Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập làm thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp(DN) Việt Nam nói chung và các DN công nghiệp Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với nhiều cơ hội cũng như thách thức cản trở trên con đường hội nhập. Muốn tồn tại và phát triển được buộc các DN phải tập trung không ngừng tự hoàn thiện và làm mới phù hợp với quy luật phát triển chung. Nước ta là một nước đang phát triển, nền sản xuất nhỏ và nông nghiệp là chủ yếu. Vì thế thực trạng công nghệ ở nước ta còn lạc hậu so với thế giới cũng là một điều không có gì làm ngạc nhiên.
Đã hơn 20 năm thực hiện đổi mới cơ chế chính sách, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, và đã mang lại nhiều thành tựu đáng kể, nhưng nhìn chung thì tình hình phát triển công nghệ vẫn còn kém, công cuộc chuyển giao, đổi mới công nghệ ở nước ta nói chung và ở các DN sản xuất công nghiệp nói riêng vẫn còn chậm và có nhiều hạn chế. Vì muốn tìm hiểu rõ hơn về thực trạng đổi mới công nghệ ở các DN công nghiệp Việt Nam hiện nay nên em đã chọn đề tài cho đề án môn học Kinh tế và quản lý công nghiệp của mình là: “Đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam: thực trạng và giải pháp”. Với mong muốn tìm hiểu rõ những hạn chế còn tồn đọng và có một số giải pháp để khắc phục những hạn chế đó.
Nội dung của đề án bao gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề chung về đổi mới công nghệ trong công nghiệp.
Chương II: Thực trang đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.
Chương III: Các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.
31 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2572 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu …………………….……..…..….……………………..……… 3
Chương I………………………………....…………………………..…….. 5
Những vấn đề chung về đổi mới công nghệ trong công nghiệp..……...…..… 5
1. Khái niệm về đổi mới công nghệ trong công nghiệp ……..….…….……..… 5
2. Một số phương hướng lựa chọn công nghệ thích hợp trong công nghiệp …… 8
3. Đánh giá công nghệ và chuyển giao công nghệ trong phát triển
công nghiệp……………………………….…...…………………………..9
Chương II ….…..…………………………………………………………. 13
Thực trạng đổi mới công nghệ trong các DN công nghiệp
Việt Nam……….………………………….……………………………. 13
1. Hiện trạng của đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp
Việt Nam……………………...……..………………………………...... 13
2. Những nhân tố thúc đẩy và cản trở đối với quá trình đổi mới công nghệ trongcác doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam ………..………………..... 22
Chương III …..…………………………………………………………… 26
Các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam ………………………………….. 26
1. Các giải pháp đối với doanh nghiệp công nghiệp …………………………. 26
2. Các giải pháp, kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước có liên quan ………….. 27
Kết luận ………………………………...…….…………………….…….. 30
Danh mục tài liệu tham khảo ……..……………….…………………...…. 31
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập làm thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp(DN) Việt Nam nói chung và các DN công nghiệp Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với nhiều cơ hội cũng như thách thức cản trở trên con đường hội nhập. Muốn tồn tại và phát triển được buộc các DN phải tập trung không ngừng tự hoàn thiện và làm mới phù hợp với quy luật phát triển chung. Nước ta là một nước đang phát triển, nền sản xuất nhỏ và nông nghiệp là chủ yếu. Vì thế thực trạng công nghệ ở nước ta còn lạc hậu so với thế giới cũng là một điều không có gì làm ngạc nhiên.
Đã hơn 20 năm thực hiện đổi mới cơ chế chính sách, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, và đã mang lại nhiều thành tựu đáng kể, nhưng nhìn chung thì tình hình phát triển công nghệ vẫn còn kém, công cuộc chuyển giao, đổi mới công nghệ ở nước ta nói chung và ở các DN sản xuất công nghiệp nói riêng vẫn còn chậm và có nhiều hạn chế. Vì muốn tìm hiểu rõ hơn về thực trạng đổi mới công nghệ ở các DN công nghiệp Việt Nam hiện nay nên em đã chọn đề tài cho đề án môn học Kinh tế và quản lý công nghiệp của mình là: “Đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam: thực trạng và giải pháp”. Với mong muốn tìm hiểu rõ những hạn chế còn tồn đọng và có một số giải pháp để khắc phục những hạn chế đó.
