Có rất nhiều lý do để cho rằng quảng cáo có tầm quan trọng rất lớn ,ví dụ như : tăng sản lượng hàng hoá tiêu thụ, tăng doanh số bán, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của công ty Và các chi phí khổng lồ đã tự nó nói lên tầm quan trọng của quảng cáo. ở Mỹ năm 1983 hơn 75 tỷ đô la đã được chi tiêu cho chỗ quảng cáo và thời gian quảng cáo và đến năm 1990 chi phí này đã vượt lên 147 tỷ đô la. Nhưng nếu sự tính toán trên là chính xác thì việc truyền bá những thông điệp quảng cáo sẽ tiêu tốn 625 đô la trên đầu người mỗi năm. Hay như công ty Procter &Gamble chi tiêu hơn 800 triệu đô la một năm chỉ để mua chỗ quảng cáo và thời gian phát sóng quảng cáo. Những con số khổng lồ về chi phí quảng cáo thường kèm theo những con số khổng lồ về doanh
thu và lợi nhuận mà các công ty này nhận được.
Vậy thì ta thử xét xem đối với thị trường bảo hiểm nói riêng,vấn đề quảng cáo có quan trọng hay không ? Cho đến nay thì mọi người đều thừa nhận rằng thị trường bảo hiểm là một thị trường đầy năng động, mang lại lợi ích không nhỏ đối với nền kinh tế. Điều này được minh chứng qua doanh thu toàn cầu của ngành Bảo hiểm, đứng trên ngành công nghiệp sản xuất ô tô và chỉ chịu đứng sau ngành công nghiệp điện và điện tử . Xét riêng ở thị trường bảo hiểm Việt Nam thì rõ ràng từ năm 1993 trở về trước chỉ tồn tại duy nhất một công ty bảo hiểm đó là Bảo Việt, nhưng từ năm 1993 trở lại đây, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã sôi động hơn rất nhiều, biểu hiện là số lượng các công ty bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam đã tăng lên rất nhiều, khoảng 16 công ty có trụ sở chính và trên 30 công ty đã đặt văn phòng đại diện. Nhưng theo đánh giá thì ta mới chỉ khai thác được khoảng 10% tiềm năng của thị trường bảo hiểm và như vậy là thị trường này còn đang bị bỏ ngỏ. Mặt khác, phần lớn những hiểu biết về bảo hiểm mà mọi người có hoặc nghĩ rằng họ có là do truyền khẩu và thường là sai. Không dễ gì xua tan được những nhận thức sai lệch đó và mọi cố gắng trong trường hợp này có thể dẫn đến sự chống đối và không bán được hàng cho dù chúng ta có thắng hay thua trong cuộc tranh cãi này. Ta thấy ngay vấn đề đặt ra ở đây là, làm thế nào để các công ty bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam có thể truyền đạt những thông tin về sản phẩm của mình một cách đúng đắn tới khách hàng? Giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này chính là tuyên truyền quảng cáo bằng các hình thức khác nhau mà công ty có thể thực hiện được.
54 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2089 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Giải pháp để xây dựng một chiến lược quảng cáo có hiệu quả trong bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI GIỚI THIỆU.
Có rất nhiều lý do để cho rằng quảng cáo có tầm quan trọng rất lớn ,ví dụ như : tăng sản lượng hàng hoá tiêu thụ, tăng doanh số bán, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của công ty… Và các chi phí khổng lồ đã tự nó nói lên tầm quan trọng của quảng cáo. ở Mỹ năm 1983 hơn 75 tỷ đô la đã được chi tiêu cho chỗ quảng cáo và thời gian quảng cáo và đến năm 1990 chi phí này đã vượt lên 147 tỷ đô la. Nhưng nếu sự tính toán trên là chính xác thì việc truyền bá những thông điệp quảng cáo sẽ tiêu tốn 625 đô la trên đầu người mỗi năm. Hay như công ty Procter &Gamble chi tiêu hơn 800 triệu đô la một năm chỉ để mua chỗ quảng cáo và thời gian phát sóng quảng cáo. Những con số khổng lồ về chi phí quảng cáo thường kèm theo những con số khổng lồ về doanh
thu và lợi nhuận mà các công ty này nhận được.
