Đề án Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết: Kinh nghiệm quốc tế và chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam

Sự hợp tác và tham gia phân công lao động quốc tế tăng lên không những làm cho trao đổi hàng hóa trong nước gia tăng mà còn làm cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các nước phát triển. Trên cơ sở phát triển của các mối quan hệ kinh tế giữa các nước, sự liên hệ về chính trị và văn hóa giữa các nước ngày càng phát đạt. Những mối quan hệ thường xuyên về mặt kinh tế, chính trị và văn hóa giữa các nước đã làm nảy sinh những quan hệ tiền tệ của nước này đối với nước kia. Quan hệ so sánh đồng tiền của các quốc gia với nhau được gọi là tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái giữ một vai trò quan trọng đến tình hình ngoại hối của các nước và ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia, nó sẽ đảm bảo tính ổn định trong nền kinh tế, ổn định giá cả tạo ra môi trường an toàn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh mà đặc biệt là hoạt động ngoại thương. Vì vậy, việc áp dụng một chính sách tỷ giá đúng đắn là một điều kiện tiên quyết để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tất nhiên chưa hẳn là một tỷ giá là ưu việt đối với nước này thì đã là phù hợp với các nước khác, bởi vì mỗi nước có một điều kiện kinh tế cụ thể khác nhau. Thậm chí ngay trong một quốc gia, việc áp dụng cố định một chế độ tỷ giá khi các điều kiện kinh tế - chính trị trong nước và quốc tế đã thay đổi cũng không thể đem lại một kết quả tốt như mong đợi. Điều quan trọng là phải biết trong trường hợp nào thì cố định tỷ giá phát huy tác dụng tối đa ưu điểm của mình, từ đó sẽ quyết định lựa chọn việc áp dụng cố định tỷ giá một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện khách quan và mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển đất nước. Không dễ dàng về mặt lý thuyết cũng như thực tế khi lựa chọn một hệ thống tỷ giá thích hợp. Trên thực tế có nhiều tranh luận về lợi thế cũng như bất lợi của hai chính sách tỷ giá đặc biệt: tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi. Nhưng có nhiều lập luận ủng hộ sự kết hợp giữa hai chế độ tỷ giá trên, đó là tỷ giá thả nổi có điều tiết. Nó cho phép tận dụng lợi thế, đồng thời hạn chế những bất lợi của cả hai chế độ. Vì thế, trên thực tế, một nước có thể có nhiều lựa chọn các kết hợp khác nhau tùy thuộc vào các đặc điểm cấu trúc, những cú sốc bên ngoài có thể xảy ra và môi trường kinh tế vĩ mô. Trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia vào hội nhập kinh tế - tài chính - tiền tệ quốc tế, việc hình thành một chính sách tỷ giá linh hoạt và sát với những biến động của thị trường là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân nói chung cũng như thị trường chứng khoán còn non trẻ của nước ta nói riêng.Tuy nhiên, khả năng tận dụng nhân tố này cho sự thành công của công cuộc hội nhập cũng như công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến đâu thì còn phụ thuộc vào khả năng hoạch định chính sách, sức mạnh kinh tế của nước ta và đặc biệt là sự phối hợp linh hoạt, đúng đắn, mềm dẻo giữa hai chế độ tỷ giá để phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm của chúng, sao cho đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất. Xuất phát từ những nhận định đó, em đi sâu vào phân tích đề tài: " Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết - Kinh nghiệm quốc tế và chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam " Đề án này được chia làm 3 chương: Chương I. Khái quát chung về tỷ giá hối đoái và hoạt động của tỷ giá thả nổi có điều tiết Chương II. Chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam trong thời gian vừa qua - Thành tích và những mặt còn hạn chế Chương III. Những chính sách cho một tỷ giá phù hợp ở Việt Nam trong thời gian tới

doc38 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3046 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết: Kinh nghiệm quốc tế và chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan