Trong công cuộc đổi mới của đất nước, bảo hiểm là một trong những ngành dịch vụ phát triển khá toàn diện và có những bước tiến đáng kể cả về quy mô, tốc độ và phạm vi hoạt động. Bảo hiểm không chỉ thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế, kích thích đầu tư, mà còn góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân, gia đình, cho mọi tổ chức và doanh nghiệp để ổn định đời sống và khôi phục sản xuất kinh doanh. Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân càng cao thì nhu cầu bảo hiểm càng lớn và các loại hình bảo hiểm cũng ngày càng được hoàn thiện.
Bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm có thể được triển khai độc lập với các loại hình bảo hiểm khác và cũng có thể chỉ là một chế độ trong hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội. Nhưng về cơ bản, loại hình bảo hiểm này mang đầy đủ tính chất của bảo hiểm xã hội.
Ở Việt Nam, bảo hiểm y tế ra đời theo Nghị định 299-HĐBT ngày 15/8/1992 và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/10/1992. Sau 17 năm thực hiện, bên cạnh những thành công đã đạt được thì vẫn còn những hạn chế và khó khăn trước mắt mà Bảo hiểm y tế Việt Nam phải vượt qua trên bước đường tiến tới thực hiện Bảo hiểm y tế toàn dân. Để tìm hiêu sâu hơn về Bảo hiểm y tế ở Việt Nam và tìm ra giải pháp hoàn thiện chính sách bảo hiểm y tế tiến tới thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân em đã chọn đề tài: "Bàn về Bảo hiểm y tế ở Việt Nam" cho đề án môn học của mình.
Đề tài ngoài phần mở đầu và phần kết luận được chia làm 3 phần:
Phần 1: Một số vấn đề lý luận chung về Bảo hiểm y tế.
Phần 2: Bảo hiểm y tế ở Việt Nam hiện nay.
Phần 3: Một số đề xuất trong phương hướng giải quyết vấn đề về chính sách Bảo hiểm y tế ở Việt Nam.
30 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5867 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Bàn về bảo hiểm y tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
I) Một số vấn đề lí luận chung về Bảo Hiểm Y Tế 2
1. BHYT trong đời sống kinh tế- xã hội. 2
2. Đối tượng và phạm vi của BHYT 3
2.1 Đối tượng bảo hiểm 3
2.2 Phạm vi bảo hiểm 4
3. Phương thức thực hiện BHYT 5
3.1 BHYT trọn gói 5
3.2 BHYT trừ những ca đại phẫu thuật: 5
3.3 BHYT thông thường: 5
4. Quỹ BHYT. 6
II) BHYT ở Việt Nam hiện nay. 8
1. Vài nét về sự ra đời và phát triển của BHYT ở Việt Nam. 8
2. Những vấn đề còn tồn tại trong việc thực hiện BHYT ở Việt Nam. 11
2.1 Thủ tục còn nhiều rắc rối cho người dân: 12
2.2 Lúng túng khi chi trả: 13
2.3 Tuyến cơ sở còn chưa sẵn sàng. 15
2.4 Vấn đề trục lợi trong BHYT. 15
3. Một số đổi mới trong chính sách BHYT ở Việt Nam giai đoạn gần đây. 16
3.1.BHYT toàn dân. 16
3.2. BHYT tự nguyện. 18
3.3. BHYT bắt buộc. 19
III. Một số đề xuất trong phương hướng giải quyết vấn đề về chính sách BHYT ở Việt Nam. 25
3.1. Về phương thức đóng. 25
3.2.Phương thức thanh toán. 25
3.3 Phương thức chi trả. 26
3.4 Mức đóng BHYT 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới của đất nước, bảo hiểm là một trong những ngành dịch vụ phát triển khá toàn diện và có những bước tiến đáng kể cả về quy mô, tốc độ và phạm vi hoạt động. Bảo hiểm không chỉ thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế, kích thích đầu tư, mà còn góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân, gia đình, cho mọi tổ chức và doanh nghiệp để ổn định đời sống và khôi phục sản xuất kinh doanh. Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân càng cao thì nhu cầu bảo hiểm càng lớn và các loại hình bảo hiểm cũng ngày càng được hoàn thiện.
Bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm có thể được triển khai độc lập với các loại hình bảo hiểm khác và cũng có thể chỉ là một chế độ trong hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội. Nhưng về cơ bản, loại hình bảo hiểm này mang đầy đủ tính chất của bảo hiểm xã hội.
Ở Việt Nam, bảo hiểm y tế ra đời theo Nghị định 299-HĐBT ngày 15/8/1992 và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/10/1992. Sau 17 năm thực hiện, bên cạnh những thành công đã đạt được thì vẫn còn những hạn chế và khó khăn trước mắt mà Bảo hiểm y tế Việt Nam phải vượt qua trên bước đường tiến tới thực hiện Bảo hiểm y tế toàn dân. Để tìm hiêu sâu hơn về Bảo hiểm y tế ở Việt Nam và tìm ra giải pháp hoàn thiện chính sách bảo hiểm y tế tiến tới thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân em đã chọn đề tài: "Bàn về Bảo hiểm y tế ở Việt Nam" cho đề án môn học của mình.
Đề tài ngoài phần mở đầu và phần kết luận được chia làm 3 phần:
Phần 1: Một số vấn đề lý luận chung về Bảo hiểm y tế.
Phần 2: Bảo hiểm y tế ở Việt Nam hiện nay.
Phần 3: Một số đề xuất trong phương hướng giải quyết vấn đề về chính sách Bảo hiểm y tế ở Việt Nam.
Trong bài viết em sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu và tham khảo một số đề tài nghiên cứu đã có. Bài viết còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô giáo và các bạn đánh giá và bổ sung thêm.
I) Một số vấn đề lí luận chung về Bảo Hiểm Y Tế
1. BHYT trong đời sống kinh tế- xã hội.
Con người ai cũng muốn sống khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc. Nhưng trong cuộc sống những rủi ro bất ngờ về sức khỏe như ốm đau, bệnh tật luôn có thể xáy ra. Các chi phí khám và chữa bệnh này không được xác định trước, mang tính đột xuất. Vì vậy dù lớn hay nhỏ đều gây khó khăn cho ngân quỹ mỗi gia đình, mỗi cá nhân, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp. Không những thế, những rủi ro này nếu tái phát, biến chứng làm suy giảm sức khỏe, suy giảm khả năng lao động, vừa kéo dài thời gian không tham gia lao động dẽ làm cho khó khăn trong cuộc sống tăng lên. Để khắc phục khó khăn cũng như chủ động về tài chính khi rủi ro bất ngờ về sức khỏe xảy ra, người ta đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như tự tích lũy, bán tài sản, kêu gọi sự hỗ trợ của người thân, đi vay...Mỗi biện pháp đều có ưu điểm và hạn chế nhất định. Tuy nhiên, không thể áp dụng trong trường hợp rủi ro kéo dài về thời gian và lặp đi lặp lại. Vì thế, cuối thế kỷ XIX BHYT ra đời nhằm giúp đỡ mọi người lao động và gia đình khi gặp rủi ro về sức khỏe để ổn định đời sống, góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
Đồng thời, cùng với tăng trưởng kinh tế, đời sống con người được nâng cao và nhu cầu khám chữa bệnh cũng tăng lên. Bởi vì khi điều kiện kinh tế cho phép thì dù tình trạng sức khỏe thay đổi rất ít đều có nhu cầu khám chữa bệnh. Hơn nữa, một số bệnh mới và nguy hiểm xuất hiện đe dọa đời sống con người. Trong lúc đó chi phí khám chữa bệnh ngày càng tăng lên vì:
- ngành y tế sử dụng các trang thiết bị y tế hiện đại, đắt tiền trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
- các loại biệt dược thuốc men tăng giá do biến động giá cả chung của thị trường. Đặc biệt có những bệnh phải sử dụng thuốc quý hiếm chi phí rất lớn.
