Đẩy mạnh hoạt động du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 Triển vọng và giải pháp

Du lịch là sứ giả của hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc. Trên thế giới, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế – xã hội mà nó đem lại. Điều này càng thể hiện rõ hơn trước xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế. Trong 40 năm hình thành và phát triển, đặc biệt từ năm 1990, Du lịch Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực, trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Du lịch Việt Nam còn có những khó khăn, hạn chế, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước. Việt Nam cũng được đánh giá là một đất nước rất an toàn, ổn định về chính trị xứng đáng là “Điểm đến của thiên niên kỷ mới” Chính vì vậy, số lượng khách quốc tế đến với Việt Nam tính từ năm 1990 đến 1999, tăng 7,5 lần, từ 250 nghìn lượt lên tới 1,78 triệu lượt; từ năm 2000 cho tới 2002, đã tăng từ 2,1 triệu lượt lên tới 2,6 triệu lượt khách. Tuy nhiên, những vấn đề còn tồn tại về công tác quản lý cấp Nhà nước, tay nghề của đội ngũ những người làm du lịch, thời gian cấp Visa, cước phí viễn thông, hơn nữa sự thiếu ổn định về chính trị khu vực Trung Đông, chiến tranh Iraq và đặc biệt dịch cúm lạ gây viêm đường hô hấp cấp vừa xảy ra tại Hà nội cũng đã phần nào ảnh hưởng tới sự phát triển của nghành du lịch Việt Nam hiện nay. Do vậy, để có được những giải pháp đúng đắn nhằm phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới, chúng ta cần đưa ra sự đánh giá tổng quan về thực trạng hoạt động du lịch Việt Nam là một việc làm hết sức cần thiết.

doc100 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3176 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đẩy mạnh hoạt động du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 Triển vọng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG I: DU LỊCH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA DU LỊCH 6 I. Một số khái niệm cơ bản của du lịch 6 1. Lịch sử của du lịch 6 2. Bản Chất Của Du Lịch 9 2.1 Xét từ góc độ nhu cầu của khách du lịch 9 2.2 Xét từ góc độ chính sách phát triển du lịch quốc gia 10 2.3 Xét từ góc độ sản phẩm du lịch 10 2.4 Xét từ góc độ tìm kiếm thị trường: 11 2.5 Xét từ tỷ lệ khách du lịch 12 3. Một số khái niệm cơ bản của du lịch 12 4. Những loại hình doanh nghiệp du lịch cơ bản 15 II. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc dân, xu thế phát triển du lịch toàn cầu và khu vực 16 1. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc dân 16 2. Tình hình phát triển du lịch trên thế giới 21 2.1 Tổng quan hoạt động du lịch thế giới theo vùng 23 2.2 Du lịch thế giới nhanh chóng ổn định và hồi phục 25 2.3 Triển vọng du lịch 28 III. Xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế và du lịch thế giới 30 1. Sự bùng nổ của cách mạng khoa học - công nghệ 31 2. Quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới 31 3. Quan hệ kinh tế quốc tế chuyển từ lưỡng cực sang đa cực 31 4. Xu hướng phát triển dịch vụ du lịch 31 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DU LỊCH QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY 33 I. Khái quát quá trình phát triển của ngành du lịch Việt Nam 33 1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của du lịch Việt Nam 33 2. Cơ cấu bộ máy tổ chức ngành du lịch Việt Nam 35 II. Thực trạng kinh doanh du lịch quốc tế ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề còn hạn chế 37 1. Bối cảnh và tình hình quốc tế ảnh hưởng tới sự phát triển của du lịch quốc tế Việt Nam 37 1.1 Bối cảnh và tình hình quốc tế 37 1.2 Kết quả