Nội dung của đề án bao gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề chung về đổi mới công nghệ trong công nghiệp.
Chương II: Thực trang đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.
Chương III: Các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo – PGS.TS Lê Công Hoa đã giúp em thực hiện được bài viết này. Do đây là lần đầu tiên làm đề án một môn học nên sẽ không tránh khỏi những sai sót trong bài viết. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của thầy để những lần thực hiện đề án sau em sẽ hoàn thành tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
CHƯƠNG I
Những vấn đề chung về đổi mới công nghệ trong
công nghiệp
Khái niệm về đổi mới công nghệ trong công nghiệp.
Khái niệm chung về công nghệ và đổi mới công nghệ.
Trong thời đại ngày nay, khoa học – công nghệ đang đi trên một con đường phát triển mạnh mẽ như vũ bão. Nó đã ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các mặt của đời sống kinh tế xã hội. Đặc biệt, đối với một quốc gia nói chung hay một DN nói riêng thì khoa học – công nghệ lại là yếu tố cơ bản để tạo nên sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh cho DN đó.
Khái niệm về công nghệ thì hiện nay đang tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau. Công nghệ (hay công nghệ học hoặc kỹ thuật học) có nhiều hơn một định nghĩa. Một trong số đó là phát triển và ứng dụng của các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu và quy trình để giúp đỡ giải quyết những vấn đề của con người. Với tư cách là hoạt động con người, công nghệ diễn ra trước khi có khoa học và kỹ nghệ. Nó thể hiện kiến thức của con người trong giải quyết các vấn đề thực tế để tạo ra các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu hoặc quy trình tiêu chuẩn. Việc tiêu chuẩn hóa như vậy là đặc thù chủ yếu của công nghệ.
Hay ví dụ như theo Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) định nghĩa công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng những kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống, có phương pháp. Hoặc theo Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) định nghĩa thì công nghệ là hệ thống kiến thức về quá trình và kỹ thuật chế biến vật liệu và thông tin. Từ điển Khoa học Việt Nam phát hành năm 1995 đã tập hợp 6 khái niệm được coi là tiêu biểu về công nghệ…Công nghệ (có nguồn gốc từ technologia, hay τεχνολογια, trong tiếng Hy Lạp; techne có nghĩa là thủ công và logia có nghĩa là "châm ngôn") là một thuật ngữ rộng ám chỉ đến các công cụ và mưu mẹo của con người. Tuỳ vào từng ngữ cảnh mà thuật ngữ công nghệ có thể được hiểu:
- Công cụ hoặc máy móc giúp con người giải quyết các vấn đề;
- Các kỹ thuật bao gồm các phương pháp, vật liệu, công cụ và các tiến trình để giải quyết một vấn đề;
- Các sản phẩm được tạo ra phải hàng loạt và giống nhau.
Ngoài ra công nghệ còn được hiểu là sự phát triển và sử dụng các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu và phương pháp để giải quyết những vấn đề cho nhân loại.
Cuối cùng có một định nghĩa được coi là khái quát nhất về công nghệ là Công nghệ là tất cả những cái gì dùng để biến đổi đầu vào thành đầu ra.
Ngày nay do công nghệ luôn biến đổi trong chu kỳ sống của nó, trong mỗi giai đoạn nhất định một công nghệ có thể phù hợp với thị trường, với thời đại có nghĩa là sản phẩm do nó sản xuất ra phải tồn tại được trên thị trường, nhưng cái gì cũng sẽ phải cũ theo thời gian, và công nghệ cũng vậy, đến một giai đoạn nào đó nó sẽ không còn phù hợp nữa. Do đó đổi mới công nghệ là một nhu cầu tất yếu và phù hợp với nhu cầu phát triển của thị trường hàng hóa, nhu cầu khách hàng.
Có thể khái niệm đổi mới công nghệ là quá trình phát minh, phát triển và đưa vào thị trường những sản phẩm, quy trình mới. Hay là sự chủ động thay thế một phần đáng kể(cốt lõi, cơ bản) hoặc toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ khác. Đổi mới công nghệ là kết quả của ba giai đoạn kế tiếp nhau là: phát minh – đổi mới – truyền bá (thương mại hóa).
