Trong mọi thời đại, ở bất kỳ một quốc gia nào, đất đai cũng luôn được coi là
nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Đất đai không những đem lại các lợi ích kinh tế
mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội và chính trị, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay thì nó
lại càng trở nên quan trọng hơn. Bởi vậy, không một Nhà nước nào lại không quan
tâm tới việc quản lý quỹ đất của mình.
ở nước ta, trước đây việc quản lý đất đai bị buông lỏng trong một thời gian dài
nhưng những năm gần đây, do tác động của cơ chế thị trường đã làm thay đổi tình
hình sử dụng đất nhất là ở các thành phố lớn. Cùng với sự thay đổi đó, nhu cầu thực
hiện các quyền sử dụng đất ngày càng cấp thiết đặc biệt là đất ở đô thị. Luật Đất Đai
năm 1993 ra đời đã làm thay đổi các quan hệ pháp luật đất đai giữa Nhà nước với chủ
sử dụng đất và giữa các chủ sử dụng đất với nhau. Nhà nước ta đã, đang và sẽ ngày
càng hoàn thiện các chính sách pháp luật để thiết lập một hệ thống hồ sơ địa chính
hoàn chỉnh trên phạm vi cả nước, làm cơ sở nắm chắc, quản chặt quỹ đất, phục vụ
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng với sự phát triển chung của đất nước và nhu cầu hoàn thiện hệ thống hồ
sơ địa chính trên địa bàn thành phố Hà Nội, phường Nhân Chính - quận Thanh Xuân
đã tiến hành thực hiện các nhiệm vụ mà Thành phố và Quận giao, trong đó công tác
đăng ký đất đai, thiết lập và quản lý hệ thống hồ sơ địa chính của phường là một
trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay.
Với những lý do đó, việc chọn đề tài: “ Đánh giá tình hình kê khai đăng ký
đất đai và quản lý hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn phường Nhân Chính -quận Thanh Xuân - Hà Nội ” sẽ phần nào cho thấy được những mặt đã làm được,
những tồn tại, khó khăn hiện nay trong công tác đăng ký, quản lý hồ sơ địa chính
59 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2266 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tình hình kê khai đăng ký đất đai và quản lý hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn phường Nhân Chính - Quận Thanh Xuân - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Đánh giá tình hình kê khai đăng ký
đất đai và quản lý hệ thống hồ sơ địa
chính trên địa bàn phường Nhân
Chính - quận Thanh Xuân - Hà Nội
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong mọi thời đại, ở bất kỳ một quốc gia nào, đất đai cũng luôn được coi là
nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Đất đai không những đem lại các lợi ích kinh tế
mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội và chính trị, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay thì nó
lại càng trở nên quan trọng hơn. Bởi vậy, không một Nhà nước nào lại không quan
tâm tới việc quản lý quỹ đất của mình.
ở nước ta, trước đây việc quản lý đất đai bị buông lỏng trong một thời gian dài
nhưng những năm gần đây, do tác động của cơ chế thị trường đã làm thay đổi tình
hình sử dụng đất nhất là ở các thành phố lớn. Cùng với sự thay đổi đó, nhu cầu thực
hiện các quyền sử dụng đất ngày càng cấp thiết đặc biệt là đất ở đô thị. Luật Đất Đai
năm 1993 ra đời đã làm thay đổi các quan hệ pháp luật đất đai giữa Nhà nước với chủ
sử dụng đất và giữa các chủ sử dụng đất với nhau. Nhà nước ta đã, đang và sẽ ngày
càng hoàn thiện các chính sách pháp luật để thiết lập một hệ thống hồ sơ địa chính
hoàn chỉnh trên phạm vi cả nước, làm cơ sở nắm chắc, quản chặt quỹ đất, phục vụ
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng với sự phát triển chung của đất nước và nhu cầu hoàn thiện hệ thống hồ
sơ địa chính trên địa bàn thành phố Hà Nội, phường Nhân Chính - quận Thanh Xuân
đã tiến hành thực hiện các nhiệm vụ mà Thành phố và Quận giao, trong đó công tác
đăng ký đất đai, thiết lập và quản lý hệ thống hồ sơ địa chính của phường là một
trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay.
