Trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ, việc đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị trở thành thách thức đáng kể đổi với phần lớn các siêu đô thị đang phát triển. Từ góc nhìn giao thông và dựa trên trường hợp TP.HCM (Việt Nam), có thể thấy, các phương thức đầu tư hạ tầng giao thông tuyền thống, chủ yếu là huy động ngân sách nhà nước và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đang bộc lộ những hạn chế nhất định.
Tuy nhiên, từ cuối những năm 1990, nhiều cách làm mới đã được thử nghiệm tại TP.HCM trong việc tìm kiếm nguồn vốn đầu tư. Nhiều phương thức sáng tạo trên cả phương diện thể chế và tài chính xuất hiện thông qua việc hình thành đối tác công tư (PPP) và các biến thể, sử dụng nguồn lực đất đai như đòn bẩy tài chính, hoặc huy động sự tham gia của các chủ thể mới, như quỹ đầu tư phát triển địa phương.
21 trang |
Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 2623 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh: công cụ, đổi mới và thách thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N° 2 - 2015
ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CÔNG CỤ, ĐỔI MỚI VÀ THÁCH THỨC
Clément MUSIL, Nghiên cứu viên tại viện Nghiên cứu Paris: Kiến trúc, Đô thị và Xã
hội (IPRAUS) và thành viên của Mạng lưới nghiên cứu Đô thị tại châu Á (UKNA).
Contact: musil.clement@gmail.com
Morgane PERSET, nhà quy hoạch đô thị, Phụ trách dự án tại PADDI, Trung tâm Dự
báo và Nghiên cứu đô thị TP.HCM, liên hệ .
Contact : paddi.mperset@gmail.com
Với sự hỗ trợ của AFD
WORKING PAPER
Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu Đô thị - PADDI
Ghi chú
Các phân tích, kết luận trong tài liệu này do tác giả chịu trách nhiệm, không phản ánh
quan điểm chính thức của PADDI cùng các đơn vị đối tác.
PADDI
Ra đời từ năm 2006, PADDI là một sáng kiến hợp tác giữa vùng Rhône-Alpes và thành
phố Hồ Chí Minh. Là đơn vị trực thuộc Uỷ ban nhân dân Thành phố, PADDI có nhiệm vụ
hỗ trợ cho các cơ quan của Thành phố trong lĩnh vực đô thị.
Website: www.paddi.vn
Biên soạn: Clément Musil, Morgane Perset
Hiệu đính: Fanny Quertamp, Phạm Đức Tùng
Biên dịch: Đỗ Phương Thúy
Ngày xuất bản: 11/2015
3Working Paper của Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu Đô thị - PADDI
Trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ, việc đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị trở thành thách thức đáng kể đổi với phần lớn
các siêu đô thị đang phát triển. Từ góc nhìn giao thông và dựa trên trường hợp TP.HCM (Việt Nam), có thể thấy, các
phương thức đầu tư hạ tầng giao thông tuyền thống, chủ yếu là huy động ngân sách nhà nước và vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) đang bộc lộ những hạn chế nhất định.
Tuy nhiên, từ cuối những năm 1990, nhiều cách làm mới đã được thử nghiệm tại TP.HCM trong việc tìm kiếm nguồn
vốn đầu tư. Nhiều phương thức sáng tạo trên cả phương diện thể chế và tài chính xuất hiện thông qua việc hình
thành đối tác công tư (PPP) và các biến thể, sử dụng nguồn lực đất đai như đòn bẩy tài chính, hoặc huy động sự tham
gia của các chủ thể mới, như quỹ đầu tư phát triển địa phương.
ẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI TP.HCM
CÔNG CỤ, ĐỔI MỚI VÀ THÁCH THỨC
Là siêu đô thị phía Nam Việt Nam, TP.HCM có tốc
độ đô thị hóa nhanh, thể hiện qua việc gia tăng
không ngừng cả về không gian và dân số. Cụ
thể, từ đầu những năm 2000, gần 1.600 ha đất
đã được đô thị hóa hằng năm (Sở Tài nguyên và
Môi trường, 2013) và dân số tăng trưởng với tốc
độ 3%/năm, đưa dân số TP lên gần 8 triệu người
(Tổng cục Thống kê, 2013). Bên cạnh đó, với tỉ lệ
tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) gần
10%/năm từ những năm 2000, siêu đô thị này
đã trở thành đầu tàu kinh tế chính của cả nước và
đóng góp khoảng 20% và GDP toàn quốc (Ngân
hàng thế giới, 2014). Cũng như các thành phố lớn
khác tại Đông Nam Á (Bangkok, Jakarta, Kuala
Lumpur và Manila), TP.HCM được các nhà quan
sát kinh tế đánh giá như một “siêu đô thị mới nổi”
(Hales và cộng sự, 2014).
Nếu sự phát triển năng động của TP.HCM là kết
quả của chính sách đổi mới kinh tế được đưa ra
từ những năm 1980, theo đó Việt Nam đã xóa bỏ
chế độ kinh tế tập trung bao cấp và chuyển đổi
sang chế độ kinh tế thị trường “theo định hướng
xã hội chủ nghĩa”1, thì sự tăng trưởng nhanh
chóng của Thành phố này còn nhờ vào việc thông
qua những chủ trương, chính sách phát triển cơ
sở hạ tầng đô thị (Gainsborough, 2003). Nhằm
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Thành phố đặc biệt
chú trọng xây dựng hạ tầng giao thông (Nguyễn và
cộng sự, 2004). Vào những năm 1990-2000, với
sự hỗ trợ tài chính từ nhiều nhà tài trợ khác nhau
(Ngân hàng thế giới - WB, Ngân hàng phát triển
châu Á - ADB, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản -
JICA, Cơ quan phát triển Pháp - AFD) và sự tham
gia của khu vực tư nhân, chính quyền Thành phố
đã ưu tiên nâng cấp và xây dựng nhiều trục đường
mới (Rosengard và cộng sự, 2007), đồng thời hiện
đại hóa các đầu mối giao thông lớn (cảng công-
ten-nơ, cảng hàng không) nhằm tạo thuận lợi cho
xuất khẩu hàng hóa trong khu vực.
Mặc dù quá trình hiện đại hóa cơ sở hạ tầng giao
thông được đẩy mạnh, nhưng nhu cầu của Thành
phố và người dân còn rất lớn. Mạng lưới giao
thông đường bộ hiện đang phải chịu nhiều áp lực.
Khu vực trung tâm thường xuyên bị tắc nghẽn do
luồng di chuyển thường nhật và số phương tiện
giao thông cá nhân ngày càng tăng2. Tại vùng ven,
một số trục đường chính đôi khi cũng bị tắc nghẽn
do xe contener vận chuyển hàng từ các khu công
nghiệp tới các đầu mối vận tải (Người Lao Động,
16/01/2015). Theo ước tính của chuyên gia, ùn
tắc giao thông tại TP.HCM gây lãng phí 1,2 tỉ USD
mỗi năm (VietnamNet, 16/09/2014).
1 - Những cải cách
này được gọi chung là
chính sách Đổi mới.
2 - TP.HCM được xem
là một “thành phố
phụ thuộc vào xe
hai bánh gắn máy”
vì 80% di chuyển
được thực hiện bằng
phương tiện này. Số
lượng xe ôtô cá nhân
đăng ký trên địa
bàn Thành phố tăng
10% mỗi năm kể từ
năm 2004 (Musil và
Simon, 2014).
Đ
4 Working Paper của Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu Đô thị - PADDI
Để giải quyết các vấn đề này, đồng thời tăng cường
sức hút của Thành phố và đẩy mạnh quá trình hội
nhập kinh tế khu vực, năm 2013, điều chỉnh quy
hoạch phát triển giao thông đầy tham vọng của
Thành phố đã được phê duyệt (Điều chỉnh Quy
hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến
năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020). Theo Quy
hoạch này, một số lượng dự án đáng kể dự kiến
sẽ được thực hiện, như dự án xây dựng đường
cao tốc, một mạng lưới GTCC rộng lớn gồm nhiều
tuyến tàu điện ngầm (metro) và xe buýt nhanh
chạy trên làn đường riêng (BRT), một sân bay
mới, một cảng nước sâu, cũng như hiện đại hóa
mạng lưới đường sắt hiện hữu3.
