Dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Đặt vấn đề Nội dung dạy học theo định hướng phát triển năng lực Khái niệm Nội dung – phương pháp - đặc trưng – đề xuất biện pháp Ứng dụng Nhận xét

pptx25 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 47513 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dạy học theo định hướng phát triển năng lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰCGVHD: PGS.TS Dương Thị Kim OanhHVTH: Đoàn Thị Ngân Nguyễn Thị Hằng Nguyễn Thị Thu Thuấn Huỳnh Thanh DanhTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCMVIỆN SƯ PHẠM KỸ THUẬTKẾ HOẠCH LÀM VIỆC CỦA NHÓM2STTNội dung công việcNgười thực hiệnThời gian hoàn thànhGhi chú1Sưu tầm nội dung, tư liệu.Hằng, Ngân, Thuấn, Danh22/7/2016Cá nhân2Tổng hợp nội dung, tư liệuNgân22/7 - 26/7/20163Thảo luận, thống nhất nội dung trình bàyHằng, Ngân, Thuấn30/7/2016Nhóm 4Chuẩn bị file powerpointThuấn, Ngân31/7/20165Xem và thống nhất nội dung làm việc nhómHằng, Ngân, Thuấn10g3006/8/2016Nhóm 6Mail bài cho giảng viênNgânTrước 20g0008/8/20167Người trình bàyThuấn, NgânTối09/8/2016Nội dung trình bày1. Đặt vấn đề2. Nội dung dạy học theo định hướng phát triển năng lực 2.1 Khái niệm 2.2 Nội dung – phương pháp - đặc trưng – đề xuất biện pháp4 Nhận xét 3 Ứng dụng1. ĐẶT VẤN ĐỀDạy học Dạy học theo định hướng phát triển năng lực2. NỘI DUNG 2.1 Khái niệm- Năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm.- Trong quá trình dạy học , năng lực được hiểu:+ Năng lực là sự kết hợp tri thức, kĩ năng và thái độ. + Mục tiêu bài học được cụ thể hóa thông qua các năng lực được hình thành. + Nội dung kết hợp với hoạt động cơ bản nhằm hình thành nên năng lực trong mỗi một môn học. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực  phát triển năng lực hành động (khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, các vấn đề trong những tình huống khác khau trên cơ sở hiểu biết, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động). Năng lực người học cần đạt là cơ sở để xác định các mục tiêu, nội dung, hoạt động, phương pháp dạy học mà người dạy cần phải căn cứ vào đó để tiến hành các hoạt động giảng dạy và giáo dục (lấy người học làm trung tâm). Mô hình cấu trúc năng lực:Năng lực chuyên môn (Professional competency): khả năng thực hiện, đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn, bao gồm: tư duy logic, khả năng nhận biết các mối quan hệ hệ thống và quá trình.Năng lực phương pháp (Methodical competency): khả năng thực hiện những hành động có kế hoạch, có mục đích. Trung tâm của phương pháp nhận thức là khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức.Năng lực xã hội (Social competency): khả năng đạt được mục đích trong những tình huống xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong quá trình học tập và sinh hoạt trong cộng đồng xã hội.Năng lực cá thể (Induvidual competency): khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân  phát triển năng khiếu cá nhân, hoàn thiện phẩm chất và năng lực cá nhân.Từ cấu trúc năng lực trên cho thấy:Giáo dục theo định hướng phát triển năng lực  phát triển:Năng lực chuyên môn (tri thức, kỹ năng)Năng lực phương phápNăng lực xã hộiNăng lực cá thể. Tóm lại:- Chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng là dạy học định hướng kết quả đầu ra, chú trọng năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn.Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là mô hình dạy học nhằm phát triển tối đa năng lực của người học, trong đó, người học tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của người dạy. Quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học trên nguyên lý:- Học đi đôi với hành;- Lý luận gắn với thực tiễn;- Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.2.2 Nội dung:Nội dungND chuyên mônPhương pháp – chiến lượcGiao tiếp – xã hộiTự trải nghiệm – đánh giáNL Chuyên mônNL phương phápNL xã hộiNL cá thể Học nội dung chuyên mônHọc phương pháp – chiến lượcHọc giao tiếp – xã hộiHọc tự trải nghiệm – đánh giá- Các tri thức chuyên môn (khái niệm, phạm trù, quy luật, mối quan hệ.)- Các kỹ năng chuyên môn.- Ứng dụng, đánh giá chuyên môn.- Lập kế hoạch học tập, kế hoạch làm việc.- Các phương pháp nhận thức chung: thu thập, xử lý, đánh giá, trình bày thông tin.- Các phương pháp chuyên môn.- Làm việc trong nhóm.- Tạo điều kiện cho sự hiểu biết về phương diện xã hội.- Học cách ứng xử, tinh thần trách nhiệm, khả năng giải quyết xung đột.- Tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu.- Xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân.- Đánh giá, hình thành các chuẩn mực giá trị, đạo đức, văn hóa, lòng tự trọngNăng lực chuyên mônNăng lực phương phápNăng lực xã hộiNăng lực cá thể2.3 Phương pháp: - Tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ.- Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề.- Gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn.- Tăng cường học tập trong nhóm.- Giáo viên – học sinh: cộng tác.2.4 Đánh giá kết quả học tập - Không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá.- Chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. - Tổ chức hoạt động giúp học sinh tự khám phá kiến thức, vận dụng sáng tạo các kiến thức đã học.- Định hướng cho học sinh cách tư duy phân tích, tổng hợp để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.- Phối hợp học tập cá thể với hoạt động hợp tác, lớp học trở thành môi trường giao tiếp GV – HS và HS - HS- Đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học, phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.2.5 Đặc trưng cơ bản:Bảng so sánh chương trình định hướng nội dung và chương trình định hướng phát triển năng lựcChương trình định hướng nội dungChương trình định hướng phát triển năng lựcMục tiêuMô tả không chi tiết và không nhất thiết phải quan sát, đánh giá được.Mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được; thể hiện mức độ tiến bộ của học sinh một cách liên tục.Nội dungDựa vào các khoa học chuyên môn, không gắn với các tình huống thực tiễn. Nội dung được quy định chi tiết trong chương trình.Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn. Chương trình chỉ quy định những nội dung chính, không quy định chi tiết.Bảng so sánh chương trình định hướng nội dung và chương trình định hướng phát triển năng lựcChương trình định hướng nội dungChương trình định hướng phát triển năng lựcPhương pháp dạy họcGv là người truyền thụ kiến thức, là trung tâm của quá trình dạy học – Hs tiếp thu thụ động những tri thức được quy định sẵn.Gv chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ - Hs tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp.Hình thức dạy họcChủ yếu dạy học lý thuyết trên lớp học.Đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.Bảng so sánh chương trình định hướng nội dung và chương trình định hướng phát triển năng lựcChương trình định hướng nội dungChương trình định hướng phát triển năng lựcĐánh giá kết quả học tậpTiêu chí đánh giá được xây dựng chủ yếu trên sự ghi nhớ và tái hiện nội dung đã học.Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng các tình huống trong thực tiễn.2.6 Đề xuất một số biện pháp đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực2.4.1 Xây dựng nội dung chương trình đào tạo theo các tiêu chí cụ thể của các năng lực theo từng ngành nghề; phát triển các tiêu chí cụ thể cho từng chuẩn năng lực.2.4.2 Cải tiến phương pháp dạy học truyền thống bằng cách kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học.2.4 Đề xuất một số biện pháp đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực 2.4.3 Đảm bảo các điều kiện cho công tác tào tạo theo hướng năng lực như: bồi dưỡng giáo viên, đầu tư CSVC, phương tiện dạy học2.4.4 Đổi mới trong thiết kế và chuẩn bị bài dạy.2.4.5 Sử dụng kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của người học.2.4.6 Cải tiến trong kiểm tra đánh giá.3. ỨNG DỤNG- Dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.- Tạo môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực học tập.- Tạo hứng thú học tập cho học sinh.- Giáo dục cho học sinh kỹ năng sống thông qua học tập giao tiếp xã hội.- Dạy học cá thể hóa học sinh.4.NHẬN XÉTƯu điểmCho phép cá nhân hóa việc học: Trên cơ sở mô hình năng lực, người học sẽ bổ sung thiếu sót của bản thân.Tạo điều kiện quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra.Nhấn mạnh năng lực vận dung kiến thức của người học.4. NHẬN XÉTHạn chế: Nếu vận dụng một cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học thì có thể dẫn đến các lỗ hổng tri thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức. Chất lượng giáo dục không chỉ phụ thuộc vào kết quả đầu ra mà còn phụ thuộc quá trình thực hiện.TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu học tập về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp (chuyên đề bồi dưỡng sư phạm) của PGS-TS Nguyễn Văn Tuấn (6/2010).2.
Luận văn liên quan