Đến nay trên thế giới bảo hiểm đã phát triển một cách hoàn thiện về số nghiệp vụ. Bảo hiểm ra đời nhằm đáp ứng kịp thời cho nhu cầu của xã hội, của con người. Đã có những nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc và có những đơn bảo hiểm đặc biệt. Trước sự phát triển ngày một lớn mạnh như vậy, bảo hiểm Việt Nam cũng đã từng bước hoàn thiện mình để hòa nhập với sự phát triển chung của bảo hiểm thế giới. Từ chỉ có một công ty bảo hiểm duy nhất, Công ty bảo hiểm Việt Nam hoạt động từ 15/01/1965 theo quyết định số 179CP ngày 17/12/1964 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay đã có một loạt các công ty bảo hiểm được thành lập do yêu cầu khách quan phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay.
41 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 4406 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Các loại hình công ty Bảo hiểm thương mại ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BỘ MÔN KINH TẾ BẢO HIỂM
( ( (
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Đề tài:
CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Giáo viên hướng dẫn : NGUYỄN VĂN ĐỊNH
Sinh viên thực hiện : TRẦN TRUNG THỊNH
Lớp : KINH TẾ BẢO HIỂM 40A
Hà Nội, 12/2001
LỜI NÓI ĐẦU
Đến nay trên thế giới bảo hiểm đã phát triển một cách hoàn thiện về số nghiệp vụ. Bảo hiểm ra đời nhằm đáp ứng kịp thời cho nhu cầu của xã hội, của con người. Đã có những nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc và có những đơn bảo hiểm đặc biệt. Trước sự phát triển ngày một lớn mạnh như vậy, bảo hiểm Việt Nam cũng đã từng bước hoàn thiện mình để hòa nhập với sự phát triển chung của bảo hiểm thế giới. Từ chỉ có một công ty bảo hiểm duy nhất, Công ty bảo hiểm Việt Nam hoạt động từ 15/01/1965 theo quyết định số 179CP ngày 17/12/1964 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay đã có một loạt các công ty bảo hiểm được thành lập do yêu cầu khách quan phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay.
Để nhằm tìm hiểu sâu sắc hơn các hoạt động của các Công ty bảo hiểm Việt Nam hiện nay em xin nghiên cứu đề tài: "Các loại hình Công ty Bảo hiểm thương mại ở Việt Nam hiện nay". Do khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu còn nhiều thiếu sót em mong được bộ môn Kinh tế Bảo hiểm cùng thầy giáo hướng dẫn góp ý để cho bài viết được hoàn thiện hơn.
Đồng thời em cũng gửi lời cảm ơn tới thầy giáo hướng dẫn TS - Nguyễn Văn Định đã tận tình giúp đỡ em để em hoàn thành trong quá trình viết đề tài này.
PHẦN 1: SƠ LƯỢC VỀ BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI VÀ CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI.
I. LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA NGÀNH BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI
Bảo hiểm có nguồn gốc từ rất xa xưa, trong lịch sử nền văn minh nhân loại mà thậm chí cho tới hiện nay, người ta vẫn chưa xác định được bảo hiểm xuất hiện từ khi nào. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy được phế tích của những ngôi nhà, tác phẩm nghệ thuật, hoặc những dấu tích còn sót lại của các nền văn minh xưa kia, tuy nhiên, việc tái lập một cách chính xác cách thức mà những thị dân đầu tiên đã sử dụng để tổ chức các hoạt động dịch vụ trong nền kinh tế lại là một điều khó khăn. Tuy nhiên, trong số những dấu tích vật chất gây ấn tượng của văn minh thời tiền sử, thời cổ đại, thời trung cổ và thời cận đại, các kho lúa nơi mọi người dự trữ lương thực để mọi người sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Như vậy bảo hiểm xuất hiện như là một phương cách xử lý rủi ro, tổn thất mà con người phải đối phó hàng ngày trong đời sống sinh hoạt sản xuất của mình. Cách xử lý đó dự trên ý niệm "Cộng đồng hóa rủi ro, hiểm họa".
Lịch sử bảo hiểm thế giới cho thấy ý niệm cộng đồng hóa nói trên đã hình thành từ xa xưa, mặc dù, còn ở hình thức rất thô sơ.
