Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến ở hầu hết tất cả các nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Nói đến du lịch Việt Nam, có thể thấy rằng, du lịch Việt Nam đã trở thành một trọng tâm kinh tế, văn hóa của xã hội, được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm tạo điều kiện tối ưu để phát triển và phát triển bền vững. Trước tình hình thực tế đó, ta có thể thấy qui hoạch du lịch đóng một vai trò quan trọng trong dự án xây dựng những tuyến điểm du lịch mới, góp phần nâng cao chất lượng của các sản phẩm du lịch.
Không những chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới, các tuyến điểm du lịch, do thiếu qui hoạch du lịch hoặc qui hoạch ngược lại với nguyên tắt đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến hệ sinh thái môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng địa phương nơi đó, làm cạn kiệt tài nguyên môi trường. Ảnh hưởng vô cùng lớn mà các thế hệ đi sau phải gánh chịu.
Vừa mới hoàn thành xong môn học qui hoạch du lịch, với những kiến thức vô cùng bổ ích và quí giá mà thầy đã truyền đạt cho chúng em, em muốn thực tế hóa những kiến thức đó. Chính vì vậy mà em đã chọn đề tài:” đánh giá tiềm năng, thực trạng hoạt động của khu du lịch Văn Thánh” để làm đề tài tiểu luận kết thúc môn học của mình.
43 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4765 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tiềm năng, thực trạng hoạt động của khu du lịch Văn Thánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẪN NHẬP
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến ở hầu hết tất cả các nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Nói đến du lịch Việt Nam, có thể thấy rằng, du lịch Việt Nam đã trở thành một trọng tâm kinh tế, văn hóa của xã hội, được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm tạo điều kiện tối ưu để phát triển và phát triển bền vững. Trước tình hình thực tế đó, ta có thể thấy qui hoạch du lịch đóng một vai trò quan trọng trong dự án xây dựng những tuyến điểm du lịch mới, góp phần nâng cao chất lượng của các sản phẩm du lịch.
Không những chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới, các tuyến điểm du lịch, do thiếu qui hoạch du lịch hoặc qui hoạch ngược lại với nguyên tắt đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến hệ sinh thái môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng địa phương nơi đó, làm cạn kiệt tài nguyên môi trường. Ảnh hưởng vô cùng lớn mà các thế hệ đi sau phải gánh chịu.
Vừa mới hoàn thành xong môn học qui hoạch du lịch, với những kiến thức vô cùng bổ ích và quí giá mà thầy đã truyền đạt cho chúng em, em muốn thực tế hóa những kiến thức đó. Chính vì vậy mà em đã chọn đề tài:” đánh giá tiềm năng, thực trạng hoạt động của khu du lịch Văn Thánh” để làm đề tài tiểu luận kết thúc môn học của mình.
MỤC ĐÍCH VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU:
Để đáp ứng được yêu cầu của môn học “ Qui hoạch du lịch’ , vì thế qua bài tiểu luận này, em mong rằng mình sẽ có những nhận thức đúng đắn nhất về tình trạng cũng như những vấn đề thực tế mà Qui hoạch du lịch đang đặt ra.
Đồng thời tìm hiểu các hoạt động và các định hướng phát triển du lịch tại khu du lịch Văn Thánh. Để từ đó em có thể có sự đánh giá chính xác hơn về các khu du lịch khác.
Đưa ra một số giải pháp để nâng cao được hiệu quả kinh doanh của khu du lịch Văn Thánh và mục đích vô cùng quan trọng đó là giúp cho em có cái nhìn chính xác hơn về nghề nghiệp tương lai của mình.
Kiến thức thì bao la rộng lớn, yêu cầu của bài tiểu luận này cũng rất nhiều mà khả năng cũng như kiến thức của em cũng có giới hạn, chính vì vậy chỉ trong một thời gian vô cùng ngắn em cũng chỉ có thể khảo sát các hoạt động kinh doanh, quản lý,cách ứng xử phục vụ của nhân viên, cách bày trí, không gian của khu du lịch…..Nên sai xót là điều không thể tránh khỏi, nên em rất mong nhận được sự cảm thông và những lời góp ý chân thành nhất của thầy, để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn.