Với những lý do đó, việc chọn đề tài: “ Đánh giá tình hình kê khai đăng ký
đất đai và quản lý hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn phường Nhân Chính -
quận Thanh Xuân - Hà Nội ” sẽ phần nào cho thấy được những mặt đã làm được,
những tồn tại, khó khăn hiện nay trong công tác đăng ký, quản lý hồ sơ địa chính. Từ
đó đề xuất một số kiến nghị góp phần vào việc đẩy nhanh tiến độ kê khai đăng ký và cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của phường Nhân Chính nói riêng và trên địa bàn
thành phố Hà Nội nói chung.
2. Mục đích của đề tài
Việc chọn đề tài “Đánh giá tình hình kê khai đăng ký đất đai và quản lý hệ thống
hồ sơ địa chính trên địa bàn phường Nhân Chính - quận Thanh Xuân - Hà Nội” nhằm :
- Làm rõ những thuận lợi và khó khăn của việc tổ chức kê khai đăng ký đất
đai và thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn một phường có tốc độ đô thị hoá
cao như phường Nhân Chính.
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện công tác kê khai đăng
ký, thiết lập hồ sơ địa chính và đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
ở, quyền sử dụng đất ở tại phường Nhân Chính và thành phố Hà Nội.
- Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn
phường Nhân Chính nói riêng và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung.
3. Phương pháp nghiên cứu và các tài liệu sử dụng
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập, thống kê tài liệu, số liệu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp trên cơ sở thực tiễn.
Tài liệu sử dụng:
* Các tài liệu và bảng biểu theo quy định của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ
Tài nguyên và Môi trường) mà trên thực tế phường Nhân Chính hiện có và đang sử
dụng để quản lý các thông tin về đất đai như: bản đồ địa chính, sổ địa chính, biểu
thống kê diện tích đất đai…
* Các báo cáo về việc thực hiện công tác địa chính của phường trong một vài
năm trước.
4. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được cấu
trúc thành 3 chương:
Chương I : Cơ sở khoa học và căn cứ pháp lý để thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính.
Chương II : Hiện trạng hệ thống hồ sơ địa chính của phường Nhân Chính – quận
Thanh Xuân – Hà Nội.
Chương III: Một số giải pháp khắc phục khó khăn để quản lý tốt hệ thống hồ
sơ địa chính của phường.
Chương I
Cơ sở khoa học và căn cứ pháp lý để thiết lập hệ thống Hồ Sơ Địa Chính
1.1. Vai trò của việc thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính và đăng ký đất đai trong
công tác quản lý Nhà nước về đất đai
1.1.1. Khái niệm về hồ sơ địa chính và đăng ký đất đai.
a) Hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính được hiểu là hệ thống các tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ
sách… chứa đựng những thông tin về các mặt tự nhiên, kinh tế xã hội và pháp lý
của đất đai cần thiết cho việc thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước về đất
đai hay nói cách khác là những thông tin cần thiết để Nhà nước thực hiện chức
năng quản lý của mình đối với đất đai với tư cách là chủ sở hữu.
Các thông tin về đất đai được thiết lập, cập nhật trong quá trình điều tra, đo
đạc qua các thời kỳ khác nhau bằng các phương pháp khác nhau như: đo đạc lập bản
đồ địa chính, đánh giá đất, phân loại đất, đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
Nội dung của hồ sơ địa chính bao gồm những thông tin về sử dụng và quản lý
đất đai, đó là các thông tin về điều kiện tự nhiên, thông tin về kinh tế - xã hội, thông
tin về cơ sở pháp lý.
Thông tin về điều kiện tự nhiên của thửa đất cho biết vị trí, hình dáng, kích
thước, toạ độ, diện tích… của từng thửa đất. Các thông tin này được xác định bằng
các phương pháp đo đạc khác nhau và được thể hiện trên bản đồ địa chính.
Thông tin về kinh tế - xã hội gồm có:
Thông tin về xã hội như: tên chủ sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất, phương
thức sử dụng đất, quá trình chuyển quyền sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, quá
trình chuyển mục đích sử dụng đất…
Thông tin về kinh tế như hạng đất, giá đất, quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và
người sử dụng đất.
