Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta

Môi trường và những yếu tố trong nó luôn là một vấn đề nóng bỏng, thu hút được nhiều sự quan tâm của đa số các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong thời kỳ phát triển hiện nay, khi xu hướng toàn cầu hóa, công nghiệp hóa đang trên đà phát triển. Việt Nam ta cũng không nằm ngoài xu thế đó. Là một nước đang phát triển, từng bước chuyển mình sang nền kinh tế công nghiệp lớn, kèm theo đó là đời sống dân cư ngày càng phát triển, đô thị hóa cao. và điều này đã đặt Việt Nam ta đứng trước nguy cơ môi trường bị tàn phá nặng nề. Môi trường bị suy thoái kéo theo các yếu tố trong nó cũng đang dần giảm sút nghiêm trọng về số lượng và chất lượng. Trong đó có một thành phần không nhỏ của môi trường là đa dạng sinh học cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Con người đã sống hàng nghìn năm trong sự đa dạng sinh học, phụ thuộc và sự đa dạng sinh học. Tuy nhiên không phải ở giai đoạn lịch sử nào con người cũng nhận thức được tầm quan trọng sống còn của đa dạng sinh học. Có lẽ chính vì thế, khái niệm đa dạng sinh học còn hết sức mới mẻ so với lịch sử tri thức nhân loại. Đa dạng sinh học với tư cách là một vấn đề được nhiều quốc gia quy định, nhất là sau khi xuất hiện Công ước quốc tế về đa dạng sinh học năm 1992 và được 150 quốc gia ký tham gia. Từ đó nó đã trở thành một vấn đề pháp lý quốc gia, quốc tế và được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm. Việt Nam ta cũng vậy, tuy vấn đề môi trường nói chung và đa dạng sinh học nói riêng vẫn còn mới mẻ đối với nước ta song Đảng và Nhà nước ta cũng đã có những sự quan tâm nhất định. Đảng và Nhà nước đã đặt ra những phương pháp bảo tồn đa dạng sinh học mang lại hiệu quả cao như tuyên truyền thuyết phục, phương pháp kinh tế. đặc biệt việc áp dụng điều chỉnh bằng pháp luật là một phương pháp được cho là đem lại hiệu quả khá cao, điều chỉnh bằng pháp luật để bảo tồn đa dạng sinh học thể hiện ở việc ra các điều luật, nghị quyết, nghị định. quy định về vấn đề này. Tuy nhiên so với các quốc gia khác trên thế giới cũng như so với yêu cầu thực trạng của đa dạng sinh học thì sự quan tâm, chú ý cải tạo, bảo tồn đa dạng sinh học của Đảng, Nhà nước cũng như toàn xã hội vẫn còn nhiều thiếu sót. Vấn đề đa dạng sinh học ở nước ta vẫn còn đang rất nóng bỏng thể hiện ở sự suy thoái trên mọi lĩnh vực, mọi vùng dân cư. Để có cái nhìn và cách hiểi chính xác, từ đó rút ra những đánh giá về thực trạng cũng như sự hợp lý, những tồn tại của các quy định pháp luật về đa dạng sinh học, chúng ta cần đi sâu nghiên cứu kỹ hơn về vấn đề này. Đây cũng chính là lý do để chúng em lựa chọn đề tài tìm hiểu này: “Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta”

doc12 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2211 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A/ LỜI MỞ ĐẦU Môi trường và những yếu tố trong nó luôn là một vấn đề nóng bỏng, thu hút được nhiều sự quan tâm của đa số các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong thời kỳ phát triển hiện nay, khi xu hướng toàn cầu hóa, công nghiệp hóa đang trên đà phát triển. Việt Nam ta cũng không nằm ngoài xu thế đó. Là một nước đang phát triển, từng bước chuyển mình sang nền kinh tế công nghiệp lớn, kèm theo đó là đời sống dân cư ngày càng phát triển, đô thị hóa cao... và điều này đã đặt Việt Nam ta đứng trước nguy cơ môi trường bị tàn phá nặng nề. Môi trường bị suy thoái kéo theo các yếu tố trong nó cũng đang dần giảm sút nghiêm trọng về số lượng và chất lượng. Trong đó có một thành phần không nhỏ của môi trường là đa dạng sinh học cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Con người đã sống hàng nghìn năm trong sự đa dạng sinh học, phụ thuộc và sự đa