Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển lâm nghiệp tỉnh Đăk Lăk

Đăk Lăk là một trong 5tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, có tổng diện tích tự nhiên là 1.312.537ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp 714.082,88ha, chiếm 54,4% tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Rừng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đăk Lăk. Tuy nhiên, những năm gần đây do nhiều các nguyên nhân khác nhau mà rừng Đăk Lăk liên tục bị suy giảm nhanh chóng cả số lượng và chất lượng, là nguyên nhân của những thiên tai bất ngờ đã và đang có xu thế mạnh, thường xuyên nhưlũ lụt, hạn hán. Trong nhữngnăm qua, vớisựnỗlực của mìnhngànhlâm nghiệp Đăk Lăk đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tình hình tổ chức xây dựng vốn rừng, kinh doanh rừng, trồng rừng, giao đất khoán rừng, phát tri ển ngành chế biến l âm sản, vv . đạt đượcnhiềukếtquảquan trọng. Tìnhhìnhphárừng, cháyrừng, khai thác, vậnchuyển, mua bánlâm sản, săn bắn, kinh doanh độngvậthoang dãtừngbướchạnchếso với nhữngnăm trước đây. Sau 3 năm thựchiệnChiếnlượcpháttriểnlâm nghiệptỉnhĐăk Lăk theo Quyết địnhsố1234/QĐ-UBND ngày11/7/2005, việc đánhgiá thựctrạngđểđề xuấtcácgiảiphápphát triểnngành lâm nghiệplàhếtsức cầnthiết. Bài báonàygiớithiệunhữngnộidung chínhcủakết quả đánh giá thực trạng lâm nghiệp tỉnh Đăk Lăk,từ đóđề xuất một số giải pháp nhằm phát triển lâm nghiệpbền vữngtỉnh Đăk Lăk nói riêngvà cho vùng Tây Nguyên nóichung, góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh sinh thái cho vùng Tây Nguyên và vùng hạ lưu thuộc các tỉnh Nam Trung Bộ.

pdf10 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3374 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển lâm nghiệp tỉnh Đăk Lăk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TỈNH ĐĂK LĂK Bùi Thị Hải Nhung Phòng Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Kết quả đánh giá thực trạng lâm nghiệp tỉnh Đăk Lăk đã chỉ ra rằng: mặc dù đã đạt được những kết quả tốt, đưa độ che phủ rừng toàn tỉnh lên 47,2% nhưng do nhiều các nguyên nhân khác nhau, rừng Đăk Lăk vẫn tiếp tục bị suy giảm về chất lượng, rừng tự nhiên tiếp tục bị xâm hại, tốc độ phát triển rừng trồng nhanh nhưng năng suất tăng chậm,công tác giao rừng, cho thuê rừng triển khai chậm, việc đổi mới các lâm trường quốc doanh vẫn đang gặp một số trở ngại. Mặc dù được củng cố nhưng tình hình khai thác rừng phá rừng trái phép vẫn diễn ra khá nghiêm trọng, công tác phối hợp giữa các ngành trong bảo vệ pháp luật về rừng chưa được chặt chẽ và thường xuyên, các hoạt động du lịch sinh thái còn chậm phát triển. Ngành chế biến tương đối phát triển, kim ngạch xuất khẩu đạt 6-7,5 triệu USD/năm với 438 cơ sở chế biến lâm sản. Công tác khuyến lâm chưa thực sự được coi trọng. Từ nghiên cứu thực trạng đã đề xuất 6 giải pháp để phát triển lâm nghiệp tại Đăk Lăk. Ngoài ra, giải pháp cụ thể, cấp thiết và trước mắt được đề xuất nhằm chấn chỉnh và triển khai có hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng ở Đăk Lăk trong thời gian tới. Từ khoá: Chiến lược phát triển lâm nghiệp, Chế biến lâm sản, Đăk Lăk, Phát