Thông tin về cơ sở pháp lý của thửa đất như: tên văn bản, số văn bản, cơ
quan ký ban hành văn bản, ngày tháng ban hành… Các thông tin này là căn cứ xác
định giá trị pháp lý của các loại tài liệu trong hồ sơ địa chính,
Hệ thống hồ sơ địa chính được thiết lập theo đơn vị hành chính cấp xã,
phường (cấp cơ sở) để phù hợp với việc tổ chức của ngành quản lý đất đai và bộ máy
hành chính ở nước ta. Hệ thống này được thiết lập ở cấp cơ sở sẽ cho phép thu thập,
cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, đầy đủ, chính xác và thuận tiện nhất.
b) Đăng ký đất
Đăng ký đất là một trong 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai nhằm xác
lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước (với tư cách là chủ sở hữu) và người sử dụng
đất (người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất…) để xác lập địa vị pháp lý của họ
trong việc sử dụng đất đối với Nhà nước và xã hội, thiết lập hồ sơ đầy đủ để để quản
lý thống nhất đất đai theo pháp luật, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
những người đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Đăng ký đất là một thủ tục hành chính bắt buộc đối với người sử dụng đất
và người quản lý, do hệ thống ngành Địa chính giúp UBND các cấp tổ chức thực
hiện.
Kết hợp với bản đồ địa chính, việc kê khai đăng ký đất và cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất sẽ hình thành lên hệ thống hồ sơ địa chính.
* Mục đích của đăng ký đất đai nhằm:
- Bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.
- Nhà nước nắm quỹ đất để có đủ căn cứ pháp lý xác định quyền và nghĩa
vụ của người sử dụng đất.
- Bảo hộ quyền sử dụng hợp pháp của chủ sử dụng đất theo quy định của
pháp luật.
* Yêu cầu của việc đăng ký đất:
- Việc đăng ký đất trước hết phải theo đúng Luật Đất đai, các quy định kỹ
thuật và các thủ tục đăng ký của ngành Địa chính.
- Đăng ký phải đúng người sử dụng, diện tích sử dụng, mục đích, loại đất, thời
hạn sử dụng…
- Các tài liệu của hồ sơ địa chính phải được thiết lập đầy đủ và đúng quy cách
của từng loại tài liệu trong hồ sơ địa chính.
Đăng ký đất có 2 hình thái :
Đăng ký đất đai ban đầu: là đăng ký đất được thực hiện lần đầu trên phạm
vi cả nước để thiết lập hồ sơ địa chính ban đầu cho toàn bộ đất đai và cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho những chủ sử dụng có đủ điều kiện theo quy định của
pháp luật. Việc tổ chức đăng ký đất được thực hiện theo cấp xã nhằm:
- Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người sử dụng đất làm các thủ tục đăng ký,
phát huy quyền làm chủ trong đăng ký đất ngay từ cấp cơ sở.
- Phát huy sự hiểu biết tình hình thực tiễn sử dụng đất ở địa phương của đội
ngũ cán bộ cấp xã nhằm bảo đảm thông tin đầy đủ và chính xác.
- Giúp cán bộ địa chính cấp xã nắm vững và khai thác có hiệu quả hệ thống hồ
sơ địa chính của địa phương mình.
Đăng ký biến động đất đai: là hoạt động thường xuyên của cơ quan hành
chính Nhà nước, trực tiếp là ngành Địa chính nhằm cập nhật những thông tin về đất
đai để bảo đảm cho hệ thống hồ sơ địa chính luôn phản ánh đúng hiện trạng sử dụng
đất, làm cơ sở để Nhà nước phân tích các hiện tượng kinh tế – xã hội phát sinh trong
công tác quản lý đất đai.
Đăng ký biến động có các đặc điểm cơ bản sau:
- Phải dựa trên hồ sơ đăng ký đất đai ban đầu.
- Được tiến hành thường xuyên và tồn tại song song với quá trình sử dụng đất.
ở nước ta hiện nay, việc đăng ký đất đai vừa là đăng ký ban đầu nhưng cũng
vừa là đăng ký biến động, bởi đất đai trước đây đã bị buông lỏng trong một thời gian
dài, chưa có đủ thông tin để quản lý. Để có đủ căn cứ pháp lý phục vụ cho công tác
quản lý và sử dụng đất phải thiết lập được hệ thống hồ sơ địa chính hoàn chỉnh, thống
nhất trên phạm vi cả nước. Do đó, việc kê khai đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở là yêu cầu cấp bách của ngành Địa chính
hiện nay.