- Trung Quốc - 4500 năm trước công nguyên. Người ta cho rằng ở thời kỳ này các nhà lái buôn Trung Quốc đã biết hợp tác tổ chức chuyên chở tài sản của mỗi người phân tán trên nhiều thuyền khác nhau. Cách làm như vậy, giúp cho mỗi người tránh việc phải gánh chịu tổn thất toàn bộ số hàng của mình. Đây chính là cách làm "phân tán rủi ro", "cộng đồng hóa trước những rủi ro".
- Baby love - 1700 năm trước công nguyên và Athenes - 500 năm trước công nguyên. Xuất hiện một hệ thống cho vay với lãi suất rất cao để mua và vận chuyển hàng hóa. Nếu hàng hóa bị mất mát, hư hại (do bất khả kháng) người vay không phải hoàn trả khoản tiền đã vay. Hệ thống này sau này còn được gọi là "cho vay mạo hiểm lớn".
- Xứ Rhodes - 916 năm TCN. Hoàng đế xứ Rhodes đã ban hành luật để bảo vệ các thương gia có hàng hóa bị tổn thất vì lợi ích chung của hành trình. Các chủ hàng và chủ tàu được hưởng lợi trên các tổn thất đó phải cùng nhau gánh chịu. Thể chế này ngày nay vẫn còn và được gọi là "quy tắc tổn thất chung".
- Rome. Tồn tại một hệ thống cho vay nặng lãi được gọi là "cho vay mạo hiểm lớn". Sự cho vay trong các trường hợp mạo hiểm lớn đã sinh ra sự lạm dụng, do đó bị nhà nước bằng một sắc lệnh vào năm 1237. Chính sự cấm đoán này làm cho các chủ ngành hàng cho vay (không nặng lãi) mà có thể chắc chắn thu lại được số tiền đã cho vay. Từ đó dần dần hình thành và đưa vào sử dụng một hệ thống mới và đó là cơ sở sinh ra bảo hiểm hàng hải. Các nhóm nhà buôn chấp nhận được bảo hiểm giá trị con tàu và hàng hóa chuyên chở nhờ vào việc trả một khoản tiền qui định. Cuối cùng vào thể kỷ 14, thỏa thuận bảo hiểm hàng hải đầu tiên ra đời.
- Italia - 1347. Bản hợp đồng bảo hiểm cổ nhất còn lưu giữ đến ngày nay được phát hành tại Gênes. Ở Pháp, còn giữ được một bản hợp đồng phát hành từ năm 1437 cũng bởi các nhà bảo hiểm Genois.
- Hội bảo hiểm đầu tiên ra đời vào năm 1424 ở Gênes - Italia cho vận chuyển đường biển và đường bộ.
- Anh Quốc 1960. Nữ hoàng Anh Quốc cho phép các hoạt động kinh doanh bảo hiểm được thực hiện trong thời gian 90 năm. Năm 1720, các nhà bảo hiểm LLoyd's ra đời và sau đó, 60 năm họ nắm giữ 60% rủi ro hàng hải trên thế giới.
- Cũng ở Anh Quốc 1966. Xảy ra một vụ cháy lớn thiêu huỷ gần 13.000 tòa nhà ở Luân Đôn làm nảy sinh nhu cầu bảo hiểm hỏa hoạn: 6 công ty bảo hiểm hỏa hoạn ra đời sau đó (1667). Bảo hiểm hỏa hoạn dần dần lan sang các nước Châu Âu khác như Pháp (1686)...
- Bảo hiểm nhân thọ ra đời khá sớm sau bảo hiểm hàng hải nhưng do thiếu cơ sở khoa học nên bị cấm đoán bởi nhà thờ. Đến thế kỷ 17, Ferma, Pascal và sau đó là Bernqnlli khai sinh và phát triển xác suất thống kê toán. Cơ sở khoa học của bảo hiểm đã hình thành. Công ty bảo hiểm Nhân thọ ra đời đầu tiên ở Anh vào năm 1762.
- Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, bảo hiểm phát triển để đảm bảo cho hàng loạt các rủi ro mới: bệnh, ô tô, hàng không...
