Công cuộc đổi mới của Việt Nam kể từ khi Đại hội VI của Đảng ( 12/1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước đến nay đã trải qua hơn 20 năm. Một trong những nội dung đổi mới then chôt là chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhằm giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đôi với thưc hiện tiến bộ và công bằng xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta. Kể từ sau Đại hội VI, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ngày càng đi vào chiều sâu, đồng thời quan niệm về con đường phát triển của nước ta cũng từng bước được định hìnhngày càng rõ nét. Đại hội VII của Đảng (6 / 1991) lần đầu tiên đã đưa ra công thức : “phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước”. Công thức này về sau được Đại hội VIII của Đảng (6 / 1996) điều chỉnh thành : “ Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định huớng XHCN”. Tiến lên một bước, Đại hội IX của Đảng (4 / 2001) đã điểu chỉnh thành : “Phát triển nền kinh tế định hướng XHCN” và xem đây là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Trong mô hình này, chúng ta sử dụng cơ chế thị trường với tư cách là thành quả của nền văn minh nhân loại làm phương tiện để năng động hoá và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế , nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. Đồng thời chúng ta đề cao vai trò qủn lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
39 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3110 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách thu nhập của Việt Nam thời kì 1995-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu.
Năm 1995, Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN, năm 2006 gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Điều này đặt ra cho đất nước những cơ hội lớn đồng thời đi kèm là những thách thức cần vựơt qua để hội nhập và phát triển cùng với nền kinh tế thương mại thế giới.
Việt Nam tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa từ một đất nước nghèo vừa thoát khỏi chiến tranh, nền kinh tế lạc hậu, cơ sở vật chất thiếu thốn. Đã có giai đoạn vấp phải những sai lầm do chủ quan nóng vội đưa kinh tế đất nước xuống mức suy yếu và trì trệ nghiêm trọng. Đảng và Nhà nước đã kịp thời nhận ra những khuyết điểm sai lầm, tìm con đường đổi mới để khôi phục kinh tế. Thực tế đã khẳng định Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành quả do đổi mới mang lại thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế và quan trọng hơn sự phát triển đó là vì mục tiêu con người. Tuy nhiên làm thế nào để giữ cho sự phát triển đó được nhanh, bền vững, ổn định? Đó là câu hỏi được đặt ra không phải chỉ đối với các nhà hoạch định kinh tế mà đó là trách nhiệm của mỗi công dân, đặc biệt hơn là với sinh viên - thế hệ trẻ và là tương lai của đất nước.
Việc học tập nghiên cứu kinh tế học là việc cần thiết quan trọng trang bị cho sinh viên những lý thuyết cơ bản về tình hình kinh tế của đất nước nói riêng và thế giớ nói chung. Kinh tế học vĩ mô là bộ phận quan trọng trong phân ngành kinh tế học với những lý thuyết về các chính sách thu nhập, chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ… mà đất nước đã học tập và áp dụng trong thời kỳ xây dựng kinh tế những năm qua. Thế hệ trẻ, đặc biệt là một sinh viên khoa kinh tế cần nhận thức rõ được tình hình kinh tế của đất nước, học tập và nắm vững những kiến thức cơ bản để tương lai trở thành một nhà hoạch định kinh tế có tầm nhìn và kiến thức sâu rộng để góp phần xây dựng đất nước.
Nội dung chính
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH
SÁCH THU NHẬP
A. Giới thiệu môn học, vị trí môn học trong chương trình học đại học.
A1. Giới thiệu môn học
• Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô
- Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu xem xã hội sử dụng như thế nào nguồn tài nguyên khan hiếm để sản xuất hàng hoá và dịch vụ thoả mãn nhu cầu của cá nhân và toàn xã hội
- Kinh tế học vã mô - một phân ngành của kinh tế học – nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Phương pháp nghiên cứu kinh tế học vĩ mô gồm:
+ Phương pháp phân tích cân bằng tổng hợp
+ Tư duy trừu tượng
+ Phân tích thống kê số lớn
+ Mô hình hoá kinh tế
•Hệ thống kinh tế vĩ mô
Có nhiều cách mô tả hoạt động của nền kinh tế. Theo cách tiếp cận hệ thống - gọi là hệ thống kinh tế vĩ mô hệ thống này được đặc trưng bởi ba yếu tố: Đầu vào, đầu ra và hộp đen kinh tế vĩ mô
Các yếu tố đầu vào bao gồm:
- Những tác động từ bên ngoài bao gồm chủ yếu các biến tố phi kinh tế: thời tiết, dân số, chiến tranh…
- Những tác động chính sách bao gồm các công cụ của Nhà nước nhằm điều chỉnh hộp đen kinh tế vĩ mô, hướng tới cscs mục tiêu đã định trước.