của hoạt động kinh tế đối ngoaị và tình hình trong nước 38 2. Những kết quả đạt được của hoạt động du lịch quốc tế 39 2.1 Nhịp độ tăng trưởng khách du lịch hàng năm 39 2.2 Doanh thu du lịch 43 2.3 Đào tạo nguồn nhân lực 44 2.3 Cơ sở vật chất của ngành 45 2.4 Công tác Quy hoạch du lịch 47 3. Những hạn chế trong hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế Việt Nam 48 3.1 Các vấn đề của ngành 48 3.2 Thủ tục làm Visa du lịch còn nhiều bất cập 49 3.3 Công tác Marketing chưa được triển khai toàn diện 50 3.4 Còn nhiều cản trở trong việc cấp giấy phép hoạt động cho các công ty du lịch 51 3.5 Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển 52 3.6 Còn thiếu cán bộ và nhà quản lý có kỹ năng 54 3.7 Một số vấn đề liên ngành 54 CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2010. 56 I. Các nguồn lực chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam và quan điểm phát triển 56 1. Các nguồn lực chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam 57 1.1 Nguồn lực nhân văn 57 1.2 Nguồn lực thiên nhiên 59 1.3 Dân cư và lao động 61 1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng 62 1.5 Đường lối chính sách phát triển du lịch của Chính phủ 64 1.6 Nguồn lực bên ngoài 65 1.7 Thị trường Nhật Bản, ASEAN và một số thị trường truyền thống khác 65 2. Quan điểm phát triển 67 2.1 Du lịch - ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao 67 2.2 Phát triển du lịch nhanh và bền vững thành một ngành kinh tế mũi nhọn 68 2.3 Phát triển du lịch quốc tế và nội địa đảm bảo hiệu quả cao về chính trị và kinh tế xã hội, lấy phát triển du lịch quốc tế là hướng đột phá 68 2.4 Phát triển du lịch kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội 69 II. Mục Tiêu và chiến lược phát triển 69 1. Mục tiêu tổng quát 69 2. Mục tiêu cụ thể 70 2.1 Tăng cường thu hút khách du lịch 70 2.2 Nâng cao nguồn thu nhập từ du lịch 70 2.3 Xây dựng, trang bị lại cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 70 3. Chiến lược phát triển và một số lĩnh vực chủ yếu của ngành 71 3.1 Về thị trường và xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch 71 3.2 Về sản phẩm du lịch 71 3.3 Về đầu tư phát triển du lịch 71 3.4 Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ 73 3.5 Về bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường 73 3.6 Về hợp tác quốc tế 73 4. Định hướng phát triển các vùng du lịch 74 4.1 Vùng du lịch Bắc Bộ 74 4.2 Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 75 4.3 Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam bộ 75 III. Giải Pháp và tổ chức thực hiện 77 1. Giải pháp thực hiện 77 1.1. Đổi mới kiện toàn về tổ chức và cơ chế quản lý 77 1.2 Giải pháp về cơ chế chính sách 78 1.3 Về nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ 79 1.4 Về xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch 80 1.5 Về đào tạo và bồi dưỡng nguồn lực du lịch 81 1.6 Về tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế 81 2. Tổ chức thực hiện 82 2.1 Công tác phối kết hợp với các Bộ ngành kiên quan: 82 2.2 Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 83 2.3 Các doanh nghiệp: 83 2.4 Các hội, Câu lạc bộ và Hiệp hội 84 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Triển vọng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Du lịch là sứ giả của hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc. Trên thế giới, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế – xã hội mà nó đem lại. Điều này càng thể hiện rõ hơn trước xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế. Trong 40 năm hình thành và phát triển, đặc biệt từ năm 1990, Du