Do đó phải huy động các thành viên trong xã hội đóng góp nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, và cũng để phục vụ chính bản thân mình khi gặp rủi ro về sức khỏe. Càng ngày BHYT càng tỏ ra không thể thiếu trong cuộc sống của con người.
Trong đời sống kinh tế- xã hội, ngoài những tác dụng to lớn của bảo hiểm nói chung, BHYT còn có tác dụng góp phần khắc phục sự thiếu hụt về tài chính, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, đồng thời nâng cao chất lượng và thực hiện công bằng xã hội trong khám chữa bệnh cho nhân dân. Các quốc gia trên thế giới thường có các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho hệ thống y tế. Tuy nhiên, ở một số quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển, khoản chi này thường chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngành y. Ở nhiều nước trên thế giới, nhà nước chỉ đầu tư khoảng 60% ngân sách y tế, hoặc chỉ đầu tư ban đầu cho việc hình thành bệnh viện. Ở Việt Nam, ngay trước khi thực hiện BHYT, ngân sách nhà nước cấp cho bảo hiểm y tế tăng nhanh tư 370 tỷ đồng ( năm 1991) lên 650 tỷ đồng ( năm 1992), tương ứng với 51% và 54% chi phí cho y tế, các khoản thu khác từ viện trợ của nước ngoài và thu viện phí là 12% và 15%. Như vậy ngân sách y tế vẫn còn thiếu hụt 34% mỗi năm. Sự thiếu hụt ngân sách y tế đã không đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh. Số lượng và chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngành y tế không những không theo kịp nhu cầu khám, chũa bênh của người dân mà còn bị giảm sút kìm giữ sự phát triển của y học. Vì vậy, thông qua việc đóng góp vào quỹ BHYT sẽ hố trợ cho ngân sách y tế nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng phục vụ của ngành y. Hơn nữa, sau khi tham gia BHYT thì mọi người dân, bất kể giàu nghèo đều được khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế, do đó đảm bảo được công bằng xã hội...
2. Đối tượng và phạm vi của BHYT
2.1 Đối tượng bảo hiểm
Hoạt động BHYT thường bao gồm:
+ phòng bệnh
+ chữa bệnh
+ phục hồi chức năng
Tuỳ theo tính chất và phạm vi hoạt động, BHYT ở mỗi quốc gia có những tên gọi khác nhau như bảo hiểm sức khỏe hay BHYT. Dù tên gọi khác nhau nhưng đối tượng của BHYT đều là sức khỏe của người được bảo hiểm. Có nghĩa là nếu người được bảo hiểm gặp rủi ro về sức khỏe ( ốm đau, bệnh tật...) thì sẽ được cơ quan bảo hiểm y tế xem xét và bồi thường.
BHYT nói riêng và bảo hiểm sức khỏe nói chung là một dịch vụ bảo hiểm rất phổ biến trên thế giới và được đông đảo nhân dân tham gia. Bất kì ai có sức khỏe, có nhu cầu bảo vệ sức khỏe đều có quyền tham gia bảo hiểm. Như vậy đối tượng tham gia bảo hiểm y là mọi người dân có nhu cầu BHYT cho sức khỏe của mình hoặc cũng có thể là một người đại diện cho một tập thể, một đơn vị, một cơ quan...đứng ra kí kết hợp đồng BHYT cho tập thể, đơn vị, cơ quan...đó. Trong trường hợp này, mỗi cá nhân tham gia BHYT tập thể sẽ được cấp một văn bản chứng nhận quyền lợi BHYT của riêng mình. Văn bản này có thể có tên gọi khác nhau như giấy chứng nhận bảo hiểm hay thẻ bảo hiểm...ở các nước khác nhau.