Có thể nói đổi mới công nghệ là quá trình thay đổi, ứng dụng khoa học – công nghệ tiên tiến vào quy trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh cho DN với các đối thủ. Việc thay thế máy móc, thiết bị đã cũ bằng những máy móc, thiết bị mới tạo cho DN có rất nhiều lợi thế khi cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, về chi phí sản xuất… Đổi mới công nghệ bao gồm 2 hình thức chủ yếu là: đổi mới nâng cao và đổi mới triệt để.
Đổi mới nâng cao là cải thiện các công nghệ đã tồn tại, làm cho nó “mới mẻ và hoàn thiện hơn”. Đổi mới nâng cao ít tốn thời gian, chi phí và ít rủi ro cho các chủ thể kinh tế.
Đổi mới triệt để là tạo ra các công nghệ thật sự mới mẻ, mang tính đột phá. Đổi mới triệt để là hình thức đổi mới có các tiêu chí sau:
Tập hợp các đặc tính hiệu quả hoàn toàn mới.
Giảm chi phí.
Thay đổi nền tảng cạnh tranh.
Đổi mới triệt để và đổi mới nâng cao thường diễn ra song song với nhau. Chính vì vậy khi đổi mới triệt để thành công thì nối tiếp nó sẽ là một quá trình đổi mới nâng cao, làm tăng hiệu suất và mở rộng phạm vi ứng dụng.
1.2 Quá trình hình thành và phát triển đổi mới công nghệ trong công nghiệp.
Vào thế kỷ XVIII, khi mới bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên, nhiều công nghệ, kỹ thuật được ra đời dựa vào kinh nghiệm sản xuất trực tiếp của loài người trong quá trình lao động chứ không phải do nghiên cứu khoa học.
Ngay từ buổi đầu công nghiệp hóa, người ta đã định nghĩa được công nghệ. Tuy chỉ với nghĩa hẹp nhưng qua đó nhận thấy việc công nghệ được biết đến và áp dụng vào công nghiệp đã bắt đầu từ thời kì sơ khai của quá trình công nghiệp hóa. Việc áp dụng công nghệ vào công nghiệp chính là việc tạo ra những phương pháp, giải pháp kỹ thuật sử dụng trong các dây chuyền sản xuất sản phẩm. Trải qua nhiều thời gian, công nghệ dần dần chuyển thành hàng hóa mua bán. Và cũng từ đó công nghệ mới thực sự được hiểu theo nghĩa rộng hơn.
Đến khi công nghệ cũ đã trở thành lạc hậu, không thể thích ứng với thời đại thì lập tức phải được đổi mới công nghệ. Mỗi ngày thị trường sản phẩm càng đa dạng hóa, việc sản xuất kinh doanh muốn đem lại lợi nhuận tối đa thì buộc các DN phải tìm mọi cách để cạnh tranh nhau trên thương trường. Đầu tiên để có thể cạnh tranh được, DN phải bảo đảm chất lượng sản phẩm của mình phải tốt, sau đó là mẫu mã sản phẩm. Ngay cả việc tổ chức các dịch vụ phục vụ khách hàng cũng là yếu tố quan trọng để DN có thêm thế mạnh khi cạnh tranh. Muốn được như vậy thì bắt buộc DN phải có những công nghệ tiên tiến, hiện đại. Như thế có nghĩa là DN phải chấp nhận thay thế, đổi mới công nghệ cho mình. Việc đổi mới công nghệ diễn ra được nhờ vào các nguồn:
- Sử dụng công nghệ truyền thống hiện có, cải tiến và hiện đại hóa công nghệ truyền thống đó.
Tự nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ mới.
Nhập công nghệ tiên tiến từ nước ngoài thông qua chuyển giao công nghệ.
Trong ngành công nghiệp, quá trình đổi mới công nghệ diễn ra sẽ được thể hiện qua các hoạt động cụ thể sau:
Chế tạo, sử dụng máy móc, thiết bị mới, vật liệu mới, năng lượng mới.