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU :
Trong tất cả quá trình quan sát và thu thập tài liệu có liên quan để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình, em đã tìm thấy và đọc được rất là nhiều thông tin cũng như hình ảnh về khu du lịch Văn Thánh.Nhưng theo em thấy đa phần chỉ giới thiệu chung chung, giới thiệu sơ lược về khu du lịch này, chứ không đánh giá tình trạng hoạt động cũng như các định hướng phát triển , điểm mạnh, điểm yếu của khu du lịch, các mục đích nghiên cứu tại đây, nên trong suốt quá trình khảo sát và tìm hiểu, em đả quyết định đi sâu hơn về vấn đề này.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
Mục đích chính của đề tài này là bước dầu tìm hiểu về quá trình hình thành, cơ sở vật chất, các loại hình du lịch hiện có tại đây. Đánh giá tình trạng hoạt động và các định hướng phát triển nhằm tập trung giới thiệu tiềm năng quy mô của khu du lịch này. Và góp phần đẩy mạnh, làm phong phú hơn sản phẩm du lịch của thành phố.
Chủ yếu là tham khảo các bài tiểu luận của các anh chị khoá trước, thu thập các tài liện trên mạng, trong sách vở, thư viện, và những gì đã tìm hiểu được từ khu du lịch này.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Sau đây là những phương pháp nghiên cứu chủ yếu đả được sử dụng: phương pháp nghiên cứu thực địa, phương pháp thu thập và xử lý thông tin:
Phương pháp nghiên cứu thực địa: là một trong những phương pháp nghiên cứu quan trọng để nghiên cứu du lịch. Phương pháp này giúp ta đối chiếu những thông tin đã có với những thông tin thực tế mà ta khảo sát được. Em đã tiến hành khảo sát, thăm dò khu du lịch Văn Thánh để tìm hiểu về cách thức hoạt động và các vị trí phân bố không gian bên trong.
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: thu thập những thông tin các vấn đề liên quan đến khu du lịch, để có thể đưa ra những nhận xét và kết luận đúng. Qua đó tiến hành xử lý và chọn lọc những thông tin quan trọng có liên quan đến những khía cạnh mà em đang nghiên cứu. Phương pháp này giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, từ đó có thể đưa ra những nhận định kịp thời và chính xác.
Ngoài ra còn có các phương pháp khác như
Phương pháp bản đồ: giúp xây dựng hình ảnh của hệ thống tuyến điểm
Phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, các các cơ hội cũng như thách thức tại khu du lịch Văn Thánh.
Phương pháp xử lý bằng công cụ tin học: máy tính, máy chụp ảnh ….
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
MỘT SỐ KHÁI NIỆM :
DU LỊCH:
Có rất là nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch. Đúng như một chuyên gia về du lịch đã nhận định:” Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
Theo I.I Pirogionic (1985): “ du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá”.
Theo Liên minh quốc tế các tổ chức lữ hành IUOTO ( International Union of Official Travel Organisation): “ Du lịch được hiểu là hoạt động du hành đến nơi khác với địa điểm cư trú của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc để kiếm tiền sinh sống”.
Định nghĩa của Việt Nam: “ Du lịch là qui trình bao gồm tất cả sinh hoạt của một chuyến đi của du khách. Qui trình bắt đầu từ lúc dự trù chuyến đi rồi di chuyển đến nơi cư trú ( không phải mục đích kiếm sống) để ăn, ở, mua sắm, giao tiếp, tiếp xúc, nghì dưỡng, giải trí, công vụ, hội nghị, cơ hội kinh doanh đầu tư ……. Cho đến lúc trở về và hồi tưởng.
Và còn rất nhiều các định nghĩa khác nữa.
QUI HOẠCH DU LỊCH :
Qui hoạch du lịch là luận chứng khoa học về phát triển và tổ chức không gian du lịch tối ưu trên lãnh thổ của Quốc gia và vùng.
Qui hoạch là bước cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch phát triển du lịch Quốc gia và của vùng.
