Đầu tư dây chuyền máy tiện công nghệ cao của công ty Cổ Phần Thép Nam Phong

Đầu tư phát triển có vai trò hết sức quan trọng với sự phát triển của một quốc gia, là lĩnh vực tạo ra và duy trì sự hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế.¬¬¬ Tiến hành đầu tư cần đến nguồn vốn, để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả đồng thời đạt được mục tiêu đề ra thì cần xem xét kỹ mọi khía cạnh (thị trường, kinh tế kỹ thuật, kinh tế tài chính, điều kiện tự nhiên, ) trước khi tiến hành đầu tư. Đồng thời, cần dự đoán trước những yếu tố có ảnh hưởng tới sự thành bại của công cuộc đầu tư. Dự án đầu tư chính là cơ sở vững chắc, là tiền đề cho việc thực hiện các công cuộc đầu tư đạt hiệu quả kinh tế xã hội mong muốn. Sông Công là thị xã nằm ở phía nam tỉnh Thái Nguyên. Cùng với sự phát triển chung về mọi mặt, thị xã đang chủ trương đầu tư có hiệu quả nhằm phát triển toàn diện kinh tế - Văn hóa - Xã hội của thị xã. Thị xã Sông Công là một đơn vị hành chính mới ra đời vào năm 1985, xuất phát từ yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá XHCN ở nước ta. Khu công nghiệp Sông Công nằm trên địa bàn thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 60 km về phía Bắc, có ý nghĩa quan trọng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện CNH, HĐH tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm gần đây, bên cạnh sự phát triển lớn mạnh của các nghành công nghiệp, nhu cầu sản phẩm tiện tinh cung cấp cho sản xuất của các nhà máy chế tạo thiết bị trên địa bàn Khu Công Nghiệp Sông Công tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận ngày càng lớn. Chính vì nhu cầu đó mà công ty CP thép Nam Phong thuộc khu công nghiệp Sông Công quyết định đầu tư dàn máy tiện CNC. Ngoài mục tiêu nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nhân lực trong quá trình sản xuất, cải thiện ôi nhiễm môi trường, cải thiện điều kiện làm việc của người công nhân, đem lại lợi nhuận cho công ty, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động sau khi dự án hoàn thành mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Thị Xã Sông Công nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung.

doc44 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2000 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đầu tư dây chuyền máy tiện công nghệ cao của công ty Cổ Phần Thép Nam Phong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận Văn Đầu tư dây chuyền máy tiện CNC của công ty Cổ Phần Thép Nam Phong mỤC LỤC LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt quá trình thực tế và báo cáo các kết quả đạt được, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn tới Cô Hoàng Thị Thu Hằng đã trực tiếp hướng dẫn cho nhóm trong quá trình đi thực tế và viết báo cáo . Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Sông Công, đã tạo điều kiện giúp đỡ nhóm thực tế hoàn thành tốt bài báo cáo này. Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài viết của chúng em không tránh khỏi những thiếu sót và chưa hợp lý ,chúng em rất mong có được sự góp ý của các thầy cô giáo. Chúng em xin chân thành cảm ơn! MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài: Đầu tư phát triển có vai trò hết sức quan trọng với sự phát triển của một quốc gia, là lĩnh vực tạo ra và duy trì sự hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Tiến hành đầu tư cần đến nguồn vốn, để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả đồng thời đạt được mục tiêu đề ra thì cần xem xét kỹ mọi khía cạnh (thị trường, kinh tế kỹ thuật, kinh tế tài chính, điều kiện tự nhiên,…) trước khi tiến hành đầu tư. Đồng thời, cần dự đoán trước những yếu tố có ảnh hưởng tới sự thành bại của công cuộc đầu tư. Dự án đầu tư chính