dạng sinh học. Tuy nhiên không phải ở giai đoạn lịch sử nào con người cũng nhận thức được tầm quan trọng sống còn của đa dạng sinh học. Có lẽ chính vì thế, khái niệm đa dạng sinh học còn hết sức mới mẻ so với lịch sử tri thức nhân loại. Đa dạng sinh học với tư cách là một vấn đề được nhiều quốc gia quy định, nhất là sau khi xuất hiện Công ước quốc tế về đa dạng sinh học năm 1992 và được 150 quốc gia ký tham gia. Từ đó nó đã trở thành một vấn đề pháp lý quốc gia, quốc tế và được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm. Việt Nam ta cũng vậy, tuy vấn đề môi trường nói chung và đa dạng sinh học nói riêng vẫn còn mới mẻ đối với nước ta song Đảng và Nhà nước ta cũng đã có những sự quan tâm nhất định. Đảng và Nhà nước đã đặt ra những phương pháp bảo tồn đa dạng sinh học mang lại hiệu quả cao như tuyên truyền thuyết phục, phương pháp kinh tế.. đặc biệt việc áp dụng điều chỉnh bằng pháp luật là một phương pháp được cho là đem lại hiệu quả khá cao, điều chỉnh bằng pháp luật để bảo tồn đa dạng sinh học thể hiện ở việc ra các điều luật, nghị quyết, nghị định... quy định về vấn đề này. Tuy nhiên so với các quốc gia khác trên thế giới cũng như so với yêu cầu thực trạng của đa dạng sinh học thì sự quan tâm, chú ý cải tạo, bảo tồn đa dạng sinh học của Đảng, Nhà nước cũng như toàn xã hội vẫn còn nhiều thiếu sót. Vấn đề đa dạng sinh học ở nước ta vẫn còn đang rất nóng bỏng thể hiện ở sự suy thoái trên mọi lĩnh vực, mọi vùng dân cư... Để có cái nhìn và cách hiểi chính xác, từ đó rút ra những đánh giá về thực trạng cũng như sự hợp lý, những tồn tại của các quy định pháp luật về đa dạng sinh học, chúng ta cần đi sâu nghiên cứu kỹ hơn về vấn đề này. Đây cũng chính là lý do để chúng em lựa chọn đề tài tìm hiểu này: “Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta” B/ NỘI DUNG CHÍNH: I/ Khái niệm đa dạng sinh học: 1/ Định nghĩa theo Công ước Đa dạng sinh học, khái niệm "Đa dạng sinh học" (biodiversity, biological diversity) có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần,...; thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái .Có thể coi, thuật ngữ "đa dạng sinh học" lần đầu tiên được Norse and McManus (1980) định nghĩa, bao hàm hai khái niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần xã sinh vật). Nay có ít nhất 25 định nghĩa nữa cho thuật ngữ "đa dạng sinh học. Định nghĩa được đưa ở trên là định nghĩa được dùng trong Công ước Đa dạng sinh học. Các định nghĩa khác về Đa dạng sinh học: 2/ Giá trị của đa dạng sinh học: Sự đa dạng sinh học không chỉ duy trì sự cân bằng của hệ thống sinh thái, nó còn là một nguồn vô tận các thuốc mới tiềm năng. Nó giúp duy trì một chuỗi thức ăn khỏe mạnh và làm tăng chất lượng đất và nước,” Giáo sư Jürgen Mlynek, Chủ tịch Hiệp Hội Helmholtz, bình luận. “Giá trị của nó vượt xa mọi thứ mà chúng ta có thể diễn tả bằng cách sử dụng các chỉ số kinh tế, nhưng lợi ích về vật chất nó mang lại cho loài người cũng rất lớn.” II/ Thực trạng đa dạng sinh học ở Việt Nam: 1/ Tài nguyên đa dạng sinh học ở Việt Nam: Đa dạng về các hệ sinh thái: Nguồn tài nguyên ĐDSH trong tự nhiên của Việt Nam hiện nay tập trung ở 3 hệ sinh thái (HST) chính là: HST trên cạn (HST rừng), HST đất ngập nước và HST biển. Hệ sinh thái đất ngập nước: Hệ sinh thái đất ngập nước rất đa dạng, theo đánh giá của Viện Điều tra quy hoạch rừng (1999) có 39 kiểu đất ngập nước, bao gồm: Đất ngập nước tự nhiên 30 kiểu; Đất ngập nước ven biển 11 kiểu; Đất ngập nước nội địa 19 kiểu; Đất ngập nước nhân tạo 9 kiểu. Một số kiểu đất ngập nước có nguồn tài nguyên ĐDSH phong phú như đầm lầy than bùn, rừng ngập mặn, rạn san hô, đầm phá, vụng biển, vũng biển, các vùng đất ngập nước cửa sông Hồng, đất ngập nước đồng bằng sông Cửu Long... Hệ sinh thái