Áp dụng quy trình, phương pháp công nghệ mới, tiến bộ hơn.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và quản lý.
Nâng cao chất lượng sản phẩm.
Do tính cạnh tranh của thị trường, do sự đa dạng hóa của sản phẩm trên thị trường ngày càng mạnh mẽ dẫn đến việc áp dụng công nghệ và đổi mới công nghệ vào công nghiệp ngày càng cần thiết. Đổi mới công nghệ thực sự mang lại thế mạnh cho sản phẩm của DN khi tiêu thụ. Nó là yếu tố cấu thành cơ sở vật chất và là phương pháp của sản xuất công nghiệp, nó không chỉ tác động đến tăng quy mô và tốc độ tăng trưởng của công nghiệp, mà nó còn tác động mạnh mẽ đến cơ cấu ngành của công nghiệp. Nó còn giúp nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh của công nghiệp, góp phần giải quyết được nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giảm lao động nặng, lao động phổ thông, đơn giản, độc hại…nâng cao tỷ lệ lao động có chất xám, lao động có kỹ thuật.
Một số phương hướng lựa chọn công nghệ thích hợp trong công nghiệp.
2.1 Sự cần thiết của việc lựa chọn công nghệ thích hợp.
Trong ngành công nghiệp, công việc đổi mới công nghệ rất cần thiết và phải được thực hiện đa dạng. Bởi trong cơ cấu của ngành có sử dụng rất nhiều loại công nghệ khác nhau, trong đó mỗi loại công nghệ lại có những phương thức và trình độ khác nhau. Mỗi phương pháp đổi mới sẽ đòi hỏi chi phí và mang lại kết quả cũng khác nhau. Vì vậy với những loại công nghệ khác nhau đó, chúng ta nên áp dụng các phương pháp đổi mới khác nhau để phù hợp, góp được phần nào giảm chi phí trong quá trình đổi mới và mang lại kết quả tốt nhất.
2.2 Những căn cứ và nội dung của lựa chọn công nghệ thích hợp.
Một khi muốn thực hiện đổi mới công nghệ thì ta phải hiểu rõ về các công nghệ hiện có, phải nắm bắt được chính xác về các công nghệ mới. Từ đó mới bắt đầu lựa chọn công nghệ phù hợp và tốt nhất để thay thế cho công nghệ cũ. Nhưng việc lựa chọn công nghệ cũng cần phải nghiên cứu về các nhu cầu của việc đổi mới công nghệ, đánh giá trình độ của công nghệ hiện có và khả năng cạnh tranh của ngành, của DN và các đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa cần phải biết dự đoán sự phát triển của các công nghệ, xem xét quan hệ cung cầu về đổi mới công nghệ và xu thế phát triển của công nghệ để lựa chọn công nghệ thích hợp.
Mục tiêu phát triển và đổi mới công nghệ của DN là tăng khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận, cải thiện vị thế của DN trên thị trường. Việc đánh giá trình độ công nghệ hiện có của ngành và của DN công nghiệp là một trong những căn cứ trọng yếu để xác định nội dung của phát triển và đổi mới công nghệ. Bên cạnh đó, việc xác định công nghệ đang ở đâu trong quá trình phát triển, khuynh hướng của nó trong tương lai ra sao, công nghệ thay thế nó tiên tiến như thế nào và thay đổi sẽ diễn ra như thế nào là một điều mà các DN cần thiết phải làm trước khi bắt tay vào quá trình đổi mới công nghệ. Nhưng trong quá trình đó DN cũng cần phải chú ý đến một số vấn đề như mục tiêu cụ thể của đổi mới công nghệ (Đối với nhiều ngành công nghiệp thì đó là hoàn thiện cơ cấu ngành, cơ cấu sản phẩm, tăng trưởng nhanh, bền vững và việc làm hiệu quả), đa dạng hóa nhiều trình độ công nghệ ngay trong một DN theo hướng hiện đại hóa công nghệ truyền thống, công nghệ hiện có, để sử dụng tốt thiết bị máy móc hiện có, ứng dụng đế sử dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại với một số sản phẩm, năng suất và khả năng cạnh tranh.