Các tài liệu trong hồ sơ địa chính
Tài liệu trong hồ sơ địa chính được chia ra 2 loại:
- Loại hồ sơ tài liệu gốc, dùng lưu trữ và tra cứu khi cần thiết.
- Loại hồ sơ địa chính phục vụ thường xuyên trong quản lý.
Hồ sơ tài liệu gốc, lưu trữ và tra cứu khi cần thiết
Hồ sơ tài liệu gốc là căn cứ pháp lý duy nhất làm cơ sở xây dựng và quyết
định chất lượng hồ sơ địa chính phục vụ thường xuyên trong quản lý. Nó bao gồm:
Các tài liệu gốc hình thành trong quá trình đo đạc, lập bản đồ địa chính, bao
gồm : toàn bộ thành quả giao nộp sản phẩm theo luận chứng kinh tế - kỹ thuật đã
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt của mỗi công trình đo vẽ lập bản đồ địa chính
(trừ bản đồ địa chính, hồ sơ kỹ thuật thửa đất, sơ đồ trích thửa).
Các tài liệu gốc hình thành trong quá trình đăng ký đất đai ban đầu, đăng ký
biến động đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bao gồm :
- Các giấy tờ do chủ sử dụng đất giao nộp khi kê khai đăng ký như: đơn kê
khai đăng ký, giấy tờ pháp lý về nguồn gốc sử dụng đất, các giấy tờ có liên quan đến
nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước mà chủ sử dụng đất đã thực hiện.
- Hồ sơ tài liệu được hình thành trong quá trình thẩm tra xét duyệt đơn kê khai
đăng ký của cấp xã, cấp huyện.
- Các văn bản pháp lý của cấp có thẩm quyền trong thực hiện đăng ký đất đai,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như quyết định thành lập Hội đồng đăng ký
đất đai, biên bản xét duyệt của Hội đồng, quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyết định xử lý các vi phạm pháp luật đất đai v.v.
- Hồ sơ kiểm tra kỹ thuật, nghiệm thu sản phẩm đăng ký đất đai, xét cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hồ sơ tài liệu địa chính phục vụ thường xuyên trong quản lý đất đai
Các tài liệu địa chính phục vụ thường xuyên cho công tác quản lý đất đai
ở các cấp gồm có:
Bản đồ địa chính và các tài liệu bổ trợ như: hồ sơ kỹ thuật thửa đất, sơ đồ
trích thửa, bản đồ giải thửa, bản đồ trích đo một khu vực… Chúng chứa đựng các
thông tin về điều kiện tự nhiên của từng thửa đất.
Tuỳ theo phương pháp thành lập, với mức độ chất lượng khác nhau, bản đồ
địa chính có các dạng:
- Bản đồ địa chính chính quy: đây là loại bản đồ hoàn chỉnh nhất, được thành
lập trong hệ toạ độ thống nhất toàn quốc, được lập theo đơn vị hành chính cấp cơ sở
để đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai đến từng thửa đất.
- Hồ sơ kỹ thuật thửa đất, sơ đồ trích thửa: được thành lập độc lập cho từng
khu vực (hồ sơ kỹ thuật cho khu vực đất đô thị, sơ đồ trích thửa cho các thửa đất
nông nghiệp, lâm nghiệp).
Sổ mục kê đất: dùng để liệt kê toàn bộ các thửa đất trong phạm vi địa giới
hành chính xã giúp cho việc tổng hợp, thống kê diện tích đất đai.
Sổ địa chính: được lập nhằm ghi nhận toàn bộ diện tích đất đai đã được Nhà
nước giao quyền sử dụng cho các chủ sử dụng vào các mục đích khác nhau theo đúng
pháp luật.
Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: nhằm theo dõi quá trình cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, ghi nhận các thông tin về từng thửa đất đã được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sổ theo dõi biến động đất đai: để theo dõi quá trình biến động đất đai và
chỉnh lý hồ sơ địa chính.
