Để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn năng động, sáng tạo, đổi mới và thích ứng với nhu cầu phát sinh trên thị trường khi các doanh nghiệp cạnh tranh để tìm chỗ đứng trên thị trường thì thông tin về thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và kết quả tiêu thụ có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ việc xem xét thông tin ra các yếu tố bất hợp lý trong việc sử dụng tài sản, vốn, vật tư, do đó có thể đưa ra các quyết định đứng đắn nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất trong tương lai. Vì vậy, hơn bao giờ hết họ phải nắm chắc thông tin một cách chính xác về thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ.
Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ, trình độ quản lý khác nhau. Dẫn tới phương pháp quản lý điều hành giữa các lĩnh vực, bộ phận của mỗi doanh nghiệp khác nhau.Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và xác định lĩnh vực kinh doanh cũng khác nhau tuỳ thuộc vào từng điều kiện, và hoàn cảnh của các doanh nghiệp . Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ đúng, đủ, chính xác, kịp thời sẽ giúp công tác chi phí, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý và đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, cung cấp thông tin cho quản lý, từ đó phấn đấu nâng cao khả năng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hoá ngày càng nhiều, đảm bảo được lợi nhuận tối đa.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá ở Công ty TNHH Thiết kế & Thương mại Phát Gia. Vận dụng lý luận đã học và nghiên cứu từ các thầy, cô trong khoa quản trị kinh doanh và trong trường ĐHKT Quốc Dân Hà Nội, kết hợp với việc thực tế thu nhận thông qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thực tế từ những hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Thiết kế & Thương mại Phát Gia. Em đã chọn chuyên đề: “Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá ở Công ty TNHH Thiết kế & Thương mại Phát Gia” cho chuyên đề của mình.
55 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1757 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá ở Công ty TNHH Thiết kế và Thương mại Phát Gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn năng động, sáng tạo, đổi mới và thích ứng với nhu cầu phát sinh trên thị trường khi các doanh nghiệp cạnh tranh để tìm chỗ đứng trên thị trường thì thông tin về thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và kết quả tiêu thụ có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ việc xem xét thông tin ra các yếu tố bất hợp lý trong việc sử dụng tài sản, vốn, vật tư, do đó có thể đưa ra các quyết định đứng đắn nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất trong tương lai. Vì vậy, hơn bao giờ hết họ phải nắm chắc thông tin một cách chính xác về thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ.
Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ, trình độ quản lý khác nhau. Dẫn tới phương pháp quản lý điều hành giữa các lĩnh vực, bộ phận của mỗi doanh nghiệp khác nhau.Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và xác định lĩnh vực kinh doanh cũng khác nhau tuỳ thuộc vào từng điều kiện, và hoàn cảnh của các doanh nghiệp . Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ đúng, đủ, chính xác, kịp thời sẽ giúp công tác chi phí, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý và đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, cung cấp thông tin cho quản lý, từ đó phấn đấu nâng cao khả năng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hoá ngày càng nhiều, đảm bảo được lợi nhuận tối đa.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá ở Công ty TNHH Thiết kế & Thương mại Phát Gia. Vận dụng lý luận đã học và nghiên cứu từ các thầy, cô trong khoa quản trị kinh doanh và trong trường ĐHKT Quốc Dân Hà Nội, kết hợp với việc thực tế thu nhận thông qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thực tế từ những hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Thiết kế & Thương mại Phát Gia. Em đã chọn chuyên đề: “Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá ở Công ty TNHH Thiết kế & Thương mại Phát Gia” cho chuyên đề của mình.
Chuyên đề gồm 3 phần:
- Phần I: Tiêu thụ sản phẩm - nhân tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường
- Phần II: Phẩm tại công ty TNHH thiết kế và Thực trạng tình hình tiêu thụ sản thương mại Phát Gia.
- Phần III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH và Thiết kế Thương mại Phát Gia.