là cơ sở vững chắc, là tiền đề cho việc thực hiện các công cuộc đầu tư đạt hiệu quả kinh tế xã hội mong muốn. Sông Công là thị xã nằm ở phía nam tỉnh Thái Nguyên. Cùng với sự phát triển chung về mọi mặt, thị xã đang chủ trương đầu tư có hiệu quả nhằm phát triển toàn diện kinh tế - Văn hóa - Xã hội của thị xã. Thị xã Sông Công là một đơn vị hành chính mới ra đời vào năm 1985, xuất phát từ yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá XHCN ở nước ta. Khu công nghiệp Sông Công nằm trên địa bàn thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 60 km về phía Bắc, có ý nghĩa quan trọng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện CNH, HĐH tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm gần đây, bên cạnh sự phát triển lớn mạnh của các nghành công nghiệp, nhu cầu sản phẩm tiện tinh cung cấp cho sản xuất của các nhà máy chế tạo thiết bị trên địa bàn Khu Công Nghiệp Sông Công tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận ngày càng lớn. Chính vì nhu cầu đó mà công ty CP thép Nam Phong thuộc khu công nghiệp Sông Công quyết định đầu tư dàn máy tiện CNC. Ngoài mục tiêu nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nhân lực trong quá trình sản xuất, cải thiện ôi nhiễm môi trường, cải thiện điều kiện làm việc của người công nhân, đem lại lợi nhuận cho công ty, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động sau khi dự án hoàn thành mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Thị Xã Sông Công nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung. Với những kiến thức lý luận đã được tích lũy trong thời gian học tập tại trường cùng mong muốn được nâng cao trình độ nhận thức và vận dụng vào thực tế, trong thời gian thực tế tại Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Sông Công, chúng em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: Phân tích dự án “Đầu tư dây chuyền máy tiện CNC” của công ty Cổ Phần Thép Nam Phong Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu công tác lập dự án của đơn vị tư nhân, đề tài phân tích một dự án cụ thể nhằm tìm hiểu sự khác biệt giữa công tác lập dự án trên cơ sở lí thuyết và công tác lập dự án trong thực tế các doanh nghiệp tư nhân. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích dự án đầu tư dây chuyền máy tiện CNC của công ty cổ phần thép Nam Phong, trong đó tập trung phân tích các khía cạnh: kỹ thuật. hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi dự án đầu tư dây chuyền máy tiện CNC của công ty cổ phần thép Nam Phong. Phương pháp nghiên cứu: 4.1. Phương pháp thu thập số liệu: Điều tra trực tiếp thông qua sổ sách, báo cáo đã được công bố, tham khảo ý kiến của thầy cô và những người có kinh nghiệm. Số liệu thu thập chủ yếu làm sáng tỏ phần cơ sở lý luận, thực tiễn, ngoài ra còn làm rõ tính hiệu quả mà dự án đạt được khi tiến hành đầu tư. 4.2. Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu sau khi được thu thập sẽ được xử lý trên Microsoft Excel và các phần mềm đặc trưng có liên quan. Ngoài ra, một số thông tin số liệu sẽ được mô tả dưới dạng bảng biểu. 4.3. Phương pháp so sánh: So sánh là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế để xác định xu hướng mức độ biến động của các chỉ tiêu. Qua đó, đánh giá được sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến hiệu quả của dự án. 4.4. Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp căn cứ vào một hay một số chỉ tiêu nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất giống nhau. Phương pháp này giúp cho việc tổ chức điều tra, thu thập số liệu, tính toán các chỉ tiêu, giúp cho việc phân tích tài liệu được khách quan, phản ánh đúng nội dung kinh tế cần nghiên cứu. Nội dung đề tài: Chương 1: Khái quát chung về Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Sông Công Chương 2: Phân tích “dự án đầu tư dây chuyền máy tiện CNC” của công ty cổ phần thép Nam Phong. Chương 3: Kết luận và kiến nghị. CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SÔNG CÔNG Thông tin chung: Tên: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Sông Công. Địa chỉ: số 143 đường Cách mạng tháng 10, Thị xã Sông Công. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Sông Công Sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý của Ngân hàng: NHNo&PTNT Sông Công là thành viên của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên. Về mô hình tổ chức toàn ngân hàng có 01 giám đốc, 01 phó giám đốc, 02 phòng ban chính là phòng kinh doanh và phòng kế toán với 19 cán bộ công nhân viên. Mô hình tổ chức quản lý của chi nhánh được thể hiện ở sơ đồ sau: Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Kinh Doanh Phòng Kế Toán Hình 1.1 – Mô hình tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT Sông Công Chức năng, nhiệm vụ của các phòng: Ban giám đốc: gồm 01 giám đốc,01 phó giám đốc: Giám đốc: phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo các phòng ban. Phó giám đốc: được sự ủy quyền của giám đốc phụ trách các phòng ban. Phòng kinh doanh: gồm 07 đồng chí, chiếm 36,8% tổng số cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Phòng có chức năng, nhiệm vụ sau: Xây dựng đề án phát triển tín dụng, tham mưu cho ban giám đốc chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu tín dụng. Phân tích kinh tế theo ngành nghề kinh doanh, lựa chon đối tượng, hình thức và biện pháp cho vay đạt hiệu quả cao. Xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng. Nghiên cứu, đề xuất, triển khai áp dụng các sản phẩm dịch vụ, nghiệp vụ mới theo hướng kinh doanh đa năng. Chỉ đạo, kiểm tra, phân tích hoạt động tín dụng, phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Thực hiện kế hoạch đào tạo, tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên đề tín dụng. Phòng kế toán: gồm 10 đồng chí, chiếm 52,6% tổng số cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Phòng có chức năng, nhiệm vụ sau: Tham mưu cho ban giám đốc về: Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh, tổ chức quản lý tài chính, kế toán - ngân quỹ trong chi nhánh. Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kế toán – ngân quỹ. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và báo cáo theo quy định. Thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định. Thực hiện các nghiêp vụ thanh toán trong và ngoài nước. Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. NHNo&PTNT Sông Công là chi nhánh mới thành lập, do đó gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh những năm qua đã mang lại kết quả to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. 1.2.2 Nhân lực: Về nhân lực chuyên môn: Tổng số 19 cán bộ công nhân viên trong đơn vị được bố trí như sau: Ban giám đốc: 02 đồng chí. Cán bộ tín dụng: 07 đồng chí. Kế toán,quỹ: 09 đồng chí. Hành chính,lái xe: 01 đồng chí. Về trình độ nghiệp vụ: Trình độ cao đẳng,đại học: 14 đồng chí, chiếm 73,7% số cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Trình độ trung cấp: 03 đồng chí, chiếm 15,9% số cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Trình độ sơ cấp: 01 đồng chí, chiếm 5,2% số cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Trình độ khác (lái xe): 01 đồng chí, chiếm 5,2% số cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Quá trình hình thành và phát triển: Lịch sử hình thành và phát triển: Tháng 11 năm 2002, xuất phát từ nhu cầu mở rộng mạng lưới hoạt động của NHNo&PTNT Thái Nguyên nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam ký quyết định