Qui hoạch du lịch là một quá trình động, có trọng điểm cho từng giai đoạn phát triển. Do vậy qui hoạch phải đưa ra nhiều phương án khác nhau, phải thường xuyên cập nhật, , bổ xung tư liệu thong tin mới, cần thiết để có giải pháp điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tế.
Qui hoạch du lịch làm quá trình thường xuyên, lien tục, vì vậy phải có một tổ chức qui hoạch có đầy đủ trình độ chuyên môn và năng lực quản lí cao để điều hành công việc.
Lợi ích của quy hoạch du lịch:
Xây dựng các mục tiêu và chính sách cho phát triển tổng thể ngành du lịch, trong đó xác định mục tiêu du lịch nào cần đạt được và làm thế nào để đạt được mục tiêu đã xác định.
Phát triển du lịch tạo cơ sở để bảo vệ các nguồn tài nguyên du lịch cho hiện tại và tương lai.
Kết hợp ngành du lịch với các chính sách phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của vùng và quốc gia.
Tạo điều kiện phối hợp giữa các thành phần kinh tế để có thể quyết định hướng phát triển cho ngành du lịch.
Tăng cường và cân bằng lợi ích về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường của ngành du lịch, đồng thời giảm tối thiểu các vấn đề cản trở.
Xác định vị trí, loại hình và mở rộng phát triển du lịch đối với nguồn thu hút du khách, điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng và các loại hình dịch vụ khác.
Tạo cơ sở cho việc thực hiện chính sách và kế hoạch phát triển du lịch bằng cách cung cấp các tư liệu thông tin cần thiết.
Đưa ra chủ trương cơ bản để điều khiển quá trình phát triển du lịch.
II. NHIỆM VỤ CỦA QUI HOẠCH DU LỊCH:
Khảo sát và đánh giá tổng hợp, chính xác các nguồn lực phát triển du lịch của Quốc gia hoặc vùng, trên cơ sở đó xác định phương hướng khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu.
Thiết kế sơ đồ qui hoạch tổng thể phát triển du lịch:
Sơ đồ qui hoạch tổng thể phát triển Quốc gia.
Sơ đồ qui hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng
Sơ đồ qui hoạch các điểm du lịch, khu du lịch.
Thiết lập mối quan hệ tối ưu giữa sơ đồ qui hoạch du lịch với sơ đồ qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Quốc gia vá vùng.
Đảm bảo sự liên kết chặc chẽ với các nhà đầu tư nước ngoài để thu hút nguồn vốn đầu tư, công nghệ hiện đại của họ vào hiện đại hóa ngành du lịch của Quốc gia và vùng.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA QUI HOẠCH DU LỊCH :
Phương pháp cận và phân tích hệ thống:
Lược đồ hệ thống du lịch đầy đủ
Tiếp cận và phân tích hệ thống có lợi thế rất lớn trong việc nghiên cứu các đối tượng phức tạp khác nhau về chất lượng, hoạt động và phát triển theo những qui luật đặc thù, các hàm mục tiêu khác nhau với vô số các mối quan hệ hỗ tương.
Phương pháp khảo sát thực địa:
Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống có hiệu quả rất lớn trong việc thu thập trực tiếp số liệu thong tin ban đầu với độ tin cậy và chính xác cao trên địa bàn nghiên cứu.
Phương pháp bản đồ:
Do lãnh thổ nghiên cứu thường có qui mô lớn nên việc sử dụng bản đồ sẽ giúp chúng ta có một tần nhìn bao quát. Những nghiên cứu đạt được cũng cần được thể hiện thong qua việ xây dựng bản đồ.
Phương pháp khảo sát thực địa:
Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống có hiệu quả rất lớn trong việc thu thập trực tiếp số liệu thong tin ban đầu với độ tin cậy và chính xác cao trên địa bàn nghiên cứu.
Phương pháp bản đồ:
Do lãnh thổ nghiên cứu thường có qui mô lớn nên việc sử dụng bản đồ sẽ giúp chúng ta có một tần nhìn bao quát. Những nghiên cứu đạt được cũng cần được thể hiện thong qua việ xây dựng bản đồ.
Phương pháp cân đối kinh tế:
Là phương pháp tính toán lập kế hoạch phát triển, dự báo hệ thống các chỉ tiêu và thiết lập sự cân đối giữa cung và cầu.
