“Đạo văn là mạo nhận (pass off) công việc
của một ai đó như là công việc của chính
mình vì lợi ích của chính mình dù là có chủ
đích hay không có chủ đích” (Carroll, 2002:9)
19 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2066 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đạo văn trong nghiên cứu và cách trích dẫn tài liệu trong nghiên cứu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo văn trong nghiên cứu
và cách trích dẫn tài liệu
trong nghiên cứu
Người trình bày: Nguyễn Hoàng Bảo
Bộ Môn Kinh Tế Kế Hoạch và Đầu Tư
Khoa Kinh Tế Phát Triển
02/03/2006 TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO 2
Đạo văn là gì?
“Đạo văn là mạo nhận (pass off) công việc
của một ai đó như là công việc của chính
mình vì lợi ích của chính mình dù là có chủ
đích hay không có chủ đích” (Carroll, 2002:9)
02/03/2006 TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO 3
Mạo nhận (Pass off)
• Cho một ấn tượng giả tạo
• Cố gắng để lừa gạt ai đó
• Sai lầm cố tình
• Sai lầm không cố tình (Có một số người
mạo nhận mà họ không biết mạo nhận)
02/03/2006 TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO 4
Công việc của một ai đó
• Sinh viên không làm việc đó mà thừa nhận
• Không chỉ sử dụng lời của người khác
• Áp dụng ý tưởng cũng có thể là đạo văn
• Lặp lại, viết lại bằng ngôn ngữ của chính
mình, sao chép lại
02/03/2006 TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO 5
Có chủ đích hoặc không có chủ đích
• Coi đó là không có vấn đề gì cả
• Bỏ qua động cơ
• Vẫn là đạo văn
• “Tôi không có ý định đó!”
• “Tôi không biết cách trích dẫn tài liệu tham
khảo!”
02/03/2006 TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO 6
Như là công việc của mình
• Chủ nhân đã xuất bản lần đầu tiên
• Bạn không xuất bản
• Kể cả việc áp dụng ý tưởng
• Bạn nộp công việc này
• Tên của bạn, lớp của bạn, mã số sinh viên
ở đầu trang
02/03/2006 TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO 7
Vì lợi ích của chính mình
• Bạn có điểm
• Phần thưởng
• Giấy chứng nhận
• Bằng cấp
02/03/2006 TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO 8
Phần mềm phát hiện đạo văn
• Hiện nay, các trường đại học lớn trên thế
giới có mua phần mềm phát hiện đạo văn
02/03/2006 TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO 9
Tránh đạo văn
• Đừng mạo nhận công việc của người khác
như là công việc của mình
• Kể tên tất cả các tác giả trong bài viết
• Đừng bao giờ mượn tiểu luận của sinh
viên khác
• Tránh trích đoạn trên internet hay các
nguồn khác mà không chú thích tài liệu
tham khảo
02/03/2006 TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO 10
Trừng phạt như thế nào?
• Hiện nay chưa có văn bản nào phát biểu
chính thức về việc này!
• Có thể cho điểm không
• Có thể bị đuổi học (hình như chưa có ở
VN)
02/03/2006 TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO 11
Phần cơ sở lý thuyết
• Bạn không phải là người đầu tiên trên thế
giới nghiên cứu vấn đề này. Đúng không?
• Mục tiêu của phần này là phát triển tri thức
và hiểu biết xung quanh chủ đề của mình
• So sánh và đối chiếu với nhiều tác giả trên
các quan điểm khác nhau
02/03/2006 TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO 12
Tiếp cận phê phán
• Không nên liệt kê các lý thuyết
• Phải tranh cãi, phân tích và đánh giá
• So sánh và đối chiếu những lý thuyết khác
nhau giữa các tác giả
• Phải trình bày hơn một ý tưởng hay một
quan điểm
• Không chấp nhận một vấn đề gì đó ở giá
trị một mặt của nó
02/03/2006 TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO 13
Tại sao lại phải ghi nguồn tài liệu
tham khảo
• Ghi một lời tri ân đến các tác giả khi bạn
kể đến hay trích dẫn công việc của họ
• Thông tin tài liệu tham khảo phải đầy đủ
để người đọc có thể truy xuất được tài liệu
• Cách ghi danh mục tài liệu tham khảo phải
thống nhất
02/03/2006 TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO 14
Trích dẫn trực tiếp
•Tên tác giả và năm xuất bản
•Năm xuất bản để trong ngoặc
•Ví dụ: Ông X (1999) có nói rằng: “Những kẻ sống
hèn vẫn còn nhan nhãn xung quanh chúng ta, đôi
khi chúng ta không nên ghét chúng mà hãy thương
hại chúng”
•Nếu đồng tác giả thì ghi là
Ông X và Y (2000) có nói rằng: “Việt Nam phải có
chiến lược phát triển hướng ra biển Đông”
02/03/2006 TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO 15
Trích dẫn gián tiếp
• Việt Nam khi đã đặt ra kế hoạch rồi thì phải
đạt được bằng mọi giá (Kenichi Ohno,
2005:18)
• Khi có nhiều tác giả thì bạn phải sắp xếp
theo thứ tự ABC
(Brown, 1999, Handy 1979, Johnson 1992)
• Khi bạn sử dụng báo cáo của công ty
(VMEP, 2005)
02/03/2006 TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO 16
Trích dẫn của trích dẫn
• Khi bạn trích dẫn ý tưởng của một tác giả,
mà ý tưởng này được trích dẫn từ một tác
giả khác thì bạn phải ghi là:
(Hendry, 1996, trích trong Connor 1999)
• Bạn phải trích dẫn như vậy bởi vì bạn
không phải là người được đọc bản gốc
của Hendry xuất bản năm 1996.
02/03/2006 TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO 17
Cách ghi danh mục tài liệu tham khảo
Nguyễn Trấn Quốc (2005), Đã đến lúc phải
xây dựng và củng cố lại nền quốc học của
Việt nam, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội.
Chú ý
Tên sách ghi chữ nghiêng
Phải sắp xếp tài liệu tham khảo theo ABC
02/03/2006 TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO 18
Cách ghi danh mục tài liệu tham
khảo từ tạp chí
Williamson, P. (1991) “ Supplier Strategy
and Customer Responsiveness; Managing
the Links” Business Strategy Review,
Volume 40, issue 4, pages 75-90.
Chú ý
Tạp chí thì chữ nghiêng, còn tên bài viết
trong tạp chí thì ghi chữ đứng bình thường.
02/03/2006 TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO 19
Trích dẫn từ Internet
Kelly. C, (1997) “David Kolb, The Theory of
Experiential Learning and ESL “, The Internet
TESL Journal, September, Vol. III, No. 9 (online)
(ngày
truy cập 28/02/2005)