số 225/QĐ/HĐQT-TCCB thành lập chi nhánh NHNo&PTNT Sông Công trên cơ sở nâng cấp từ chi nhánh ngân hàng cấp 3 Sông Công, trực thuộc NHNo&PTNT huyện Phổ Yên, Thái Nguyên, địa chỉ giao dịch: TDP Đồi – Phường Bách Quang – Thị xã Sông Công – Thái Nguyên. Sông Công là một thị xã trẻ, đang phát triển của tỉnh Thái Nguyên. Những năm đầu thành lập, ngân hàng phải đối mặt với nhiều khó khăn chồng chất, nguồn vốn kinh doanh nhỏ bé, thị trường hẹp. Đến nay, hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã dần ổn định và đi vào phát triển với mạng lưới phân phối rộng khắp trong và ngoài tỉnh, hoạt động kinh doanh tốt dần, mang lại niềm tin cho khách hàng. Kinh tế chủ yếu của thị xã là sản xuất nông nghiệp. Đặc điểm này ảnh hưởng nhiều đến đặc điểm của ngân hàng. Ngân hàng xác định đối tượng chính là nông nghiệp và nông dân. Khách hàng vay vốn của ngân hàng chủ yếu là các cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh trên địa bàn, khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chức năng và nhiệm vụ: Giống như các NHTM khác, chức năng của NHNo&PTNT Sông Công là huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và các thành phần kinh tế để cho vay. Cùng sự tăng trưởng kinh tế chung của toàn tỉnh và cả nước, NHNo&PTNT Sông Công đã không ngừng hoàn thiện và mở rộng lĩnh vực hoạt động. Hiện nay các hoạt động cơ bản của ngân hàng gồm: Huy động nội tệ - ngoại tệ. Cho vay các thành phần kinh tế. Làm dịch vụ thanh toán, chuyển tiền điện tử qua mạng vi tính trong toàn quốc. Mua bán ngoại tệ, nhận chuyển và chi trả kiều hối. Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng: Thuận lợi: Nhìn chung, năm 2011 thị xã Sông Công hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh được giữ vững tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nói chung trong đó có ngân hàng nông nghiệp. Về phía ngân hàng nông nghiệp Sông Công: Được sự quan tâm, tạo điều kiện và chỉ đạo kịp thời của thị ủy, UBND thị xã, của ngân hàng nông nghiệp cấp trên và sự phối hợp chặt chẽ giữa Đảng ủy chính quyền các phường, xã với ngân hàng nông nghiệp. Ngân hàng nông nghiệp Sông Công hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2011. Khó khăn: Thời tiết diễn biến phức tạp, dịch cúm gia cầm trên diện rộng đầu năm 2011, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao đã ảnh hưởng đến phần lớn số hộ gia đình sản xuất, chăn nuôi trên địa bàn. Đây là khách hàng chủ yếu của ngân hàng nông nghiệp. Gía cả thị trường có nhiều biến động ảnh hưởng đến tâm lý của người dân khi gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Trên địa bàn nhỏ nhưng có tới 4 ngân hàng cùng tham gia huy động vốn và cho vay cho nên có sự cạnh tranh quyết liệt. Mặt khác một số ngân hàng trên địa bàn đưa ra các chương trình khuyến mại dưới nhiều hình thức, huy động với lãi suất vượt trần lãi suất huy động theo quy định của ngân hàng nhà nước cũng làm ảnh hưởng đến công tác huy động vốn tại dơn vị. Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ cũng làm ảnh hưởng đến tăng trưởng dư nợ trong năm 2011. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH “DỰ ÁN ĐẦU TƯ DÂY CHUYỀN MÁY TIỆN CNC” CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM PHONG Giới thiệu về dự án “ Đầu tư dây chuyền máy tiện CNC” của Công ty cổ phần thép Nam Phong. Thông tin về chủ đầu tư: Chủ đầu tư : công ty cổ phần thép Nam Phong. Người đại diện theo pháp luật : Ông Nguyễn Văn Ninh. Chủ tịch hội đồng quản trị. Tên giao dịch : NamPhong steel joint stock company. Giấy chứng nhận đầu tư số : 1722 1000 028 do Ban quản lý các Khu Công Nghiệp chứng nhận lần đầu, cấp ngày 13/03/2008 thay đổi lần 2 ngày 02/03/2011 Mã số thuế : 4600433387 Trụ sở chính : Khu B – Khu Công Nghiệp