Một căn bệnh cốt tửtrong nền Giáo dục và Đạo tạo (GD-ĐT) của ta hiện
nay là sựcách biệt quá lớn giữa đào tạo và sửdụng, giữa cung và cầu vềnhân
lực, hay nói cách khác là kết quảGD-ĐT chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị
trường. Đây là căn bệnh đã được nói đến từnhiều năm qua, từngày Đảng và
Nhà nước bắt đầu đềcập đến chủtrương xã hội hóa giáo dục, thếnhưng cho
đến nay vẫn chưa được khắc phục, nếu không nói là có xu hướng trầm trọng
hơn trước áp lực của hội nhập quốc tế. Căn bệnh nói trên chính là hậu quả"kép"
của một nền giáo dục vừa nặng vềhưdanh, khoa cử, sính bằng cấp theo kiểu
giáo dục phong kiến xưa kia lại vừa mang tính "tháp ngà", tách biệt đào tạo với
xã hội, với thực tiễn sản xuất kinh doanh theo mô hình của Liên Xô trước đây.
Biểu hiện rõ nhất của tình trạng nêu trên chính là sự m ất cân đối trầm
trọng trong cơcấu nguồn nhân lực được đào tạo mà lâu nay vẫn được gọi là tình
trạng "thừa thầy thiếu thợ", là tình trạng một bộphận không nhỏsinh viên ra
trường không tìm được việc làm trong khi các doanh nghiệp, các khu công
nghiệp lại thiếu trầm trọng lao động đã qua đào tạo theo đúng nhu cầu của họ,
đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệcao Cùng với quá trình phát triển của
nền kinh tếthịtrường và hội nhập quốc tế, việc chúng ta chính thức gia nhập Tổ
chức Thương mại Thếgiới (WTO) với cam kết mởcửa thịtrường giáo dục đại
học đã tạo áp lực trực tiếp buộc chúng ta phải đổi m ới tưduy GD-ĐT mà bằng
chứng cụ thể là việc chấp nhận khái niệm thị trường giáo dục với đầy đủ ý
nghĩa của nó. Rõ ràng, với áp lực mởcửa thịtrường đại học theo cam kết WTO,
nếu chúng ta không khẩn trương đổi mới triệt đểtưduy đào tạo, đặt GD-ĐT vào
trung tâm của dòng chảy phát triển và hội nhập thì khủng hoảng, tụt hậu trong
GD-ĐT và nguồn nhân lực nói chung tất yếu sẽxảy ra.
70 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2874 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đào tạo theo nhu cầu xã hội - Những định hướng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề tốt nghiệp
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Đào tạo theo nhu cầu xã hội -
Những định hướng và giải pháp”
Chuyên đề tốt nghiệp
2
MỤC LỤC
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. 4
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
Chương I .......................................................................................................... 8
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU ................................ 8
1. Khái niệm về đào tạo theo nhu cầu ........................................................................... 10
2. Phân loại đào tạo theo nhu cầu ................................................................................. 12
3. Vai trò và đặc điểm của đào tạo theo nhu cầu ......................................................... 12
3.1. Vai trò .................................................................................................................. 12
3.2. Đặc điểm .............................................................................................................. 14
4. Phân loại nhu cầu đào tạo ......................................................................................... 15
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đào tạo theo nhu cầu của các trường ..................... 16
5.1. Những nhân tố tích cực ........................................................................................ 16
5.2. Những nhân tố tiêu cực ......................................................................................... 17
6. Kinh nghiệm về đào tạo theo nhu cầu của một số nước và khu vực trên thế giới .. 18
6.1. Khu vực Đông Á ................................................................................................... 18
6.2. Châu Âu ............................................................................................................... 23
6.3.Trung Quốc ........................................................................................................... 23
Chương II ...................................................................................................... 25
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
........................................................................................................................ 25
I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM HỢP TÁC CHUYÊN GIA VÀ KỸ
THUẬT VỚI NƯỚC NGOÀI ....................................................................................... 25