lịch Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực, trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Du lịch Việt Nam còn có những khó khăn, hạn chế, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước. Việt Nam cũng được đánh giá là một đất nước rất an toàn, ổn định về chính trị xứng đáng là “Điểm đến của thiên niên kỷ mới” Chính vì vậy, số lượng khách quốc tế đến với Việt Nam tính từ năm 1990 đến 1999, tăng 7,5 lần, từ 250 nghìn lượt lên tới 1,78 triệu lượt; từ năm 2000 cho tới 2002, đã tăng từ 2,1 triệu lượt lên tới 2,6 triệu lượt khách. Tuy nhiên, những vấn đề còn tồn tại về công tác quản lý cấp Nhà nước, tay nghề của đội ngũ những người làm du lịch, thời gian cấp Visa, cước phí viễn thông, hơn nữa sự thiếu ổn định về chính trị khu vực Trung Đông, chiến tranh Iraq và đặc biệt dịch cúm lạ gây viêm đường hô hấp cấp vừa xảy ra tại Hà nội cũng đã phần nào ảnh hưởng tới sự phát triển của nghành du lịch Việt Nam hiện nay. Do vậy, để có được những giải pháp đúng đắn nhằm phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới, chúng ta cần đưa ra sự đánh giá tổng quan về thực trạng hoạt động du lịch Việt Nam là một việc làm hết sức cần thiết. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá tổng quát tình hình và xu thế phát triển du lịch của các nước trên thế giới và khu vực trong nhữg năm gần đây. Phân tích thực trạng hoạt động du lịch ở Việt Nam, đưa ra những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân. Đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong bài khoá luận này, em đã sử dụng các phương pháp tổng hợp, thông kê, phân tích, đánh giá và so sánh. 4. Bố cục khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận gồm có 3 chương: Chương I: Du lịch và Những Vấn đề Cơ bản về Du lịch Chương II: Thực trạng Hoạt động của Du lịch Quốc tế ở Việt Nam từ năm 1990 Chương III: Chiến lược và Giải pháp Phát triển Du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010. Trong quá trình viết khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được thầy cô cùng bạn bè góp ý, chỉ bảo cho kiến thức của em được hoàn thiện hơn. Nhân dịp này, em xin chân thành cảm ơn, Thầy giáo hướng dẫn - Thạc sĩ Nguyễn Quang Minh đã nhiệt tình chỉ bảo và cung cấp nhiều tài liệu quý giá cho bài khoá luận của em được hoàn thành tốt đẹp. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các cô chú cán bộ của Tổng Cục Du lịch Việt Nam và thầy cô khoa Kinh Tế Ngoại Thương đã giúp đỡ để em hoàn thiện bài khoá luận này. Hà nội, tháng 5 năm 2003. CHƯƠNG I DU LỊCH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA DU LỊCH MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA DU LỊCH Lịch sử của du lịch Từ xa xưa, con người đã đi lại, hầu hết là để tránh đói hoặc rét. Những dấu tích của họ được phân bố khá rộng rãi. Chẳng hạn như, những di tích hoá thạch của loài người đầu tiên, Loài người đứng thẳng (Homo erectus) đã được tìm thấy ở Tây Âu, Châu Phi, Trung Quốc và Java. Sự kiện đáng chú ý này cho thấy khả năng đáng nể của những con người cổ xưa đã đi một khoảng cách kinh ngạc dưới những điều kiện còn rất nguyên thuỷ. Việc phát minh ra tiền của người Xume (Babylonia) và sự phát triển thương mại, khoảng đầu năm 4000, có lẽ đã đánh dấu thời kỳ đầu của một kỷ nguyên du lịch hiện đại. Người Xume không những là người đầu tiên có được ý tưởng của tiền và sử dụng nó trong việc trao đổi kinh doanh, họ còn phát minh ra chữ viết và bánh xe, như vậy họ phải được coi là những người sáng lập ra ngành du lịch; giờ đây con người có thể chi trả cho việc đi lại và ăn nghỉ hoặc là bằng tiền hoặc là trao đổi cũng được. Năm