Các yếu tố đầu ra bao gồm: sản lượng, việc làm, giá cả, xuất-nhập khẩu. Đó là các biến do hoạt động của hộp đen kinh tế vĩ mô tạo ra.
Yếu tố trung tâm của hệ thống là hộp đen kinh tế vĩ mô, còn gọi là nền kinh tế vĩ mô. Hoạt động của hộp đen như thế nào sẽ quyết định chất lượng của các biến đầu ra. Hai lực lượng quyết định sự hoạt động của hộp đen kinh tế vĩ mô là tổng cung và tổng cầu
+ Tổng cung bao gồm tổng khối lượng sản phẩm quốc dân mà các doanh nghiệp sẽ sản xuất và bán ra trong một thời kỳ tương ứng với giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất đã cho. Tổng cung liên quan đến khái niệm sản lượng tiềm năng. Đó là sản lượng tối đa mà nền kinh tế có thể sản xuất ra trong điều kiện toàn dụng nhân công, mà không gây nên lạm phát. Sản lượng tiềm năng phụ thuộc vào việc sử dụng các yếu tố của sản xuất, đặc biệt là lao động.
+ Tổng cầu là tổng khối lượng hàng hoá và dịch vụ ( tổng sản phẩm quốc dân ) mà các tác nhân trong nền kinh tế sẽ sử dụng tương ứng với mức giá cả, thu nhập và các biến số kinh tế khác đã cho
• Mục tiêu và công cụ trong kinh tế vĩ mô:
+ Mục tiêu
- Mục tiêu sản lượng:
Đạt đựoc sản lượng thực tế cao, tương ứng với mức sản lượng tiềm năng
Tốc độ tăng trưởng cao và bền vững
- Mục tiêu việc làm
Tạo được nhiều việc làm tốt
Hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp
- Mục tiêu ổn định giá cả
Hạ thấp và kiểm soát được lạm phát trong điều kiện thị trường tự do.
- Mục tiêu kinh tế đối ngoại:
Ổn định tỷ giá hối đoái
Cân bằng cán cân thanh toán quốc tế
- Phân phối công bằng: Dây là một trong những mục tiêu quan trọng
Lưu ý:
Những mục tiêu trên thể hiện trạng thái lý tưởng và các chính sách kinh tế vĩ mô chỉ có thể tối thiểu hoá các sai lệch thực tế so với các trạng thái lý tưởng
Các mục tiêu trên thường bổ sung cho nhau, trong chừng mực chúng hướng vào đảm bảo tăng trưởng sản lượng của nền kinh tế. Song trong từng trường hợp có thể xuất hiện những xung đột, mâu thuẫn cục bộ
Về mặt dài hạn thứ tự ưu tiên giải quyết các mục tiêu trên cũng khác nhau giữa các nước. Ở các nước đang phát triển, tăng trưởng thường có vị trí ưu tiên số 1.
+ Công cụ
Để đạt được những mục tiêu trên kinh tế vĩ mô trên, Nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ chính sách khác nhau. Mỗi chính sách lại có công cụ riêng biệt. Dưới đây là một số chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu mà chính phủ ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển thường sử dụng trong lịch sử lâu dài và đa dạng của họ.