1.Quá trình hình thành ................................................................................................ 25
2. Chức năng, nhiệm vụ vủa trung tâm ........................................................................ 25
2.1. Chức năng ............................................................................................................ 25
2.2. Nhiệm vụ .............................................................................................................. 26
3. Nhân sự và cơ cấu tổ chức của trung tâm ............................................................... 27
II: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở NƯỚC TA TRONG
THỜI GIAN QUA ......................................................................................................... 29
1. Những thành tựu đã đạt được từ hoạt động giáo dục đào tạo ................................. 32
2. Những tồn tại của nền giáo dục nước ta ................................................................... 36
Chuyên đề tốt nghiệp
3
3. Nguyên nhân của những tồn tại trên ........................................................................ 43
3.1. Từ phía nhà trường và người học ......................................................................... 43
3.2. Từ phía Nhà nước ................................................................................................ 46
Chương III ..................................................................................................... 50
GIẢI PHÁP CHO ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU Ở NƯỚC TA ................ 50
1. Giải pháp ................................................................................................................... 50
2. Lộ trình thực hiện từ 2007 đến 2010 ......................................................................... 64
KẾT LUẬN .................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 68
Chuyên đề tốt nghiệp
4
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
1. Giáo dục và Đào tạo GD – ĐT
2. Tổ chức Thương mại Thế giới WTO
3. Đại học ĐH
4. Cao đẳng CĐ
5. Trung học chuyên nghiệp THCN
6. Trung cấp chuyên nghiệp TCCN
7. Trung học cơ sở THCS
8. Trung học chuyên nghiệp THCN
9. Dạy nghề DN
10. Trung học phổ thông THPT
11. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH – HĐH
12. Kinh tế - xã hội KT – XH
13. Công nghiệp hoá CNH
14. Việt Nam VN
15. Đại học quốc gia ĐHQG
16. Công nghệ thông tin CNTT
17. Công nhân CN
Chuyên đề tốt nghiệp
5
MỞ ĐẦU
Một căn bệnh cốt tử trong nền Giáo dục và Đạo tạo (GD-ĐT) của ta hiện
nay là sự cách biệt quá lớn giữa đào tạo và sử dụng, giữa cung và cầu về nhân
lực, hay nói cách khác là kết quả GD-ĐT chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị
trường. Đây là căn bệnh đã được nói đến từ nhiều năm qua, từ ngày Đảng và
Nhà nước bắt đầu đề cập đến chủ trương xã hội hóa giáo dục, thế nhưng cho
đến nay vẫn chưa được khắc phục, nếu không nói là có xu hướng trầm trọng
hơn trước áp lực của hội nhập quốc tế. Căn bệnh nói trên chính là hậu quả "kép"
của một nền giáo dục vừa nặng về hư danh, khoa cử, sính bằng cấp theo kiểu
giáo dục phong kiến xưa kia lại vừa mang tính "tháp ngà", tách biệt đào tạo với
xã hội, với thực tiễn sản xuất kinh doanh theo mô hình của Liên Xô trước đây.
Biểu hiện rõ nhất của tình trạng nêu trên chính là sự mất cân đối trầm
trọng trong cơ cấu nguồn nhân lực được đào tạo mà lâu nay vẫn được gọi là tình
trạng "thừa thầy thiếu thợ", là tình trạng một bộ phận không nhỏ sinh viên ra
trường không tìm được việc làm trong khi các doanh nghiệp, các khu công
nghiệp lại thiếu trầm trọng lao động đã qua đào tạo theo đúng nhu cầu của họ,
đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ cao…Cùng với quá trình phát triển của
nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc chúng ta chính thức gia nhập Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO) với cam kết mở cửa thị trường giáo dục đại
học đã tạo áp lực trực tiếp buộc chúng ta phải đổi mới tư duy GD-ĐT mà bằng
chứng cụ thể là việc chấp nhận khái niệm thị trường giáo dục với đầy đủ ý
nghĩa của nó. Rõ ràng, với áp lực mở cửa thị trường đại học theo cam kết WTO,
nếu chúng ta không khẩn trương đổi mới triệt để tư duy đào tạo, đặt GD-ĐT vào
trung tâm của dòng chảy phát triển và hội nhập thì khủng hoảng, tụt hậu trong
GD-ĐT và nguồn nhân lực nói chung tất yếu sẽ xảy ra. Một khi nguồn nhân lực
đã được khẳng định là chìa khóa thắng lợi trong cạnh tranh kinh tế thì hậu quả
Chuyên đề tốt nghiệp
6
của khủng hoảng, tụt hậu trong GD-ĐT mà trực tiếp là đào tạo ĐH đối với phát
triển kinh tế là vô cùng nặng nề.
