Đề án Bảo vệ môi trường sinh thái cảnh quan lưu vực sông Cầu

Sông Cầu là dòng lớn của hệ thống sông Thái Bình, bắt nguồn từ vùng núi Phia Đeng (1527m) sường Đông Nam của dãy Pia – bi – óc/Bắc Kạn, Cao Bằng. Dòng chính sông Cầu chảy qua các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh rồi đổ vào sông Thái Bình tại Phả Lại. Ngoài ra còn có nhiều phụ lưu (sông Công, Nghinh Đu, Cà Lồ nằm gọn trong địa bàn 6 tỉnh Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương, Vĩnh Phúc). Lưu vực sông Cầu nằm trong phạm vi toạ độ địa lý: 21007’ – 22018’ vĩ bắc, 105028’ – 106008’ kinh đông, có tổng diện tích lưc vực là 10530 Km2, bao gồm toàn bộ hay phần lãnh thổ 6 tỉnh và 2 huyện thuộc Hà Nội, (trong đó chính lưu sông Cầu có chiều dài là 288 km và diện tích lưu vực là 6030 Km2. Các phụ lưu có tổng chiều dài là 1332 km và diện tích lưu vực là 3535km2).

doc42 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2272 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Bảo vệ môi trường sinh thái cảnh quan lưu vực sông Cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO TỔNG HỢP CHÍNH ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI CẢNH QUAN LƯU VỰC SÔNG CẦU ----------------------- MỤC LỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO Các tỉnh viết tắt: Bắc Kạn (BK), Thái Nguyên (TN), Bắc Giang (BG), Vĩnh Phúc (VP), Hải Dương (HD), Bắc Ninh (BN) Các Bộ viết tắt: Khoa học và Công nghệ - KH&CN, Tài nguyên và Môi trường – TN&MT, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NN&PTNT, Ngoại Giao – NG, Công nghiệp – CN, Xây Dựng – XD, Kế hoạch và Đầu tư – KH&ĐT, Tài Chính – TC, Ban chỉ đạo quốc gia về nước sạch vệ sinh môi trường – BCĐQG NS-VSMT, Văn phòng Chính phủ - VPCP. Suy thoái môi trường (STMT), ô nhiễm môi trường (ONMT), sự cố môi trường (SCMT), Ngân hàng dữ liệu (NHDL), cơ sở dữ liệu (CSDL). Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) ĐỀ ÁN TỔNG THỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI CẢNH QUAN LƯU VỰC SÔNG CẦU ---------------------- CƠ QUAN CHỦ QUẢN: UBND 6 tỉnh lưu vực sông Cầu và cơ quan phối hợp thường trực của Đề án là Uỷ ban sông Cầu. CÁC CƠ QUAN THỰC HIỆN: Các ban chỉ đạo Đề án sông Cầu của mỗi tỉnh Các Nghành, Ban quản lý các Dự án thành phần thuộc mỗi tỉnh Các cơ quan được các Bộ nghành giao quản lý, tham gia Đề án sông Cầu. PHẦN THỨ NHẤT:TỔNG QUAN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI MÔI TRƯỜNG SINH THÁI CẢNH QUAN LƯU VỰC SÔNG CẦU VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHƯƠNG I:KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN LƯU VỰC SÔNG CẦU I.1. Vị trí địa lý: Sông Cầu là dòng lớn của hệ thống sông Thái Bình, bắt nguồn từ vùng núi Phia Đeng (1527m) sường Đông Nam của dãy Pia – bi – óc/Bắc Kạn, Cao Bằng. Dòng chính sông Cầu chảy qua các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh rồi đổ vào sông Thái Bình tại Phả Lại. Ngoài ra còn có nhiều phụ lưu (sông Công, Nghinh Đu, Cà Lồ…nằm gọn trong địa bàn 6 tỉnh Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương, Vĩnh Phúc). Lưu vực sông Cầu nằm trong phạm vi toạ độ địa lý: 21007’ – 22018’ vĩ bắc, 105028’ – 106008’ kinh đông, có tổng diện tích lưc vực là 10530 Km2, bao gồm toàn bộ hay phần lãnh thổ 6 tỉnh và 2 huyện thuộc Hà Nội, (trong đó chính lưu sông Cầu có chiều dài là 288 km và diện tích lưu vực là 6030 Km2. Các phụ lưu có tổng chiều dài là 1332 km và diện tích lưu vực là 3535km2). I.2. Địa hình: Lưu vực sông Cầu được bao bọc bởi cánh cung sông Gâm ở phía Tây và cánh cung Ngân Sơn ở phía đông. Ở phía Bắc và Tây bắc có những đỉnh núi cao trên 1000 m (Hoa sen 1525m, Phia Đeng1527m, Pianon 1125m). Ở phía Đông có cánh cung Ngân Sơn với những đỉnh núi cao trên 700 m (Cóc Xe 1131m, Lung Giang 785m, Khao Khiên 1107m) Phía Tây có dãy Tam Đảo, có đỉnh Tam Đảo cao 1592m, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Nhìn chung địa hình lưu vực thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và có thể chia ra làm 3 vùng: Thượng lưu, trung lưu và hạ lưu. Vùng thượng lưu từ đầu nguồn đến Chợ Mới, cao trung bình 300 – 400m, có những đỉnh núi cao 1326 – 1525m, vùng trung lưu từ Chợ Mới đến thành phố Thái Nguyên, có độ cao trung bình 100 – 200m, hạ lưu từ thác Huống (Thái Nguyên) đến Phả Lại (Hải Dương) phần lớn có địa hình bằng phẳng, độ cao khoảng 10 – 25m. I.3. Đất: Trong lưu vực có những nhóm đất chính dưới đây: - Nhóm đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch và biến chất. Đây là nhóm đất tốt, thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp, nhưng trên một nửa diện tích của nhóm đất này có tầng dày không quá 50 cm. - Nhóm đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá macma axit, phân bổ tập trung ở suờn một dãy núi nằm ở phía tây và nam lưu vực, độ dày tầng đất vào loại trung bình hoặc mỏng. - Nhóm đất phát triển trên đá kiềm ( đá vôi, đá bazic). Loại đất phát triển trên đá vôi (như ở huyện Bạch Thông), đất tốt, thích hợp cho cây trồng nông nghiệp ngắn ngày, giàu chất dinh dưỡng, độ dày thường sâu, thuận tiện cho cây trồng công nghiệp. - Nhóm đất phát triển trên phù sa cổ, tập trung ở phần hạ lưu, đất có tầng sâu dày, nhưng đã bạc màu tập chung ở các huyện Hiệp Hoà, Việt Yên, Sóc Sơn…canh tác nông nghiệp tốt. - Nhóm đất trồng lúa phân bố ở các huyện Vĩnh Lạc, Tiên Sơn, Quế Võ, Yên Dũng, thành phần cơ giới đất thịt nhẹ hay trung bình, dinh dưỡng khá. I.4. Thảm phủ thực vật Trong lưu vực có một số loại rừng sau đây: - Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới, phân bố ở độ cao dưới 700 m và trên 700 m. - Ở vùng đồng bằng và trung du còn có những cây trồng nông lâm nghiệp ngắn ngày hay dài ngày. Theo điều tra trong những năm 1981 – 1983, diện tích đất trồng rừng ở tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn bằng 130658 ha, chiếm 20,2% diện tích lãnh thổ, trong đó rừng chiếm 19,1%. Ở tỉnh gồm tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc diện tích đất có rừng chiếm 23,4% và tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh chiếm 12,6%. Theo số liệu thống kê, đến 1993 diện tích rừng tự nhiên của các tỉnh Bắc Thái, Vĩnh Phúc và Hà Bắc tương ứng như sau: 126.620 ha, 31.555ha, 54710ha. Diện tích rừng trồng của 3 