ngàn năm về trước, những chuyến thám hiểm đã xuất hiện và được tổ chức từ đất nước Ai Cập. Có lẽ chuyến đi đầu tiên được tiến hành vì những mục đích của hoà bình và chuyến đi này đã được thực hiện bởi Nữ Hoàng Hatshepsut tới những mảnh đất của người Punt (Nay là Somalia) vào năm 1490 trước Công Nguyên. Những miêu tả về chuyến đi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này đã được khắc nghi trên tường của Đền Deit El Bahari ở Luxor. Những bản chữ viết và các bức phù điêu là một trong những công trình nghệ thuật quý nhất và và đông đảo mọi người đều thán phục về vẻ đẹp lạ kỳ và những đặc trưng nghệ thuật. Ở Thebes có nhiều bức tượng của Memnon được đặt trên kệ khắc tên những người du lịch người Hy Lạp vào thế kỷ 5 trước Công Nguyên. Người Phi Ni Xi (Phoenicians) có lẽ là những người du lịch thương mại đầu tiên với suy nghĩ rát tiến bộ. Họ đã đi từ nơi này sang nơi khác với vai trò là những thương nhân. Du lịch cũng sớm xuất hiện ở các nước Phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, vì buôn bán trao đổi ở những nước này cũng rất phát triển. Những người Du lịch đầu tiên Những người Châu Đại Dương Nói về những chuyến đi đầu tiên, thì những chuyến đi ở Châu Đại Dương thật đáng khâm phục. Những con thuyền nhỏ, không dài qúa 12 mét đã được sử dụng cho những chuyến đi từ Đông Nam Á qua vùng Micronesia qua Thái Bình Dương tới những hòn đảo của người Mackizơ (Marquesas Islands) và của người Tuamoto Archipelago. Khoảng 500 năm sau công nguyên, những người thuộc quần đảo Polinedi (Polynesian) từ Mackizơ đi Hawaii, một chặng đường hơn 2000 dặm. Kinh nghiệm hàng hải đã được trau dồi từ cách quan sát vị trí của mặt trời và những vì sao. Nói đến những vấn đề về cung cấp nước ngọt và thực phẩm, thì cuộc du ngoạn trên biển như thế này thật đáng kinh ngạc. Người Địa Trung Hải Đối với nguồn gốc cổ xưa của nền văn minh Châu Âu này, những chuyến đi có mục đích buôn bán, thương mại, tôn giáo, chữa bệnh tật, hay giáo dục đã phát triển rất sớm. Có khá nhiều dẫn chiếu về những đoàn lái buôn và thương nhân trong cuốn Kinh Cựu Ước (Old Testament). Chẳng hạn như Noah cùng với con thuyền lớn của anh đã trở thành người thực hiện chuyến du ngoạn đầu tiên, tuy nhiên hành khách của anh ta đa số mới chỉ là động vật. Người Rome cổ đã tạo nên một trang sử mới cho ngành du lịch. Sự hưng thịnh của đế quốc La Mã cổ đại và quyền lực hùng mạnh là những yếu tố cơ bản cho du lịch phát triển. Để quản lý đế chế của họ, người La Mã đã xây dựng một hệ thống đường xá để có thể đi du lịch khoảng 100 dặm một ngày bằng cách sử dụng xe ngựa đặt ở các trạm cách nhau 5 đến 6 dặm. Người La mã cũng hành trình để thăm các đền thờ nổi tiếng trong khu vực Địa Trung Hải, đặc biệt các kim tự tháp và nhiều công trình của Ai Cập. Hy Lạp và các nước ở Châu Á là điểm đến phổ biến. Sự hưng thịnh của đế chế La Mã, phát triển đường xá, các điểm thu hút du khách, nhu cầu nghỉ ngơi, quan sát thành phố, và nhu cầu du lịch tạo ra nhu cầu ăn nghỉ và các dịch vụ du lịch khác tạo tiền đề cho việc hình thành khuôn mẫu sớm của du lịch. Ở Châu Á, bắt đầu bằng việc thiết lập một chính phủ do Alexander Đại Đế ở Ephesus (bây giờ là Thổ Nhĩ Kỳ) vào năm 334 trước Công Nguyên. Đã có khoảng 700.000 khách du lịch tụ tập ở Ephesus chỉ vì một lý do rất đơn giản là để được giải trí xem những người nhào lộn, xiếc thú, xiếc tung hứng, ảo thuật. Ephesus đã trở thành một trung tâm buôn bán sầm uất và dưới thời Alexander, đây là một trong những thành phố quan trọng nhất của thế giới cổ đại. Khách du lịch chỉ muốn đi tới những nơi an toàn và thoải mái. Khi những đế chế này còn