Phần I
TIÊU THỤ SẢN PHẨM - NHÂN TỐ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI SỰ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ CỦA DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm
Nghĩa hẹp, tiêu thụ là quá trình chuyển giao hàng hoá cho khách hàng và nhận tiền từ họ. Theo đó người có cầu tìm người có cung hàng hoá tương ứng hoặc người có cung hàng hoá tìm người có cầu hàng hoá. Hai bên thương lượng và thoả thuận về điều kiện mua và bán. Khi hai bên thống nhất người bán trao hàng và người mua trả tiền. Quá trình mua bán hàng hoá kết thúc tại đó.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng. Đó là quá trình tự tìm hiểu nhu cầu của khách hàng trên thị trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ, xúc tiến bán hàng với một loại hoạt động hỗ trợ, tới thực hiện các hoạt động sau bán hàng.
Hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Tăng thị phần của doanh nghiệp, tạo cho phạm vi quy mô thị trường hàng hoá của doanh nghiệp không ngừng được mở rộng.
- Tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây có thể coi là yêu cầu về mặt kinh tế và biểu hiện về mặt lượng kết quả hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp.
- Tăng tài sản tiêu thụ của doanh nghiệp. Đó chính là tăng uy tín của doanh nghiệp nhờ tăng thêm niềm tin đích thực của người tiêu dùng sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra. Xét về lâu dài chính tài sản vô hình sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp.
- Phục vụ khách hàng, góp phần thoả mãn các nhu cầu kinh tế xã hội của doanh nghiệp và khẳng định vị trí của doanh nghiệp như là một tế bào của hệ thống kinh tế quốc dân.
2. Vai trò và tầm quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
- Tiêu thụ hàng hoá giúp doanh nghiệp kết thúc một vòng luân chuyển đồng vốn hoạt động sản xuất kinh doanh: T-H-H’,T’. Trong công thức trên, hoạt động tiêu thụ giúp doanh nghiệp chuyển hoá vốn dưới dạng các sản phẩm hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất ra (H’) thành tiền và các dạng khác của tiền (H).
- Tiêu thụ hàng hoá giúp cho doanh nghiệp tạo ra doanh thu đối với sản phẩm của mình. Đồng thời doanh nghiệp cũng tạo ra được lợi nhuận từ khoản doanh thu đó. Doanh nghiệp càng thu được nhiều lợi nhuận thì nguồn vốn của doanh nghiệp không được tăng lên, khả năng mở rộng của doanh nghiệp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu ngày càng tăng. Doanh nghiệp có nhiều điều kiện không những chỉ đứng vững mà còn phát triển.
- Tiêu thụ giúp doanh nghiệp khẳng định được vị thế và uy tín của mình đối với đông đảo người tiêu dùng thông qua những sản phẩm được đưa vào thị trường nhằm đáp ứng một nhu cầu nào đó của người tiêu dùng.
- Tiêu thụ hàng hoá giúp doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá trong quá trình sản xuất. Trong sản xuất doanh nghiệp luôn luôn gặp mâu thuẫn giữa chất lượng mẫu mã sản phẩm với giá thành của sản phẩm. Chất lượng của hàng hoá phải cao, hình thức mẫu mã phải đẹp song giá bán phải rẻ. Đây là mâu thuẫn mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng gặp phải trong quá trình sản xuất. Khi sản phẩm được tiêu thụ, có nghĩa đã chấp nhận mối tương quan chất lượng mẫu mã và giá cả. Và khi đó mâu thuẫn trên đã được giải quyết.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hoạt động của doanh nghiệp
Như ta đã biết, để có thể đưa một sản phẩm vào thị trường, các doanh nghiệp không chỉ mua hàng hoá rồi bán ngay chính hàng hoá đó để kiếm lợi như các doanh nghiệp thương mại thuần tuý, mà các doanh nghiệp mua các hàng hoá, chế biến chúng, sau đó mới bán cán sản phẩm đã qua chế biến. Như vậy, hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp không chỉ chịu ảnh hưởng của hoạt động mua, mà còn chịu ảnh hưởng của quá trình sản xuất của chính doanh nghiệp và các hoạt động khác.