Cũng như nhiều nghiệp vụ bảo hiểm khác, bảo hiểm thương mại ra đời khá sớm. Đây là loại hình bảo hiểm có tính chất kinh doanh. Trước công nguyên ở Ai Cập những người thợ đẽo đá đã biết thành lập “ quỹ tương trợ” để giúp đỡ nạn nhân trong các vụ tai nạn. Từ đó, hoạt động mang tính chất bảo hiểm phát triển dần theo sự phát triển của xã hội loài người. Những nghiệp vụ bảo hiểm xuất hiện liên tục. Năm 1182, ở miền Bắc nước Italia xuất hiện bản hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển; năm 1667 công ty bảo hiểm hoả hoạn ở Anh xuất hiện; năm 1759 công ty bảo hiểm Nhân thọ đầu tiên ra đời ở Mỹ; năm 1846 công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới được thành lập ở Đức vv... Có thể nói, các nghiệp vụ bảo hiểm kế tiếp nhau ra đời ở tất cả các nước trên thế giới. Bảo hiểm nói chung và bảo hiểm thương mại nói riêng ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế, nó trở thành nhu cầu của mọi người, mọi đơn vị kinh tế; là động lực phát triển kinh tế - và có đóng góp xứng đáng vào GDP của mỗi quốc gia...
Thị trường BHTM thế giới năm 1997
Nước
Doanh thu phí
( triệu USD)
Thị phần so thị trường thế giới(%)
Phí bình quân đầu người
(USD/người)
Cơ cấu trong GDP
(%)
1
2
3
4
5
Mỹ
Anh
CHLB Đức
Pháp
Thụy Sĩ
Nhật Bản
Hàn Quốc
Trung Quốc
Singapore
Malaysia
Thái Lan
Inđonexia
Việt Nam
688.534 (01)
158.046 (03)
136.717 (04)
128.902 (05)
30.511 (11)
490.626 (02)
56.674 (06)
13.429 (17)
4.964 (32)
4.307 (33)
3.179 (35)
2.033 (37)
116 (86)
32.35
7.42
6.42
6.06
1.43
23.05
2.66
0.63
0.23
0.20
0.15
0.12
0.01
2.570,6(03)
2451,5(04)
1666,1(11)
2.203,6(05)
4.289,7(01)
3.896,0(02)
1.232,3(18)
10,9( 77)
1.327,3(17)
198,8( 34)
52,2( 54)
13,1( 75)
1,5 ( 86)
8,94( 09)
11,22(05 )
6,53( 14)
9,25( 07)
11,94(03 )
11,87(04 )
15,42(02 )
1,46( 62)
5,14( 22)
4,37( 26)
2,44( 44)
1,23 ( 68)
0,46 (84)
( Nguồn: Thông tin thị trường bảo hiểm – tái bảo hiểm số 4-11/99)
Ghi chú: trong ngoặc ( - - ) vị trí so thị trường thế giới.
II. BẢN CHẤT CỦA BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI
1. Định nghĩa
Bảo hiểm thương mại(BHTM)- còn được gọi là bảo hiểm rủi ro hay bảo hiểm kinh doanh - được hiểu là sự kết hợp giữa hoạt động kinh doanh với việc quản lý các rủi ro. Manh nha của hoạt động này có từ rất lâu trong lịch sử văn minh nhân loại, từ thuở con người biết săn bắn tìm kiếm thức ăn, đồ mặc, rồi tích trữ phòng khi không kiếm được hay khi có chiến tranh vv... Xã hội ngày càng phát triển với các cuộc cách mạng công nghiệp, đến cách mạng thông tin thì bảo hiểm cũng ngày càng khẳng định sự có mặt không thể thiếu được trong mọi hoạt động của con người bởi rủi ro nhiều hơn và các nhu cầu về an toàn cũng lớn hơn.
Tuy nhiên, cho đến bây giờ vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về BHTM mà người ta chỉ đưa ra các quan điểm về BHTM theo các góc độ tiếp cận khác nhau. Với người Pháp thì “ Bảo hiểm là một hoạt động thông qua đó một cá nhân hay một tổ chức có quyền được hưởng bồi thường hoặc chi trả nếu rủi ro xảy ra nhờ vào khoản đóng góp cho mình hay cho người khác. Khoản bồi thường hoặc chi trả này do một tổ chức đảm nhiệm, tổ chức này có trách nhiệm trước các rủi ro và bù trừ chúng theo đúng qui luật thống kê”.
Trong khi đó, bằng cách nhìn nhận bảo hiểm như một cơ chế chuyển giao rủi ro, một tập đoàn bảo hiểm lớn của Mỹ cho rằng: “ Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm”(AIG).