Phương pháp phân tích xu thế:
Dựa vào qui luật vận động trong quá khứ, hiện tại để suy ra xu hướng phát triển trong tương lai.
Phương pháp so sánh:
Đây là phương pháp nghiên cứu quan trọng với mục đích là so sánh phát hiện được những đặc điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng nghiên cứu và các yếu tố hình thành nên có thể kết luận đúng với đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp chuyên gia:
Là phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia đứng đầu các lĩnh vực khoa học về những định hướng phát triển và các quyết định mang tính khả thi.
Phương pháp phân tích SWOT (Strengths; Weaknesses; Opportunities; Theats):
Đây là phương pháp phân tích những ưu điểm, khuyết điểm, những lợi thế và những hạn chế bên trong cùng với những cơ hội, thách thức bên ngoài đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp “ chẩn đoán sinh thái ”:
Phương pháp này áp dụng cho thiết lập dự án các khu vảo tồn tự nhiên, các vườn Quốc gia…
Phương pháp toán và tin học:
Áp dụng các công cụ toán học để phân tích hiệu quả kinh doanh du lịch, đồng thời dự báo các hệ thống chỉ tiêu phát triển.
CÁC NGUYÊN TẮC QUI HOẠCH ĐIỂM DU LỊCH :
Khái niệm điểm du lịch:
Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phụ vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.
Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch quốc gia:
Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch.
Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng đảm bảo phục vụ ít nhất 100.000 lượt khách tham quan 1 năm.
Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch địa phương:
Có tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch.
Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng đảm bảo phục vụ ít nhất 10.000 lượt khách tham quan 1 năm.
Muốn nhận biết một nơi nào đó có phải là 1 điểm du lịch hay không, cần phân biệt loại khách thăm viếng là dân địa phương hay là khách từ địa phương khác đến. Nếu nơi đến chỉ thu hút được dân địa phương thì không được coi là điểm du lịch. Nếu nó thu hút được những người từ xa đến (lưu lại qua đêm hay không) thì mới gọi là điểm du lịch. Như vậy, bất kì công viên, viện bảo tàng, bãi biển… miễn là thu hút được khách từ phương xa đến đều được gọi là điểm du lịch.
Các nguyên tắc qui hoạch điểm du lịch:
Quy hoạch du lịch là kế hoạch bố trí lâu dài toàn diện sự phát triển ngành du lịch của điểm du lịch.
Nguyên tắc thị trường:
Thị trường du khách có ý nghĩa to lớn đối với qui hoạch điểm du lịch.
Phải dự báo thị trường nguồn khách, tiềm năng, mục tiêu.
Tìm hiểu đầy đủ nội dung, kết cấu, sở thích và xu hướng phát triển của thị trường.
Nguyên tắc hiệu quả và lợi ích:
Trong qui hoạch cần chú ý phát huy hiệu quả về các mặt sau:
Hiệu quả về mặt kinh tế (doanh thu du lịch, số lượng việc làm, thu nhập từ cán bộ nhân viên.
Hiệu quả về mặt xã hội (bảo tồn bản sắc văn hóa).
Hiệu quả về mặt môi trường (sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch, áp dụng các biện pháp về công nghệ kỹ thuật để bảo vệ môi trường).
Nguyên tắc sắc thái đặc biệt:
Sắc thái đặc biệt là linh hồn của điểm du lịch, do vậy khi qui hoạch điểm du lịch cần chú ý các vấn đề sau:
Mỗi điểm du lịch sinh thái phải có một hệ sinh thái điển hình.
Sắc thái đặc biệt làm thoã mãn tâm lý sẵn sàng tìm tòi sự mới lạ của du khách.
Nguyên tắc bảo vệ:
Đa số tài nguyên du lịch đều có thuộc tính “di sản”, do vậy khi thiết kế sơ đồ qui hoạch du lịch cần phải đảm bảo nguyên tắc bảo vệ.
Các mặt cần bảo vệ:
Bảo vệ hệ sinh thái của tài nguyên tự nhiên (sự đa dạng sinh thái, sinh học).