3.1. Yếu tố thị trường
Có thể nói rằng đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp. Việc tìm hiểu chính xác nhu cầu thị trường sẽ xác định nhu cầu thị trường cần khối lượng là bao nhiêu, chất lượng như thế nào, màu sắc, hình dáng, kích thước… Đâu là thị trường và khách hàng của doanh nghiệp. Từ nhu cầu về hàng hoá đã được xác định ở ở hoạt động này, các doanh nghiệp lên kế hoạch và sản xuất. Do các sản phẩm sản xuất xuất phát từ nhu cầu thực tế của thị trường nên việc tiêu thụ sản phẩm cũng là tương đối dễ dàng.
Để tìm hiểu được chính xác nhu cầu của thị trường doanh nghiệp cần tìm hiểu những vấn đề sau:
+ Thị hiếu thói quen của người tiêu dùng.
+ Thu nhập.
+ Số tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho sản phẩm và dịch đó trên tổng thu nhập.
+ Văn hoá tiêu dùng.
3.2. Yếu tố đầu vào
* Vốn: Vốn điều lệ và vốn tự do của doanh nghiệp. Liệu sô vốn của doanh nghiệp có trong tay có đủ để sử dụng khi cần không, để không phả nói rằng “Cái khó bó cái khôn”. Thường thì vốn chính là cái “Cần câu” để người câu “kiếm sống” nhất là đối với hoàn cảnh hiện nay của nước ta – nền kinh tế thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Có vô số kẻ mua người bán, có thể nói rằng “Mật ít, ruồi nhiều” nên vốn cũng là cái rất cần thiết cho doanh nghiệp.
* Lao động và chất lượng của lao động: Lao động trong một doanh nghiệp bao gồm cả lao động quản lý và lao động giản đơn.
Điều này thể hiện rõ trong cơ cấu tổ chức bộ máy lao động của doanh nghiệp, việc tổ chức, sắp xếp cơ cấu bộ máy quản lý hợp lý, linh hoạt có năng lực là yếu tố giường cột cho sự chuyển tải công việc trong doanh nghiệp.
Bộ phận lao động quản lý mà linh hoạt, sáng tạo và đầy tài năng sẽ chỉ huy hướng dẫn, tổ chức, lãnh đạo đội ngũ lao động giản đơn hoạt động một cách nhanh chóng kịp thời, sáng tạo, tiết kiệm và hiệu quả. Như vậy rất có ưu thế trong cạnh tranh và thúc đẩy tiêu thụ hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả.
Phần II
PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN THƯƠNG MẠI PHÁT GIA
I. MỘT SỐ KHÁI QUÁT VỀ C.TY TNHH THIẾT KẾ & THƯƠNG MẠI PHÁT GIA
1. Lịch sử ra đời và phát triển
Công ty Phát Gia là Công ty Thiết kế & Thương mại hoạt động theo mô hình Công ty TNHH, được thành lập từ ngày 01/01/2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy phép thành lập.
- Các giai đoạn phát triển: Ban đầu trụ sở chính củ Công ty đặt tại 650 đường Láng - Đống Đa – Hà Nội. Qua 2 năm hoạt động do điều kiện không thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và giao dịch, nên lãnh đạo Công ty đã quyết định chuyển địa điểm Công ty tới địa chỉ: 958 đường Láng - Đống Đa – Hà Nội vào ngày 05/12/2006.
- Tuy nhiên từ khi thành lập đến nay ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là:
+ Thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc nội thất, ngoại thất đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp.
+ Trang trí nội, ngoại thất.
+ Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá.
Thời gian hoạt động kinh doanh là 03 năm kể từ khi Công ty có giấy phép hoạt động kinh doanh. Do Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội cấp.
2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của doanh nghiệp
2.1. Về sản phẩm
Là một doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, mới thành lập, công ty TNHH thiết kế & thương mại Phat Gia chuyên nhận thiết kế và cung cấp thị trường các sản phẩm nội thất và ngoại thất được là từ mây, tre, gỗ và khung nhôm, thép để trang trí trong các công ty, các khu trung cư, và các gia đình. Ngoài ra công ty còn kinh doanh các mặt hàng khác bao gồm:
Đồ nội thất, ngoại thất.(Đa số nhập từ Đài Loan).