biển: Việt Nam có vùng lãnh hải gắn với bờ biển rộng khoảng 226.000 km2. Do vậy hệ sinh thái biển cũng rất phong phú, có 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, có tính ĐDSH và năng suất sinh học cao.Trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong các vùng ĐDSH biển khác nhau. Thành phần quần xã trong hệ sinh thái giàu, cấu trúc phức tạp, thành phần loài phong phú. Đây là môi trường sản xuất thuận lợi và rộng lớn gắn chặt với đời sống của hàng triệu cư dân sống ven biển của Việt Nam. Hệ sinh thái rừng: Các hệ sinh thái của rừng Việt Nam rất đa dạng, mỗi hệ sinh thái rừng thực chất là một phức hệ rất phức tạp, được vận hành và chi phối bởi các quy luật nội vi và ngoại vi. Một số hệ sinh thái điển hình: rừng trên núi đá vôi, rừng rụng lá và nửa rụng lá, rừng thường xanh núi thấp, núi trung bình, núi cao... có giá trị ĐDSH cao và có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo tồn ĐDSH của Việt Nam. Diện tích rừng của Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn biến động khác nhau. Theo thống kê của tác giả Paul Maurand (1943), năm 1943 Việt Nam có diện tích rừng là 14,3 triệu ha, đạt tỷ lệ che phủ lãnh thổ là 43%. Từ năm 1943- 2008, diện tích rừng đã bị suy giảm còn 13.118.773 ha với tỷ lệ che phủ là 48,7% (Viện Điều tra quy hoạch rừng- Cục Kiểm Lâm, năm 2008). Do nhiều nguyên nhân đã làm cho diện tích rừng tự nhiên bị giảm sút trong thời gian qua đã kéo theo sự suy giảm về ĐDSH đối với các hệ sinh thái rừng nói chung. Đa dạng về loài: Trong những năm qua, cùng với những nỗ lực về bảo tồn ĐDSH, công tác điều tra nghiên cứu về ĐDSH cũng được nhiều cơ quan Việt Nam cũng như các tổ chức quốc tế thực hiện. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào thành phần loài động, thực vật, các hệ sinh thái đặc trưng. Các kết quả nghiên cứu ban đầu được tập hợp từ các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu như sau (bảng 1) Trong một khoảng thời gian ngắn từ 1992-2004, các nhà khoa học Việt Nam cùng với một số tổ chức quốc tế đã phát hiện thêm 7 loài thú, 2 loài chim mới cho khoa học, như Sao la, Mang lớn... Về thực vật, trong giai đoạn 1993 - 2003, đã có 13 chi, 222 loài và 30 taxon dưới loài đó được phát hiện và mô tả mới cho khoa học ... Đa dạng nguồn gen: Theo đánh giá của Jucovski (1970) Việt Nam là một trong 12 trung tâm nguồn gốc giống cây trồng và cũng là trung tâm thuần hóa vật nuôi nổi tiếng thế giới. Có 101 giống gia súc, gia cầm, trong đó có 43 giống nội. Các loài cá nuôi có nguồn gốc từ nước ngoài được nhập và thuần dưỡng ở Việt Nam khoảng 50 loài. Trong đó có 35 loài cá cảnh còn lại là các loài cá nuôi lấy thịt. Các giống cây trồng ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Hiện nay đã thống kê được 802 loài cây trồng phổ biến thuộc 79 họ... 2/ Sự suy thoái của đa dạng sinh học ở Việt Nam: Như  đã  đề  cập  ở  phần  trước,  số  lượng  loài  sinh  vật  trong  sinh quyển  đã  được  xác  định  1.392.485  cũng  chỉ  là  tương  đối.  Theo  UNEP (1995), hiện tại số loài đã được mô  tả lên đến 1.750.000 loài, dao động trong số lượng loài có thể có, từ 3.635.000 đến 111.655.000 loài. Trong tiến trình lịch sử của sự phân hóa và tiến hóa, số lượng các loài còn nhiều gấp bội, song chúng đã bị tiêu diệt phần lớn do những biến động lớn lao của vỏ Trái Đất và của khí hậu toàn cầu. Con người đóng góp vào nạn diệt chủng của các loài chỉ sau khi họ ra đời và phát triển nền văn minh của mình và cũng là tác nhân chủ yếu làm mất đa dạng sinh học. Sự mất đa dạng sinh vật ở Việt Nam cũng giống như trên thế giới ngày càng một gia tăng, tốc độ suy giảm đa dạng  sinh vật ngày một tăng do ảnh hưởng các hoạt động của con người vào tự nhiên. Trên thực tế, tốc độ suy giảm đa dạng sinh vật của