Do đó chủ trương hướng toàn bộ nền ĐH, CĐ, THCN cho mục tiêu đáp
ứng nhu cầu của xã hội mà trước hết là nhu cầu của doanh nghiệp - đối tượng có
nhu cầu lớn nhất về nhân lực đã qua đào tạo - hay nói nôm na là chuyển từ "đào
tạo cái mình có" sang "đào tạo cái mà xã hội (doanh nghiệp) cần" và việc vận
dụng các nguyên tắc của của thị trường trong đào tạo và sử dụng là rất cần thiết.
Nó không những tạo ra bước đệm giúp chúng ta nhanh chóng giải quyết vấn đề
nguồn nhân lực của hiện tại mà còn trở thành một động lực to lớn thúc đẩy phát
triển kinh tế trong tương lai.
Trong bài viết này, tôi đi sâu vào việc làm rõ thực trạng đào tạo theo nhu
cầu ở nước ta hiện nay và kết quả mà chúng ta nhận được từ những gì chúng ta
đã thực hiện. Qua đó thấy được con đường mà toàn nền giáo dục Việt Nam đã
chọn có đã đi theo đúng nhu cầu của xã hội hay chưa hay cần phải sửa đổi, bổ
xung cho hoàn thiện hơn nữa để con đường đó thực sự xuất phát từ nhu cầu xã
hội, để sản phẩm của nó thực sự đáp ứng nhu cầu về nguồn lao động chất lượng
cao tăng lên không ngừng của xã hội.
Mô hình này không còn phải là mới trên thế giới, nó đã được thực hiện từ
rất lâu rồi, ở rất nhiều quốc gia từ Châu Á đến Châu Âu, Châu Mỹ... Việc Việt
Nam đến nay mới nhận thấy hết ý nghĩa to lớn của đào tạo theo nhu cầu xã hội
trong vấn đề giải quyết nhu cầu lao động ngày càng cao của các doanh nghiệp
nói riêng và của xã hội nói chung và quyết định tiến hành triển khai rộng khắp
trong cả nước tuy là quá muộn song việc thực hiện nó không phải là không có ý
nghĩa bởi lẽ nếu không thực hiện thì không biết nền giáo dục nước nhà sẽ còn đi
đến đâu đặc biệt là hiện nay nước ta đã là thành viên của WTO thì nhu cầu về
nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường là rất lớn. Tuy nhiên để có
thể đi đến đích thành công của nó không phải điều dễ dàng, thực tế trên thế giới
cho thấy rõ không phải nước nào cũng thành công khi đi theo con đường này.
Chuyên đề tốt nghiệp
7
Với tính cấp thiết và quan trọng của vấn đề này nên tôi đã chọn đề tài:
“Đào tạo theo nhu cầu xã hội - Những định hướng và giải pháp”
Nội dung chính của bài viết gồm có 3 phần:
Chương I : Lý luận chung về đào tạo theo nhu cầu
Chương II : Thực trạng việc đào tạo theo nhu cầu ở Việt Nam
Chương III : Giải pháp cho đào tạo theo nhu cầu ở nước ta
Do những hạn chế về mặt kiến thức và nguồn tài liệu tìm kiếm được nên
bài viết của tôi khó tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những sự góp
ý của thầy, cô và những ai quan tâm đến vấn đề mà tôi nghiên cứu.
Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn thầy Bùi Đức Thọ đã hướng dẫn tôi
hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này.