1.1.2. Sự cần thiết phải lập hệ thống hồ sơ địa chính trong chức năng quản lý
Nhà nước về đất đai.
Đất đai luôn là sự quan tâm hàng đầu của bất kỳ một quốc gia nào trên thế
giới. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã đổ bao công sức, xương máu mới bảo vệ
được vốn đất như hiện nay. Bởi vậy ở nước ta đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà
nước là người đại diện với tư cách là chủ sở hữu.
Để quản lý được quỹ đất và người sử dụng đất có căn cứ pháp lý thực hiện
quyền sử dụng đất của mình khi được nhà nước giao đất cần phải thiết lập được hệ
thống hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng.
Chính vì vậy, việc quản lý, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả vốn đất là nhiệm vụ quan
trọng nhằm đem lại lợi ích kinh tế xã hội to lớn, lâu dài cho đất nước. Do đó, để
Nhà nước quản lý được quỹ đất nhất thiết phải có thông tin về đất đai, khi đó mới
cho phép chúng ta xác định mức độ tích tụ đất đai đối với từng chủ sử dụng đất, các
hiện tượng kinh tế - xã hội nảy sinh trong quan hệ đất đai. Từ đó làm cơ sở khoa học
cho việc hoạch định các chính sách, pháp luật đất đai và điều chỉnh các mối quan hệ
về đất đai cho phù hợp với quá trình phát triển của xã hội. Việc phân tích các thông
tin đất đai trong hệ thống hồ sơ địa chính giúp cho việc thống kê - kiểm kê đất đai,
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thanh tra đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai cũng
như làm cơ sở cho việc xác định các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Từ những lý do trên cho thấy việc thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính trong
chức năng quản lý nhà nước về đất đai là cần thiết và tất yếu.
1.2. Cơ sở pháp lý của việc thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính
Trong quá trình xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh thì
vấn đề đáp ứng được nhu cầu về đất ở, nhà ở của người dân là một trong những mục
tiêu quan trọng hàng đầu. Vấn đề quản lý chặt chẽ các khu dân cư, nắm được việc
chuyển mục đích sử dụng, chuyển quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng… được coi
là một công cụ nhằm bảo đảm định hướng xây dựng một xã hội công bằng hơn. Điều
đó cho thấy đất đai đóng một vai trò quan trọng cả về kinh tế lẫn chính trị và xã hội,
trong đó Nhà nước đóng vai trò quyết định. Mục tiêu của việc quản lý đất đai là đưa
quỹ đất vào sử dụng hợp lý, hiệu quả góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội.
Công cụ của việc quản lý đó là hệ thống hồ sơ địa chính phục vụ cho công tác kê
khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong tình hình hiện nay,
công tác đăng ký đất đai đang là yêu cầu bức xúc và là một nhiệm vụ chiến lược của
toàn ngành Địa chính nhằm hoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
và lập hồ sơ địa chính, làm cơ sở để đưa công tác quản lý Nhà nước về đất đai thành
một hoạt động bắt buộc và thường xuyên.
Hồ sơ địa chính bao gồm rất nhiều vấn đề có liên quan mật thiết với nhau, đòi
hỏi những người làm nhiệm vụ này nhất thiết phải nắm được đối tượng và điều kiện
đăng ký đất đai, nội dung phải đăng ký, thẩm quyền cấp giấy, thủ tục đăng ký, hồ sơ
đăng ký, việc cấp giấy chứng nhận đặc biệt là ở khu vực đô thị. Do đó, những vấn đề
này đã được quy định thành các văn bản trong Luật Đất Đai, trong các nghị định,
công văn, thông tư… Bởi vậy nó mang tính pháp lý và trở thành công cụ quan trọng
để Nhà nước quản lý quỹ đất của quốc gia mình.
Những căn cứ pháp lý để thiết lập hồ sơ địa chính:
- Luật đất đai năm 1993 ban hành ngày 14/7/1993, sau đó có sửa đổi, bổ sung
năm 1998, 2001.
- Nghị định 88/CP ngày 17/8/1994 của Chính Phủ về quản lý và sử dụng
đất đô thị.
- Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 và nghị định 45/CP ngày 3/8/1996 (bổ sung
cho nghị định 60/CP) của Chính Phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở
khu vực đô thị.