Tuy nhiên, nhiều điểm trong quy hoạch tham
vọng này vẫn cần phải được xem xét, đặc biệt là
đối với những lựa chọn mang tính kỹ thuật – do
ưu tiên phát triển hạ tầng đường bộ đặt ra vấn
đề tác động của quá trình phát triển này lên môi
trường đô thị - và việc chưa đưa ra các ưu tiên
rõ ràng, cũng như thiếu kế hoạch thực hiện cụ
thể. Ngoài những điểm vừa nêu, vấn đề chính vẫn
nằm ở tính khả thi về tài chính của quy hoạch. Với
nhiều nhận định cho rằng Việt Nam có thể đã sập
“bẫy thu nhập trung bình”4 (Trần Văn Thọ, 2013),
liệu Chính phủ và các chính quyền địa phương
có đủ nguồn lực để thực hiện các tham vọng của
mình?
Câu hỏi nêu trên là vấn đề mấu chốt, bởi nhìn
chung, các thành phố đang phát triển thường gặp
khó khăn lớn trong việc đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng và công trình công cộng nhằm đáp ứng
nhu cầu của người dân cũng như tạo thuận lợi
cho tăng trưởng kinh tế (Serageldin và cộng sự,
2008). Về phần mình, nhà tài trợ luôn khuyến
nghị các quốc gia nên đa dạng hóa các nguồn tài
chính. Những khuyến nghị này có những tác động
nhất định tới Việt Nam, do có sự phụ thuộc vào
vốn hỗ trợ phát triển nước ngoài, đặc biệt trong
việc đầu tư những cơ sở hạ tầng tốn kém, và rủi
ro tăng nợ công5. Từ những năm 1990, Việt Nam
đã bắt đầu tìm kiếm các phương thức đầu tư xây
dựng hạ tầng giao thông mới. Chính quyền chú
trọng hơn tới khu vực tư nhân cũng như nguồn
vốn đầu tư tư nhân (Phạm Phi Long, 2007), và
sử dụng nguồn lực đất đai như đòn bẩy đầu tư
(Labbé và Musil, 2014).
Trước những thách thức đang đặt ra cho TP.HCM
và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường đang diễn ra tại Việt Nam, bài viết hướng
đến mục tiêu đưa ra cái nhìn cụ thể về các phương
thức đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông. Ngoài các
công cụ “truyền thống” như đầu tư công và vốn
hỗ trợ phát triển, những phương thức đầu tư mới
cũng được đưa ra xem xét. Trong đó, bài viết đặc
biệt chú trọng phân tích vai trò của các chủ thể
đặc biệt tại địa phương và việc sử dụng nguồn
lực đất đai như đòn bẩy cho việc xây dựng cơ sở
hạ tầng theo quy hoạch. Phần cuối của bài viết sẽ
phân tích những vấn đề cố hữu của các phương
thức đầu tư hiện nay có thể gây trở ngại cho việc
xây dựng cơ sở hạ tầng dự kiến.
QUY HOẠCH GIAO THÔNG ĐẾN NĂM
2020 VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC ĐẦU TƯ
DỰ KIẾN
Với quy hoạch giao thông điều chỉnh vào năm
2013, TP.HCM đã có những định hướng rõ ràng
nhằm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng giao thông trong
thập niên tới. Nội dung của quy hoạch này (mục
tiêu và dự án) được đưa ra dựa trên các dự báo
của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
của Thành phố. Theo đó, trong giai đoạn 2015-
2025, dân số Thành phố tăng thêm 5 triệu người
và tăng trưởng kinh tế ước tính đạt 8,5- 10,5%/
năm6. Các mục tiêu của quy hoạch giao thông
được chia thành 3 điểm chính:
• Cải thiện mạng lưới giao thông hiện hữu,
tức mạng lưới đường bộ, thông qua việc xây
dựng nhiều tuyến đường, đường cao tốc,
đường vành đai và đường trên cao;
• Giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông bằng cách
phát triển mạng lưới giao thông công công
3 - Xem Quyết định
568/QĐ-TTg năm
2013 với danh sách
hạ tầng dự kiến thực
hiện đến năm 2020
và sau năm 2020.