triển rừng, Bảo vệ rừng, Khuyến lâm. ĐẶT VẤN ĐỀ Đăk Lăk là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, có tổng diện tích tự nhiên là 1.312.537ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp 714.082,88ha, chiếm 54,4% tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Rừng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đăk Lăk. Tuy nhiên, những năm gần đây do nhiều các nguyên nhân khác nhau mà rừng Đăk Lăk liên tục bị suy giảm nhanh chóng cả số lượng và chất lượng, là nguyên nhân của những thiên tai bất ngờ đã và đang có xu thế mạnh, thường xuyên như lũ lụt, hạn hán. Trong những năm qua, với sự nỗ lực của mình ngành lâm nghiệp Đăk Lăk đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tình hình tổ chức xây dựng vốn rừng, kinh doanh rừng, trồng rừng, giao đất khoán rừng, phát triển ngành chế biến lâm sản, vv…. đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tình hình phá rừng, cháy rừng, khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản, săn bắn, kinh doanh động vật hoang dã từng bước hạn chế so với những năm trước đây. Sau 3 năm thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh Đăk Lăk theo Quyết định số 1234/QĐ-UBND ngày 11/7/2005, việc đánh giá thực trạng để đề xuất các giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp là hết sức cần thiết. Bài báo này giới thiệu những nội dung chính của kết quả đánh giá thực trạng lâm nghiệp tỉnh Đăk Lăk, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Đăk Lăk nói riêng và cho vùng Tây Nguyên nói chung, góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh sinh thái cho vùng Tây Nguyên và vùng hạ lưu thuộc các tỉnh Nam Trung Bộ. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu thập thông tin thứ cấp: Số liệu thống kê, các tài liệu báo cáo về thực trạng bảo vệ và phát triển rừng, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh Đăk lăk. 2 Thu thập thông tin sơ cấp: Sử dụng phương pháp PRA trong phỏng vấn và thảo luận với 20 cán bộ lâm nghiệp cấp tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Lâm nghiệp); 28 cán bộ cấp huyện (lãnh đạo huyện, cán bộ lâm nghiệp và các ban ngành liên quan) thuộc 2 huyện Man’Đrăk và Buôn Đôn; 7 cán bộ Công ty Lâm nghiệp Man’Đrăk, 5 cán bộ Công ty TNHH Lâm sản Hoàng Nguyên; 16 cán bộ VQG YokDon; 10 cán bộ xã Krông Na và 30 hộ gia đình là người tham gia trồng rừng và nhận khoán BVR tại công ty Lâm nghiệp Man’Đrăk và VQG YokDon. Phân tích đánh giá: Các số liệu được phân tích đánh giá làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm phát triển lâm nghiệp tỉnh Đăk Lăk trong thời gian tới. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Đánh giá thực trạng phát triển rừng tỉnh Đăklăk Tính đến ngày 31/12/2008 tổng diện tích rừng là 628.977ha, độ che phủ đạt 47,2% trong đó diện tích rừng tự nhiên là 574.493,4ha, rừng trồng là 54.484ha và rừng mới trồng chưa tính vào độ che phủ (< 3 tuổi) là 9.840ha. Diện tích rừng tự nhiên giảm 7.292ha so với năm 2006, nguyên nhân chủ yếu là do chuyển đổi mục đích sử dụng đất để trồng cây công nghiệp (cao su), xây dựng công trình thủy điện và trồng cây nông nghiệp