Trong thời kì đầu mới triển khai BHYT, thông thường các nước đều có 2 nhóm đối tượng tham gia BHYT: bắt buộc và tự nguyện. Hình thức bắt buộc áp dụng đối với công nhân viên chức nhà nước và một số đối tượng như người về hưu có hưởng lương hưu...Hình thức tự nguyện áp dụng cho mọi thành viên khác trong xã hội có nhu cầu và thường giới hạn trong độ tuổi nhất định thùy theo từng quốc gia.
2.2 Phạm vi bảo hiểm
BHYT là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của các cá nhân, tập thể để thanh toán chi phí y tế cho người tham gia bảo hiểm. Thông thường, BHYT hoạt động trên cơ sở quỹ tài chính của mình, nhà nước chỉ hỗ trợ tài chính khi thật cần thiết. Vì hoạt động trên guyên tắc cân bằng thu - chi như vậy, nên tuy mọi người dân trong xã hội đều có quyền tham gia BHYT nhưng thực tế BHYT không chấp nhận bảo hiểm cho những người mắc bệnh nan y nếu không có thỏa thuận gì thêm.
Những người đã tham gia BHYT khi gặp rủi ro về sức khỏe ( như ốm đau, bệnh tật..) đều được thanh toán chi phí khám chữa bệnh với nhiều mức độ khác nhau tạo các cơ quan y tế. Tuy nhiên nếu khám chữa bệnh trong trường hợp cố tình tự hủy hoại bản thân, trong tình trạng say rượu, vi phạm pháp luật hoặc một số trường hợp loại trừ theo quy định của BHYT...thì không được cơ quan BHYT chịu trách nhiệm.
Ngoài ra, mỗi quốc gia đều có những chương trình sức khỏe quốc gia khác nhau, trong đó quy định một số loại bệnh mà người đến khám chữa bệnh đó được ngân sách của chương trình (hoặc ngân sách của nhà nước) đài thọ chi phí. Cơ quan BHYT cũng không có trách nhiệm đối với người được BHYT nếu họ khám chữa bệnh thuộc chương trình này.
Tuy nhiên, do hoạt động BHYT có hai hình thức bắt buộc và tự nguyện nên có thể có các quy định khác nhau về phạm vi BHYT cho hai nhóm đối tượng này. Thông thường phạm vi BHYT của nhóm BHYT tự nguyện linh hoạt hơn nhóm BHYT bắt buộc do họ được quyền lựa chọn phạm vi BHYT theo nhu cầu. Nhưng cũng vì vây mà công tác quản lí cũng phức tạp hơn.
3. Phương thức thực hiện BHYT
3.1 BHYT trọn gói
BHYT trọn gói là phương thức BHYT trong đó cơ quan BHYT sẽ chịu trách nhiệm về mọi chi phí y tế thuộc phạm vi BHYT cho người được BHYT.
3.2 BHYT trừ những ca đại phẫu thuật:
Là phương thức BHYT trong đó cơ quan BHYT sẽ chịu trách nhiệm về mọi chi phí y tế thuộc phạm vi BHYT cho người được BHYT trừ các chi phí y tế cho các cuộc đại phẫu thuật ( theo quy định của cơ quan y tế).
3.3 BHYT thông thường:
Là phương thức BHYT trong đó trách nhiệm của cơ quan BHYT được giới hạn tương xứng với trách nhiệm và nghĩa vụ của người được BHYT.
Đối với các nước phát triển, mức sống dân cư cao, hoạt động BHYT đã có từ lâu và phát triển, có thể thực hiện BHYT theo cả ba phương thức trên. Đối với các nước nghèo, mới triển khai hoạt động BHYT thường áp dụng phương thức BHYT thông thường.
Đối với phương thức BHYT thông thường, có hai hình thức tham gia bảo hiểm đó là BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện. BHYT bắt buộc được thực hiện với một số đối tượng nhất định, được quy định trong các văn bản pháp luật về bảo hiểm. Dù muốn hay không những người thuộc đối tượng này đều phải tham gia BHYT. Số còn lại không thuộc đối tượng tham gia BHYT băt buộc tùy theo nhu cầu và khả năng có thể tham gia BHYT tự nguyện.