Đồ điện CLIPSAL (CLIPSAL là một hãng sản xuất đồ điện nổi tiếng trên thế giới có trụ sở chính ở Sydney - Australia).
Dây điện và cáp quang (Nhập từ Nam Triều Tiên, Anh, Italy).
Hàng văn phòng phẩm.
Hàng đồ điện (AC,ABB...).
*Một số hàng nội thất của công ty:
+Nội thất dung trong gia đình:
(Nội thất:Tủ)
(Nội thất: Cầu thang)
(Nội thất: Bàn ghế)
(Giường ngủ)
+Nội thất dùng trong khách san:
(Nội thất: Giường ngủ)
+Nội thất văn phòng:
(Nội thất: Phòng họp)
+ Ngoại thất:
*Khung cửa:
*Cửa cổng:
*Ban công:
*Hàng rào:
*Phụ kiện – Hoa văn:
+Ngoài ra:
(Nội thất mỹ nghệ: Tượng đá)
2.2. Về khách hàng và thị trường tiêu thụ
Cho đến nay Công ty Thiết kế và trang trí nội thất, ngoại thất cho nhiều văn phòng của các Công ty, các khu vực nhà chung cư và hộ gia đình, đồng thời Công ty cũng đang phân phối sản phẩm cho gần 100 cửa hàng đại lý trên khắp cả nước. Tập trung chủ yếu ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, đây là thị trường tương đối rộng lớn và ổn định.
Với dân số 80 triệu dân, nước ta là một thị trường đầy tiềm năng của các nhu cầu về thiết kế và trang trí và bao gồm các mặt hàng khác. Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta tăng trưởng với tốc độ rất cao và ổn định, thu nhập của dân cư tăng nhanh đời sống người dân đang ngày càng được nâng cao và ổn định làm cho nhu cầu về thiết kế và trang trí nội, ngoại thất và các loại sản phẩm và hàng hoá tăng nhanh nhất là chất lượng các dịch vụ và sản phẩm giữa thành thị và nông thôn có nhu cầu khác nhau giữa lượng cầu và chất lượng, ở thành thị phần lớn là những người có thu nhập cao, họ quan tâm đến hàng hoá và dịch vụ chất lượng cao, ít quan tâm đến giá cả. Ngược lại ở nông thôn phần lớn là những người có thu nhập thấp họ cần những hàng hoá và dịch vụ phù hợp với mức thu nhập của họ.
Để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng mãnh liệt, đòi hỏi cá doanh nghiệp phải luôn năng động, sáng tạo, đổi mới và thích ứng với những nhu cầu của các nhóm khách hàng và các đoạn thị trường khác nhau về mẫu mã, chất lượng, giá cả. Doanh nghiệp cần phải tìm ra những phương hướng để đáp ứng hàng hoá ngày càng tốt hơn với những đối tượng khách hàng trên.
Để nắm bắt và hiểu rõ nhu cầu của các đối tượng khách hàng, có thể phân loại như sau:
+ Nhóm khách hàng có nhu cầu mua sắm nội, ngoại thất trong gia đình: Với đời sống của người dân nước ta ngày nay đang khá lên, thì khả năng mua sắm nội, ngoại thất để trang trí cho gia đình, không phải là khó khăn nữa, vấn đề ở chỗ các doanh nghiệp cung ứng cho họ những sản phẩm (hàng hoá) về mẫu mã, giá cả, chất lượng có phù hợp với nhu cầu thị trường hay không? phù hợp với thu nhập hay không?
+ Nhóm khách hàng có nhu cầu về ngoại thất trang trí cho văn phòng Công ty: Cần phải cung ứng cho các đối tượng khách hàng những sản phẩm nội, ngoại thất để trang trí phù hợp với các phòng trong các công ty như cho phòng lãnh đạo, phòng họp…
+ Nhóm khách hàng có nhu cầu về nội, ngoại thất trang trí cho các nhà hàng, khách sạn. Cần chú ý về kiểu cách đối với các đồ nội, ngoại thất trang trí phòng ăn, phòng ngủ, cầu thang, ban công, phải có nhiều mẫu mã, nhiều chủng loại.