* Chính sách tài khoá: Là việc chính phủ sử dụng thuế khoá và chi tiêu công cộng để tác động đến nền kinh tế hướng nền kinh tế tới mức sản lượng và việc làm mong muốn
Công cụ: chi tiêu của chính phủ (G)
thuế (T)
Đối tượng: Quy mô của chi tiêu công cộng
Chi tiêu của khu vực tư nhân
Sản lượng
Mục tiêu: Ngắn hạn: ổn định nền kinh tế
Dài hạn : hướng nền kinh tế đến sự phát triển lâu dài
* Chính sách tiền tệ: tác động đến đầu tư tư nhân, hướng nền kinh tế tới mức sản lượng và việc làm mong muốn
Công cụ: Mức cung tiền (MS)
Lãi suất (i)
Đối tượng: Tác động đến đầu tư (I)
Chi tiêu của hộ gia đình (C)
Tiết kiệm (S)
Tỷ giá hối đoái (e)
Mục tiêu (giống chính sách tài khoá)
* Chính sách thu nhập: bao gồm các biện pháp mà chính phủ sử dụng nhằm tác động trực tiếp đến tiền công, giá cả và để kiềm chế lạm phát
Công cụ: Tiền lương danh nghĩa (Wn)
Đối tượng: Chi tiêu của các hộ gia đình (C)
Tổng cung ngắn hạn
Mục tiêu: Kiềm chế lạm phát
* Chính sách kinh tế đối ngoại: Nhằm ổn định tỷ giá hối đoái, giữ cho thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế ở mức có thể chấp nhận được
Công cụ: Thuế quan
Hạn ngạch
Tỷ giá hối đoái
Đối tượng Hoạt động xuất-nhập khẩu và đầu tư nước ngoài
Mục tiêu: Chống suy thoái, lạm phát
Ổn định tỷ giá và cán cân thanh toán quốc tế
• Một số khái niệm và mối quan hệ giữa các biến số kinh té vĩ mô cơ bản
- Tổng sản phẩm quốc dân và sự tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm quuốc dân (GNP) là giá trị của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ mà một quốc gia sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định
Tổng sản phẩm quốc dân là thước đo cơ bản hoạt động của nền kinh tế
Tổng sản phẩm tính theo giá hiện hành gọi là tổng sản phẩm danh nghĩa
Tổng sản phẩm tính theo giá cố định gọi là tổng sản phẩm thực tế
- Chu kỳ kinh doanh và sự thiếu hụt sản lượng
Nền kinh tế thị trường của các nước công nghiệp phát triển tiêu biểu thường phải chống đối với vấn đề chu kỳ kinh tế. Liên quan đến chu kỳ kinh tế là sự đình trệ sản xuất, thất nghiệp và lạm phát.
Chu kỳ kinh tế là sự giao động của GNP thực tế xung quanh xu hướng tăng lên của sản lượng tiềm năng
Độ lệch giữa sản lượng tiềm năng và sản lượng thực tế gọi là sự thiếu hụt sản lượng
Thiếu hụt sản lượng = Sản lượng tiềm năng - Sản lượng thực tế
-Tăng trưởng và thất nghiệp
Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân quan trọng là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động. Như vậy tăng trưởng nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm đi
- Tăng trưởng và lạm phát
Sự kiện lịch sử của nhiều nước cho thấy những thời kỳ kinh tế phát đạt, tăng trưởng cao thì lạm phát có xu hướng tăng lên và ngược lại. Song mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát như thế nào, đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả? Vấn đề này kinh tế vĩ mô chưa có câu trả lời rõ ràng.
- Lạm phát và thất nghiệp
Các nhà kinh tế cho rằng, trong thời kỳ ngắn thì lạm phát càng cao, thất nghiệp càng giảm. Trong thời kỳ dài chưa có cơ sở nói rằng lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ “ trao đổi”. Trong thời kỳ dài tỷ lệ thất nghiệp phụ thuộc một cách cơ bản vào tỷ lẹ lạm phát trong suốt thời gian đó
Trong điều kiện nước ta, quá trình chuyển đổi kinh tế chưa hoàn tất, các yếu tố thị trường còn non yếu và chưa phát triển đồng bộ, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều tiết nền kinh tế. Vì vậy khi nghiên cứu những mối quan hệ này trong điều kiện nước ta cần chú ý những đặc điểm trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, tránh rập khuôn máy móc
A2. Vị trí của môn học trong chương trình học đại học
Kinh tế học vĩ mô là một trong hai bộ phạn hợp thành kinh tế học
Trong chương trình học đại học kinh tế học vĩ mô có vai trò quan trọng trong việc tiếp tục bổ sung cho kinh tế học vi mô, đồng thời trang bị cho sinh viên tầm nhìn kinh tế sâu rộng hơn trên phạm vi kinh tế quốc gia với vai trò của một nhà hoạch định kinh tế cho đất nước. Vì vậy, việc học tập và nghiên cứu kinh tế vĩ mô là cần thiết với tất cả sinh viên nói chung, đặc biệt hơn là với sinh viên học kinh tế, để có một kiến thức và tầm nhin tổng quát về kinh tế trong điều kiện kinh tế hội nhập hiện nay.