tỉnh nói trên tương ứng bằng 3.500 ha, 4.600 ha và 4.300 ha. Song diện tích rừng bị tàn phá hàng năm cũng khá lớn: thí dụ, năm 1992 ở Bắc Thái diện tích rừng bị tàn phá là 2.342 ha. Rừng bị khai thác bừa bãi và đốt phá làm nương rẫy ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái, đất bị xói mòn, thoái hoá, nước bị cạn kiệt và lũ lụt khốc liệt hơn, gia tăng nhiều trong các năm 1999, 2000, 2001. I.5. Mạng lưới sông suối: Mạng lưới sông suối trong lưu vực sông Cầu tương đối dày, mật độ mạng lưới sông (độ dài sông trên một đơn vị diện tích) trong lưu vực biến đổi trong một phạm vi 0,7 – 1,2 km/km2. Các nhánh sông chính phân bố tương đối đồng đều dọc theo dòng chính, nhưng các sông nhánh tương đối lớn đều nằm ở phía hữu ngạn lưu vực như các sông: Chợ Thu, Đu, Công, Cà Lồ… Trong toàn lưu vực có 68 sông, suối có độ dài từ 10km trở lên với tổng chiều dài 1620 km, trong đó có 13 sông suối có độ dài từ 15km trở lên và 20 sông suối có diện tích lưu vực lớn hơn 100 km2. Trong bảng 1 liệt kê một số đặc trưng hình thái của lưu vực sông Cầu. Một số sông nhánh tương đối lớn. Cụ thể như sau: * Sông Chu bắt nguồn từ xã Bảo Linh huyện Định Hoá, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đến xã Linh Thông lại chuyển hướng Tây Nam – Đông Bắc chảy qua thị trấn chợ Chu, sau đó từ Tân Dương lại chuyển hướng Tây Bắc – Đông Nam để chảy vào sông Cầu tại Chợ Mới. Ở hạ lưu thị trấn chợ Chu có thêm sông nhánh tương đối lớn đổ vào sông Khương (F = 108km2), sông Chu có diện tích lưu vực (F = 437km2). Từ nguồn đến cửa sông Đu dài 36,5km, độ cao trung bình 206m, độ dốc 16,2%, mật độ lưới sông 1,30 km/km2. * Sông Nghinh Tường bắt nguồn từ độ cao 550m tại xã Yên Cư huyện Phú Lương, chảy theo hương tây bắc – đông nam đến xã Cúc Đường huyện Võ Nhai rồi chuyển hướng đông nam – tây bắc và đổ vào bờ trái sông Cầu tại thượng lưu Lang Hít. Sông Nghinh Tường dài 46km, độ cao trung bình lưu vực 290m, độ dốc 12.9%, mật độ lưới sông 1.05 km/km2, diện tích lưu vực 465 km2. * Sông Đu dài 44.5km, độ cao trung bình lưu vực 129m, độ dốc 13.3%, mật độ lưới sông 0.94 km/km2 và diện tích lưu vực 361 km2. * Sông Công bắt nguồn từ độ cao 275m ở xã Thanh Định (huyện Định Hoá), chảy theo hướng tấy nam đến xã Phú Cường huyện Đại Từ thì chuyển hướng tây bắc-đông nam đổ vào sông Cầu ở phía bờ phải tại Hương Ninh xã Hợp Thịnh huyện Hiệp Hoà. Sông Công dài 96 km, độ cao trung bình lưu vực 224m, độ dốc 27.3% mật độ lưới sông 1.2 km/m2, diện tích lưu vực 957 km2. Từ năm 1972 bắt đầu xây dựng hồ chứa Núi Cốc trên sông Công, đến năm 1978 thì hoàn thành (có dung tích 210 triệu mét khối và bổ sung nguồn nước cho sông Cầu, cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của Thái Nguyên, thị xã sông Công…Tuy nhiên do đập chắn ngăn sông, nên từ 1978 trở đi, hạ lưu sông Cầu (từ hạ lưu hồ Núi Cốc) đã hoàn toàn mất nguồn từ trung và thượng lưu, dòng sông bị cạn kiệt, và do đó ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái ở hạ lưu sông Công… * Sông Cà Lồ bắt nguồn từ sườn tây bắc của dãy núi Tam Đảo, chảy qua vùng đồng bằng Vĩnh Phúc rồi đổ vào sông Cầu ở phía phải