Chuyên đề tốt nghiệp
8
Chương I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU
Quan điểm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội ở nước ta đã
xuất hiện từ rất lâu song để nhận thấy hết được ý nghĩa của nó thì phải đến giai
đoạn hiện nay vấn đề này mới thực sự được quan tâm và trở thành vấn đề lớn
của cả nước. Ngay trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung Ương
Đảng khoá VII tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (6/1996),
Đảng ta đã khẳng định: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng cả 3 mặt mở rộng
quy mô, nâng cao dân trí và phát huy hiệu quả. Phương hướng chung của lĩnh
vực đào tạo trong những năm tiếp theo là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng
nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH – HĐH).
Hay trong bài phát biểu của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình tại Hội
nghị giáo dục đào tạo (năm 1996), Bà đã nhấn mạnh: “Ở thời đại CNH – HĐH
hiện nay sự phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) trước mắt và tương lai đòi hỏi
cấp bách những năng lực mới như năng lực thích ứng với sự thay đổi, năng lực
tư duy độc lập, năng lực tự học và tự cập nhập thường xuyên kiến thức mới,
năng lực sáng tạo và nâng cao sự cạnh tranh của nền kinh tế … đó là những
năng lực cần thiết để tìm ra những cách làm rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với
các nước đi trước nhằm đạt mục tiêu CNH – HĐH. Để có được những năng lực
đó thì ngay từ bây giờ các trường, các cơ sở đào tạo phải chuyển hướng đào tạo
theo hướng đáp ứng nhu cầu của xã hội, hướng giáo dục đào tạo phải trở thành
một hệ thống mở: mở đối với đại chúng, mở đối với thực tế kinh tế xã hội, mở
đối với thế giới và thời đại có như vậy chúng ta mới có thể hy vọng trong tương
lai không xa chúng ta có được nguồn lao động đáp ứng được các yêu cầu của xã
hội”.
Chuyên đề tốt nghiệp
9
Bên cạnh những quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước thì sự phát
triển của thị trường ngày một nhanh chóng cũng đòi hỏi phải có một phương
thức giáo dục mới ra đời thay thế cho phương thức giáo dục cũ còn nhiều hạn
chế để tạo ra một nguồn lao động vừa mạnh về số lượng vừa đáp ứng được yêu
cầu về chất lượng. Cụ thể là:
- Sự hình thành những ngành nghề mới đã đặt ra những yêu cầu mới đối
với lực lượng lao động, đòi hỏi người lao động phải được đào tạo, đào tạo lại
hoặc thường xuyên bồi dưỡng theo những chương trình được cá biệt.
- Do điều kiện sản xuất kinh doanh, do môi trường hoạt động của các loại
lao động, các doanh nghiệp và cá nhân người lao động có những nhu cầu đào
tạo, bồi dưỡng rất riêng biệt, thường đòi hỏi phải có những chương trình được
thiết kế riêng. Đối với cá nhân người lao động, các yếu tố chủ quan và kỳ vọng
phát triển cá nhân cũng đòi hỏi được đáp ứng bằng những chương trình đào tạo,
bồi dưỡng riêng biệt.
- Thị trường lao động ngày càng hoàn thiện và có quy mô rộng hơn. Nó
không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia, mà đã vươn ra phạm vi quốc tế. Cùng
với sự phát triển của thị trường này, sức ép đối với người lao động cũng tăng
lên, đòi hỏi họ phải không ngừng được đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng để
chuẩn bị cho bước phát triển tiếp hoặc khi chuyển sang công việc khác
- Sự luân chuyển ngày càng nhanh và với quy mô ngày càng rộng làm
nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trở nên ngày càng lớn. Xuất phát từ trình độ, kinh
nghiệm và kỹ năng khác nhau, sự chuyển đổi kiến thức, kỹ năng của các cá
nhân, nhóm người lao động khác nhau sẽ khác nhau, khiến các chương trình đào
tạo, bồi dưỡng cũng phải đa dạng để có thể đáp ứng để có thể đáp ứng được
những yêu cầu này.