ở đỉnh cao, du lịch rất phát triển và việc đi lại thuận lợi. Giải trí dưới nước và các kỳ nghỉ hè đã rất phổ biến và được tiếp tục tồn tại cho tới ngày nay. Nhưng khi đế chế suy tàn thì du lịch cũng như vậy. Giới thượng lưu đã giảm đáng kể, đường xá bị hư hỏng, tình hình an ninh vùng nông thôn không đảm bảo vì cướp bóc, trộm cắp, và bọn du thủ du thực. Du khách không bao giờ thích đi đến những nơi thiếu an toàn. Người Châu Âu Sự sụp đổ của Đế chế La Mã vào thế kỷ thứ 4 và thứ 5 được gọi là thảm hoạ của du lịch ở Châu Âu. Vào thời kỳ Trung Cổ (từ khi đế chế La Mã Châu Âu xụp đổ năm 476 sau Công Nguyên cho tới khi bắt đầu của một kỷ nguyên mới, 1450 sau Công Nguyên) chỉ có những người phiêu lưu nhát mới đi du lịch. Chuyến đi nào trong thời gian này cũng nguy hiểm, không ai kết hợp du lịch với giải trí. Chỉ có một sự ngoại lệ đặc biệt trong thời kỳ không có du lịch ở Châu Âu đó là những cuộc thập tự trinh (Crusades). Đến cuối thời Trung Cổ, một số lượng lớn những người hành hương đi tới những vùng chính của Châu Âu, và du lịch lại trở thành công cụ giải trí. Tuy nhiên, nó vẫn bị chế ngự bởi những động cơ tôn giáo. Kể từ thời du mục của người thượng cổ, con người đã đi du lịch khắp mọi nơi trên địa cầu. Từ thời kỳ của những nhà thám hiểm Marco Polo và Christopher Columbus đến nay, du lịch đã phát triển liên tục. Vào thế kỷ XX, sự phát minh ra ô tô, máy bay và thiết lập các chuyến bay quốc tế đã làm du lịch tăng trưởng nhanh chóng. Du thuyền, xe buýt, tàu hoả hiện đại, các khu nghỉ ngơi đã tạo những bước phát triển nhanh cho du lịch. Bản Chất Của Du Lịch 2.1 Xét từ góc độ nhu cầu của khách du lịch Khi đã có được một khoản tiền nhất định để chi trả cho những chi phí dự kiến, một khoảng thời gian rỗi, tuỳ theo nhu cầu và sở thích của mỗi người, địa điểm và hoạt động được lựa chọn sẽ tương ứng với nhu cầu của du khách lúc đó. Có thể là thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá lễ hội, phong tục tập quán… cũng có thể là chuyến thăm bạn bè, người thân, nghỉ mát, kết hợp với an dưỡng, chữa bệnh… mà không phải vì mục đích sinh lời. Cùng với hiện tượng bùng nổ khách du lịch, ngày nay nhu cầu của khách ngày càng đa dạng và đòi hỏi cao. Không chỉ dừng lại ở nhu cầu ăn ở, đi lại, thăm quan mà còn yêu cầu các chương trình du lịch đặc sắc, chất lượng cao để họ có thể tận hưởng những giá trị tinh thần, vật chất có tính văn hoá cao, thật đặc sắc, khác lạ so với quê hương họ. Ngoài việc phải đáp ứng các phương tiện vận chuyển, hạ tầng cơ sở, sân bay, bến cảng hiện đại, du khách còn có nhu cầu đi trên các phương tiện truyền thống như thuyền rồng, voi, xe ngựa… Đấy là một cách để du khách tìm thấy những cái riêng, lạ mà ở quê hượng họ không có. Người kinh doanh nên tìm kiếm và sáng tạo nhằm đáp ứng tối ưu những nhu cầu của du khách nhằm ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch hơn. Tóm lại, xét từ góc độ nhu cầu của khách du lịch: Bản chất đích thực của du lịch là du ngoạn để thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hoá cao, kể cả việc kết hợp với chữa bệnh, chơi thể thao, thăm viếng, công tác, dự hội nghị, hội thảo, học tập hay nghiên cứu khoa học… 2.2 Xét từ góc độ chính sách phát triển du lịch quốc gia Ở những nước có nền du lịch phát triển như Pháp, Mỹ, Italia, Nhật… chúng ta thấy họ đều dựa trên những nền tảng: tiềm năng nhân văn bao gồm tiềm năng về các di tích lịch sử, di tích văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội… và tiềm năng thiên nhiên như cảnh quan đất nước, hệ sinh thái động thực vật, khí hậu, thổ nhưỡng, sông ngòi, hang động… Từ những tiềm năng đó hoạch định