tại Lương Phú, Bắc Ninh. Sông Cà Lồ dài 89 km, độ cao trung bình của lưu vực là 87m, độ dốc 4,7%, mật độ lưới sông 0.73km/km2, diện tích lưu vực là 88 km2. Trong lưu vực sông Cà Lồ có hồ Đại Lải có dung tích 30.5x106m3. Hồ Xạ Hương có dung tích 14.4 x 106 m3 .Nước ở hai hồ này dùng để tưới cho 4700 ha ruộng ở Vĩnh Phúc. Đây là phụ lưu quan trọng từ Vĩnh Phúc đổ về, có nhiều nét đặc thù riêng. CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU, KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN LƯU VỰC SÔNG CẦU II.1.Đặc điểm chung Từ phân tích trên về các nhân tố tham gia cấu thành khí hậu lưu vựu, có thể đi đến một nhận xét chung là: “Lưu vực sông Cầu có đặc điểm cơ bản của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với nền chung của khí hậu nóng ẩm nhưng có một mùa đông khá lạnh, mưa nhiều và tập chung vào mùa hè”. Chi tiết hơn có thể nêu ra một số đặc điểm sau: - Về cơ bản, khí hậu lưu vực thuộc dạng khí hậu nhiệt đới được quyết định bởi chế độ mặt trời vùng nội chí tuyến, với một nền nhiệt độ khá cao. Ở các vùng thấp (dưới 100m), nhiệt độ trung bình năm đều vượt 210C (là tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới, Miller-1965). - Chế độ gió mùa đã đem lại sự phân hoá mùa khá sâu sắc.Trước hết phải kể đến một sự hình thành một mùa đông lạnh khác thường với nhiệt độ thấp nhất có thể dưới 00C ngay trên các vùng thấp phía Bắc của lưu vực. Đó là một dị thường đối với khí hậu nhiệt đới. Với biên độ của nhiệt độ trung bình năm lên tới 12-130C, hàng năm trên lưu vực đã hình thành hai mùa nóng, lạnh đối lập nhau rõ rệt. Đối với hầu hết các yếu tố khí hậu khác nhau như giá, mưa, ẩm…chế độ gió mùa cũng đem lại sự phân hoá mùi khá sâu sắc. Một mùa mưa tập trung tới trên 80% lượng mưa cả năm vào thời kỳ gió mùa hè, tương phản hẳn với một mùa ít mưa ứng với thời kỳ gió mùa đông, đây là một nét khá tiêu biểu về phân mùa khí hậu trên phạm vi lưu vực. - Khí hậu phân hoá mạnh mẽ theo không gian trên phạm vi của lưu vực. Riêng ở phần bắc thuộc trung và thượng lưu của lưu vực, địa hình chia cắt mạnh đã đem đến sự phân hoá sâu sắc đối với chế độ nhiệt. Trên một phạm vi không lớn, nhiệt độ trung bình tháng cũng như cả năm có thể chênh lệch nhau 100C. Tác động của các dãy và khối núi ở hai phía lưu vực đã dẫn đến sự phân hoá mạnh mẽ của chế độ mưa, với chênh lệch lượng mưa hàng năm giữa các khu vực đến 500 – 1000 mm. Khó có thể tìm thấy một đặc trưng khí hậu nào đồng nhất trên phạm vi toàn lưu vực. - Chịu tác động chung của một cơ chế gió mùa không thuần nhất của khu vực Đông Nam Á, khí hậu của lưu vực sông Cầu cũng như cả nước ta có mức độ biến động khá mạnh mẽ từ năm này qua năm khác. Tính biến động không chỉ đối với giá trị định lượng của các đặc trưng khí hậu mà cả đối với cấu trúc mùa hàng năm. Sự bắt đầu kết thúc, diễn biến của mùa nóng lạnh, mùa mưa, mùa bão, mưa giông, mưa phùn… đều có sự thay đổi đáng kể giữa các năm. Chính đặc trưng dao động này đã tạo ra những dị thường khí hậu và nhiều năm dị thường này đã dẫn tới thiên tai, gần đây có thêm nhiều thiên tai biến đổi rõ rệt, đột ngột. - Biến đổi khí