻ bú thêm sữa ngoài. ...................................................... 72
4.2.3. Sự hài lòng của trẻ sau bữa bú. .................................................... 73
4.2.4. Số lần tiểu tiện của trẻ trong một ngày. ........................................ 73
4.3. BÀN LUẬN VỀ TÁC DỤNG CỐM LỢI SỮA VỚI THIẾU SỮA DƯỚI GÓC ĐỘ
YHCT. ........................................................................................................................ 74
4.4. BÀN LUẬN VỀ MỘT SỐ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA CỐM LỢI
SỮA. ........................................................................................................................... 76
KẾT LUẬN...........................................................................................................77
KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
9
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tỷ lệ tuổi của các sản phụ.......................................................... 52
Bảng 3.2. Tỷ lệ nghề nghiệp của các sản phụ............................................. 52
Bảng 3.3. Tỷ lệ trình độ học vấn của các sản phụ....................................... 53
Bảng 3.4. Tỷ lệ số lần đẻ của các sản phụ .................................................. 53
Bảng 3.5. Tỷ lệ phương pháp sinh con của các sản phụ ............................. 54
Bảng 3.6. Tỷ lệ số bữa bú thêm của trẻ trước điều trị................................. 54
Bảng 3.7. Tỷ lệ căng tức vú của sản phụ trong đợt điều trị......................... 55
Bảng 3.8. Lượng sữa vắt trung bình/1 phút trong đợt điều trị..................... 57
Bảng 3.9. Thời gian một bữa bú trong đợt điều trị ..................................... 58
Bảng 3.10. Số bữa bú thêm của trẻ trong đợt điều trị. .................................. 60
Bảng 3.11. Số bữa cho trẻ bú thêm trung bình trước và sau điều trị ............. 61
Bảng 3.12. Sự hài lòng của trẻ sau bữa bú trong đợt điều trị. ....................... 62
Bảng 3.13. Số lần tiểu tiện / ngày trong đợt điều trị. .................................... 63
Bảng 3.14. Sự thay đổi chỉ số sinh hoá máu trước và sau điều trị................. 64
Bảng 3.15. Sự xuất hiện một số triệu chứng khác trên lâm sàng .................. 64
Bảng 3.16. Kết quả điều trị chung theo phân loại......................................... 65
10
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Cảm giác căng tức vú nhiều của các sản phụ trong đợt điều trị.... 55
Biểu đồ 3.2. Cảm giác căng tức vú vừa của sản phụ trong đợt điều trị ....... 56
Biểu đồ 3.3. Cảm giác căng tức vú ít của sản phụ trong đợt điều trị........... 56
Biểu đồ 3.4. Lượng sữa vắt được trong 1 phút trong đợt điều trị................ 57
Biểu đồ 3.5. Thời gian một bữa bú < 5 phút trong đợt điều trị ................... 58
Biểu đồ 3.6. Thời gian một bữa bú 5 – 10 phút trong đợt điều trị............... 58
Biểu đồ 3.7. Thời gian một bữa bú > 15 phút trong đợt điều trị. ................ 59
Biểu đồ 3.8. Số bữa bú thêm của trẻ trong đợt điều trị. .............................. 60
Biểu đồ 3.9. Số bữa cho trẻ bú thêm trung bình trước và sau điều trị. ........ 61
Biểu đồ 3.10. Sự hài lòng của trẻ trong đợt điều trị...................................... 62
Biểu đồ 3.11. Số lần tiểu tiện/ngày trong đợt điều trị. .................................. 63
Biểu đồ 3.12. Kết quả điều trị chung theo phân loại..................................... 65
11
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cấu tạo tuyến vú ......................................................................... 15
Hình 2.1. Các vị thuốc trong bài Cốm lợi sữa.............................................. 41
Hình 2.2. Cốm lợi sữa ................................................................................. 41
Hình 2.3. Sơ đồ nghiên cứu......................................................................... 51
12
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sữa mẹ là nguồn thức ăn quý giá nhất đối với trẻ em, không có một loại
sữa nhân tạo nào có thể thay thế được. Sữa mẹ là nguồn thức ăn đầy đủ chất
dinh dưỡng: Đạm, đường, mỡ, vitamin và các chất khoáng [1], [4], [5].