Vậy thì ta thử xét xem đối với thị trường bảo hiểm nói riêng,vấn đề quảng cáo có quan trọng hay không ? Cho đến nay thì mọi người đều thừa nhận rằng thị trường bảo hiểm là một thị trường đầy năng động, mang lại lợi ích không nhỏ đối với nền kinh tế. Điều này được minh chứng qua doanh thu toàn cầu của ngành Bảo hiểm, đứng trên ngành công nghiệp sản xuất ô tô và chỉ chịu đứng sau ngành công nghiệp điện và điện tử . Xét riêng ở thị trường bảo hiểm Việt Nam thì rõ ràng từ năm 1993 trở về trước chỉ tồn tại duy nhất một công ty bảo hiểm đó là Bảo Việt, nhưng từ năm 1993 trở lại đây, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã sôi động hơn rất nhiều, biểu hiện là số lượng các công ty bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam đã tăng lên rất nhiều, khoảng 16 công ty có trụ sở chính và trên 30 công ty đã đặt văn phòng đại diện. Nhưng theo đánh giá thì ta mới chỉ khai thác được khoảng 10% tiềm năng của thị trường bảo hiểm và như vậy là thị trường này còn đang bị bỏ ngỏ. Mặt khác, phần lớn những hiểu biết về bảo hiểm mà mọi người có hoặc nghĩ rằng họ có là do truyền khẩu và thường là sai. Không dễ gì xua tan được những nhận thức sai lệch đó và mọi cố gắng trong trường hợp này có thể dẫn đến sự chống đối và không bán được hàng cho dù chúng ta có thắng hay thua trong cuộc tranh cãi này. Ta thấy ngay vấn đề đặt ra ở đây là, làm thế nào để các công ty bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam có thể truyền đạt những thông tin về sản phẩm của mình một cách đúng đắn tới khách hàng? Giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này chính là tuyên truyền quảng cáo bằng các hình thức khác nhau mà công ty có thể thực hiện được.
Như vậy, vấn đề tuyên truyền quảng cáo là một bộ phận không thể thiếu được của mọi hoạt động kinh doanh, song với bảo hiểm, nó lại càng quan trọng hơn bởi tính đặc thù của sản phẩm bảo hiểm.
Những vấn đề nêu trên chỉ là một vài lý do mà em chọn đề tài này. Tuy nhiên với tư cách là một sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, chưa được qua thực tiễn, chưa có kinh nghiệm nên em không thể trình bày vấn đề đặt ra một cách cặn kẽ, sâu sắc được. Vậy em mong cô giáo và các bạn sẽ đóng góp cho em những lời khuyên bổ ích sau khi đọc bài viết của em để em có thể rút kinh nghiệm. Và em chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn –cô giáo Tô Thiên Hương.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thảo.
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢNG CÁO.
I-VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO.
1- Khái niệm hoạt động quảng cáo.
Quảng cáo đã có lịch sử lâu đời như lịch sử loài người. Những hoạt động đầu tiên của quảng cáo là hoạt động của con người nhằm ảnh hưởng đến người kháchoặc tốt hoặc xấu. Một đứa trẻ khóc đòi ăn, một phụ nữ bị một hoàng tử quyến rũ, một Đetđêmôna với sắc đẹp “khiến thần công lý cũng phải mềm lòng mà bẻ đôi lưỡi gươm phán xử”… tất cả đều là những khía cạnh của quảng cáo. Đó là sự thông tin truyền cảm, là sự thuyết phục, gây ảnh hưởng và hướng đến một ssố hành động.Tất cả những cái đó đã trở thành một phần của cuộc sống con người gần như từ khi có loài người. Chúng ta nên đi một bước xa hơn và khẳng định rằng hình thức thuyết phục của thông tin truyền cảm đó là quảng cáo và đã có từ trước sự sống loài người. Ví dụ: mùi hương lan toả vào ban đêm của các loài hoa, mùi thơm ngọt ngào và quyến rũ của hoa hồng tuy không nói nhưng rất mời chào, hấp dẫn đàn bướm để đạt được mục đích là thụ phấn.