4 - Hiện tượng giảm
tăng tăng trưởng
kinh tế, đôi khi khá
nhanh chóng, của các
quốc gia trước đó có
tốc độ tăng trường
nóng trong nhiều
năm liên tiếp.
5 - Nợ công của Việt
Nam có thể lên đến
hơn 92 tỉ USD, tức
khoảng trên 62%
GDP vào cuối năm
2015; điều này có
nghĩa mỗi người
dân phải gánh
1000 USD nợ (Tuổi
trẻ,12/10/2015).
6 - Xem Quyết định
2631/QĐ-TTg năm
2013.
Tiểu ngành
Số
lượng
dự án
%
%
Hệ thống đường bộ 382 81% 56%
Hệ thống đường sắt 22 5% 22%
Giao thông công cộng 17 4% 15%
Giao thông đường
biển và đường sông 47 10% 2%
Đường hàng không 1 0% 5%
Tổng 469 100% 100%
Ước tính nhu cầu đầu tư tới năm 2020
và sau năm 2020
(đơn vị: tỉ đồng và tương đương tỉ đô la Mỹ)
1 428 836 VND (≈67 US$)
565 166 VND (≈26 US$)
389 566 VND (≈18 US$)
53 946 VND (≈3 US$)
144 834 VND (≈7 US$)
2 582 348 VND (≈121 US$)
Bảng 1: Các dự án hạ tầng giao thông tại TP.HCM đến năm 2020 và sau năm 2020
Nguồn: Điều chỉnh quy hoạch giao thông TP.HCM, 2013 (Quyết định số 568/QĐ-TTg).
5Working Paper của Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu Đô thị - PADDI
cộng quy mô lớn (tàu điện ngầm (metro), tàu
điện một ray (monorail), tàu điện mặt đất
(tramway), và xe buýt nhanh trên làn đường
riêng (BRT));
• Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng cảng quốc tế - nơi
kết nối với các thành phố khác trên thế giới
(cảng nước sâu và sân bay quốc tế mới).
Tham vọng của quy hoạch này thể hiện qua việc
đề ra danh mục 469 dự án, trong đó hơn ¾ liên
quan tới lĩnh vực hạ tầng đường bộ (xem bảng
1). Kết quả phân tích sự phân bổ theo không gian
của các dự án này đã chỉ ra một vài mâu thuẫn. Ví
dụ: khu vực trung tâm dự kiến xây dựng nhiều
tuyến metro và BRT, đồng thời cũng phát triển cả
đường trên cao. Chủ trương quy hoạch như vậy
cho thấy dường như chính quyền chưa dứt khoát
giữa chính sách giao thông tập trung vào giao
thông công cộng hay cổ súy cho việc sử dụng ô
tô cá nhân. Bên cạnh đó, thể chế quản lý của một
vài dự án (đường cao tốc và metro) có thể tiềm
ẩn yếu tố phức tạp. Nằm trên địa bàn TP.HCM và
các tỉnh lân cận (xem bản đồ1), các dự án ở quy
mô này đòi hỏi phải có một phương thức tích hợp
trong việc lập và triển khai dự án, trong đó có sự
phối hợp giữa các sở ban ngành cấp tỉnh/thành
phố có liên quan và các cơ quan Trung ương. Mặt
khác, ước tính tổng mức đầu tư cần thiết để thực
hiện quy hoạch đã được đưa ra, vào khoảng hơn
120 tỉ đô la, nhưng vấn đề cơ cấu nguồn vốn lại
chưa được đề cập tới.