khác. Chất lượng rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị suy giảm do tình trạng khai thác rừng trái phép rút ruột rừng gây ra. Thực hiện dự án 661, từ 2006 đến 2008 toàn tỉnh đã trồng được 22.697ha (phòng hộ: 6.760ha, đặc dụng: 342ha, sản xuất: 14.154ha), hỗ trợ trồng rừng sản xuất: 6.912ha và giao khoán quản lý bảo vệ rừng: 58.000ha/năm. Hiện nay, hầu hết đất trồng rừng phòng hộ còn lại đều ở vùng sâu vùng xa, địa hình cao, dốc, đất trồng rừng manh mún nên việc phát triển trồng rừng phòng hộ gặp nhiều khó khăn. Năm 2008, diện tích rừng trồng tăng 33.788 ha so với năm 2006, cùng với sản lượng rừng trồng tăng đáng kể do sử dụng các giống cây trồng có chất lượng tốt hơn. Xu thế phát triển rừng trồng sản xuất đang rất mạnh trong những năm gần đây, tuy nhiên do đầu tư thấp và đa số các hộ dân chưa có điều kiện áp dụng biện pháp kỹ thuật thâm canh tiên tiến nên vẫn chưa tạo được những bước đột phá về sản lượng trồng rừng sản xuất trong toàn tỉnh. Diện tích rừng lớn, phân tán nên khó quản lý bảo vệ; lực lượng quản lý bảo vệ quá mỏng, ý thức chấp hành pháp luật của một số người dân thấp, tình hình dân di cư tự do phức tạp, nhu cầu đất canh tác và gỗ làm nhà cao nên nạn phá rừng và khai thác lâm sản trái phép vẫn tiếp diễn. Ngân sách đầu tư cho bảo vệ rừng 50.000 ha/năm, chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng của tỉnh, suất đầu tư 100.000 đồng/ha là quá thấp so với yêu cầu thực tế, chỉ tiêu diện tích ngày một giảm, nhưng tỉnh không có ngân sách bổ xung, trong khi các hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng chưa được thực hiện; biện pháp tổ chức bảo vệ rừng còn kém hiệu quả khi giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình nên nguy cơ mất và suy thoái rừng vẫn cao. Hệ thống các vườn ươm được quy hoạch tại các đơn vị trồng rừng hoặc tổ chức gieo ươm ở hộ gia đình đã cung cấp đủ giống cho trồng rừng của tỉnh. Sở NN&PTNT đã cấp chứng chỉ công nhận nguồn giống 0,2 ha Keo lai là vườn cây đầu dòng (hom) cho Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên, nhiều đơn vị cung ứng giống còn thiếu phương tiện, thiết bị, cơ sở bảo quản giống, nhân giống và sản xuất giống như vườn ươm kiên cố, nhà cấy mô, kho bảo quản giống, phòng thí nghiệm…; vẫn tồn tại một số đơn vị, cá nhân sản xuất và cung ứng giống trôi nổi, chất lượng thấp, không rõ nguồn gốc. Người dân còn chưa quan tâm sử dụng giống tốt, chạy theo số lượng, việc quản lý và giám sát chất lượng giống chưa chặt chẽ, chưa cấp chứng nhận nguồn gốc lô hạt giống, chưa kiểm tra và xử lý vi phạm. 3 UBND tỉnh đã phê duyệt rà soát quy hoạch 3 loại rừng và đã xây dựng Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2009-2020 trên cơ sở chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia với các mục tiêu cụ thể, đã hướng dẫn các huyện và xã xây dựng quy hoạch/kế hoạch bảo vệ phát triển rừng. Tuy nhiên do kinh phí hạn chế nên số lượng các huyện, xã có quy hoạch/ kế hoạch BVPTR chưa nhiều. UBND tỉnh đang triển khai xây dựng "Đề án giao rừng, cho thuê rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mục đích lâm nghiệp gắn với việc