Sông Công I – Tỉnh Thái Nguyên Vốn điều lệ: 10.000.000VNĐ ( Mười tỷ đồng Việt Nam). Ngành nghề kinh doanh: Nấu luyện thép, cán thép các loại; Xây dựng, lắp đặt và sữa chữa lò điện. Mua bán sắt thép, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị phục vụ công nghiệp và xây dựng dân dụng… Sản xuất máy và thiết bị công nghiệp, sữa chữa và gia công cơ khí Vận tải hàng hóa đường bộ Thông tin về dự án: Địa điểm : Công ty cổ phần thép Nam Phong đã ký kết hợp đồng sơ bộ thuê lại đất tại Khu B, Khu Công Nghiệp Sông Công I với Công ty PTHT khu công nghiệp Sông Công theo quy hoach chi tiết khu công nghiệp Sông Công giai đoạn 2, đã được cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt. Quy mô đầu tư: Đầu tư máy CNC-Model CK6136B. Số lượng 04 cái. Đầu tư máy CNC- Model CAK3665NJ. Số lượng 03 cái. Quy mô công suất, tổng mức đầu tư: Căn cứ vào nhu cầu thực tế và khả năng, Công ty cổ phần thép Nam Phong lập dự án đầu tư dàn máy CNC chuyên sản xuất các mặt hàng: Phôi đúc chi tiết công suất 3.100 tấn/năm. Dự kiến sản lượng của nhà máy năm đầu là 2.500 tấn và sẽ tăng lên 3.100 tấn vào những năm tiếp theo, với tổng vốn đầu tư tạm tính là 2.5 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn: Tổng vốn đầu tư: 2.300.000.000đồng Trong đó: + Vốn tự có : 700.000.000 đồng chiếm 30,43 % + Vốn vay ngân hàng : 1.600.000.000 đồng chiếm 69,57 % Hình thức đầu tư thực hiện dự án: Mua mới Cơ quan quyết định đầu tư: Hội đồng quản trị công ty cổ phần thép Nam Phong. Phương thức đầu tư: Ký hợp đồng mua bán với nhà cung cấp. Những căn cứ để xác định đầu tư: Căn cứ pháp lý: Căn cứ luật doanh nghiệp năm 2005 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Luật xây dựng số 16/2003/QH11 Ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp 4. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Nghị định số 99/2007/NĐ - CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Thông tư số 05/2009/BXD ngày 15/04/2009 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình. Quyết định số 957/2009/BXD-VP ngày 29/9/2009 của Bộ xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. Nghị quyết của hội đồng quản trị Công ty cổ phần thép Nam Phong v/v phê duyệt chủ trương phương án đầu tư dự án. Căn cứ về điều kiện kinh tế - xã hội: Dân số: - Thị xã có 10 đơn vị hành chính gồm 06 phường, 04 xã với tổng diện tích 8.363,80 ha. Dân số toàn đô thị 72.692 người; trong đó dân số thường trú 50.124 người. - Toàn thị xã có số dân trung bình năm 2009 là 49481 người, trong đó dân số sống ở thành thị chiếm khoảng 52,38%, dân số sống ở nông thôn chiếm khoảng 47,62%. Mật độ dân số toàn thị xã là 617 người/km2 (năm 2009). - Tốc độ gia tăng dân số năm 2010 (49441 người) so với năm 2009 (49481 người) là 1%. Đất đai: Tổng diện tích tự nhiên thị xã Sông Công là 8.363,80 ha. Trong đó: Đất nội thị là 1.822,80 ha (chiếm 21,79%), đất ngoại thị là 6.541,00 ha (chiếm 78,21%); Đất xây dựng đô thị 525,03 ha gồm: · 348,32 ha đất dân dụng (gồm: đất khu ở; Đất cây xanh - TDTT cấp đô thị; Đất công trình công cộng cấp đô thị; Đất giao thông đô thị); · 176,71 ha đất không thuộc khu dân dụng (gồm: Đất CN, TTCN, kho tàng; Đất giao thông đối ngoại; · Đất cơ quan trụ sở;  Đất công trình đầu mối ha tầng kỹ thuật; Đất nghĩa trang, nghĩa địa; Đất tôn giáo, tín ngưỡng; Đất an ninh quốc phòng....). Ngoài ra còn có 1.297,77 ha, các loại đất khác như: Đất sản xuất nông nghiệp; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất lâm nghiệp; Đất bằng chưa sử dụng (đồi, núi, đất đầm; Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng;  Đất chuyên dùng khác ( thủy lợi, truyền dẫn...) 2.2.2.