Thực tế, những điểm chưa rõ ràng này cho thấy
khoảng cách giữa nguồn vốn dự kiến và khả năng
đầu tư trên thực tế của Thành phố. Năm 2014,
theo ước tính của Sở Kế hoạch và Đầu tư, vốn
ngân sách Thành phố chỉ đáp ứng được 5% tổng
mức đầu tư cần thiết để thực hiện các dự án trong
năm đó (PADDI, 2015a). Trong khi đó, ngân sách
phân bổ cho ngành giao thông cũng đã chiếm một
tỉ lệ đáng kể (xây dựng, bảo trì và vận hành khai
thác hạ tầng và dịch vụ hiện có), cụ thể là khoảng
30% tổng ngân sách mỗi năm (PADDI, 2015a).
Nhằm hướng dẫn các Sở ban ngành trong việc
nắm bắt tình hình và huy động nguồn vốn cần
thiết, Điều chỉnh quy hoạch giao thông của Thành
phố đưa ra dự toán theo từng giai đoạn. Ví dụ,
giai đoạn 2013-2015 cần 38.958 tỉ đồng (≈ 2 tỉ
Périphériq
ue n°4
Pé
rip
hé
riq
ue
n
°3
Pé
rip
hé
riq
ue
n°2
TP
.H
CM
- T
ru
ng
Lư
ơn
g
Đư
ờn
g H
ồ C
hí
Mi
nh
(p
hía
Na
m)
Đư
ờn
g H
ồ C
hí
M
in
h
(P
hí
a
Bắ
c)
TP.HCM-Mộc Bài
TP.H
CM
- Thủ D
ầu M
ột - Chơn Thành
TP.
HC
M -
Lo
ng
Th
ành
- D
ầ u
Gi
ây
Bến Lức – Long Thà
nh
Biên Hoà - Vũng Tàu
Hướng đi biên giới
với Campuchia
Hướng đi
Bình Long Hướng đi
Bình Phước
Hướng đi
Phan Thiêt
và Hà Nội
Hướng đi Vũng Tàu
Hướng đi
Đồng Tháp
Hướng đi
Cần Thơ
Hướng đi
Phan Thiêt
và Hà Nội
Long Thành
(sân bay dự kiến)
Bình Dương
Tây Ninh
Long An
Đồng Nai
TP. Hồ Chí Minh
Bà Rịa-Vũng Tàu
Phát triển mạng lưới đường bộ và cao tốc
vùng TP.HCM giai đoạn 2020-2030
Cao tốc
Vành đai
Đoạn trên cao thuộc đường vành đai
Cao tốc trên cao
Chú thích
Hạ tầng dự kiến: Khu vực đô thị hóa
Khu vực công nghiệp
Địa giới hành chính tỉnh
Mạng lưới sông rạch
Sân bay
CảngCao tốc
Vành đai
Trục chính (quốc lộ, tỉnh lộ)
Đường thứ cấp
Thực hiện : Clément MUSIL / Loïc BOISSEAU / Morgane PERSET, 2015
Nguồn : Quyết định 568/QĐ-TTg ngày 08/04/2013 về phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT TP.HCM
đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020
0 5km 10km
Hạ tầng hiện hữu”
Bản đồ 1: Phát triển mạng lưới đường bộ vùng đô thị TP.HCM giai đoạn 2020-2030
Nguồn: Điều chỉnh quy hoạch giao thông TP.HCM, 2013 (Quyết định số 568/QĐ-TTg).
6 Working Paper của Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu Đô thị - PADDI
USD) mỗi năm, tương đương 5% GDP Thành phố
năm 2013 (Tổng cục Thống kê, 2013). Giai đoạn
tiếp theo, 2016-2020, nhu cầu vốn hàng năm
vào khoảng 115.357 tỉ đồng (≈ 5 tỉ USD), tương
đương 11% GDP Thành phố hàng năm, với điều
kiện Thành phố duy trì mức độ tăng trưởng kinh
tế 10%/năm. Nếu trung bình, các thành phố tại
các quốc gia thu nhập trung bình đầu tư từ 3-6%
GDP cho xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông
(Foster và Briceño-Garmendia, 2010), thì dự
toán của TP.HCM cho những năm tới dường như
quá lớn.