lập hồ sơ quản lý rừng giai đoạn 2009 - 2015". Tuy nhiên, đến tháng 4/2009 toàn tỉnh mới giao, cho thuê 688.162ha rừng và đất lâm nghiệp trong đó giao cho các chủ rừng thuộc sở hữu Nhà nước là 224.852ha; giao, cho thuê cho 15 Công ty lâm nghiệp Nhà nước là 230.078ha (198.937ha rừng sản xuất và 31.141ha rừng phòng hộ); cho 14 doanh nghiệp ngoài Nhà nước thuê 9068ha (6207ha rừng tự nhiên và 2861ha đất không rừng); giao cho 25 cộng đồng, 55 nhóm hộ, 992 hộ gia đình 34.185ha; giao quân đội quản lý 14.433ha và UBND xã quản lý 175.546ha. HĐND tỉnh đã ra nghị quyết về các nguyên tắc định giá và khung giá các loại đất để xây dựng bảng giá hàng năm của tỉnh. Tuy nhiên, do không có nguồn kinh phí cho định giá và việc tính toán theo 48/2007/NĐ-CP và Thông tư 65/2008/TTLB-BNN-BTC còn khá phức tạp, khó thực hiện. Công tác rà soát ranh giới, cắm mốc ranh giới cho các chủ rừng và các loại rừng đã được thực hiện khá sớm và đồng bộ. Tuy vậy, do khó khăn về tài chính và việc rà soát quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị 38/CT-TTg triển khai chậm nên hiện tại việc cắm mốc thực hiện rất hạn chế. Đã sắp xếp lại các Lâm trường Quốc doanh theo Nghị định 200/2004/NĐ-CP của Chính phủ với 7 Công ty Lâm nghiệp với diện tích sử dụng dự kiến là 76.200ha và 11 Ban quản lý rừng phòng hộ với diện tích sử dụng dự kiến là 340.517ha. Nhìn chung, hoạt động của các công ty còn chậm đổi mới và có nhiều khó khăn, thách thức. Hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng đất đai và rừng. Chỉ có 2/7 Công ty Lâm nghiệp có khai thác rừng tự nhiên và rừng trồng mới cân đối được nguồn thu chi là M’Đrăk và Krông Bông. Các công ty chưa thực sự tự chủ trong các hoạt động sản xuất; trên danh nghĩa là đơn vị tự hạch toán kinh doanh độc lập theo Luật Doanh nghiệp nhưng trên thực tế lại phụ thuộc rất lớn vào chỉ tiêu kế hoạch phân bổ hàng năm của Nhà nước. Các Công ty đều thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, nguồn thu chính của nhiều Công ty chủ yếu từ khai thác gỗ rừng tự nhiên, nhưng chỉ tiêu khai thác thấp không ổn định. Sự gia tăng dân số đặc biệt là dân di cư tự do gây áp lực rất lớn cho các công ty trong công tác bảo vệ rừng và chưa có giải pháp để hài hòa giữa nhu cầu đất cho cư dân địa phương và sản xuất kinh doanh ổn định. Kết quả bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học Đánh giá thực hiện công tác bảo vệ rừng Các Công ty Lâm nghiệp, các Ban Quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng đã tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, người dân đã nhận thức được lợi ích và tác hại do phá rừng. Lực lượng kiểm lâm đã phối hợp đồng bộ và có hiệu quả hơn trong ngân chặn các hành vi xâm phạm tài nguyên rừng nên diện tích rừng bị mất do chặt phá rừng trái phép đã giảm nhiều so với các năm trước đây. Nhờ thực hiện các biện pháp đồng bộ với phương châm 4 tại chỗ nên cháy rừng đã giảm do đã phát hiện và dập lửa kịp thời nên năm 2008 chỉ mất 4,2ha rừng trồng; Tuy nhiên, tình hình khai thác rừng phá rừng trái phép vẫn diễn ra khá nghiêm trọng đặc biệt là tại các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Nguyên