Những dấu hiệu truyền tin đầu tiên đã được tìm thấy ở Hy Lạp và Roma-Italia. Những cái loa và tín hiệu sử dụng để truyền tin, trước khi ngành in ra đời. Ngay cả thời trung cổ, quảng cáo sử dụng tín hiệu là chủ yếu. Sau khi ngành in ra đời, quảng cáo có sự nhảy vọt với các tín hiệu được thay thế bằng chữ viết hay thông điệp. Đến thế kỷ XVII, khi tờ báo đầu tiên xuất hiện trên thế giới thì quảng cáo bắt đầu phát triển trên báo. Đây là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử quảng cáo. Và việc phát minh ra máy in đã thực sự làm một cuộc cách mạng trong quảng cáo. Cuối thế kỷ XVII, rất nhiều tờ báo thương mại với nhiều tin quảng cáo đã được xuất bản ở Anh và một số nơi khác. Những quảng cáo đầu tiên lúc đó là những quảng cáo về sách, cầu hôn, nước uống mới và đi lại. Chẳng bao lâu sau, khoảng năm 1840, thu nhập từ quảng cáo đã trở thành nguồn thu chính của nhiều tờ báo thì việc bán không gian trên báo bắt đầu xuất hiện. Bây giờ cũng bắt đầu xuất hiện những người môi giới về không gian và sau này họ đã phát triển thành các đại lý quảng cáo. Vào những năm đầu của thập kỷ 20, quảng cáo đã phát triển thành một ngành công nghiệp ở Mỹ. Nhưng thời kỳ tổng khủng hoảng những năm 1930 và tiếp theo đó là chiến tranh thế giới thứ 2 đã làm cho quảng cáo phát triển chậm lại.
Ngày nay, chúng ta thấy nhiều thông điệp thương mại hơn là trước kia. Quảng cáo không chỉ tăng về số lượng mà có sự tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây. Quảng cáo đã trở thành một lực lượng marketing giúp cho việc bán và phân phối hàng hoá phổ thông, cũng là đối tượng phê phán của một số người.
Vào khoảng thế kỷ XV, XVI ngành bảo hiểm cũng ra đời, đầu tiên là bảo hiểm cho những chuyến hàng vận chuyển bằng đường biển. Trong khoảng thời gian này, quảng cáo trong bảo hiểm cũng đã xuất hiện những khía cạnh đầu tiên. Nguồn thông tin chủ yếu (hay những tín hiệu) chính là những kinh nghiệm của những người đi biển. Hàng hoá vận chuyển bằng đường biển có nhiều ưu điểm nhưng khi tổn thất xảy ra cũng rất lớn, do vậy bảo hiểm đã ra đời và ngày càng phát triển qua những tin đồn được truyền đi tới những người có hàng hoá vận chuyển bằng đường biển. Mà trong thời gian đó thì hàng hoá vận chuyển bằng đường biển là chủ yếu, vì vậy tin đồn chẳng mấy chốc đã lan ra nhanh chóng. Đó là khía cạnh quảng cáo đầu tiên trong ngành bảo hiểm.
Vậy thì quảng cáo là gì ta thử tìm hiểu xem? Hiệp hội marketing Mỹ (AMA) đã đưa ra định nghĩa về quảng cáo như sau: quảng cáo là bất cứ loại hình nào của sự hiện diện không trực tiếp của hàng hoá, dịch vụ hay tư tưởng hành động mà người ta phải trả tiền để nhận biết quảng cáo.