2. Bản chất của BHTM
Cơ chế hoạt động của bảo hiểm tạo ra một "sự đóng góp của số đông vào rủi ro của số ít" trên cơ sở quy tụ nhiều người có cùng rủi ro thành cộng đồng nhằm phân tích hậu quả tài chính của những vụ tổn thất. Như vậy thực chất mối quan hệ trong hoạt động bảo hiểm không chỉ là mối quan hệ giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm trong cùng một cộng đồng bảo hiểm xoay quanh việc hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm - một hình thức đặc biệt của các khoản dự trữ bằng tiền.
Các mối quan hệ kinh tế phát sinh gắn với việc tạo lập và phân phối quỹ bảo hiểm được thể hiện ở hai mặt:
Một là, chúng nảy sinh trong quá trình huy động phí bảo hiểm để lập quỹ bảo hiểm, nguồn thu hình thành quỹ bảo hiểm càng lớn khi số lượng người tham gia bảo hiểm càng đông.
Hai là, chúng nảy sinh trong quá trình sử dụng quỹ bảo hiểm. Quỹ bảo hiểm trước hết và chủ yếu được sử dụng để bù đắp những tổn thất cho người được bảo hiểm khi xảy ra các rủi ro được bảo hiểm làm ảnh hưởng đến sự liên tục của đời sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất - kinh doanh trong nền kinh tế - xã hội. Quỹ bảo hiểm cần được sử dụng trang trải các chi phí hoạt động của chính người bảo hiểm, tham gia vào các mối quan hệ phân phối mang tính pháp định (thuế, phí...) và mang lại lãi kinh doanh cho người bảo hiểm kinh doanh
Như vậy, về bản chất, BHTM là biện pháp chia nhỏ tổn thất của một hay một số ít người có khả năng cùng gặp một loại rủi ro dựa vào một quỹ chung bằng tiền được lập bởi sự đóng góp của nhiều người cũng có khả năng gặp tổn thất đó thông qua hoạt động của công ty bảo hiểm.
Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, việc tuyệt đối hóa vai trò kinh tế của nhà nước và kinh tế tập thể nói chung và sự độc quyền của nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm đã làm cho các mối quan hệ của bảo hiểm trở nên đơn giản và việc sử dụng quỹ bảo hiểm trở nên kém hiệu quả. Sự chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường hiện nay, như đã đề cập, đã tạo ra tiền đề khách quan và cơ sở vững chắc cho các hoạt động bảo hiểm.
Tuy nhiên bên cạnh đó, việc hình thành một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần sẽ làm cho các mối quan hệ kinh tế (trong đó có các mối quan hệ thuộc bảo hiểm) sẽ trở nên đa dạng, phức tạp. Bảo hiểm ở mọi góc độ (doanh nghiệp, sản phẩm, quản lý nhà nước, hiệp hội..) bức thiết phải xây dựng và hoàn thiện nhanh chóng nhằm phát huy chức năng vốn có của mình: bảo vệ con người, bảo vệ tài sản, của cải vật chất của xã hội.
3. Vai trò tác dụng của bảo hiểm.
Hoạt động bảo hiểm thậm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Trong điều kiện kinh tế hàng hóa phát triển với nhiều thành phần kinh tế, sự đa dạng của loại hình doanh nghiệp và các ngành nghề. Sự phát triển các nhu cầu của các tầng lớp dân cư trong xã hội và của cải vật chất, bảo hiểm và bảo đảm xã hội đòi hỏi hoạt động bảo hiểm phải thích ứng với cơ chế thị trường và phát huy vai trò, tác dụng ở mọi lĩnh vực khác.
Nhìn chung, vai trò tác dụng của bảo hiểm có thể được xét ở hai khía cạnh: kinh tế -xã hội và tài chính.
3.1. Khía cạnh kinh tế - xã hội.
Rủi ro tổn thất phát sinh làm thiệt hại các đối tượng: của cải vật chất do con người tạo ra và chính bản thân con người, làm gián đoạn quá trình sinh hoạt của dân cư, ngừng trệ hoạt động sản xuất của nền kinh tế. Nói chung nó làm gián đoạn và giảm hiệu quả của quá trình tái sản xuất xã hội.
Quỹ dự trữ bảo hiểm được tạo lập trước một cách có ý thức, khắc phục hậu quả nói trên, bằng cách bù đắp các tổn thất phát sinh nhằm tái lập và đảm bảo tính thường xuyên liên tục của các quá trình xã hội. Như vậy, trên phạm vi rộng toàn bộ nền kinh tế xã hội, bảo hiểm đóng vai trò như một công cụ an toàn và dự phòng, đảm bảo khả năng hoạt động lâu dài của mọi chủ thể dân cư và kinh tế. Với vai trò đó, bảo hiểm khi thâm nhập sâu rộng vào mọi lĩnh vực của đời sống đã phát huy tác dụng vốn có của mình. Thúc đẩy ý thức đề phòng - hạn chế tổn thất cho mọi thành viên trong xã hội.