Việc lựa chọn công nghệ rất phức tạp, cần được phân tích và đánh giá về thị trường, về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, vấn đề môi trường. Những tiêu chuẩn của việc đổi mới công nghệ đã được đưa ra để áp dụng là:
Trình độ của công nghệ.
Hiệu quả kỹ thuật của công nghiệp.
Tính thích nghi của công nghệ.
Chi phí đầu tư.
Tính sinh lợi, năng suất, chất lượng.
Môi trường vấn đề xử lý phế thải và giảm ô nhiễm môi trường.
Đánh giá công nghệ và chuyển giao công nghệ trong phát triển công nghiệp.
Đánh giá công nghệ.
Công nghệ không tồn tại một cách biệt lập mà nó luôn tồn tại trong “môi trường của con người”. Các công nghệ khi đã ứng dụng thì nó làm thay đổi môi trường xung quanh con người. Và môi trường cũng tác động lại đối với công nghệ bằng một lực thúc đẩy và định hướng cho sự phát triển của công nghệ. Công nghệ được áp dụng trong công nghiệp thường bao gồm nhiều hướng, nhiều trình độ khác nhau và mang lại những kết quả, hiệu quả khácnhau. Vì vậy, việc đánh giá công nghệ là rất cần thiết cho quá trình ra quyết định về chính sách hay kế hoạch đổi mới công nghệ trong công nghiệp.
Đánh giá công nghệ là sự so sánh giữa công nghệ được phân tích với những công nghệ đã biết cũng như với công nghệ tiên tiến cần hướng tới. Người ta còn đưa ra quan niệm về đánh giá công nghệ: Đánh giá công nghệ không chỉ giới hạn trong “cực tiểu hóa tác hại” của công nghệ và sự phát triển trong sự thích hợp với môi trường mà còn là “cực đại hóa hiệu quả tích cực” của công nghệ và phát triển công nghệ “bền vững với môi trường” xung quanh.
Đánh giá công nghệ mang vai trò hết sức quan trọng. Nó được thể hiện qua một số vấn đề sau:
+ Giúp các DN nói riêng và các quốc gia nói chung xác định được công nghệ nào là thíc hợp và khả năng thích ứng của nó để tiến hành chuyển giao công nghệ.
+ Giúp các quốc gia xác định được công nghệ vốn có và công nghệ nhập khẩu sao cho phù hợp với các mục tiêu phát triển.
+ Giúp các quốc gia quản lý công nghệ phù hợp để bảo vệ môi trường.
Đánh giá công nghệ được tiến hành qua các bước sau:
+ Mô tả công nghệ
+ Liệt kê các yếu tố tác động (Yếu tố tác động này được xác định qua việc phân tích tác động giữa công nghệ với môi trường xung quanh con người)
+ Phân tích ảnh hưởng
+ Giới hạn phạm vi ảnh hưởng
+ Nghiên cứu đường lối chính sách liên quan
+ Dùng công cụ phân tích.
Chuyển giao công nghệ trong phát triển công nghiệp.
Chuyển giao công nghệ là hoạt động nhằm đưa công nghệ tiên tiến, công nghệ hiện đại vào sản xuất thông qua việc áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất hoặc có thể là áp dụng một công nghệ dã hoàn thiện từ DN này sang DN khác. Chuyển giao công nghệ là sự mua bán công nghệ và là quá trình đào tạo, huấn luyện để sử dụng công nghệ được tiếp nhận.
Đây là hình thức chủ yếu để đổi mới công nghệ ở các nước đang phát triển. Tình hình công nghệ trong các nước này do còn yếu kém nên việc chuyển giao công nghệ là thực chất nhằm để đổi mới, nâng cao công nghệ trong nước.
Qua thực tế chuyển giao công nghệ, người ta đã đưa ra một số thể loại sau đây được coi là phạm trù của công nghệ:
+ Phân tích nghiên cứu khả thi và khảo sát thị trường trước khi đầu tư.
+ Thiết kế kỹ thuật – công nghệ.
+ Thu tập về một số thông tin về công nghệ đã có.
+ Xây dựng nhà máy và lắp đặt thiết bị.
+ Phát triển công nghệ.