Trong thực tế, có một bộ phận của BHYT mang đặc trưng của BHXH và một bộ phận khác cũng liên quan đến hoạt đống chăm sóc sức khỏe của con người nhưng mang tính chất kinh doanh như bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật...Hai loại hình này mặc dù có mục đích giống nhau nhưng cũng có những đặc trưng khác nhau cơ bản như: đối tượng tham gia, hình thức thực hiện, cơ quan quản lí, tính chất bảo hiểm, nguồn quỹ BHYT, phương thức đóng và mức thanh toán tiền BHYT.
4. Quỹ BHYT.
- Nguồn hình thành quỹ:
Qũy BHYT là một quỹ tài chính độc lập có quy mô phụ thuộc chủ yếu vào số lượng thành viên đóng góp và mức độ đóng góp vòa ũy của các thành viên đó.
Thông thường với mục đích nhân đạo, không đặt mục đích kinh doanh lên hàng đầu, quỹ BHYT được hình thành chủ yếu từ nguồn đóng góp của người tham gia bảo hiểm gọi là phí bảo hiểm. Nếu người tham gia BHYT là người lao động và nguuwoif sử dụng lao động thì quỹ BHYT được hình thành từ sự đóng góp của cả hai bên. Thông thường người sử dụng lao động đóng 50% - 60% mức phí bảo hiểm, người lao động đóng 34% - 50% mức phí bảo hiểm.
Phí BHYT phụ thuộc vòa nhều yếu tố như xác suất mắc bệnh, chi phí y tế, độ tuổi tham gia BHYT... Ngoài ra có thể có nhiều mức phí khác nhau cho nhwungx người có khả năng tài chính khác nhau trong việc nộp phí lựa chọn... Trong đó chi phí y tế lại phụ thuộc vào các yếu tố sau: tổng số lượt người khám chưa bệnh, số ngày bình quân của một đợt điều trị, chi phí bình quân cho một lần khám chữa bệnh, tần suất xuất hiện các loại bệnh.
Phí bảo hiểm y tế thường được tính trên các số liệu thống kê về chi phí y tế và số người tham gia BHYT thực tế trong thời gian liền ngay trước đó.
Công thức tính: P= f + d
Trong đó : P phí BHYT/người/năm
f phí thuần
d phụ phí
Phụ phí thường được quy định bằng một tỉ lệ phần trăm ( thông thường khoảng 20% - 30%) so với phí BHYT.
Ngoài ra quỹ BHYT còn được bổ sung bằng một số ngườn quỹ khác như: sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước( thông thường chie trong trường hợp quỹ mất khả năng chi trả), sự đóng góp và ủng hộ của các cơ quan tổ chức từ thiện, lãi do đầu tư phần quỹ nhàn rỗi theo quy định của các văn bản pháp luật về BHYT nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ...
- Các khoản chi:
Sau khi hình thành quỹ BHYT được sử dụng như sau
+ Chi thanh toán chi phí y tế cho người được BHYT: đây là khoản chi thường xuyên, lớn nhất của quỹ BHYT.
+ Chi dự trữ, dự phòng dao động lớn: khoản chi này thường được tồn tích lại trong thời gian dài nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT.
+ Chi đề phòng hạn chế tổn thất: khoản này được dhi ra với mục đích làm giảm thiểu tổn thất đáng lẽ là nặng nề nếu rủi ro xảy ra. Như vậy, thực chất là almf giảm khoản chi thanh toán chi phí y tế cho người được BHYT.
+ Chi quản lý: các chi phí quản lý hành chính BHYT, đảm bảo cho bộ máy BHYT hoạt động bình thường.
Nếu cơ quan BHYT không phải là đơn vị kinh doanh thì không phải nộp thuế cho nhà nước.
Tỷ lệ và quy mô các khoản chi này thường được quy định trước bởi cơ quan nhà nước có thể thay đổi theo từng điều kiện cụ thể.