3.2. Khía cạnh tài chính:
Sản phẩm bảo hiểm là một loại dịch vụ đặt biệt: một lời cam kết đảm bảo cho sự an toàn (an toàn động), hơn nữa, nó là một loại hàng hóa trên thị trường bảo hiểm thương mại. Tổ chức hoạt động bảo hiểm với tư cách là một đơn vị cung cấp một loại sản phẩm dịch vụ cho xã hội, tham gia vào quá trình phân phối như là một đơn vị ở khâu cơ sở trong hệ thống tài chính của quốc gia.
Bảng 2: Số lượng công ty bảo hiểm một số nước trong khu vực và trên thế giới
Quốc gia
Công ty bảo hiểm
Công ty tái bảo hiểm
Tổng số
Trung quốc
8
1
9
Hồng Kông
240
16
256
Ấn Độ
4
1
5
Inđônêxia
91
4
95
Malaysia
53
8
61
Philippines
98
3
101
Singapore
51
27
78
Đài Loan
22
1
23
Thái Lan
67
2
69
Việt Nam
16
1
17
(Nguồn: VINARIE)
Mặt khác, sự tồn tại và phát triển của các hoạt động bảo hiểm không chỉ đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn (cho các cá nhân, doanh nghiệp) mà còn đáp ứng nhu cầu vốn không ngừng tăng lên của quá trình tái sản xuất mở rộng, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, với việc thu phí theo "nguyên tắc ứng trước", các tổ chức hoạt động bảo hiểm chiếm giữ một quỹ tiền tệ rất lớn thể hiện cam kết của họ với khách hàng nhưng tạm thời nhàn rỗi.
Bảng 3: Phí bảo hiểm toàn cầu theo khu vực.
Khu vực
Doanh thu tỷ USD
Thị phần %
Châu Á
698
35,5
Bắc Mỹ
628
31,9
Châu Âu
543
27,6
Nam Mỹ
30
1,5
Châu Phi
19
1,0
Khu vực khác
49
2,5
Do vậy, các tổ chức hoạt động bảo hiểm đã trở thành những nhà đầu tư lớn, quan trọng cho các hoạt động khác của nền kinh tế quốc dân.
Bảo hiểm, do đó không chỉ đóng vai trò của một công cụ an toàn mà còn có vai trò của một trung gian tài chính, nắm giữ phần quan trọng trong các doanh nghiệp công nghiệp và thương mại lớn.
Bảng 4: Cơ cấu đầu tư tài chính của ngành bảo hiểm ở các nước phát triển năm 1996 (%)
Quốc gia
Bất động sản
Cổ phiếu
Trái phiếu
TgNH
Khác
Bỉ
4,3
19,9
72,7
1,9
1,2
Đan Mạch
1,8
25,7
64,2
1,2
7,1
Pháp
8,0
15,7
73,6
1,3
1,3
Đức
5,0
20,9
72,5
1,0
0,7
Italia
11,9
15,2
69,9
2,8
0,0
Hà Lan
6,2
20,9
66,8
1,3
4,7
Na Uy
6,6
35,4
56,8
1,2
-
Thụy Điển
12,5
17,1
63,3
1,3
5,7
Anh
6,7
50,1
35,0
2,2
6,0
Nguồn: FFSA (L'Assurance Francaise 1996)
Với các vai trò trên, bảo hiểm phát huy tác dụng hết sức quan trọng đối với nền kinh tế, đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường. Tác dụng đó chính là: tập trung, tích tụ vốn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất (giản đơn và mở rộng) được thường xuyện và liên tục. Tác dụng này càng quan trọng đối với nước ta hiện nay khi mà nó có thể góp phần tích cực vào việc tăng số vốn đầu tư chính từ nội bộ của nền kinh tế, huy động và tận dụng một cách triệt để nhất các quỹ tiền tệ nằm rải rác trong dân cư.