Có 2 kênh (nguồn) chuyển giao công nghệ:
+ Chuyển giao dọc là hình thức chuyển giao từ nghiên cứu sang sản xuất.
+ Chuyển giao công nghệ ngang là hình thức chuyển giao những công nghệ đã được hoàn thiện từ nước này sang nước khác, từ DN này sang DN khác.
Các bước để tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ:
Bước 1: Chuẩn bị chuyển giao công nghệ. Đây là giai đoạn cần phải nghiên cứu lựa chọn chính xác công nghệ cần chuyển giao.
Bước 2: Thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ. Giai đoạn này phải thực hiện đàm phán, xây dựng và ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ. Cần lưu ý nội dung cơ bản của 1 hợp đồng bao gồm các điều khoản sau:
1/ Tên, địa chỉ bên giao nhận; tên, chức vụ người đại diện ký hợp đồng.
2/ Những khái niệm được sử dụng trong hợp đồng mà hai bên thỏa thuận.
3/ Đối tượng chuyển giao công nghệ: Tên, nội dung, đặc điểm và các dự kiến đạt được.
4/ Giá cả, điều kiện và phương thức thanh toán.
5/ Thời gian, tiến độ và địa điểm cung ứng công nghệ.
6/ Những cam kết của bên giao và bên nhận công nghệ về chất lượng công nghệ, độ tin cậy, thời gian bảo hành, phạm vi và bí mật công nghệ.
7/ Chương trình đào tạo kỹ thuật và quản lý vận hành công nghệ.
8/ Thời gian có hiệu lực của hợp đồng và các điều kiện liên quanđến viẹc 2 bên mong muốn sửa đổi thời hạn hoặc kết thúc hợp đồng.
9/ Các vấn đề liên quan đến tranh chấp phát sinh trong hợp đồng.
Bước 3: Chuẩn y hợp đồng.
CHƯƠNG II
Thực trạng đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
1. Hiện trạng của đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.
1.1 Tình hình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam những năm vừa qua.
Có thể nói công nghiệp là một ngành đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Trong khoảng 10 năm (từ năm 1991 đến năm 2000) tỷ lệ tăng bình quân của ngành công nghiệp khá cao ( khoảng 14%). Tuy nhiên, nếu so sánh tốc độ phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam so với thế giới thì tốc độ phát triển đó là quá chậm. Đặc biệt về mặt công nghệ thì Việt Nam đang còn lạc hậu, phát triển với một trình độ thấp rất nhiều so với một số nước trong khu vực và trên thế giới.
Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: Phần lớn các DN nước ta đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới 2 - 3 thế hệ. 80 - 90% công nghệ nước ta sử dụng là công nghệ ngoại nhập. Có 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ 1960 - 1970, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang. Tính chung cho các DN, mức độ thiết bị hiện đại chỉ có 10%, mức trung bình 38%, lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 52%. Đặc biệt ở khu vực sản xuất nhỏ, thiết bị ở mức lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 70%. Trong khi đó các DN Việt Nam đầu tư đổi mới công nghệ ở mức thấp, tính ra chi phí chỉ khoảng 0,2 - 0,3% doanh thu. Con số này ở n Độ là 5%, Hàn Quốc là 10%. Đánh giá của Bộ Khoa và & Công nghệ thì năng lực đổi mới công nghệ là “loại năng lực yếu nhất” của các DN Việt Nam. (Trích từ “ DN với vấn đề đổi mới công nghệ: Vẫn là bài toán nhiều nan giải” ngày 28/09/2005 trên website của Bộ tài chính)
Hay tin từ diễn đàn DN của website Bộ công thương đã từng viết:” Trình độ trang thiết bị, máy móc lạc hậu, công nghệ chậm được đổi mới đang là cản trở đối với quá trình phát triển và hội nhập của các doanh nghiệp. Ngoài các doanh nghiệp do nước ngoài đầu tư, chỉ 30% các doanh nghiệp trong nước được coi là có trang thiết bị vào loại tương đối tiên tiến, nhưng tốc độ đổi mới thiết bị công nghệ còn khiêm tốn, khoảng 10-11%. Điều đó đã hạn chế rất nhiều tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất. Nhiều sản p