+ Nhóm khách hàng về nội, ngoại thất xây dựng: sản phẩm cần cung ứng như: cửa, cửa sổ, cầu thang, ván sàn…
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Thiết kế & Thương mại Phát Gia.
3.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty.
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty Phát Gia.
Giám đốc
Phòng Giám đốc
điều hành
Phòng Giám đốc kinh doanh
Phòng
tài vụ
Phòng tổ chức
hành chính điều hành
Bộ phận xuất, nhập
Bộ phận
thị trường
Bộ phận thiết kế và lắp đặt
*
Chức năng của từng bộ phận
- Đứng đầu công ty là Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất trong Công ty và là người đại diện chô Công ty theo đúng quyền hạn, chức năng đã được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi mặt hoạt động của Công ty.
- Phòng Giám đốc điều hành: Là người giúp việc cho Giám đốc, điều hành quản lý một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công, uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước pháp luật và giám đốc về nhiệm vụ được giao.
- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc tổ chức việc cung ứng và quản lý vật tư, tổ chức và quản lý và tiêu thụ sản phẩm. Làm công tác thị trường nghiên cứu tìm hiểu lắng nghe ý kiến phản ánh của khách hàng về mẫu mã chất lượng sản phẩm nhu cầu của khách hàng, kịp thời báo cáo với Giám đốc để cùng nghiên cứu đưa ra những chiến lược và giải pháp có hiệu quả cũng như tăng thị phần cho Công ty trên thị trường.
Ngoài ra phòng kinh doanh còn có nhiệm vụ thúc đẩy tăng nhanh các hợp đồng kinh tế và đôn đốc thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký kết. Theo dõi việc thanh quyết toán công nợ, đồng thời tham mưu cho Giám đốc và cung cấp thông tin đầy đủ về tình hình hoạt động kinh doanh.
- Bộ phận xuất nhập: tham mưu giúp việc cho phó Giám đốc và Giám đốc Công ty trong việc quản lý, điều hành và thực hiện công tác kinh doanh xuất nhập hợp tác kinh doanh và đầu tư, liên doanh liên kết khai thác thị trường trong và ngoài nước.
- Bộ phận kế toán: Tham mưu, giúp việc Giám đốc, Công ty trong công tác tài chính, kế toán, thống kê, thực hiện vai trò kiểm soát viên kinh tế tài chính tại Công ty.
- Phòng tổ chức hành chính: Là phòng tham mưu cho lãnh đạo (Giám đốc) Công ty, tổ chức triển khai thực hiện các công tác về tổ chức hoạt động kinh doanh, nhân sự, hành chính và thực hiện chính sách đối với người lao động.
* Nhiệm vụ
+ Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về công tác sắp xếp tổ chức bộ máy quản trị, công tác cán bộ, công tác quản lý lao động.
+ Tổ chức thực hiện các chế độ tiền lương, tiền thưởng và nâng bậc lương hàng năm cho người lao động.
+ Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch nâng cao trình độ nghiệp vụ tay nghề cho người lao động.
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty
Trưởng phòng kế toán
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
TSCĐ
Kế toán
tiền mặt
Kế toán
tiền lương
Thủ quỹ
* Nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán
- Trưởng phòng kế toán: Là người tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, thống kê của toàn bộ đơn vị, đồng thời còn thực hiện cả chức năng kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
Ngoài ra kế toán trưởng còn đảm nhiệm tổ chức và chỉ đạo công tác tài chính.
Trưởng phòng kế toán chịu trách nhiệm trực tiếp trước cấp trên về các công tác thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của kế toán trưởng, tổ chức bộ máy kế toán thống kê, tổ chức phản ánh đầy đủ kịp thời đầy đủ và đúng hạn các báo cáo kế toán thống kê theo quy định.
Trưởng phòng kế toán có các quyền hạn: phân công chỉ đạo trực tiếp tất cả nhân viên kế toán và kiểm tra các loại báo cáo kế toán – thống kế cũng như các hoạt động của kế toán trưởng mới có giá trị pháp lý, kế toán trưởng có quyền từ chối không thực hiện những mệnh lệnh vi phạm luật pháp. Đồng thời phải báo cáo kịp thời những hành động sai trái của thành viên trong đơn vị cho các cấp có thẩm quyền.