nước ta nhanh hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực. 3/ Nguyên nhân của sự suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam: Nguyên nhân của sự mất đa dạng sinh vật ở Việt Nam: có thể nêu ra một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học như sau. - Nguyên nhân trực tiếp: + Sự mở rộng đất nông nghiệp: mở rộng đất canh tác nông nghiệp bằng  cách  lấn  vào  đất  rừng,  đất  ngập  nước  là  một  trong  những  nguyên nhân quan trọng nhất làm suy thoái đa dạng sinh học +  Khai  thác  gỗ:  trong  giai  đoạn  từ năm 1985  đến  1991,  các  lâm trường quốc doanh đã khai thác rừng bình quân 3,5 triệu m3  gỗ/năm, thêm vào đó khoảng 1-2 triệu m3  ngoài kế hoạch. Số gỗ này nếu qui ra diện tích thì khoảng 80.000ha bị mất mỗi năm. Hơn nữa, nạn chặt trộm gỗ xảy ra ở nhiều nơi, kết quả là rừng bị cạn kiệt nhanh chóng cả về diện tích và chất lượng, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng. + Khai thác củi: hàng năm, một lượng củi khoảng 21 triệu tấn được khai thác từ rừng để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong gia đình. Lượng củi này nhiều gấp 6 lần lượng gỗ xuất khẩu hàng năm. + Khai thác các sản phẩm ngoài gỗ: các sản phẩm ngoài gỗ như song mây, tre nứa, lá, cây thuốc được khai thác cho những mục đích khác nhau. Đặc biệt, khu hệ động vật hoang dã đã bị khia thác một cách bừa bãi. + Cháy rừng: trong số 9 triệu ha rừng còn lại thì 56% cóa khả năng bị  cháy  trong  mùa  khô.  Trung  bình  hàng  năm  khoảng  từ  25.000  đến 100.000 ha rừng bị cháy, nhất là vùng cao nguyên miền Trung. + Xây dựng cơ bản: viẹc xây dựng cơ bản như giao thông, thuỷ lợi, khu công nghiệp, thuỷ điện,...cũng là một nguyên nhẩntực tiếp làm mất đa dạng sinh học. + Chiến tranh: trong giai đoạn từ 1961 đến 1975 đã có khoảng 13 triệu tấn bom và 72 triệu lít chất độc hoá học rãi xuống chủ yếu ở phía Nam đã huỷ diệt khoảng 4,5 triệu ha rừng. - Nguyên nhân sâu xa: +  Tăng  dân  số:  dân  số  tăng  nhanh  là  một  trong  nhưũng  nguyên nhân chính làm suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam. Sự gia tăng dân số đòi hỏi tăng nhu cầu sinh hoạt: lương thực, thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu khác trong khi tài nguyên thì hạn hẹp, nhất là đất cho sản xuất nông nghiệp. Hệ quả tất yếu là dẫn đến việc mở rộng đất nông nghiệp vào đất rừng và làm suy giảm đa dạng sinh học. + Sự di dân: từ những năm 60, chính phủ đã động viên khoảng 1 triệu người từ vùng đồng bằng lên khai hoang và sinh sống ở vùng núi, cuộc di dân này đã làm thay đổi sự cân bằng dân số ở miền núi. Những năm 1990, nhiều đọt di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ vào các tỉnh phía Nam, Tây nguyên sự di dân này đã ảnh hưởng rõ rết đến đa dạng sinh học của vùng này. + Sự nghèo đói: với gần 80% dân số ở nông thôn, vì vậy phụ thuộc phần lớn vào nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên. Trong các khu bảo tồn được nghiên cứu, 90% dân địa phương sống dựa vào nông nghiệp và khai thác rừng. Người nghèo không có vốn để đầu tư lâu dài, sản xuất và bảo vệ tài nguyên, học buộc phải khai thác, bóc lột ruộng đất của mình, làm cho tài nguyên càng suy thoái một cách nhanh chóng. + Một số nguyên nhân sâu xa khác có thể nói như: chính sách kinh tế  vĩ  mô,  chính  sách  kinh  tế  cộng  đồng,  chính  sách  sử  dụng  đất,  lâm nghiệp,  du  canh  du  cư  cũng  đã  tác  động  không  nhỏ  đến  thực  trạng  suỷ giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam chúng ta. III/ Thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam: Việt Nam chưa có hệ thống pháp luật về đa dạng sinh học với tư cách là một lĩnh vực pháp lý cụ thể, độc lập tương đối. Mặc dù Luật Bảo vệ môi trường có những quy định mang tính nguyên