Đó là chuyện dự báo, còn trong thực tế, việc quyết
định triển khai cụ thể dự án nào phụ thuộc vào lựa
chọn của các Sở ban ngành. Khi lập dự toán ngân
sách Thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài
chính sẽ lên danh sách các dự án được chọn trong
số các dự án do các Sở ban ngành chuyên môn đề
xuất, và cấp kinh phí cho các dự án này tùy theo
khả năng đầu tư của Thành phố. Các dự án ưu tiên
thường là các dự án có khả năng thu hút vốn ODA
hoặc vốn đầu tư tư nhân. Năm 2012, Thành phố
đã kêu gọi nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư
các hạ tầng giao thông trọng điểm (ITPC, 2012).
Đây là điểm đặc biệt trong việc xây dựng hạ tầng
và ngày càng được chú trọng, do sự cần thiết phải
tạo cơ hội đầu tư cho nhà đầu tư tư nhân. Thành
phố dự kiến sẽ mở rộng sự tham gia của nhà đầu
tư tư nhân với mục tiêu là từ nay tới năm 2020,
50-55% dự án sẽ được đầu tư từ nguồn vốn tư
nhân trong nước và 15-25% dự án có vốn đầu tư
nước ngoài (PADDI, 2015b).
Với ước tính nhu cầu vốn đầu tư được đưa ra
trong Điều chỉnh quy hoạch giao thông 2013,
có thể tiến hành so sánh với kinh phí cấp cho
ngành này từ ngân sách trong thực tế để thấy
được những thách thức trong việc huy động tài
chính đặt ra cho những năm tới. Cụ thể, từ 2010-
2012, Thành phố đã cấp cho ngành giao thông
gần 16.870 tỉ đồng (≈ 1 tỉ USD) (Ngân hàng thế
giới, 2013), tức 5.623 tỉ đồng/năm, tương đương
chưa đầy 1% GDP Thành phố năm 2012. Rõ ràng,
con số này thấp hơn nhiều so với nhu cầu ước
tính khoảng 5% hoặc 11% nêu trên đây. Trước
mức độ chênh lệch giữa nguồn vốn đầu tư Thành
phố dự kiến và nguồn vốn được cấp trên thực tế,
hoàn toàn chính đáng khi đặt câu hỏi về tính khả
thi tài chính của Quy hoạch giao thông hiện hành,
cũng như về khả năng Thành phố có thể chi trả
chi phí bảo trì và vận hành cho các công trình này
trong tương lai.
Tuy nhiên, dù còn nhiều điểm bất cập, nhiều dự
án cũng lần lượt được triển khai thực hiện. Trong
vòng 15 năm qua, hệ thống đường bộ của Thành
phố đã được hiện đại hóa, nhiều cầu và đường
cao tốc được xây dựng (xem bảng 2). Trong số
Dự án lớn được hoàn thành
Năm
hoàn
thành
Tổng vốn đầu tư
Mô hình đầu tư
Cầu Bình Triệu 2 2003 BOT (CIENCO 5)
Đoạn Vành đai 2
(Nguyễn Văn Linh) (18 km)
2007
BT (Phú Mỹ Hưng
Corporation)
Cầu Thủ Thiêm 1 2008
Ngân sách
(thành phố/trung ương)
Cầu Phú Mỹ 2009
BOT (Công ty cổ phần
Đầu tư xây dựng Phú Mỹ)
Cao tốc TP.HCM – Trung Lương
(Đoạn 1 dài 62 km)
2010
Ngân sách (trung ương)
/ BOT (BIDV)
Đại lộ Đông-Tây
(Đại lộ Võ Văn Kiệt) (14 km)
và hầm Thủ Thiêm
2012
Ngân sách (trung ương)
/ ODA (JICA)
Cầu Sài Gòn 2 2013 BT (CII)
Cầu vượt ngã tư Hàng Xanh 2013 Ngân sách (thành phố)
Đường Phạm Văn Đồng (13 km)
và cầu Bình Lợi
2014 BT (GS E&C)
Cao tốc TP.HCM – Long Thành –
Dầu Giây (55 km)
2015
Ngân sách (trung ương)
/ ODA (JICA, ADB)
(đơn vị: tỉ đồng và
tương đương triệu USD)
(và nhà tài trợ chính)
1 223 VND (≈61 US$)
2 000 VND (≈100 US$)
1 100 VND (≈55 US$)
2 360 VND (≈118 US$)
10 800 VND (≈540 US$)
13 400 VND (≈670 US$)
1 500 VND (≈71 US$)
188 VND (≈9 US$)
6 800 VND (≈340 US$)
20 630 VND (≈932 US$)
Bảng 2: Hạ tầng giao thông chính tại TP.HCM được hoàn thiện trong giai đoạn 2000-2015
Nguồn: Báo ảnh Việt Nam, 11/07/2011; Sài Gòn giải phóng, 13/08/204, 15/10/2013, 15/04/2012, 19/05/2009, 26/03/2009;
Tiền Phong 30/12/2007; Tin Nóng 27/01/2013; Vietnam News 25/04/2006; Vietnam Plus 15/01/2015; VN Express
08/04/2004, 16/08/2003.