B. Phân tích chính sách thu nhập dưới góc độ lý thuyết kinh tế học.
Để đánh giá việc thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định , trước hết chúng ta phải đo lường kết quả. Muốn vậy, cần xây dựng một hệ thống tài khoản quốc dân , miêu tả những bộ phận cấu thành và quan hệ tương hỗ giữa các khu vực của nền kinh tế.
*Nội dung của các chỉ tiêu tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân: gồm GNP, GDP, NNP, Y (NI), PI, Yd.
Trong số những thước đo nay thì: GNP, GDP và Y là những thước đo rất quan trọng phản ánh thành quả của một nước sau một năm hoạt động. Tuy vậy những thướ đo này không phải là thước đo hoàn hảo vì bỏ qua những hoạt động không thông qua thị trường. GNP và GDP là thước đo giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng mà một quốc gia sản xuất ra trong một đơn vị thời gian (tháng, quý, năm).
Cần lưu ý:
Khi tính GNP và GDP của thời gian nào thì chỉ tính những gì được sản xuất ra trong đơn vị thời gian đó.
Chỉ được tính GDP vá GNP giá trị của hàng hoá và dịch vụ cuối cùng, không tính những chi phí trung gian.
GNP và GDP theo giá thị trường (GNPmp Và GDPmp) khác với GNP và GDP theo nhân tố chi phí (GDPfc, GNPfc) ở phần thuế gián thu.
* Ba phương thức xác định GNP, GDP
Căn cứ vào luồng chu chuyển thu nhập giữa các tác nhân kinh tế mà hình thành ba phương pháp xác định GNP và GDP:
Tính theo luồng sản phẩm cuối cùng
Tính theo luồng chi phí hoặc thu nhập
Tính thao giá trị gia tăng.
Giữa GNP và GDP khác nhau ở tài khoản thu nhập ròng từ nước ngoài. Chúng ta có thể tính GDP trứoc rồi tính GNP.
Cách 1: Tính GDP theo luồng sản phẩm cuối cùng
GDP = C + I nếu là kinh tế giản đơn
GDP = C + I + G khi có chính phủ
GDP = C + I + G + NX khi nền kinh tế mở
Cách 2: Tính GDP theo luồng chi phí hoặc thu nhập
Đối với nền kinh tế giản đơn:
GDP = C + S + khấu hao
Mặt khac GDP gồm: - Tiền lương, tiền công
- Tiền thuê tài sản cố định
- Lãi suất do công ty trả
- Khấu hao TSCĐ
- Lợi nhuận công ty
- Đối với nền kinh tế đóng (coc chính phủ)
GDP = C + S + T + khấu hao = Yd + khấu hao + T
Mặt khác GDP gồm: - Tiền lương, tiền công
-Tiền thuê tài sản cố định
- Lãi suất do công ty trả
- Khấu hao tài sản cố định
- Lợi nhuận công ty
- Thuế gián thu ròng
- Đối với nền kinh tế mở, các công ty trong nước có thể sản xuất nhiều hàng hoá hơn để xuất khẩu nên các khoản thu nhập có thể tăng lên. Ngược lại khi có hoạt động nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ sẽ làm cho các khoản thu nhập trong nước giảm.
Cách 3: Tính GDP theo phương pháp giá trị gia tăng.
GDP = Tổng giá trị gia tăng ở các công đoạn và các ngành sản xuất.
Giá trị gia tăng = Tổng giá trị sản lượng – chi phí đầu vào được dùng hết cho việc sản xuất ra sản lượng đó.
Tổng giá trị sản lượng là giá trị hàng hoá đầu ra được sản xuất bán trên thị trường. Những hàng hoá đầu ra có thể dưới dạng vật chất hoặc dịch vụ, và có thể là sản phẩm cuối cùng hoặc là đầu vào của quá trình sản xuất tiếp theo của công ty khác.