nhân do dân di 4 cư tự do cư trú tại các huyện Ea Sup, Krông Bông, Lăk… lợi dụng việc chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt để trồng cao su đã chắt phá rừng để lấy gỗ, cơi nới nương rẫy để sản xuất hoặc nhận đền bù. Tình trạng lấn chiếm và tái lấn chiếm đất lâm nghiệp diễn ra ở nhiều huyện và hầu hết các đơn vị chủ rừng. Từ năm 2008, diện tích bị lấn chiếm, xâm canh trái phép trong các vùng có dự án là 410,3ha trong đó lấn chiếm đất lâm nghiệp là 353,5ha và phá rừng trái phép 56,8ha. UBND tỉnh đã ra Chỉ thị 07/2008/CT- UB về tăng cường quản lý rừng ở các vùng quy hoạch trồng cây cao su, trồng rừng, trồng cây công nghiệp và tăng cường kiểm tra ngăn chặn phá rừng, khai thác, lấn chiếm, mua bán, sang nhượng đất đai trái pháp luật, nhưng do sức ép từ việc gia tăng dân số rất nhanh bao gồm cả dân di cư tự do, nên công tác này còn nhiều diễn biến phức tạp như Kroong A, Cư Róa (huyện M’Drak), huyện E’HLeo. Tình trạng lâm tặc chống đối người thi hành công vụ vẫn còn xảy ra ở một số huyện nhưng việc giải quyết còn vướng mắc do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ rừng với chính quyền địa phương và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác. Chưa có biện pháp răn đe triệt để các đối tượng khai thác rừng trái phép, nhiều nơi còn buông lỏng quản lý để tình trạng phá rừng diễn ra trong thời gian dài. Việc cấp phép cho các xưởng cưa gần VQG YokDon càng làm cho công tác bảo vệ rừng gặp khó khăn thêm. Sự phối hợp liên ngành cũng chưa thường xuyên và kịp thời theo Thông tư liên tịch 144/TTLT-BNN-BCA-BQP. Bên cạnh đó, một bộ phận dân cư sống gần rừng đời sống còn khó khăn vẫn sống dựa vào rừng nên vẫn tiếp tục phá rừng, lấn chiếm đất rừng để lấy đất canh tác. Công tác khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình nhìn chung hiệu quả không cao, chất lượng rừng vẫn bị suy giảm do đầu tư thấp nên phần đông các hộ nhận khoán thực hiện hợp đồng mang tính chiếu lệ, đối phó để nghiệm thu hợp đồng khoán bảo vệ rừng, chưa thực sự gắn bó với rừng. Số cộng đồng được giao rừng còn rất ít (25 cộng đồng). Công tác bảo tồn đa dạng sinh học Đăk Lăk có hệ thống các khu rừng đặc dụng khá hoàn chỉnh như Vườn quốc gia Yok Đôn (bảo vệ hệ sinh thái rừng khộp Tây Nguyên), Vườn quốc gia Chư Yang Sinh (bảo tồn các hệ sinh thái phân bố theo độ cao và bảo tồn nguồn gien các loài động thực vật đặc hữu như Pơ mu, Du Sam…và các loài linh trưởng), rừng đặc dụng Nam Ka ( bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm) và Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (bảo tồn các loài đặc hữu như Bò tót, bò rừng, .. và các loài thực vật như Trắc, Cẩm lai, ... đặc trưng rừng nhiệt đới Đông Trường Sơn), vv… Nhìn chung, chất lượng rừng và giá trị đa dạng sinh học được duy trì, bảo tồn tốt hơn ở những khu rừng đặc dụng đã được thành lập và có ban quản lý. Tuy nhiên, tình trạng phổ biến là rừng tự nhiên vẫn bị suy giảm về chất lượng và những khu rừng nguyên sinh, rừng giàu chủ yếu chỉ còn ở những khu rừng đặc dụng và phòng hộ thuộc vùng sâu, vùng xa. Công tác bảo vệ rừng đặc dụng chủ yếu dựa vào lực lượng