- Bản thân người lao động có những điều kiện, đặc điểm riêng khiến cho
họ có những trình độ chuyên môn, tay nghề khá khác nhau dù có cùng một điểm
xuất phát giống nhau về đào tạo cơ bản, về môi trường và điều kiện làm việc…
Do đó, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của mỗi người sẽ ngày càng khác biệt.
Chuyên đề tốt nghiệp
10
Như vậy vấn đề đào tạo theo nhu cấu thực sự trở thành một vấn đề cấp
thiết với nước ta không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai đặc biệt khi
nước ta đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới
WTO thì vấn đề này lại càng trở nên quan trọng bội phần, nó góp phâng quan
trọng vào việc tạo ra một lượng lớn nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu
cầu của các doanh nghiệp trong nước và cả các doanh nghiệp nước ngoài khi
đầu tư vào Việt Nam, giảm bớt được một lượng đáng kể số người thất nghiệp
trên thị trường đồng thời còn hạn chế được tình trạng trong khi số lượng người
thất nghiệp trong nước tăng mà vẫn phải thuê lao động từ nước ngoài về làm
việc.
1. Khái niệm về đào tạo theo nhu cầu
Hiện nay, khái niệm đào tạo theo nhu cầu xã hội còn nhiều tranh luận và
chưa đi đến thống nhất. Có quan điểm cho rằng: Đào tạo theo nhu cầu xã hội
gồm: đào tạo theo nhu cầu của Nhà nước, các địa phương, nhu cầu của người sử
dụng lao động và nhu cầu của người học. Song cũng có quan điểm cho rằng:
Đào tạo theo nhu cầu là phương thức tổ chức đào tạo ngắn hạn.
Những quan niệm trên đều chưa đầy đủ và sát với ý nghĩa của bản thân
nó. Dưới đây tôi xin nêu ra cách khái niệm sau về đào tạo theo nhu cầu theo tôi
là phù hợp nhất.
Đào tạo theo nhu cầu xã hội là phương thức đào tạo mà ở đó: Đào tạo
cái gì? Đào tạo như thế nào? Đào tạo bao nhiêu? được định hướng bởi nhu cầu
đào tạo xã hội.
Đào tạo cái gì? Trả lời được câu hỏi này chúng ta sẽ xác định được mục
đích của đào tạo như đào tạo ra lớp bác sỹ, kỹ sư, các nhà ngoại giao…, đồng
thời cũng xác định rõ những bác sỹ, kỹ sư, nhà ngoại giao đó phái có những kỹ
năng gì để có thể đảm nhận được công việc Ví dụ như để trở thành một nhà
ngoại giao đòi hỏi ngoài những yêu cầu cơ bản như có ý thức kỷ luật cao, có
chuyên môn, trình độ nghề nghiệp cao phải có kỹ năng sau:,có khả năng giao
tiếp tốt, biết nhiều thứ tiếng, năng động, có khả năng làm việc theo nhóm . Như
Chuyên đề tốt nghiệp
11
vậy khi tiến hành giáo dục và đào tạo chúng ta phải xác định được cụ thể rõ xã
hội cần những con người trong những lĩnh vực hoạt động gì, ở trình độ, kỹ năng
ra sao. Để tránh gây lãnh phí thời gian và tiền bạc thì việc điều tra, nghiên cứu,
nắm bắt được nhu cầu xã hội trong tương lai gần và xa là rất quan trọng.
Đào tạo như thế nào? Câu hỏi này giúp chúng ta tìm ra được để đào tạo
có hiệu quả cao thì phải có một cách thức, phương thức đào tạo như thế nào cho
đúng. Hiện nay, tại Việt Nam cũng như trên thế giới tồn tại rất nhiều phương
thức đào tạo trong nhà trường rất khác nhau như đào tạo theo kiểu máy móc, cổ
truyền thầy giảng gì trò biết nấy; hoặc học sinh tự nghiên cứu là chính đến lớp
thầy chỉ giải đáp những thắc mắc của học sinh mà thôi; rồi có cả hình thức đào
tạo trực tuyến….Tuy nhiên tùy theo điều kiện mỗi nơi mà trong trường hợp này
cách thức đào tạo đó là hiệu quả song khi áp dụng cho nơi khác lại nhận được
những kết quả trái ngược. Do đó để tìm ra được một phương thức đào tạo cho
hiệu quả cũng cần phải xét đến yếu tố con người và xã hội của bản thân khu vực
đó.