Để hiểu rõ hơn về quảng cáo ta xét xem quảng cáo khác với các loại hình thông tin khác như thế nào? Giữa quảng cáo và tuyên truyền có khác nhau không? Câu hỏi quảng cáo là gì đã được đặt ra và giải đáp ở trên. Ngoài điều đó ra ta cũng cần biết cái gì không phải là quảng cáo. Có phải bất cứ cái gì mà ta nghe thấy trên đài phát thanh hoặc đọc được trên báo và tạp chí cũng là quảng cáo ? Trong thực tế điều đó không hẳn là như vậy. Một thông điệp nào đó trên các phương tiện thông tin muốn trở thành quảng cáo thì phải có điều kiện là nó phải được trả tiền, phải là một sự thông tin truyền cảm không có sự hiện diện trực tiếp của đối tượng cần được quảng cáo như hàng hoá, dịch vụ, con người. Điều này thể hiện rất rõ trong tuyên truyền quảng cáo bảo hiểm. Trong quảng cáo bảo hiểm, các thông quảng cáo được nêu ra chủ yếu là các khẩu hiệu, các hình ảnh có liên quan đến sản phẩm mà thôi chứ không nêu trực tiếp sản phẩm đó là gì, như thế nào.
Thứ nhất, quảng cáo và xuất bản. Quảng cáo và xuất bản đều là thông tin truyền cảm và có thể cùng xuất hiện trên một phương tiện thông tin, nhưng chỉ có cái được trả tiền thì mới là quảng cáo, trong khi đó xuất bản không được trả tiền, những vật tư được thông báo bán tự do không phải trả tiền, do đó không phải là quảng cáo. Một thông điệp về ngài Chủ tịch, ngài Thủ tướng hay một minh tinh màn bạc đều là sự xuất bản, không phải là quảng cáo. Thực tế có một ssố tổ chức không phải kinh doanh có quảng cáo mà không mất tiền mà thực ra có một người nào đó trả thay cho họ, ví dụ bản thân cơ quan xuất bản hoặc có phương tiện thông tin.
Thứ hai, quảng cáo và tuyên truyền. Tuyên truyền cũng là thông tin truyền cảm nhưng không dễ nhận ra nguồn gốc hay chủ. Vì việc chấp nhận một thông điệp phụ thuộc vào uy tín của nguồn tin nên việc nhận ra chủ hay nguồn là rất quan trọng. Tuy nhiên, tuyên truyền vẫn có tác dụng và được các nhà chính trị và chính phủ sử dụng để gây ảnh hưởng đến công chúng bằng cách nhắc lại nhiều lần những thông điệp truyền đi qua các phương tiện có kiểm soát.
Ngay sự khác nhau giữa quảng cáo với các loại hình thông tin khác đã nói lên vai trò rất lớn của quảng cáo. Phải công nhận rằng quảng cáo là một ngành kinh doanh lớn, nhất là ở các nước phát triển và giầu có ở phương tây. ở Mỹ, chi phí quảng cáo bình quân đầu người /năm khoảng 400 $. Trong khi đó chỉ tiêu này mới chỉ đạt chưa đầy 1 $ ở các nước đang phát triển như E-ti-o-pi-a, Pakixtan,… Chi phí cho quảng cáo ở Mỹ năm 1987 là 109 tỷ $, ở Nhật bản là 25.5 tỷ $, ở Pháp là 4.1 tỷ $. ở Mỹ, chỉ tính riêng các hãng quảng cáo chuyên nghiệp doanh ssố đã tới 33 tỷ $ một năm.
Và quảng cáo đã trở thành một nghề. Những năm gần đây, người ta ngày càng quan tâm đến hiệu quả của quảng cáo. Việc này dẫn đến sự ra đời một hệ thống phản hồi và xây dựng các nguyên tắc vì sao và làm thế nào để quảng cáo đạt hiệu quả. Muốn vậy phải tổ chức nghiên cứu quảng cáo trong chức năng tổng thể của nó. Vì thế quảng cáo đã trở thành một nghề đáp ứng những đòi hỏi quan trọng là đạt trình độ cao của những liến thức tổng hợp và có hệ thống từ kinh nghiệm thử nghiệm va phân tích ban đầu. Thời gian gần đây, quảng cáo đã được công nhận là một chức năng quan trọng trong các cơ quan, tổ chức và ngày càng được chuyên sâu.