hậu cốt lõi là hiện tượng nóng lên toàn cầu đã được khẳng định qua hàng loạt các kết quả nghiên cứu trên thế giới. Khí hậu Việt Nam cũng đã có những biến đổi tương tự theo kết quả của thiên nhiên gần đây. Qua khảo sát diễn biến của nhiệt độ ở một số trạm khí tượng trong gần nửa thế kỷ qua, cho thấy nhiệt độ trên lưu vực đang có xu hướng tăng lên. Trong đó thập kỷ 90 có tốc độ tăng mạnh nhất vào năm 1998 là năm có nhiệt độ trung bình cao nhất từ trước tới nay. Điều này cũng phù hợp với những đánh giá của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cuối năm 1999. Hệ quả của sự tăng nhiệt toàn cầu sẽ dẫn tới nhiều thay đổi của khí hậu trái đất. Trong tình hình trên không phải chỉ có nhiệt độ của lưu vực đã tăng lên mà đối với nhiều yếu tố, hiện tượng khác của lưu vực ít nhiều đã chịu tác động. - Các hiện tượng khí tượng cực đoan xảy ra trên lưu vực tập chung chính vào các nội dung sau: * Nhiệt độ thấp mùa đông gắn với hiện tượng sương muối, băng giá xảy ra chủ yếu trong thời kỳ thịnh hành của gió mùa đông bắc. * Mưa lớn gắn với nhiễu động khí quyển như xoáy thuận nhiệt đới, hội tụ nhiệt đới, front cực… đẫn đến lũ lụt trên lưu vực xảy ra chủ yếu trong thời kỳ gió mùa Tây Nam. * Dông sét, lốc xoáy, mưa đá xảy ra rải rác, gây tác hại trên một phạm vi hẹp có tính cục bộ, song lại có thể xảy ra ở khắp nơi trong suốt thời kỳ gió mùa mùa hè. II.2. Diễn biến của các yếu tố khí hậu cơ bản và các hiện tượng thời tiết điển hình. II.2.1. Gió: Gió là đặc trưng biểu hiện trước tiên đặc điểm của cơ chế gió mùa. Sự tương phản của hướng gió thịnh hành giữa các tháng trong năm đã thể hiện sự chuyển đổi của hoàn lưu chung. Hướng gió thịnh hành Đông Bắc trong các tháng mùa đông thể hiện ảnh hưởng của luồng gió mùa đông từ phía bắc tới ngược với hướng thịnh hành đông nam thể hiện ảnh hưởng từ phía nam đi lên cũng như từ phía tây tràn sang sau khi đã đổi hướng khi tới lãnh thổ Bắc Bộ. Đặc điểm này thấy khá rõ trên các hoa gió của một số trạm thuộc lưu vực như Thái Nguyên, Tam Đảo, Vĩnh Yên, Bắc Ninh. Tuy nhiên do ảnh hưởng của địa hình các khu vực thấp nằm trong lưu vực hướng gió thịnh hành có thể bị biến đổi không thể hiện được đặc điểm trên của hoàn lưu chung trên lưu vực. Tốc độ gió nói chung khá thấp. Tốc độ gió chung bình năm chỉ khoảng 2-3 m/s. Riêng những khu vực núi cao, trên các địa hình lồi, thoáng hoặc các hành lang gió tốc độ gió trung bình có thể tăng lên 4-5 m/s. Còn những khu vực thung lũng kín tốc độ gió trung bình xuống khá thấp 1-2 m/s trong đó tần xuất lặng có thể lên tới 40 – 50%. II.2.2. Nhiệt độ: Nhiệt độ phân hoá khá mạnh mẽ trong lưu vực. Với gradien nhiệt độ trung bình theo chiều cao địa hình ở khoảng 0.5-0.60C/100m, có thể thấy nhiệt độ trung bình năm ở vùng thấp (độ cao dưới 100m) ở khoảng 22.5 – 230C, thì ở độ cao 500m sẽ xuống xấp xỉ 200C. Tương tự như vậy các tháng mùa đông nhiệt độ trung bình ở độ cao 500m sẽ giảm xuống 12-130C; ở 1000m xuống 100C. Ngược lại vào các tháng mùa hè khi lên tới độ cao trên 1000m nhiệt độ sẽ giảm xuông dưới 240C. Điều đó có nghĩa là trên các vành đai núi cao từ 100m trở nên phạm vi