kiểm lâm của vườn quốc gia và các khu bảo tồn và khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, do địa bàn rộng, khó bảo vệ nên tình hình chặt phá rừng còn khá nghiêm trọng như ở VQG Yok Đôn và nhiều nơi khác. Do lợi nhuận cao từ buôn bán gỗ và động vật hoang dã trái phép nên các vi phạm vẫn xảy ra ở hầu khắp các huyện. Các hoạt động du lịch sinh thái còn chậm phát triển do thiếu hướng dẫn cụ thể và thiếu các đầu tư có sở hạ tầng cần thiết cho du lịch sinh thái. Về công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản 5 Nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh hàng năm là 20.000m3 gỗ từ rừng tự nhiên và 10.000-20.000m3 gỗ rừng trồng. Ngoài ra, gỗ cao su cũng là nguồn gỗ quan trọng, bình quân mỗi năm 10.000m3 gỗ cao su thanh lý. Chỉ một số doanh nghiệp chế biến lớn mới có khả năng nhập khẩu gỗ như Công ty cổ phần Trường Thành và Công ty TNHH Hoàng Nguyên nhập 10.000-12.000m3 gỗ/năm để chế biến đồ gỗ xuất khẩu. Từ năm 2001 đến nay, giá trị sản xuất của ngành chế biến lâm sản chiếm 25- 30% giá trị sản xuất công nghiệp chế biến và chiếm khoảng 50-60% giá trị chế biến nông lâm sản của tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt 6-7,5 triệu USD. Đến tháng 4/2009, tỉnh có 438 cơ sở chế biến lâm sản, trong đó có 354 cơ sở nhỏ lẻ, hộ gia đình cá nhân chiếm 80,8% số cơ sở chế biến; 84 cơ sở chế biến lâm sản quy mô vừa và lớn có máy móc thiết bị hiện đại, sản xuất sản phẩm tinh chế. Phân bố các cơ sở chế biến không đồng đều, cơ sở chế biến lớn chủ yếu ở Buôn Mê Thuột, Ea Sup và Krông Buk. Đa số các cơ sở chế biến ở mức xẻ gỗ xây dựng cơ bản, chưa có các dây chuyền tinh chế, chưa tham gia xuất khẩu và doanh thu thấp. Chỉ có 15 doanh nghiệp có đầu tư máy móc, thiết bị tương đối hoàn chỉnh có thể sản xuất đồ mộc tinh chế và ván nhân tạo, 27 doanh nghiệp sản xuất đồ mộc dân dụng và 39 doanh nghiệp còn lại chỉ sơ chế các sản phẩm phục vụ XDCB hoặc xẻ phôi phục vụ cho tinh chế lâm sản. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chế biến lâm sản và đầu tư cho công nghiệp chế biến còn thấp năm 2005 là 7,174 triệu USD, năm 2007 đạt 3,414 triệu USD và năm 2008 đạt khoảng 8,512 triệu USD. Sản phẩm chủ yếu là gỗ tinh chế, đồ mộc, hàng thủ công mỹ nghệ trong đó gỗ tinh chế năm 2005 đạt 1.051m3 và năm 2007 đạt 3.158 m3 sản phẩm. Vốn đầu tư năm 2005 đạt 25 tỷ đồng, năm 2006 đạt 23 tỷ đồng, năm 2007 đạt 18 tỷ đồng và năm 2008 đạt 12,5 tỷ đồng, do khủng hoảng tài chính nên các doanh nghiệp chưa yên tâm đầu tư công nghệ và thiết bị. Ngoài các sản phẩm phục vụ cho thị trường trong nước như ván dăm, ván ép, ván Okal, giường, tủ, bàn ghế… còn có một số sản phẩm của Đắk Lắk chiếm lĩnh được các thị trường nước ngoài như bàn ghế ngoài trời, ván trang trí nội thất, bàn ghế giường tủ. Các sản phẩm chế biến đã được xuất khẩu cho một số nước như Anh, Pháp, Đan Mạch, Mỹ, Nhật, Hàn quốc,vv … Hiện nay, các nước EU và Mỹ đang tăng cường các biện pháp kiểm soát gỗ nhập khẩu hợp pháp như FLEGT, đạo luật LEICY… Đây là một thách thức nhưng cũng là một cơ hội để các tỉnh phải sử dụng gỗ có chứng chỉ ở Việt nam và góp phần giảm thiểu tình