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật Trong nhiệm kỳ vừa qua Thị xã đã huy động hàng trăm tỷ đồng cho đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở kể cả hạ tầng đô thị và hạ tầng nông thôn, bao gồm nguồn vốn Trung ương và vốn đầu tư thuộc chương trình mục tiêu, vốn ngân sách Tỉnh, vốn ngân sách Thị xã và vốn do nhân dân đóng góp. Từ các nguồn vốn nêu trên Thị xã đã cơ bản hoàn thành các chương trình, dự án đề ra như: cải tạo lưới điện nông thôn; xây dựng và nâng cấp các tuyến đường giao thông nội thị; trung tâm văn hoá thể thao Thị xã; kiến thiết Thị chính, trụ sở làm việc các xã, phường và một số công trình, dự án trọng điểm khác 2.2.2.3.1 Hệ thống giao thông: - Giao thông đối ngoại: + Đường bộ: Đoạn đường quốc lộ 3 nối Hà Nội với Thái Nguyên chạy qua phía Đông thị xã Sông Công + Đường sắt: Đường sắt Hà Nội - Quán Triều chạy qua phía Nam thị xã tại ga Lương Sơn có ga hành khách + Đường hàng không: Sân bay quốc tế Nội Bài, cách thị xã Sông Công theo quốc lộ 3 khoảng 42-45km (nếu đi qua đèo Nhe khoảng 35km) - Giao thông đối nội: + Đường Thắng Lợi nối từ nhà máy Y cụ đến cách mạng tháng 8 dài 200m, chiều rộng mặt đường là 14,4m tráng nhựa, trong đó có 960m mặt đường bê tông chất lượng tốt + Đường cách mạng tháng 10: nối nhà máy Diezen với đường cách mạng tháng 8 và kéo dài đến quốc lộ 3 tại Lương Sơn, mặt đường rộng 7m rải nhựa. Đoạn đường từ cách mạng tháng 8 đến nhà máy Diezen mặt đường đã xuống cấp, riêng đoạn đường từ cách mạng tháng 8 ra quốc lộ 3 mới xây dựng trong những năm gần đây nên mặt đường còn tốt + Đường cách mạng tháng 8: Nối từ đường cách mạng tháng 10 đến đường Thắng Lợi dài 700m chiều rộng mặt đường rải nhựa 7m + Thị xã Sông Công có vị trí thuận lợi về giao thông đối ngoại và đối nội, có cơ sở đường xá khá tốt rất thuận lợi để xây dựng khu công nghiệp 2.2.2.3.2. Hệ thống điện Toàn thị xã Sông Công được cấp điện từ mạng điện quốc gia tuyến dây 110KV từ Đông Anh-Thái Nguyên cấp điện cho trạm biến thế Gò Đàm, hiện nay tuyến 110KV vận hành an toàn 2.2.2.3.3. Hệ thống thủy lợi, cấp thoát nước: Chảy qua địa bàn Thị xã theo hớng bắc - nam là dòng sông Công. Đó là phần hạ lưu sông, có chiều dài 9,8 km. Lượng nước sông Công rất dồi dào, do chảy qua khu vực mưa nhiều nhất tỉnh. Trên địa bàn thị xã, hệ thống sông Công còn có 7 suối lớn đổ vào: Phía tây có 2 suối lớn chảy qua địa phận các xã Bá Xuyên và Cải Đan. Phía đông có 5 suối chảy qua địa phận các xã Bá Xuyên, Cải Đan, các phường Lương Châu và Thắng Lợi. Dòng sông Công được ngăn lại ở Đại Từ, tạo thành hồ Núi Cốc. Hệ thống thuỷ lợi Núi Cốc là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất công, nông nghiệp và nước sinh hoạt của thị xã Sông Công. 2.2.2.4. Thị trường Thị xã Sông Công nằm ở phía Nam tỉnh Thái Nguyên, cách thủ đô Hà Nội 60 km. Nơi đây là trung tâm công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên với những nhà máy đã được xây dựng từ những năm 70 của thế kỉ trước, cùng tồn tại với khu công nghiệp tập trung đang hình thành và phát triển. Và với những thuận lợi về vị trí địa lý và giao thông đường bộ, đường sắt và gần sân bay Nội Bài, là nơi giao lưu và trung chuyển giữa Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, thị xã Sông Công có thế mạnh để mở rộng thị trường, phát triển giao lưu và hội nhập dễ dàng với thị trường trong vùng và cả nước. Sản phẩm hàng hoá của huyện sản xuất ra sẽ dễ dàng vận chuyển và tiêu thụ ra các thị trường Hà Nội và các tỉnh, huyện lân cận và với cả nước, đối với cả sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp. Như vậy, huyện có điều kiện để phát triển dịch vụ thương mại, các khu công nghiệp. Bên cạnh tiềm năng phát triển về kinh tế- xã hội, Sông Công còn có nhiều tiềm năng phát triển về du lịch sinh thái theo hướng hiện đại với hồ Ghềnh Chè, Hồ Nú
Luận văn liên quan