Chú thích: BOT (Build Operate Transfer); BT (Build Transfer); ODA (official development assistance); BIDV (Bank for Investment and Development
of Vietnam); JICA (Japan International Cooperation Agency); CII (Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM -Ho Chi Minh City Infrastructure
Investment); ADB (Asian Development Bank).
7Working Paper của Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu Đô thị - PADDI
những thành quả đạt được, phải kể tới việc hoàn
thành cầu Phú Mỹ vào năm 2009, dự án đầu tiên
theo mô hình vốn công-tư với sự tham gia của đối
tác nước ngoài, trong việc xây dựng và vận hành
cơ sở hạ tầng tại TP.HCM; hay việc đưa vào sử
dụng năm 2015 toàn tuyến cao tốc TP.HCM-Long
Thành-Dầu Giây do JICA và ADB tài trợ. Các dự án
này được thực hiện một phần nhờ vào nguồn vốn
ngoài ngân sách nhà nước.
Như vậy, dù chính quyền tính toán chưa sát thực
khi lập quy hoạch giao thông đầy tham vọng, và
dù ngân sách rất eo hẹp, nhưng vẫn phải nhận
thấy rằng cơ sở hạ tầng dần dần được xây dựng.
Để hoàn thành mục tiêu đặt ra và duy trì tốc độ
phát triển của Thành phố, chính quyền đã đưa
ra nhiều sáng kiến, đặc biệt trong việc kết hợp
nhiều nguồn tài chính khác nhau và thử nghiệm
các công cụ mới.
CÔNG CỤ TÀI CHÍNH “TRUYỀN THỐNG”
VÀ NHỮNG CÁCH LÀM “THÍ ĐIỂM”
Việc đầu tư hạ tầng giao thông tại TP.HCM trước
hết cũng dựa trên những cơ chế chung được sử
dụng tại nhiều thành phố đang phát triển, thuộc
loại “công cụ truyền thống”, tức vốn ngân sách và
vốn vay công kết hợp với vốn ODA. Nhưng trước
nhu cầu rất lớn về vốn đầu tư, Thành phố đã huy
động tới những công cụ khác. Trong bối cảnh
chuyển đối kinh tế và đô thị đang diễn ra tại Việt
Nam, có thể coi đây là những công cụ sáng tạo,
mang tính “thí điểm”. Xu hướng này thể hiện qua
3 phương thức chính: thiết lập đối tác công-tư
dưới nhiều hình thức khác nhau, sử dụng nguồn
lực đất đai như đòn bẩy đầu tư và thành lập quỹ
đầu tư phát triển địa phương.
Vốn đầu tư công được bổ sung thêm bằng
vốn hỗ trợ phát triển chính thức
Quy hoạch giao thông điều chỉnh năm 2013 đã
đưa ra kế hoạch vốn đầu tư hàng năm. Để thực
hiện kế hoạch này, các Sở ban ngành chuyên môn
có trách nhiệm lập đề án kỹ thuật-tài chính của
từng dự án và xác định nguồn vốn hiện có. Tuy
nhi