Ngoài ra, như trên đã trình bày do hoạt động BHYT thường có hai hình thức bắt buộc và tự nguyện, phạm vi bảo hiểm của hai nhóm này khác nhau nên phí BHYT cũng khác nhau. Mức phí thường được quy định thống nhất cho nhóm BHYT bắt buộc, còn đối với nhóm BHYT tự nguyện thì mức phí thay đổi tùy theo từng điều kiện hợp đồng BHYT. Các khoản chi cũng không giống nhau, cụ thể là đối vơi nhóm bảo hiểm y té tự nguyện thì chi thanh toán chi phí y tế thùy theo phạm vi hợp đồng BHYT đã giao kết. Vì vậy việc quản lý quỹ của hai nhóm này cũng được tách riêng cho hai nhóm này.
II) BHYT ở Việt Nam hiện nay.
1. Vài nét về sự ra đời và phát triển của BHYT ở Việt Nam.
BHYT Việt Nam ra đời theo Nghị Định 299- HĐBT ngày 15/8/1992, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/1992 của Hội đồng bộ trưởng, chính thức đi vào hoạt động và thực hiện điều lệ BHYT ban hành kèm theo ngị định này.
Bộ y tế đã có quyết định thành lập cơ quan BHYT ở Việt Nam và giao cho BHYT Việt Nam trách nhiệm tổ chức thực hiện điều lệ BHYT trên phạm vi toàn quốc. Ngoài chức năng quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ đối với BHYT các tỉnh, thành phố, ngành trong cả nước, BHYT Việt Nam còn trực tiếp khai thác và quản lí, xí nghiệp thuộc Trung ương đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số ngành nghề, khu vực đặc biệt.
Ở mỗi tỉnh, thành phố, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, có nhiệm vụ tổ chức hoạt động BHYT trong phạm vi của tỉnh, thành phố mình và có các chi nhánh hoặc đại lí BHYT các quận huyện tùy theo hoàn cảnh và điều kiện của mỗi địa phương. Như vậy, ban đầu hệ thống BHYT ở Việt Nam có 56 dơn vị bao gồm 53 cơ quan BHYT các tình, thành phố; 2 đơn vị BHYT đường sắt và dầu khí; 1 cơ quan BHYT Việt Nam ( có chi nhành tại thành phố Hồ Chí Minh).
Đối tượng bắt buộc tham gia BHYT là :
- Chủ sử dụng lao động và người lao động ở các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức Đảng, đoàn thể xã hội, hội quần chúng có hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Các doanh nghiệp quốc doanh, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thuê từ 10 lao động trở lên, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,các doanh nghiệp trong khu chế xuất, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam co thể thuê lao động là người Việt Nam.
- Người đang nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, người có công với cách mạng...
Các đối tượng khác tham gia bảo hiểm tự nguyện, kể cả người nước ngoài đến làm việc,học tập và du lịch tại Việt Nam.
BHYT Việt Nam bước đầu giới hạn trong phạm vi khám chữa bệnh đối với BHYT bắt buộc. Chi phí khám chữa bệnh bao gồm: tiền thuốc thiết yếu, dịch truyền, máu, tiền xét nghiệm, chiếu chụp X quang, tiền phẫu thuật theo pháp đồ điều trị, tiền vật tư tiêu hao, trừ chi phí khấu hao tài sản cố định, tiền công lao động và phụ cấp của nhân viên y tế.
Phạm vi BHYT loại trừ các trường hợp tự tử, say rượu, dùng chất ma túy, vi phạm pháp luật, bệnh lây qua đường sinh dục, bệnh xã hội mà nhà nước đã cos ngân sách chữa bệnh...; điều dưỡng, an dưỡng, chỉnh hình, tạo hình thẩm nỹ, phục hồi chức năng, khám chữa bệnh ở nước ngoài, dịch vụ y tế tự chọn, bệnh bẩn sinh, bệnh nghề nghiệp...