trạng khai thác và sử dụng gỗ trái phép của các doanh nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, đào tạo và khuyến lâm Đã xây dựng được một số mô hình trồng rừng kinh tế với hàng trăm ha theo hướng thâm canh. Tuy nhiên, KHCN chưa tạo được sức bật làm chuyển biến cơ bản hiệu quả kinh tế của nghề rừng, chưa gắn sản xuất với thị trường, chưa có định hướng rõ ràng cho phát triển giống cây trồng lâm nghiệp, chưa nâng cao năng suất rừng tự nhiên cũng như sử dụng hợp lý các diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt để tạo thu nhập cho người dân miền núi. Số loài cây trồng có năng suất cao còn quá ít, chủ yếu là rừng trồng thuần loài. Đào tạo về lâm nghiệp cho cán bộ địa phương và cho nông dân là một việc làm mới mẻ, lâm nghiệp chưa phải là một ưu tiên cho đào tạo và tiếp nhận. Do ít chú trong 6 đánh giá nhu cầu đào tạo hoặc đánh giá chưa đúng mức, nên đào tạo còn chung chung, chưa chú trong những gì cán bộ và nông dân cần. Tổ chức khuyến nông khuyến lâm đã được củng cố và mạng lưới khuyến nông khuyến lâm từ tỉnh đến các xã. Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp với Chi cục Lâm nghiệp thực hiện nhiều hoạt động chuyển giao kỹ thuật với các mô hình trình diễn về cây lâm nghiệp. Tuy nhiên, công tác khuyến lâm chưa thực sự được coi trọng, cán bộ khuyến lâm mỏng, số lượng và kinh phí cho khuyến lâm rất thấp. Cách đầu tư cho khuyến lâm theo kế hoạch hàng năm như đầu tư cho cây nông nghiệp ngắn ngày là không phù hợp, kể cả phương thức đầu tư trung hạn 3 năm vẫn là quá ngắn đối với cây trồng lâm nghiệp. Trong các hoạt động khuyến lâm, xây dựng các mô hình trình diễn chiếm tỷ trọng lớn nhất, trong khi các hoạt động đào tạo gắn với hiện trường và tư vấn dịch vụ chiếm tỷ lệ rất nhỏ.Việc xây dựng các mô hình trình diễn yêu cầu nông dân đóng góp 60% và phải có diện tích đủ lớn, dẫn đến chỉ các hộ nông dân khá giả mới có khả năng xây dựng mô hình và loại trừ sự tham gia của các hộ nghèo. Cán bộ lâm nghiệp đối với các xã có nhiều rừng là rất cần thiết, nhưng đến nay chỉ tiêu này vẫn chưa thể thực hiện được. Đề xuất một số giải pháp phát triển lâm nghiệp tỉnh Đăk Lăk Giải pháp về tổ chức quản lý và sản xuất Thực hiện phân cấp quản lý theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Ở cấp tỉnh, nâng cao năng lực ngành Nông nghiệp và PTNT trong đó có lâm nghiệp để tham mưa có hiệu quả hơn cho UBND tỉnh quản lý Nhà nước về lâm nghiệp. Ở cấp huyện, bổ sung thêm biên chế cán bộ có chuyên môn lâm nghiệp, thành lập tổ lâm nghiệp trong phòng kinh tế của các huyện trong đó có ít nhất 3 cán bộ lâm nghiệp chuyên trách. Cấp xã, đối với những xã có diện tích đất lâm nghiệp trên 500 ha thành lập Ban bảo vệ và phát triển rừng cấp xã, trong đó hợp đồng (tiến tới có biên chế) cho 1 cán bộ lâm nghiệp giúp cho UBND xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Tiếp tục củng cố các công ty lâm nghiệp nhằm thực thi có hiệu quả các phương án đổi mới đã được phê duyệt, thực hiện quản lý rừng bền vững, mở rộng hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước. Quy hoạch đồng bộ các nhà máy chế biến lâm
Luận văn liên quan