lưu vực về cơ bản sẽ không còn tồn tại mùa nóng hàng năm. Ở những độ cao này hệ sinh thái đã có những thay đổi đáng kể với sự tăng lên đáng kể của các loài cây lá kim, thịnh hành trong khí hậu lạnh. Trên các khu vực thấp thuộc lưu vực tập trung chủ yếu ở hạ lưu, mùa nóng (nhiệt độ trung bình trên 250C) bắt đầu từ khoảng tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 10, kéo dài khoảng 6 tháng; mùa lạnh (nhiệt độ trung bình dưới 200C) bắt đầu từ khoảng trung tuần tháng 11 đến trung tuần tháng 3 kéo dài hơn 4 tháng. Thời gian còn lại thuộc các tháng 3-4, 10-11 được coi là thời kỳ chuyển mùa nhiệt hàng năm. Càng lên cao mùa nóng càng co lại đồng thời mùa lạnh kéo dài thêm. Lên đến khoảng 1000m mùa lạnh đã có thể kéo dài tới 8-9 tháng, trong khi mùa nóng không còn. Đối với các đặc trưng cực trị như nhiệt độ cao nhất, nhiệt độ thấp nhất cũng thay đổi khá lớn trong phạm vi của lưc vực. Ở các khu vực thấp nhất là những nơi có địa hình dạng lòng chảo kín và sâu nhiệt độ tối cao có thể đạt trên 400C. Số liệu quan trắc trên các trạm khí tượng (có địa hình thoáng) đều đã đo được nhiệt độ gần 400C. Nhiệt độ tối cao (0t:max) địa hình với quy luật gần tương tự như nhiệt độ trung bình nếu không kể đến ảnh hưởng của dạng địa hình. Cũng có quy luật diễn biến gần tương tự như các đặc trưng nhiệt vừa nêu nhưng nhiệt độ tối thấp (0t:min) nhạy cảm hơn và phụ thuộc khá nhiều vào dạng địa hình và mặt đệm. Trên nhiều vùng thấp của lưu vực cũng đã xuất hiện nhiệt độ thấp dưới 00C, và đã xảy ra hiện tượng sương muối và băng giá nhất là phần bắc của lưu vực. Trên các vùng núi cao nhiệt độ tối thấp dưới 00C hầu như đều có khả năng xuất hiện trong mùa đông nhưng cũng với xác suất không lớn. Mưa là đặc trưng có mức độ ổn định thấp cả theo thời gian và không gian. Vì thế lưới trạm đo mưa cần dày hơn nhiều lần so với trạm khí tượng. Lượng mưa quan hệ mật thiết với cơ chế hoạt động của gió mùa đặc biệt các nhiễu động khí quyển xảy ra trong cơ chế hoàn lưu này. Trên lưu vực sông Cầu, lượng mưa hàng năm khá lớn 1500-2700 mm. Có thể nhận thấy trong phạm vi không lớn của lưu vực đã tồn tại một trung tâm mưa khá lớn của miền bắc, đó là trung tâm mưa Tam Đảo. Trên mặt hướng phía Đông Nam của dãy Tam Đảo nhất là phần đỉnh, lượng mưa năm có thể vượt 3000 mm. Vùng mưa lớn này kéo dài về phía Đông sang qua thành phố Thái Nguyên, với lượng mưa năm vượt 2000 mm. Xa hơn lên phía Bắc, nằm khuất sau cánh cung Ngân Sơn thuộc vùng thung lũng thấp Bắc Cạn, là một khu vực ít mưa với lượng mưa năm chỉ đạt 1400-1500 mm. Gần đó trên vùng cao của cành cung này, lượng mưa lại tăng lên khá lớn đạt 1800-2000mm. Gắn với dông là các lốc xoáy phát triển ở giai đoạn cao điểm của các cơn dông mạnh. Vòi rồng được coi là lốc xoáy tiêu biểu. Tốc độ gió xảy ra trong các lốc xoáy đã đạt tới tốc độ rất lớn 35 - 40 m/s trên phạm vi lưu vực. Chưa có đủ thông tin để đánh giá đầy đủ về hiện tượng này song có thể nhận thấy hầu hết các đợt gió mạnh có tốc độ đạt cấp XI-XII xuất hiện trên lưu vực đều là do lốc xoáy, vòi rồng gây ra. Gió bão có thể gây ra gió mạnh tới cấp X-XI nhưng chủ yếu