Mặt khác thì quảng cáo còn là một công cụ marketing. Quảng cáo là tiếp điểm thông tin truyền cảm giữa người bán và người mua. Nó không chỉ đơn giản cung cấp những thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà còn tích cực tìm cách gây ảnh hưởng đến hành động của con người bằng cách trưng bầy những hình ảnh gợi cảm hoặc kích thích. Nói cách khác, quảng cáo không kết thúc với dòng thông tin từ người bán sang người mua, nó đi xa hơn và gây ảnh hưởng thuyết phục người ta hành động hoặc tin tưởng. Đối với quảng cáo bảo hiểm, nếu là quảng cáo cho sản phẩm bảo hiểm thì đó là những hình ảnh, những khẩu hiệu tác động đến niềm tin của khách hàng, ví dụ như Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam- Bảo Việt với khẩu hiệu “Bảo Việt trong lòng người Việt” hay Bảo Minh với khẩu hiệu “Bảo Minh bạn đồng hành đáng tin cậy của mọi khách hàng”…Tất cả các khẩu hiệu này đều nhằm mục đích tạo ra niềm tin tưởng nơi khách hàng, thuyết phục họ nhận thức rồi đi đến hành động là mua sản phẩm của công ty. Trong quản lý marketing người ta đã biết đến bốn biến số nằm trong quyền kiểm soát của công ty, đó là bốn P nổi tiếng: Product (sản phẩm), Place (phân phối), Price (giá cả), Promtion (khuyếch trương). Một cơ cấu hợp lý của bốn yếu tố này tạo nên chiến lược chung marketing hay marketing – mix để thực hiện các mục tiêu đặt ra. Trong khuyếch trương, xúc tiến, các doanh nghiệp cung cấp một sự thông tin truyền cảm trực tiếp tới khách hàng, trong đó quảng cáo là một công cụ quan trọng nhất. Cũng như các yếu tố khác của cơ cấu marketing, quảng cáo tác động đến việc bán hàng. Cùng với nhãn hiệu hàng hoá, giá cả, các kênh phân phối và sự bán hàng trực tiếp, quảng cáo góp phần thực hiện mục tiêu marketing.Tong bảo hiểm, quảng cáo có thể được thực hiện ngay trong các kênh phân phối, đặc biệt là hệ thống đại lý bảo hiểm. Đại lý bảo hiểm là một công cụ quảng cáo nhãn hiệu cho các công ty bảo hiểm. Bởi vì đại lý có thể truyền đạt trực tiếp những nội dung của quảng cáo bảo hiểm tới khách hàng. Đây là một ưu điểm nổi bật của quảng cáo bảo hiểm so với quảng cáo trong các lĩnh vực thương mại khác.
Trong một hệ thống quảng cáo có bốn yếu tố tích cực là:
Thứ nhất những khách hàng tương lai. Thị trường thì bao gồm tất cả những khách hàng hiện tại và tương lai, chính họ làm nên dung lượng thị trường. Thị trường có ba đặc tính là: sự quan tâm, thu nhập và tiếp cận (hay xâm nhập ). Một thị trường tiềm năng hay triển vọng là một nhóm người tiêu dùng đang quan tâm đến một sản phẩm cụ thể nào đó. Tuy nhiên không phải tất cả họ đều quyết định mua sản phẩm ấy, nhưng khách hàng tương lai trong tầm tay phải là người quan tâm, có thu nhập, và tiếp cận một sản phẩm cụ thể. Khách hàng tương lai trong tầm tay có chọn lọc là một nhóm nhỏ. Như trong tất cả các lĩnh vực khác trong bảo hiểm nhu cầu có thể được hình thành, có sự quan tâm ở nhóm khách hàng tương lai công ty bảo hiểm có thể tiếp cận được nhưng còn một yếu tố rất quan trọng nữa là thu nhập. Đối với các thị trường bảo hiểm nước ngoài, hay những nước phát triển thu nhập bình quân đầu người cao, đây là một lợi thế rất lớn đối với họ, còn ở Việt Nam do thu nhập bình quân đầu người thấp nên nhu cầu có thể hình thành nhưng không có khả năng thanh toán.