Chi phí đầu vào được sử dụng hết một lần trong sản xuất có thể dưới dạng vật chất hoặc dịch vụ phục vụ cho sản xuất.
* Mối quan hệ giữa các tài khản quốc dân
Chung ta đã tìm được GDP theo giá thị trường (GDPmp) bằng 3 cách trên.
GNPmp = GDPmp + thu nhập ròng từ nước ngoài
GNPfc = Y = GNPmp - thuế gián thu
NNPmp = GNPmp - khấu hao
NNPfc = NI = GNPfc - thuế gián thu
PI = NI - thuế lợi nhuận công ty - bảo hiểm xã hội + TR
Yd = NI – Td + TR
hoặc Yd = PI – thuế thu nhập cá nhân
Các ký hiệu:
GNPmp, GDPmp: GNP và GDP theo giá thị trường
GNPfc, GDPfc: GNP và GDP theo nhân tố chi phí
NNPmp: Sản phẩm quốc dân ròng theo giá thị trường
NNPfc: Sản phẩm quốc dân ròng theo nhân tố chi phí
NI: Thu nhập quốc dân
PI: Thu nhập cá nhân
Yd: Thu nhập khả dụng
Te: Thuế gián thu
Td: Thuế trực thu
TR: Chi tiêu chuyển khoản của chính phủ
* Các chỉ số giá: CPI, D, PPI
Ip ( = CPI ) : Chỉ số giá hàng tiêu dùng ( chỉ số bán lẻ)
D : Chỉ số giản phát
PPI : Chỉ số giá sản xuất (chỉ số giá bán buôn)
Các chỉ số giá này thể hiện mức giá chung của nền kinh tế. Khi tỷ lệ lạm phát có thể sử dụng một trong số các chỉ số giá này. Tuy nhiên giữa các chỉ số giá này có sự khác nhau về phạm vi và cách tính
D = x 100%
Để tính chỉ số giảm phát ( D ) thì cần phải chờ đến khi kết thúc năm tài chính mới thống kê được số lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra. Còn chỉ số giá hàng tiêu dùng ( CPI ) thì có thể tính tại bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tỷ trọng của mỗi loại hàng hoá trong giỏ hàng được xác định bằng cách thống kê chọn mẫu.
* Các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô cơ bản
Trên cơ sở luông thu nhập và hàng hoá luân chuyển giữa các tác nhân kinh tế đã chứng minh được các đồng nhất thức cơ bản sau:
Nền kinh tế giản đơn: S = Ir
Nền kinh tế đóng: S + T = Ir + G
Nền kinh tế mở: S + T + IM = Ir + G + X
S: tiết kiệm
T: thuế dòng
T = ( Te + Td ) – TR
I: Tổng đầu tư
Ir: đầu tư dòng
Ir = I - khấu hao
Theo hoạch toán quố dân thì tổng đầu tư ( I ) = tiết kiệm + khấu hao. Vì nguồn dùng cho đầu tư là tiết kiệm và số tiền trích khấu hao TSCĐ. Vì vậy : Đầu tư ròng = Tiết kiệm
Các đồng thức này cho thấy : luồng thu nhập chuyển giữa các khu vực kinh tế như thế nào.
Phân tích cơ chế xác định mức lương cân bằng trên thị trường lao động, biến động của thị trường lao động khi chính phủ điều chỉnh các quy định về tiền lương
* Thị trường lao động
- Cầu đối với lao động: là số lượng lao động mà doanh nghiệp mong muốn và có khả năng thuê tại các mức tiền công khác nhau trong khoảng thời gian nhất định.
- Cung ứng về lao động: là số lượng lao động mong muốn và có khả năng cung ứng lao động tại các mức tiền công khác nhau trong khoảng thời gian nhất định.
- Thị trường lao động đạt trạng thái cân bằng khi cung và cầu về lao động bằng nhau
* Tiền công tối thiểu và những quy định về tiền công tối thiểu
Tiền công tối thiểu là tiền trả tối thiểu để lôi cuốn yếu tố này làm công việc đó.