Trong sữa mẹ có các kháng thể, trẻ bú sữa mẹ sẽ nhận được kháng thể có
khả năng miễn dịch nên trẻ ít bị bệnh hơn. Sữa mẹ dễ tiêu hoá và hấp thụ, là
thức ăn lý tưởng nhất cho sự phát triển cơ thể, phát triển trí thông minh, bảo
vệ cơ thể chống đỡ các bệnh nhiễm khuẩn. Với bà mẹ cho con bú: sữa mẹ đầy
đủ sẽ tạo điều kiện gắn bó tình cảm mẹ con, là nguồn cung cấp tiện lợi về
kinh tế, góp phần bảo vệ sức khoẻ cho bà mẹ, tránh có thai, giảm nguy cơ
chảy máu, ung thư vú và buồng trứng [36], [43], [48].
Với vai trò quan trọng của sữa mẹ vừa nêu trên, nếu như người mẹ nào
thiếu sữa để nuôi con, thậm chí là không có sữa, phải nuôi con bằng nguồn
sữa khác thì đó là một vấn đề khó khăn cho người mẹ, đồng thời vô cùng thiệt
thòi cho trẻ. Hiện nay tỷ lệ người mẹ thiếu sữa sau khi sinh rất nhiều, tỷ lệ suy
dinh dưỡng ở trẻ không được bú sữa mẹ còn cao [8].
Để khắc phục thiếu sữa cho sản phụ sau sinh, nên khuyên sản phụ cho
con bú sớm, bú nhiều, hạn chế cho trẻ bú bình. Sau khi cho con bú vắt sạch
sữa để kích thích tạo ra sữa mới. Người mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn, uống
nhiều nước hoa quả và sữa [1], [3], [7], [10].
Theo Y học hiện đại, thiếu sữa là tình trạng sản phụ sau khi sinh có ít
sữa hoặc không có sữa. Hậu quả thiếu sữa của mẹ sau khi sinh là phải dùng
thêm sữa ngoài ngay từ trong giai đoạn đầu thiếu sữa mẹ sau sinh sẽ gây khó
khăn cho người mẹ trong việc nuôi con và thiệt thòi cho trẻ [9], [12], [15].
Y học cổ truyền gọi chứng thiếu sữa hoặc không có sữa sau khi sinh là
chứng "Sản hậu khuyết nhũ" [22], [27], [29], [41]. Để giải quyết tình trạng
13
này, Y học cổ truyền sử dụng nhiều biện pháp như châm cứu, xoa bóp bấm
huyệt, tác động cột sống, dùng thuốc theo biện chứng, theo kinh nghiệm dân
gian, theo cổ phương, dùng các món ăn nhằm tăng tiết sữa [40], [41], [44].
Mỗi phương pháp đều cho kết quả nhất định.
Gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu phục hồi nguồn sữa mẹ như:
Đỗ Thanh Hà, Lê Thị Hiền, Nguyễn Sơn Dư (2005) nghiên cứu "Đánh giá tác
dụng của phương pháp tác động cột sống để phục hồi nguồn sữa mẹ" cho thấy
kết quả đạt 84,8% [11], [16]. Nguyễn Tài Lương (2003) " Đánh giá hiệu quả
của phương pháp chẩn trị bằng tác động cột sống đối với một số bệnh sinh sản
ở phụ nữ" cho thấy kết quả đạt 87,2% phục hồi nguồn sữa mẹ [26]. Lê Đình
Quý (2007), nghiên cứu "Đánh giá tác dụng của phương pháp bấm huyệt điều
trị thiếu sữa sau sinh" cho thấy kết quả đạt 84%, không kết quả đạt 16% [32].
Các công trình trên mới chỉ tập trung vào phương pháp không dùng thuốc,
còn phương pháp dùng thuốc hầu như ở Việt Nam chưa có công trình nào
nghiên cứu.