Thứ hai, các phương tiện thông tin. Để truyền một thông điệp quảng cáo đến khách hàng tương lai cần phải có một số phương tiện, gọi là phương tiện quảng cáo. Đó là những “cỗ xe”kéo những thông điệp quảng cáo đi khắp nơi. Những phương tiện trung thực như tivi, đài phát thanh, báo, tạp chí tuyên truyền những nội dung đã được biên soạn cùng với thông điệp quảng cáo. Những phương tiện ngoài đường như panô, biển quảng cáo không phải là những phương tiện trung thựcvì nó không tuyên truyền những nội dung đã được biên mà chỉ truyền thông điệp quảng cáo. Một phương tiện thông tin quảng cáo là một phương tiện mà người ta có thể dùng để chuyển một nội dung quảng cáo đến khách hàng tương lai. Hiện nay tất cả các phương tiện đều được các công ty bảo hiểm sử dụng để quảng cáo cho sản phẩm, cho công ty của mình.
Thứ ba, các các đại lý quảng cáo. Đại lý quảng cáo là cá nhân hay tổ chức thực hiện những nhiệm vụ có tính nguyên tắc của khâu kế hoạch hoá và tiến hành một chương trình thay mặt cho chủ hàng.
Thứ tư, người quảng cáo (hay chủ hàng). Chủ hàng là một người tham gia quan trọng vào quá trình quảng cáo. Họ có thể là nhà sản xuất hàng tiêu dùng hay hàng công nghiệp. Cả người phân phối, người bán lẻvà các đảng phái chính trị ngày nay cũng quảng cáo. Nói đơn giản, người quảng cáo là người chi tiền cho những thông điệp quảng cáo. Trong hoạt động quảng cáo bảo hiểm người quảng cáo ở đây chính là các công ty bảo hiểm: Bảo Việt, Bảo Minh, AIA, …
2- Sự cần thiết khách quan và tác dụng của quảng cáo.
Trước hết ta hãy xét xem quảng cáo có thực sự là cần thiết khách quan hay không? Và trong bảo hiểm, thực sự có cần quảng cáo không?
Ngoài hàng loạt quảng cáo ta đã gặp trên đường phố hàng ngày nhằm tìm cách gây ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của chúng ta, còn biết bao nhiêu quảng cáo trên báo, tạp chí, rạp chiếu bóng…Rõ ràng quảng cáo là một bộ phận không thể thiếu được của cuộc sống hàng ngày đối với chúng ta, là sự trang nhã của thành phố mà ta thấy ở khắp nơi.
Có người thì ủng hộ mạnh mẽ nhưng cũng có không ít người phản đối quảng cáo. Nhưng nếu như nhờ quảng cáo mà một sinh viên tìm thấy một chỗ ở phù hợp mà không phải gõ cửa từng nhà để hỏi và cũng không phải đi tìm nhà trên báo; nhờ quảng cáo mà chúng ta tìm được việc làm và nhà tuyển dụng thì tìm được người lao động phù hợp với yêu cầu của họ, chẳng hạn các công ty bảo hiểm tuyển đại lý bảo hiểm thông qua các quảng cáo trên báo, tạp chí hoặc các phưong tiện khác…Vậy thì tại sao chúng ta lại phản đối quảng cáo? Tất nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó nhưng không phải vì thế mà ta phủ nhận quảng cáo. Có chăng chỉ nên phản đối quảng cáo quá nhiều, rất nhiều và không hợp lý mà thôi.