- Nghị định 61/CP ngày 5/7/1994 của Chính Phủ về mua bán nhà ở
tại đô thị.
- Nghị định 68/2001/NĐ-CP ngày 1/10/2001 của Chính Phủ về quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đai.
- Công văn 647 CV/ĐC ngày 31/5/1995 của Tổng cục Địa chính: hướng dẫn
thực hiện một số điểm của Nghị định 60/CP.
- Công văn 1427/CP/ĐC ngày 13/10/1995 của Tổng Cục Địa Chính: hướng
dẫn xử lý một số vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thông tư 346/1998 ngày 16/3/1998 của Tổng Cục Địa Chính: hướng dẫn
thủ tục đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
- Quyết định 499 QĐ/ĐC/1995 của Tổng Cục Địa Chính ban hành mẫu sổ địa
chính, sổ mục kê đất, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Quyết định 201 QĐ/ĐKTK ngày 14/7/1989 của Tổng Cục quản lý ruộng đất
quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thông tư 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30/11/2001 của Tổng Cục Địa Chính:
hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
- UBND thành phố Hà Nội và quận Thanh Xuân đã có những văn bản cụ thể
về công tác kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử
dụng đất ở:
+ Quyết định 3564/QĐ-UB ngày 16/9/1997 của UBND thành phố về việc ban
hành " Quy định về kê khai đăng ký nhà ở, đất ở, cấp giấy chúng nhận quyền sở hữu
nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại đô thị thành phố Hà Nội".
+ Kế hoạch số 20/KH-UB của UBND quận Thanh Xuân ngày 12/11/1997 về
"Triển khai công tác kê khai đăng ký nhà ở, đất ở, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội".
+ Quyết định 69/1999/QĐ-UB ngày 18/8/1999 của UBND thành phố Hà Nội
về việc ban hành sửa đổi " Quy định về kê khai đăng ký nhà ở, đất ở, cấp giấy chúng
nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại đô thị thành phố Hà Nội".
Trên đây là những căn cứ pháp lý quan trọng nhằm từng bước thiết lập hệ
thống hồ sơ địa chính làm cơ sở để Nhà nước nắm chắc và quản chặt đất đai theo
đúng quy định của pháp luật.
1.3. Một số yêu cầu và quy định của việc thiết lập hồ sơ địa chính
1.3.1. Yêu cầu của việc lập hồ sơ địa chính
ở nước ta đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước (với tư cách là chủ sở
hữu) thống nhất quản lý. Để Nhà nước nắm được quỹ đất, bảo vệ quyền lợi hợp pháp
và giám sát việc thực hiện nghĩa vụ pháp lý của người sử dụng đất đòi hỏi phải có
các thông tin về đất đai, nghĩa là phải thiết lập được hệ thống hồ sơ địa chính.
Hồ sơ địa chính dù được thiết lập ở giai đoạn nào cũng phải đáp ứng được các
yêu cầu cơ bản sau:
- Những yêu cầu về thông tin: Toàn bộ đất đang sử dụng phải có bản đồ địa
chính, hồ sơ đăng ký, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để phản ánh đầy đủ thông
tin hiện trạng về điều kiện tự nhiên (vị trí, loại đất, chất lượng đất, hiện trạng sử
dụng, khả năng sử dụng); về kinh tế (giá đất, thuế đất); về pháp lý (giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất) đến từng thửa đất. Yêu cầu cụ thể đối với từng loại thông tin
như sau:
Vị trí thửa đất: là cơ sở để phân biệt các thửa đất khác nhau, do đó yêu cầu
thông tin về vị trí thửa đất phải đảm bảo là duy nhất. Thông thường vị trí thửa đất
được xác định bằng tên đơn vị hành chính các cấp (tỉnh, huyện, xã), số hiệu tờ bản đồ
(được đánh thứ tự trong phạm vi mỗi xã), số hiệu thửa đất (được đánh thứ tự trong
mỗi tờ bản đồ).
Hình thể, kích thước thửa đất: là các thông tin kỹ thuật của thửa đất mà công
tác đo đạc phải giải quyết. Cùng với sự phát triển của trình độ đo đạc, các thông tin