Đào tạo bao nhiêu? Bao nhiêu ở đây muốn nói đến số lượng con người
mà chúng ta sẽ đào tạo trong một thời kỳ sao cho đủ để đáp ứng nhu cầu của xã
hội. Để xác định được một cách chính xác con số này không phải là điều đơn
giản. Con số này không chỉ dừng lại ở con số chung chung cho toàn xã hội mà
điều quan trọng là chúng ta phải xác định rõ xem ứng với mỗi ngành nghề cụ
thể con số này sẽ là bao nhiều. Đây là điều khiến cho các nhà hoạch định cảm
thấy rất khó khăn bởi lẽ xã hội luôn biến đổi không ngừng, ngành nghề hôm nay
thịnh hành thì ngày mai lại có thể trở nên quá nhàm chán và một ngành nghề
mới lại xuất hiện và lên ngôi. Vì vậy việc xác định cụ thể số lượng đào tạo trong
mỗi ngành nghề có ý nghĩa rất quan trọng, tránh được tình trạng thất nghiệp do
thừa nhân lực ở khu vực này và thiếu nhân lực ở khu vực khác do không dự báo
được hết nhu cầu xã hội.
Như vậy, với cả 3 câu hỏi trên muốn tìm được câu trả lời chuẩn xác phải
căn cứ vào nhu cầu xã hội. Hay nói chính xác nhu cầu của xã hội sẽ là cái mốc
Chuyên đề tốt nghiệp
12
để giáo dục - đào tạo dõi theo và điều chỉnh phương thức hoạt động của mình
cho phù hợp.
2. Phân loại đào tạo theo nhu cầu
Hiện nay trên thị trường tồn tại 2 loại hình đào tạo theo nhu cầu:
- Đào tạo theo nhu cầu hiện tại của thị trường: tức là căn cứ vào nhu cầu
hiện tại của thị trường đang thiếu lao động trong những ngành nghề gì thì đào
tạo những ngành nghề đó và việc đào tạo này thường được tổ chức thành các
lớp đào tạo ngắn hạn (từ 3 đến 6 tháng). Ưu điểm của loại hình đạo tạo này là
đáp ừng ngay được nhu cầu lao động của thị trường, tuy nhiên nó có nhược
điểm lớn là những lao động được đào tạo ra thường có tay nghề không cao nên
sau một thời gian làm việc nếu không có sự bổ sung kiến thức thì dễ bị đào thải
do không còn đáp ứng được yêu cầu cao hơn của công việc
- Đào tạo đáp ứng nhu cầu tương lai của thị trường: theo hình thức này
thì căn cứ vào tình hình phát triển hiện tại của nền kinh tế trong nước và xu thế
phát triển của thế giới để đưa ra nhưng dự đoán về những ngành nghề sẽ phát
triển trong tương lai. Việc đào tạo này thường được tổ chức thành các lớp đào
tạo dài hạn (từ 3 đến 6 năm), những lao động được tạo ra từ đây thường có trình
độ cao; khả năng học hỏi, tiếp cận những thành tựu của khoa học công nghệ,
thích ứng với sự thay đổi là nhanh. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là do thời
gian đào tạo là dài nên đòi hỏi việc dự báo phải có tính chính xác cao để tránh
sự lãng phí nguồn lực và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.
3. Vai trò và đặc điểm của đào tạo theo nhu cầu
3.1. Vai trò
Đào tạo theo nhu cầu xã hội có một vai trò rất quan trọng đối với sự phát
triển của quốc gia, dân tộc. Ý nghĩa của nó không chỉ tồn tại trong một giai
đoạn phát triển nhất định của lịch sử mà nó xuyên suốt quá trình tồn tại và phát
triển của mỗi quốc gia, dân tộc bởi lẽ xã hội luôn luôn tha