chỉ ảnh hưởng tới phần phía nam lưu vực thuộc khu vực hạ lưu sông. Mưa đá xảy ra trong những cơn dông phát triển đặc biệt mạnh mẽ. Nó thường gắn với những nguyên nhân động lực như front cực tràn về nhanh và mạnh, các dạng thường đứt hoặc hội tụ do quá trình tranh chấp giữa các hệ thống thời tiết khác nhau. Trên lưu vực đã xảy ra mưa đá ở hầu khắp các nơi tuy số lần không nhiều, tập trung vào thời kỳ từ tháng 2 đến tháng 5. II.3.Thủy văn và nguồn nước II.3.1. Tổng lượng dòng chảy trung bình năm: - Trên sông Cầu (đến cửa sông):4,50km3/năm, trong đó đóng góp của sông Công là 0,8992 km3/năm, sông Cà Lồ là 0,880 km3/năm (19.5%). - Mức bảo đảm nước trung bình năm toàn lưu vực sông Cầu vào khoảng 116x103 m3/km2 và 2250 m3/ người.năm, thấp hơn nhiều so với mức đảm bảo nước trung bình của toàn lãnh thổ Việt Nam (2500x103 m3/km2 và 10.800 m3/người.năm). II.3.2. Chế độ thủy văn: Mùa mưa trên lưu vực sông Cầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng dòng chảy mùa khô chỉ chiếm khoảng 15-20% tổng lượng dòng chảy năm. Tháng 2 là tháng có lượng dòng chảy nhỏ nhất. Trong những năm gần đây do rừng đầu nguồn bị chặt phá nên dòng chảy sông suối đầu nguồn có xu thế cạn kiệt, một số đoạn sa mạc hóa. II.3.3. Đặc điểm lũ: - Bão, áp thấp nhiệt đới là loại hình thời tiết gây mưa lũ chính ở lưu vực sông Cầu với tần suất là 45%, tiết đó là không khí lạnh với tần suất 28.6%. - Mùa mưa lũ trên lưu vực sông Cầu bắt đầu từ tháng 6 kết thúc vào tháng 9, lũ lớn thường xuất hiện vào tháng VIII. - Lưu vực sông Cầu dài và hẹp, có dạng lông chim, nên lũ trên sông chính và sông nhánh ít trùng nhau. Lũ trên lưu vực sông Cầu lên nhanh và xuống nhanh. - Theo thống kê, thời kỳ 1960 – 1991 trên lưu vực xuất hiện 22 trận lũ lớn, trong đó có 11 trận đặc biệt lớn (tại Phả Lại Hmax >7m). - Lũ quét: Những năm gần đây lũ quét xảy ra ngày càng nhiều hơn ở các sông suối nhỏ thượng nguồn sông Cầu, sông Công. Lũ quét đã gây ra những tổn thất to lớn về người và tài sản của nhân dân. Một trận lũ quét điển hình trên lưu vực sông Cầu: Đầu nguồn sông Công (1963), trên sông Ràng (1973), sông Công (1978), Bắc Kạn (2000) và năm 2001 ở Thái Nguyên và Bắc Kạn. II.4. Nhu cầu dùng nước trong lưu vực sông Cầu + Nước cho sản xuất nông nghiệp: Thái Nguyên: tưới cho 20.000 ha, cần khoảng 200x106 m3/năm. Bắc Giang, Bắc Ninh: tưới cho 20.000 ha cần khoảng 200x106 m3/năm. + Nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên: 30x106 m3/năm. + Nước cho sản xuất công nghiệp: - Gang thép Thái Nguyên : 20x106 m3/năm. - Khu công nghiệp sông Công: 10x106 m3/năm. Tuy tổng lượng nước hàng năm của sông Cầu khá lớn so với nhu Cầu dùng nước, nhưng do dòng chảy phân bố không đều trong năm, nên trong mùa cạn đã xảy ra thiếu nước nghiêm trọng ở một số nơi, nhất là vào khoảng tháng 1-3. Theo tính toán sơ bộ, các tháng này đều thiếu khoảng 30x106 m3 để cung cấp cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp ở Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang. Trong tương lai nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và sản xuất gia tăng nhanh chóng, thì tình trạng th