Đề án Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

1. Hoàn thiện bộ máy và tổ chức chỉ đạo Hoàn thiện bộ máy và tổ chức chỉ đạo, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cho mọi người dân, nhất là người lao động trong các DNNN thuộc diện chuyển đổi sở hữu về ý nghĩa, mục đích, sự cần thiết của cổ phần hóa để họ quán triệt sâu sắc chủ trương, chính sách và giải pháp đổi mới DNNN. Trong thời gian tới không ngừng chấn chỉnh và hoàn thiện tổ chức bộ máy Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp từ trung ương đến các bộ, ngành tỉnh, thành phố. Nâng cao trách nhiệm của bộ, ngành và địa phương trong công tác sắp xếp và tiến hành cổ phần hóa DNNN trong thời gian tới, có chương trình kế hoạch cụ thể và phải tập trung chỉ đạo quyết liệt nhằm đảm bảo thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra. Song song với việc kiện toàn và tổ chức chỉ đạo, cần tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến đến từng người dân và cán bộ, công nhân viên ở các DNNN nhằm cho mọi người hiểu rõ mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu của việc sắp xếp lại DNNN nói chung và cổ phần hóa nói riêng. Có nhiều biện pháp tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến như : - Trước hết cần phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí. - Bên cạnh đó mở rộng các hình thức tuyên truyền khác như: tổ chức hội thảo khoa học giữa các nhà kinh tế với các nhà quản lý. phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng. Khi thực hiện công tác phổ biến tuyên truyền chủ trương cổ phần hóa cần chú ý tới một số vấn đề cơ bản sau : - Xác định những nội dung thiết thực của công tác cổ phần hóa DNNN. - Thực hiện đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, xã hội hóa công tác tuyên truyền. - Công tác phổ biến, tuyên truyền về chủ trương cổ phần hóa cần được thực hiện một cách thường xuyên trong suốt quá trình cổ phần hóa. 2. Áp dụng đồng bộ các giải pháp về tài chính, tín dụng, tích cực giải quyết các khoản nợ của DNNN trước khi thực hiện cổ phần hóa Đối với các khoản nợ phải thu: nếu là các khoản nợ khó đòi do nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp đã được quy trách nhiệm cá nhân hoặc tập thể thì phải cương quyết xử lý bồi thường vật chất. Nếu khoản nợ khó đòi do nguyên nhân khách quan mà có đủ chứng cứ xác định là không đòi được như: con nợ bỏ trốn, giải thể hoặc phá sản. thì doanh nghiệp được sử dụng quỹ dự phòng bù đắp thêm, hạch toán vào kết quả kinh doanh (nếu có lãi) hoặc giảm giá trị doanh nghiệp trước khi thực hiện cổ phần hóa. Đối với các khoản nợ phải trả: do bất kỳ nguyên nhân nào, nếu là khoản nợ ngân sách thì coi như vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được thể hiện chuyển đổi sở hữu theo chế độ hiện hành. Nếu là vay Ngân hàng thì phải dùng tiền thu được do chuyển sở hữu để trả nợ Ngân hàng. - Tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa DNNN. - Thị trường hóa các khoản nợ. 3. Hoàn thiện việc xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa * Nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp Trong toàn bộ giá trị của DNNN thì một phần không nhỏ là giá trị tài sản thuộc sở hữu nhà nước, được nhà nước đầu tư. Hiện nay việc xác định giá trị thực tế của DNNN chủ yếu được thực hiện theo nguyên tắc : giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được. Nguyên tắc này phù hợp với nguyên tắc thị trường. * Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp Hiện nay, việc xác định giá trị DNNN để tiến hành cổ phần hóa còn mang tính chủ quan của hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp, nên kết quả thiếu chính xác, chưa phản ánh đúng giá trị thực của doanh nghiệp. Nếu làm đúng thì giá trị tài sản nhà nước gồm tài sản hữu hình và vô hình chỉ thay đổi về hình thức quản lý mà không làm mất đi giá trị thực tế. * Tính giá trị sử dụng đất để cổ phần hóa DNNN Hiện nay, giá về sử dụng đất hầu như vẫn chưa được tính vào giá trị doanh nghiệp và DNNN cổ phần hóa tiếp tục được sử dụng. Nếu tính đủ yếu tố đất sẽ kéo theo giá trị doanh nghiệp lên rất cao, khó bán được cổ phiếu. Do vậy, cách tốt nhất là doanh nghiệp thuê đất của nhà nước và khấu hao trả dần. 4. Điều chỉnh các chính sách ưu đãi để khuyến khích DNNN thực hiện cổ phần hóa, tạo sân chơi bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt giữa loại hình DNNN và công ty cổ phần Theo kết quả điều tra dư luận xã hội về việc tiến hành cổ phần hóa DNNN thì 81% cán bộ quản lý, 51% công nhân, 64% cán bộ làm công tác Đảng cho rằng: cần đảm bảo sự bình đẳng giữa DNNN và các doanh nghiệp cổ phần hóa cũng như với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Mặc dù có rất nhiều cố gắng nhưng môi trường kinh doanh hiện nay vẫn chưa tạo được sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nên các DNNN sau khi cổ phần hóa vẫn bị thiệt thòi hơn so với khi còn là doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, nhà nước cần có các chính sách ưu đãi cho các DNNN cổ phần hóa, nhất là chính sách miễn giảm thuế thời gian đầu.

doc28 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2551 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề án KTCT - Nội dung.doc
  • docĐề án KTCT - Bìa.doc
Luận văn liên quan