Bảo vệ hình thái vốn có của di tích văn hoá, lịch sử.
Nguyên tắc toàn cục (tổng thể):
Qui hoạch điểm du lịch phải đảm bảo các mặt sau:
Phải qui hoạch tổng thể sử dụng đất đai của toàn bộ khu vực phù hợp với chiến lược phát triển du lịch chung.
Kết hợp tối ưu giữa qui hoạch điểm du lịch với qui hoạch mạng lưới cơ sở hạ tầng du lịch
Kết hợp hài hoà giữa qui hoạch điểm du lịch với qui hoạch đô thị.
Qui hoạch điểm du lịch phải kết hợp với phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường của khu vực
CÁC HƯỚNG TIẾP CẬN QUI HOẠCH DU LỊCH:
Tiếp cận quy hoạch du lịch:
Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống kinh tế - xã hội, được cấu thành bởi 5 phân hệ có quan hệ qua lại mật thiết với nhau, là một tổng thể phức tạp, hoạt động theo những hàm mục tiêu, chức năng khác nhau và quy luật đặc thù, do đó phải bảo đảm tính thống nhất tổng hợp của toàn bộ hệ thống.l
Định hướng chung cho toàn bộ hệ thống.
Tiến hành quy hoạch cụ thể cho từng phân hệ của hệ thống.
Thiết lập mối liên hệ tối ưu giữa các phân hệ của hệ thống trong một sơ đồ quy hoạch thống nhất.
Thiết lập mối liên hệ tối ưu giữa sơ đồ quy hoạch với hệ thống kinh tế xã hội của vùng.
Tiếp cận hướng phát triển khả thi:
Các dự án quy hoạch trước hết phải đảm bảo tính khả thi, tức phải có độ chính xác tin cậy cao, đảm bảo được lợi ích đầu tư. Sự phát triển của du lịch chủ yếu dựa vào tính hấp dẫn của nguồn tài nguyên du lịch, dựa vào chính sách quy chế của chính quyền địa phương và dựa vào sự tham gia cũng như lợi ích của cộng đồng dân cư sở tại do quy hoạch du lịch mang lại.
Tiếp cận quy hoạch môi trường:
Tùy thuộc vào tiềm năng, khả năng của môi trường du lịch tự nhiên và môi trường du lịch nhân văn của vùng, quy hoạch phải xác định phương hướng khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu các loại tài nguyên đó. Trước hết cần được khảo sát, phân tích và cân nhắc thận trọng để xác định loại hình kinh doanh và vị trí thích hợp nhất cho hướng phát triển, phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội. Vì vậy, mỗi phương án phát triển quy hoạch cần tiến hành đánh giá tác động môi trường nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường, đảm bảo cho sụ phát triển bền vững với các ngành khác.
Tiếp cận quy hoạch du lịch dựa trên cơ sở cộng đồng:
Trong quy trình quy hoạch du lịch, các chi phí cho bảo vệ môi trường được tính toán đầy đủ trong các dự án phát triển du lịch. Tôn trọng nhu cầu và nguyện vọng của cộng đồng địa phương, tạo điều kiện cho dân địa phương cùng điều hành và tham gia hoạt động du lịch, sẽ tạo được những điều kiện thuận lợi cho du lịch và thuận lợi cho sự phát triển của các dự án du lịch. Thường xuyên trao đổi ý kiến với cộng đồng địa phương và các đối tượng có liên quan để giảm thiểu xung đột về quyền lợi trong việc khai thác du lịch, hạn chế những bất lợi do tác động tiêu cực đến du lịch bền vững.
Tiếp cận quy hoạch du lịch có chất lượng:
Chất lượng du lịch là chỉ tiêu quyết định đến hiệu quả kinh doanh du lịch, đảm bảo cho sự thành công của ngành du lịch. Nó đòi hỏi các nguồn thu hút khách, các dịch vụ phải:
Đánh giá đúng mức về giá trị của đồng tiền.
Sản phẩm du lịch bán ra phải đúng với giá trị thực của nó cả về mặt vật chất và phi vật chất. Như thế, phải bảo vệ tốt các nguồn tài nguyên du lịch.
Chất lượng, giá cả sản phẩm du lịch thỏa mãn tốt nhất cho nhu cầu và sở thích của du khách.
Chất lượng du lịch là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động du lịch.
Tiếp cận quy hoạch chiến lược:
Quy hoạch chiến lược cần đạt được những mục tiêu đã đề ra về kinh tế, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, môi trường và mục tiêu văn hóa xã hội, hỗ trợ sự phát triển cho vùng diễn ra hoạt động du lịch. Để du lịch phát triển toàn diện thì sản phẩm du lịch phải phong phú, đa dạng nhưng vẫn đảm bảo được tính “đặc sản” và chất lượng. Từ đó, yêu cầu đặt ra là phát huy đi đôi với bảo vệ tôn tạo tài nguyên du lịch, có chiến lược đầu tư du lịch cụ thể, không gây tác động tiêu cực đến các mục tiêu. Nguồn nhân lực được chú ý đào tạo có chất lượng; công tác quảng bá du lịch, tìm hiểu thị trường phải diễn ra mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, trong các buổi hội thảo du lịch, bên cạnh việc tìm kiếm đối tác, cần tham khảo thêm ý kiến của cộng đồng địa phương để xây quyết định loại hình du lịch phù hợp.
CHƯƠNG II:
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU DU LỊCH VĂN THÁNH
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:
Khu Du Lịch Văn Thánh
Địa chỉ: A8/10 Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 3512 3026 – 3512 3027 – 38990747
Fax: 38993011
Email: vanthanhresort@hcm.vnn.vn
Cách trung tâm thành phố khoảng 2km, về phía đông thành phố Hồ Chí Minh, thuộc quận Bình Thạnh, hướng ra thành phố Vũng Tàu. Khu du lịch văn Thánh tọa lạc trên đường Điện Biên Phủ nằm trong tuyến giao thông Hàng xanh gần chợ Văn Thánh nên có vị trí rất thuận lợi cho việc đi lại để tham quan, vui chơi, ăn uống với cảnh trí thiên nhiên gần gũi như hoa cỏ, hồ súng….với những cụm nhà hàng phục phụ nhu cầu ăn uống vui chơi giải trí cho du khách. Đến với Văn Thánh du khách như quên đi những âm thanh ồn ào náo nhiệt mà chỉ cỏn lại những không gian êm đềm lặng lẽ, cảnh quan mát mẻ, thoáng đãng để du khách có thể hòa mình vào một không gian tronh xanh, tươi đẹp.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH:
Ban đầu, đây chỉ là một công viên nhỏ thuộc quận Bình Thạnh, sau được Tổng công ty du lịch Saigontourist đầu tư, nâng cấp. Trong khuôn viên khu du lịch, có những lối đi với những hàng cao, bãi cỏ hồ nước...Thấp thoáng những ngôi nhà sàn Tây Nguyên truyền thống cùng với những mái chòi nhỏ nhắn xinh xinh.
Khu du lịch Văn Thánh là một trong năm chi nhánh của làng du lịch Bình Qưới.Trong năm chi nhánh đó thì khu du lịch Văn Thánh là một khu du lịch hấp dẫn, thú vị và đầy lý tưởng , là nơi có rất nhiều tiềm năng phát triển trên mảnh đất Sài Gòn nhộn nhịp này.
Khu du lịch Văn Thánh được thành lập vào năm 1985 trên một khu đất rộng ven sông nước.Khu du lịch nằm cách trung tâm thành phố 2 km. Khu du lịch Văn Thánh xác nhập vào làng du lịch Bình Qưới vào tháng 11 năm 2003. Làng du lịch Bình Qưới bắt đầu tiếp quản và quản lý khu du lịch Văn Thánh vào năm 2007 cho đến nay.
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA KHU DU LịCH :
Khu du lịch Văn Thánh hay còn gọi là công viên Văn Thánh có tổng diện tích 77 000m2. Trong đó, có 2ha là diện tích dành cho ao hồ. Cảnh quan nơi đây mát mẻ, rộng rãi, là địa điểm lý tưởng cho nhiều chương trình hội họp, tổ chức các sự kiện quan trọng cũng như vui chơi giải trí. : Khu du lịch Văn Thá