chiến lược phát triển du lịch, đầu tư xây dựng thiết bị cơ sở hạ tầng tương ứng như sân bay, bến cảng, đường xá, khách sạn, xe cộ… tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn. 2.3 Xét từ góc độ sản phẩm du lịch Nhiều tác giả đã đưa ra các cách sắp xếp những sản phẩm du lịch và những thành phần tạo nên chúng. Chẳng hạn như nhà nghiên cứu kinh tế học người Mỹ J.Krippendorf trong tác phẩm “Marketing và Du lịch” đã chia sản phẩm du lịch thành 4 nhóm sau: Những thành phần tự nhiên: Khí hậu, phong cảnh, địa hình động thực vật, tình hình địa dư. Những hoạt động của con người: Ngôn ngữ, tình cảm, lòng hiếu khách, văn hoá truyền thống dân gian. Hạ tầng cơ sở nói chung: Hệ thống giao thông, viễn thông, cung cấp điện nước. Trang thiết bị du lịch: Chỗ ở, nơi giải trí, các cửa hàng bán đồ lưu niệm… Tuy nhiên dưới đây là một trong những cách sắp xếp tài nguyên đầy đủ nhất trình bày trong một báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới, xoay quanh 7 vấn đề quan trọng: Di sản tự nhiên Di sản năng lượng Di sản về con người được phân chia thành các phần: Các dữ liệu dân tộc học, điều kiện sống, quan điểm, tâm tính của dân cư đối với hiện tượng du lịch và các dữ liệu văn hoá. Những hình thái về thiết chế, chính trị, pháp chế, hành chính. Những hình thái xã hội, nhất là cơ cấu xã hội của đất nước, sự tham gia của dân chúng vao nền dân chủ trong nước, sự sắp đặt thời gian làm việc và nghỉ ngơi, những ngày nghỉ có lương, trình độ và các tập tục về giáo dục, y tế và vui chơi. Những điều tốt đẹp và mọi dịch vụ, các phương tiện vận chuyển và trang bị: hạ tầng cơ sở đặc trưng của vui chơi giải trí. Những hoạt động kinh tế tài chính. Dù sản phẩm du lịch được sắp xếp theo nguyên tắc nào đi nữa, chúng ta vẫn thấy rằng để đạt được hiệu quả kinh doanh du lịch, để có được một sản phẩm du lịch đạt chất lượng cao, đòi hỏi người thực hiện chương trình du lịch (người hướng dẫn viên) có khả năng ngôn ngữ và am hiểu sâu sắc giá trị văn hoá, giá trị thiên nhiên và phương pháp tổ chức các đoàn du lịch. 2.4 Xét từ góc độ tìm kiếm thị trường: Để đạt được hiệu quả kinh doanh du lịch, những người làm công tác du lịch luôn đặt mục tiêu đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách lên hàng đầu. Để thực hiện được điều này, người làm du lịch cần nghiên cứu nhu cầu của du khách. Đáp ứng nhu cầu của du khách tức là làm công tác du lịch thành công trong việc thu hút du khách đến với mình, từ đó nâng cao khả năng mở rộng thị trường, tạo tiền đề cho sự tìm kiếm thị trường mới. 2.5 Xét từ tỷ lệ khách du lịch Tỷ lệ khách du lịch đến một nước nào đó cao hơn so với nước khác không hẳn nước đó có nền kinh tế phát triển mà chính là bởi nước đó có một nền kinh tế du lịch phát triển. Chúng ta cần phải phân biệt rõ ngành kinh tế du lịch với các ngành kinh tế khác, phân biệt nhu cầu của khách du lịch với khách kinh tế. Điều làm khách du lịch đến thăm quan một nước nhiều hơn so với nước khác là do nước đó có tiềm năng nhân văn và tiềm năng thiên nhiên giàu có, có quốc sách phát triển du lịch đúng đắn, thoả mãn được tối ưu nhu cầu của khách du lịch. Họ có thể thưởng thức nhiều cảnh đẹp nổi tiếng, truyền thống văn hoá lâu đời, nhiều di tích lịch sử, tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc. Chính những giá trị văn hoá, tinh thần đó đã lôi quốn, thu hút họ đi du lịch. Đó cũng chính là bản chất của du lịch mà chúng ta muốn tìm hiểu. Một số khái niệm cơ bản của du lịch Tổng thống Mexico Gustavo Diaz Ordaz đã từng nói: “Thế giới đừng bao giờ coi du lịch chỉ đơn thuần là một ngành kinh doanh, mà phải coi đây
Luận văn liên quan