tắc, bao trùm và khái quát về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Nhưng các quy phạm pháp luật về đa dạng sinh học đang nằm rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý khác nhau và mỗi văn bản lại chỉ đề cập đến một hoặc vài khía cạnh của đa dạng sinh học. Điều này đã làm hạn chế hiệu lực và hiệu quả của việc áp dụng pháp luật trên thực tế. Bên cạnh đó, còn nhiều nội dung quan trọng của đa dạng sinh học vẫn chưa được pháp luật điều chỉnh hoặc chỉ được quy định tại các văn bản dưới luật như: bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái đất ngập nước, các hệ sinh thái tự nhiên trên vùng núi đá vôi, gò, đồi thuộc vùng đất chưa sử dụng; tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích; quản lý an toàn sinh vật biến đổi gen; kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại môi trường, v.v... Các nội dung này cần phải được luật hoá. Từ thực trạng trên, cần thiết phải có một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao, đề cập toàn diện đến các khía cạnh của đa dạng sinh học, luật hóa có hệ thống và thống nhất các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nội luật hóa các điều ước quốc tế về đa dạng sinh học mà Việt Nam là thành viên nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước 1/ Những quy định chung: Luật Đa dạng sinh học gồm có 8 chương và 78 điều, quy định những nội dung chính sau đây: Chương I. Những quy định chung bao gồm 7 điều(từ Điều 1 đến Điều 7) quy định: Phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; nguyên tắc, chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học; trách nhiệm quản lý nhà nước và những hành vi bị nghiêm cấm. Chương II.Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh họcbaogồm8điều (từ Điều 8 đến Điều 15) quy định cáccăn cứ lập, nội dung quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước; lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước, của bộ, ngành; công bố, tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước; căn cứ, nội dung, lập, thẩm định, thông qua, điều chỉnh, công bố và thực hiện quy hoạch đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Chương III. Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên bao gồm 21 điều ( từ Điều 16 đến Điều 36) quy định về khu bảo tồn, phân cấp khu bảo tồn; vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài-sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan; nội dung dự án thành lập khu bảo tồn; lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn quốc gia; quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia; lập, thẩm định và quyết định thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh; sử dụng đất trong khu bảo tồn; phân khu chức năng và ranh giới khu bảo tồn; trách nhiệm, tổ chức quản lý khu bảo tồn; quyền, trách nhiệm của Ban quản lý, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sinh sống và có hoạt động hợp pháp trong khu bảo tồn; quản lý vùng đệm khu bảo tồn và báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học; điều tra, đánh giá và xác lập chế độ phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên; phát triển bền vững hệ sinh thái trên vùng đất ngập nước tự nhiên, vùng núi đá vôi và vùng đất chưa sử dụng không thuộc hệ sinh thái rừng. Chương IV. Bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật gồm 18 điều (từ Điều 37 đến Điều 54) quy định về Loài được đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ; đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ; thẩm định hồ sơ, quyết định đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ; bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ; thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; loài hoang dã bị cấm