Chính vì những tác dụng tích cực nói trên, của bảo hiểm, mà ở bất kỳ quốc gia nào, dù đã phát triển hay đang phát triển, chính phủ luôn tìm nhiều cách khác để thúc đẩy, khuyến khích hoạt động bảo hiểm phát triển, tăng số lượng các loại hình bảo hiểm bắt buộc, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với người kinh doanh bảo hiểm hoặc miễn giảm thuế doanh thu đánh trên phí bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân đánh trên các khoản tiền bảo hiểm được nhận lương đối với người được bảo hiểm, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà bảo hiểm đầu tư.
III. Đặc điểm của bảo hiểm thương mại.
Bảo hiểm thương mại là một bộ phận trong hệ thống bảo hiểm nói chung, là hoạt động bảo hiểm được thực hiện bởi các tổ chức kinh doanh bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm thương mại. Bảo hiểm thương mại chỉ những hoạt động mà ở đó các doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro trên cơ sở người được bảo hiểm đóng một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm đều doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường hay trả tiền bảo hiểm khi xảy ra các rủi ro đã thỏa thuận trước trên hợp đồng.
Nội dung của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, ngoài mối quan hệ giữa doanh nghiệp bảo hiểm với khách hàng của mình (gọi là người được bảo hiểm) còn được thể hiện trong mối quan hệ giữa người bảo hiểm gốc và người nhận tái bảo hiểm khi thực hiện tái bảo hiểm và bao hàm các hoạt động của trung gian bảo hiểm như: môi giới, đại lý...
Hoạt động bảo hiểm nói chung, bảo hiểm bảo hiểm thương mại nói riêng tạo ra được một "sự đóng góp của số đông vào rủi ro của số ít" trên cơ sở quy tụ nhiều người có cùng rủi ro thành cộng đồng nhằm phân tán hậu quả tài chính của những vụ tổn thất. Số người tham gia càng đông, tổn thất càng phân tán rộng, rủi ro càng giảm thiểu ở mức độ thấp nhất thể hiện ở mức phí bảo hiểm mà người tham gia phải đóng là nhỏ nhất đủ để mỗi người đó không ảnh hưởng gì quan trọng đến hoạt động sinh hoạt sản xuất của mình. Hoạt động theo qui luật số đông, đó là nguyên tắc cơ bản nhất của bảo hiểm.
Bên cạnh đó, đám đông tham gia vào cộng đồng càng lớn thể hiện nhu cầu bảo hiểm càng tăng theo đà phát triển của nền kinh tế - xã hội, những người được bảo hiểm không thể và cũng không cần biết nhau họ chỉ biểu người quản lý cộng đồng (doanh nghiệp bảo hiểm) là người nhận phí bảo hiểm và cam kết sẽ bình thường cho họ khi có rủi ro tổn thất xảy ra. Hoạt động bảo hiểm thương mại tạo ra một sự hoán chuyển rủi ro từ những người được bảo hiểm qua người bảo hiểm trên cơ sở một văn bản pháp lý: Hợp đồng bảo hiểm. Điều này đã tạo ra một rủi ro mới đe dọa mối quan hệ giữa hai bên trên hợp đồng. Dịch vụ bảo hiểm thương mại là một lời cam kết, liệu lúc xảy ra tổn thất, doanh nghiệp bảo hiểm có thực hiện hoặc có khả năng thực hiện cam kết của mình hay không trong khi phí bảo hiểm đã được trả theo "nguyên tắc ứng trước". Ngược lại các rủi ro, tổn thất được bảo hiểm được minh thị rõ ràng trên hợp đồng, liệu có sự man trá của phía người được bảo hiểm này không để nhận lượng tiền bảo hiểm. Như vậy, mối quan hệ mối quan hệ giữa hai bên trên hợp đồng bảo hiểm gắn liền với sự tin tưởng lẫn nhau và điều này đoì hỏi phải đảm bảo nguyên tắc cơ bản thứ hai là nguyên tắc "trung thực tuyệt đối".
Nhìn chung, bảo hiểm thương mại có một số đặc điểu sau:
- Trước tiên, hoạt động bảo hiểm thương mại là một hoạt động thỏa thuận (còn gọi là bảo hiểm tự nguyện).
- Hai là, sự tương hỗ trong bảo hiểm thương mại được thực hiện trong "cộng đồng có giới hạn" một "nhóm đóng".
- Ba là, bảo hiểm thương mại cung cấp dịch vụ đảm bảo không chỉ cho các rủi ro bản thân mà còn cho cả rủi ro tài sản và trách nhiệm.
IV. Phân loại bảo hiểm thương mại.
1. Phâ