- Kế toán tổng hợp: Phụ trách về tất cả các mảng kế toán chung của Công ty, xem xét và tổng hợp về tình hình kế toán trong Công ty. Cuối kỳ hạch toán và xem xét các nghiệp vụ kế toán nhận từ các kế toán viên khác, chịu trách nhiệm trước phụ trách phòng kế toán, có nhiệm vụ phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời các số liệu cần thiết của Công ty trong mỗi kỳ.
Kế toán TSCĐ: phụ trách mảng kế toán tài sản cố định. Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về các công tác được giao có nhiệm vụ:
+ Mở sổ kế toán ghi chép, phản ánh đầy đủ chính xác, kịp thời và chung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị theo đúng quy định.
+ Giám sát về kiểm tra các hoạt động tài chính, phát hiệu và ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật, chính sách và chế độ tài chính.
+ Quản lý tài sản cố định, đăng ký và tính khấu hao cơ bản hàng tháng, hàng quý phân bổ theo chế độ hiện hành.
+ Tổng hợp xác định kết quả kinh doanh phân phối lợi nhuận và trích lập theo quy định.
+ Thực hiện đầy đủ kịp thời chế độ báo cáo tài chính, tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, thuế và các báo cáo khác theo yêu cầu quản lý đúng quy định và kịp thời gian cho các cơ quan cấp trên.
+ Kế toán tiền lương: Phụ trách mảng kế toán tiền lương, thuế, bảo bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về công tác được giao, có nhiệm vụ tính toán lương và các khoản trích lương đúng quy định.
+ Kế toán tiền mặt: Chịu trách nhiệm về thu chi tiền mặt.
- Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt theo nghiệp vụ thu chi, có nhiệm vụ quản lý bảo đảm bí mật an toàn tuyệt đối qũy tiền mặt các loại giấy tờ có giá trị như tiền, kim khí…
3.2. Nguồn nhân lực
Bảng 1: Tình hình lao động của Công ty
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
Số lượng
(Người)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
(Người)
Cơ cấu
(%)
Đại học
14
46,67
17
48,57
121
Cao đẳng
8
26,67
9
25,71
112,5
Trung cấp
5
16,67
6
17,14
120
Phổ thông
3
10
3
8,57
1
Tổng số
30
100
35
100
117
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty)
Qua bảng 1 cho thấy, trong năm 2006 về mặt số lượng lao động của Công ty tăng 17% so với năm 2005 nên đã tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Nhìn chung về cơ cấu lao động của Công ty tăng. Đặc biệt, qua bảng số liệu cho thấy số người có trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số lao động và có xu hướng tăng lên; điều này chứng tỏ Công ty đang mở rộng quy mô và cơ cấu lao động nhằm đáp ứng cho các nhu cầu cần thiết của Công ty.
* Chính sách đào tạo nguồn nhân lực
Trong những năm gần đây, Công ty có chủ trương tương đối mới đội ngũ cán bộ quản lý trong toàn Công ty. Ngoài ra, cán bộ công nhân viên có chí hướng đều được ưu tiên đào tạo.
- Với công nhân được đào tạo thêm tay nghề hàng quý, hàng năm để nâng cao tay nghề cho họ.
* Phân bổ nguồn nhân lực
Việc phân bổ nguồn nhân lực do phòng tổ chức cán bộ sắp xếp theo yêu cầu công việc mà phòng kế hoạch đã đề ra cả về sốlượng và chất lượng lao động.
Phòng tổ chức căn cứ vào đó để phân bổ. Hiện nay, Công ty đang phân bổ sắp xếp theo phòng, ban. Chi nhánh công tác cụ thể cho từng hoạt động của Công ty cho phù hợp.
3.3. Về điều kiện lao động
- Như chúng ra đã biết lực lượng lao động đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo giá trị tăng thêm hay lợi nhuận cuối cùng của Công ty. Vì vậy Công ty luôn quan tâm đến cán bộ công nhân viên bằng