khai thác và loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên; nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ; trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, tặng cho, lưu giữ, vận chuyển các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và mẫu vật di truyền, sản phẩm của chúng; cứu hộ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; bảo vệ giống cây trồng, vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng; bảo vệ loài vi sinh vật và nấm đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe doạ tuyệt chủng; điều tra và lập Danh mục loài ngoại lai xâm hại; kiểm soát việc nhập khẩu loài ngoại lai xâm hại, sự xâm nhập từ bên ngoài của loài ngoại lai; kiểm soát việc nuôi trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại; kiểm soát sự lây lan, phát triển của loài ngoại lai xâm hại; công khai thông tin về loài ngoại lai xâm hại. Chương V.Bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyềnbao gồm 14 điều (từ Điều 55 đến Điều 68) quy định về Quản lý nguồn gen; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen; trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen; hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích; giấy phép tiếp cận nguồn gen; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen; chia sẻ lợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen; lưu giữ và bảo quản mẫu vật di truyền; điều tra, thu thập, đánh giá, cung cấp, quản lý thông tin về nguồn gen; bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen; trách nhiệm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học; lập, thẩm định báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học; cấp giấy chứng nhận an toàn của sinh vật biển đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen đối với đa dạng sinh học; công khai thông tin về mức độ rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học và quản lý cơ sở dữ liệu về sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen liên quan đến đa dạng sinh học. Chương VI. Hợp tác quốc tế về đa dạng sinh học bao gồm 2 điều (Điều 69 và Điều 70), quy định về hợp tác quốc tế và việc thực hiện các điều ước quốc tế về đa dạng sinh học; hợp tác quốc tế với các nước có chung biên giới với Việt Nam. Trong đó, Nhà nước ưu tiên hợp tác với các nước có chung biên giới với Việt Nam bằng các hoạt động sau đây: 1. Trao đổi thông tin, dự báo tình hình, biến động về đa dạng sinh học;  2. Phối hợp quản lý hành lang đa dạng sinh học, tuyến di cư xuyên biên giới của các loài; bảo vệ các loài di cư; 3. Tham gia các chương trình bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, các chương trình, dự án bảo vệ các loài di cư và bảo vệ hành lang đa dạng sinh học (điều 70). Chương VII. Cơ chế và nguồn lực bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học bao gồm 5 điều (từ Điều 71 đến Điều 75), quy định về Điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, quản lý thông tin, số liệu về đa dạng sinh học; báo cáo về đa dạng sinh học; tài chính cho việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học; dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học và bồi thường thiệt hại về đa dạng sinh học. Chương VIII. Điều khoản thi hành bao gồm 3 điều (từ Điều 76 đến Điều 78), quy định chuyển tiếp; hiệu lực thi hành; quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. 2/ Những quy định cụ thể:Luật đa dạng sinh học, quy định tại Điều 42 về cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học bao gồm các hình thức sau : - Cơ sở nuôi dưỡng, nuôi sinh sản các loài động vật hoang dã, loài thuộc Danh mục các loài được ưu tiên bảo vệ phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học; - Vườn thực vật, vườn bách t
Luận văn liên quan