Đối với BHYT tự nguyện, phạm vi bảo hiểm rộng hơn, bao gồm cả những dịch vụ y tế đặc biệt như tạo hình thẩm mỹ, phục hồi chức năng, làm chân tay giả, răng giả, khám chữa bệnh ở nước ngoài...
Về quỹ BHYT, được hình thành chủ yếu từ hai nguồn: thu tiền đóng BHYT từ các đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, tự nguyện và các nguồn khác như từ ngân sách nhà nước, viện trợ của các tổ chức quốc tế, hội từ thiện, lãi đầu tư (chỉ được gửi quỹ tiết kiệm hoặc mua trái phiếu)...
Điều lệ BHYT quy định mức đóng đối với BHYT bắt buộc như sau:
+ Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, mức đóng BHYT là 10% tổng quỹ lương cấp bậc (chức vụ), trong đó cơ quan có trách nhiệm đóng 2/3 và cán bộ công nhân viên đóng 1/3.
+ Đối với các doanh nghiệp, mức đóng BHYT là 3% tổng thu nhập của người lao động, trong đó doanh nghiệp có trách nhiệm đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3.
+ Đối vời người nghỉ hưu và mất sức lao động, mức đóng BHYT là 10% lương hưu và trợ cấp mất sức do cơ quan BHXH thanh toán.
Các doanh nghiệp có khó khăn vì lí do khách quan, chỉ có khả năng đóng BHYT thấp hơn mức đóng bình quân quy định chung cho công nhân viên chức thì phải tìm mọi cách bao gồm cả việc dùng các quỹ cho phép sử dụng hoặc huy động người lao động đóng góp thêm. Nếu không đóng góp đủ, chỉ được hưởng trợ cấp BHYT theo tỷ lệ đóng góp.
Sau khi nộp phí, người được BHYT sẽ được cấp thẻ BHYT. Sau này mức đóng BHYT được quy định thống nhất là 3% tiền lương theo Nghị định số 47-CP cấp ngày 06-06-1994 của chính phủ. Toàn bộ số tiền đóng góp này được tập trung về BHYT tỉnh, thành phố.
Đối với BHYT tự nguyện, đóng BHYT theo thỏa thuận của cơ quan BHYT. 80% số tiền đóng này được tập trung về BHYT tỉnh, thành phố; 20% để lại đại lí xã phường cho việc chăm sóc sức khỏe ban đầu của nhân dân, trong đó 15% dùng mua thuốc và trang thiết bị vật tư y tế, 5% chi phụ cấp cho người làm công tác BHYT.
Qũy BHYT tỉnh , thành phố được sử dụng như sau:
+ 90% chi cho khám chữa bệnh.
+ 8% chi cho quản lý hành chính sự nghiệp.
+ 2% nộp BHYT Việt Nam, trong đó: 1,5% dùng để điều tiết cho BHYT địa phương khi gặp rủi ro khách quan có nguy cơ không đảm bảo an toàn quỹ; 0,5% chi cho hành chính quản lý sự nghiệp BHYT.
BHYT không phải nộp thuế. BHYT là chính sách xã hội lớn, liên quan đến nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội, là một bước chuyển đổi cơ chế quản lý hệ thống chăm sóc sức khỏe, vì vậy cần thiết phải được sự xem xét của các cơ quan chức năng nhà nước, giúp hệ thống BHYT vươn lên hoàn thành nhiệm vụ nhà nước giao cho.
2. Những vấn đề còn tồn tại trong việc thực hiện BHYT ở Việt Nam.
Hệ thống BHXH Việt Nam hiện nay quan tâm tổ chức thực hiện, trong đó các đối tượng được ưu tiên phát triển là BHYT học sinh, sinh viên, nông dân, thành viên hội đoàn thể. BHYT tự nguyện được thực hiện từ 1993, chủ yếu là làm thí điểm, với 325.869 người tham gia. Đến năm 1994, sau khi liên bộ