Nhìn vào hình vẽ chúng ta thấy mối quan hệ cung - cầu lao động tạo ra điểm cân bằng giữa lượng lao động cần thuê Lo và mức tiền công Wo. Tiền lương tối thiểu là quy định của nhà nước. Nếu quy định mức lương tối thiểu W1 thấp hơn mức tiền công cân bằng Wo thì điều đó không hợp lý. Tại mức tiền công tối thiểu W1 thì cung về lao động là L1, còn cầu về lao động là L2. Lượng lao động thiếu hụt so với nhu cầu là L2 – L1. Nếu đặt mức tiền công tối thiểu là W2 cao hơn mức tiền công cân bằng Wo thì lượng cung ứng về lao động sẽ tăng lên L2, nhưng lượng cầu về lao động lại giảm xuống L1. Kết quả số lao động dư thừa là L2 – L1.
Ở một số nước có quy định về mức tiền công tối thiểu trên cả nước hoặc một số ngành nhất định. Nói chung việc quy định mức tiền công tối thiểu phải dựa trên cơ sở sản phẩm giá trị biên của lao động cho các doang nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường. Mức tiền công tối thiểu cao hơn hoặc thấp hơn mức tiền công cân bằng đều gây ra sự thiếu hụt hoặc dư thừa lao động và cuối cùng là tạo ra sự thất nghiệp. Hiệu quả kinh tế của từng doanh nghiệp và toàn xã hội chính là làm sao để sử dụng nguồn lao động có hiệu quả, tạo ra công ăn việc làm và tăng trưởng kinh tế.
Chính phủ gây ra sự cứng nhắc về tiền lương khi ngăn không cho tiền lương giảm xuống mức cân bằng. Luật về tiền lương tối thiểu bắt buộc các doanh nghiệp phải trả lương lớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu do chính phủ đặt ra với hầu hết các loại lao động, mức lương tối thiểu không ảnh hưởng đến họ vì tiền lương họ nhận được cao hơn nhiều mức lương tối thiểu. Nhưng đối với những lao động trẻ tuổi không có kinh nghiệm thì tiền lương tối thiểu giúp họ có mức thu nhập cao hơn nhưng cũng đồng thời làm giảm mức cầu đối với lao động này. Quy định về tiền lương tối thiểu được coi là ảnh hưởng lớn nhất đến tình trạng thất nghiệp của thanh niên
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU NHẬP CỦA VIỆT NAM
THỜI KÌ 1995 - 2005
Nhận xét chung về tình hình kinh tế xã hội Việt Nam.
Công cuộc đổi mới của Việt Nam kể từ khi Đại hội VI của Đảng ( 12/1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước đến nay đã trải qua hơn 20 năm. Một trong những nội dung đổi mới then chôt là chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhằm giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đôi với thưc hiện tiến bộ và công bằng xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta. Kể từ sau Đại hội VI, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ngày càng đi vào chiều sâu, đồng thời quan niệm về con đường phát triển của nước ta cũng từng bước được định hìnhngày càng rõ nét. Đại hội VII của Đảng (6 / 1991) lần đầu tiên đã đưa ra công thức : “phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước”. Công thức này về sau được Đại hội VIII của Đảng (6 / 1996) điều chỉnh thành : “ Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định huớng XHCN”. Tiến lên một bước, Đại hội IX của Đảng (4 / 2001) đã điểu chỉnh thành : “Phát triển nền kinh tế định hướng XHCN” và xem đây là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Trong mô hình này, chúng ta sử dụng cơ chế thị trường với tư cách là thành quả của nền văn minh nhân loại làm phương tiện để năng động hoá và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế , nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. Đồng thời chúng ta đề cao vai trò qủn lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Kinh tế xã hội Viêt Nam Trong giai đoan 1995 – 2005 đã có những chuyển biến rõ rệt cả về chất và về lượng. Cụ thể như sau:
- Đạt đươc tốc dộ tăng trưởng cao
-Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH. Tức là tăng tỷ trong của ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp trong GDP.
-Nâng cao thu nhập của người dân và giảm đói nghèo tích cực. Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn kế hoạch toàn cầu “ giảm một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2015” mà liên Hiệp Quốc đề ra
-Tạo được việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp
-Giáo dục y tế và an sinh xã hội mở rộng.
Trình bày mục tiêu của chính sách thu nhập thời kỳ 1995 -2005
Chính sách thu nhập bao gồm hàng loạt các biện pháp mà chí