Bài thuốc "Thông nhũ đơn" là bài thuốc cổ phương có xuất sứ từ Nữ
khoa quyển hạ của Phó Thanh Chủ ở Trung Quốc, được dùng rộng rãi và có
hiệu quả [30], [57], [62], [63]. Ở Việt Nam bài thuốc này, cũng đã được các
thầy thuốc y học cổ truyền ở các Bệnh viện dùng để điều trị chứng thiếu sữa
sau khi sinh [52], [53]. "Cốm lợi sữa" chính là bài thuốc "Thông nhũ đơn" do
Khoa Dược Bệnh viện đa khoa y học cổ truyền Hà Nội bào chế, nhưng chưa
được nghiên cứu đánh giá một cách khoa học. Vì vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài "Đánh giá tác dụng của Cốm lợi sữa trong điều trị thiếu
sữa sau sinh dưới một tháng" với mục hai tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng tăng tiết sữa của “Cốm lợi sữa” đối với phụ nữ
thiếu sữa sau sinh dưới một tháng.
2. Đánh giá mức độ an toàn của “Cốm lợi sữa”.
14
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC HIỆN ĐẠI VỀ THIẾU SỮA.
1.1.1. Sinh lý của sự sản xuất sữa.
Sữa mẹ sản xuất từ những tế bào của nang sữa (tuyến vú). Xung quanh
các nang sữa là các tế bào cơ, nó co thắt và đẩy sữa ra ngoài qua ống dẫn sữa
(từ nang sữa) ra ngoài. Ở phần quầng vú, các ống trở lên rộng hơn và hình
thành các xoang sữa. Đó là nơi sữa được gom lại để chuẩn bị cho một bữa ăn.
Ống hẹp trở lại khi nó qua núm vú. Tổ chức xung quanh ống dẫn sữa và nang
sữa gồm có mô mỡ, mô liên kết, mạch máu. Tổ chức mỡ và mô liên kết quyết
định độ lớn của vú. Cuối thời kỳ thai nghén, vú lớn gấp 2-3 lần so với lúc
bình thường [2], [14], [18], [50].
Sau khi sinh, sản xuất sữa mẹ được điều chỉnh bởi hai phản xạ:
Phản xạ sinh sữa:
Khi trẻ mút vú, xung động cảm giác đi từ vú lên não, tác động lên thuỳ
trước của tuyến yên để bài tiết ra prolactine. Prolactine đi vào máu đến vú làm
cho các tế bào bài tiết sữa sản xuất ra sữa. Phần lớn prolactine ở trong máu
trong khoảng 30 phút sau bữa bú. Chính vì thế, nó giúp vú tạo sữa cho bữa ăn
tiếp theo. Đối với bữa ăn này, trẻ bú sữa mà nó đã có sẵn trong vú. Vì thế, cần
cho trẻ bú nhiều thì vú mẹ sẽ tạo nhiều sữa.
Prolactine thường được sản xuất nhiều về ban đêm, vì vậy nên cho trẻ bú
vào ban đêm để duy trì việc tạo sữa. Prolactine làm cho sản phụ cảm thấy thư
giãn và đôi khi buồn ngủ vì thế sản phụ có thể nghỉ ngơi tốt ngay cả khi cho
con bú vào ban đêm. Ngoài ra, prolactine còn ngăn cản sự phóng noãn vì thế
có thể giúp sản phụ không có thai trở lạ i [2], [13], [18], [23].
15
Phản xạ xuống sữa (hay tiết sữa):
Khi trẻ bú, xung động từ vú tác động lên thuỳ sau tuyến yên để bài tiết ra
oxytocin. Oxytocin đi vào máu đến vú và làm cho các tế bào cơ cung quanh
nang sữa co lại, làm cho sữa đã được tập trung vào nang sữa chảy theo ống
dẫn sữa đến xoang sữa và chảy ra ngoài. Đây là phản xạ xuống sữa (hay tiết
sữa hoặc phun sữa).
Ở người đẻ con so: xuống sữa vào ngày thứ 3, thứ 4 sau đẻ.
Người đẻ con dạ: xuống sữa vào ngày thứ 2, thứ 3 sau đẻ.
Trên lâm sàng ta thấy: vú căng tức, các tuyến sữa phát triển nhiều, to, các
tĩnh mạch dưới da vú nổi rõ, khó chịu