Đẩy mạnh công tác phát triển đối với các dân tộc thiểu số
Chính phủ Việt Nam muốn đảm bảo rằng Chiến lược toàn diện về giảm nghèo và tăng trưởng phản ánh cam kết của họ đối với mục tiêu quốc tế. Tuy nhiên, vì một số lý do, điều quan trọng là phải làm cho các MTTNK thích ứng với các điều kiện của Việt Nam chứ không phải là thực hiện máy móc các mục tiêu này. Thứ nhất, Việt Nam đã đạt, hoặc gần đạt được một số mục tiêu MTTNK. Ví dụ, tỷ lệ nghèo đã giảm một nửa trong những năm từ 1990 đến 2000. Do vậy, việc Việt Nam xác định một mục tiêu mới về giảm nghèo để thúc đẩy quá trình hoạch định chính sách trong những năm tới là có ý nghĩa hơn nhiều. Thứ hai, mặc dù Việt Nam thực hiện tốt một số mục tiêu về tiếp cận các dịch vụ cơ bản – chẳng hạn như giáo dục – thì hiện vẫn có những thách thức khẩn cấp về nâng cao chất lượng của những dịch vụ này để đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Ví dụ như việc phấn đấu để đạt phổ cập tiểu học hiển nhiên là rất cần thiết, nhưng việc đảm bảo để trẻ em ở trường đạt được những tiêu chuẩn như ở các nước khác cũng hết sức quan trọng. Thứ ba, Việt Nam có chu kỳ lập kế hoạch chiến lược với những điểm bắt đầu và kết thúc khác với các MTTNK. Việc điều chỉnh chu kỳ 25 năm của MTTNK với các chu kỳ lập kế hoạch và chiến lược năm năm và mười năm của VIệt Nam là hết sức hữu ích. Như vậy, các biện pháp và hành động có thể được xây dựng phù hợp với các mục tiêu kết quả cho các năm 2005 và 2010 và sau đó là phù hợp với các mục tiêu cho năm 2015. Thứ tư, cần thiết lập các mục tiêu ở cấp quốc gia để có thể giải quyết các vấn đề như sự phát triển của dân tộc thiểu số hoặc bất bình đẳng. Cuối cùng, có những lĩnh vực đặc biệt thách thức với Việt Nam ở giai đoạn này nhưng không được để cập trong các MTTNK. Ví dụ, mặc dầu Việt Nam đã thực hiện tốt việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản nhưng vẫn còn tụt hậu trong việc đưa ra những cải cách cần thiết về quản trị quốc gia, những cải cách sẽ hết sức cần thiết để đạt được một số mục tiêu phát triển khác được đề xuất trong các chiến lược quốc gia. Tập hợp báo cáo dưới đây được chuẩn bị để góp phần cùng Chính phủ suy nghĩ về việc đặt mục tiêu và giám sát trong tám lĩnh vực chủ đề, cụ thể như sau: - Xóa nghèo đói; - Giảm nguy cơ bị tổn thương và thực hiện công tác bảo trợ xã hooijj; - Cung cấp giáo dục cơ sở có chất lượng cho tất cả mọi người; - Cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm bớt bất bình đẳng về y tế; - Đảm bảo bền vững về môi trường; - Đẩy mạnh công tác phát triển dân tộc thiểu số; - Cải thiện việc tiếp cận cơ sở hạ tầng thiết yếu; - Đảm bảo quản trị quốc gia có hiệu quả để xóa đói giảm nghèo; -