Mặt khác, quảng cáo cũng rất cần thiết trong việc tuyên truyền, lôi kéo công chúng thực hiện các mục tiêu xã hội như: kế hoạch hoá gia đình, chống tội phạm xã hội, chống ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn xã hội, chống bệnh ung thư, ngăn ngừa bệnh AIDS là căn bệnh hiểm nghèo của thế giới ngày nay. Ơ Việt Nam, thị trường bảo hiểm được xem là sinh sau đẻ muộn. Năm 1965, công ty Bảo Việt được thành lập. Trong hơn ba mươi năm hoạt động bảo hiểm đã có bước phát triển nhất định, song thị trường này vẫn được xem là một thị trường bỏ ngỏ, một trận địa bị bỏ trống vượt quá khả năng của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam. Với số dân gần 80 triệu người, doanh thu phí bảo hiểm gốc thu được năm 1999 đạt khoảng 160 triệu $, quá là ít ỏi. Ơ Singapo con số này là 2 tỷ $ với dân số 4 triệu người. Theo đánh giá chúng ta mới chỉ khai thác được khoảng 10% tiềm năng của thị trường bảo hiểm. Năm 2000 Luật kinh doanh bảo hiểm ra đời cùng tạo điều kiện cho các công ty bảo hiểm trong và ngoài nước hoạt động nhưng đồng thời nó cũng đặt các công ty bảo hiểm Việt Nam trước cuộc cạnh tranh gay go, phức tạp hơn để khẳng định mình. Vấn đề đặt ra đối với các công ty bảo hiểm Việt Nam là làm thế nào để khai thác triệt để thị trường bảo hiểm nội địa? Một phần giải đáp câu hỏi này là các công ty bảo hiểm phải chú trọng đến vấn đề tuyên truyền quảng cáôch công ty, cho sản phẩm của mình.
Như vậy, quảng cáo là sự cần thiết khách quan không thể thiếu được đối với bất kỳ một xã hội phát triển nào.Vậy thì quảng cáo có những tác dụng gì?
Thứ nhất, quảng cáo tạo điều kiện cho sự lựa chọn. Những quảng cáo về sản phẩm do nhiều người khác nhau sản xuất giúp người tiêu dùng một sự lựa chọn, nó cho người ta thông tin về sản phẩm. Nếu không có quảng cáo thì người ta làm sao biết được rằng có những sản phẩm khác nhau, có sự khác nhau giữa các hãng cạnh tranh. Thực tế, quảng cáo giúp tạo ra môi trường cạnh tranh- cái rất cần để nâng cao chất lượng và đặt giá vừa phải.
Thứ hai, quảng cáo tạo điều kiện bán hàng nhiều lần (lặp lại). Quảng cáo không phải là sự ồn ào huyên náo. Có nhiều người phê phán rằng quảng cáo được thiết kế để đánh lừa công chúng tiêu dùng. Nói như vậy là không đúng vì bán hàng không phải như bắn một phát súng. Tất cả các tổ chức tham gia vào hệ thống phân phối đều lặp lại việc bán hàng. Trong quảng cáo, một người có thể lừa được một số người một vài lần chứ không thể đánh lừa tất cả mọi người trong tất cả các lần. Vì vậy các doanh nghiệp phải quan tâm đến quảng cáo.
Thứ ba, quảng cáo góp phần giảm chi phí và cải tiến sản phẩm. Quảng cáo góp phần làm giảm chi phí đối với người tiêu dùng với phần lớn các sản phẩm, dịch vụ. Điều này nghe ra chưa tin tưởng lắm nhưng có thực. Vì sao? Nếu không thì một sản phẩm được quảng cáo giá thành rẻ hơn sản phẩm không quảng cáo chăng, thêm nữa, quảng cáo góp phần phát triển sản phẩm mới và cải tiến chất lượng ; nó cho người tiêu dùng lựa chọn tim ra những hàng hoá phù hợp, thoả mãn nhu cầu của họ.
Thứ tư, quảng cáo có tác dụng to lớn đối với người sản xuất, người bán buôn, người bán lẻ và người tiêu dùng.
( Đối với người sản xuất:
Quảng cáo là một công cụ có hiệu lực để tạo ra nhu cầu cho sản phẩm, tăng số lượng bán, tăng thị phần.
Giúp lưu thông phân phối đỡ tốn kém.
Cho phép người sản xuất thông tin cho thị trường nhanh chóng về sự thay đổi sản phẩm hoặc dịch vụ.
Hỗ trợ người bán hàng, làm giảm nhẹ việc đưa hàng háo vào thị trường.
( Đối với người bán buôn, bán lẻ:
Giúp cho việc phân phối và bán fàng thuận lợi.
Tạo uy tín cho hãng buôn, nhà hàng, cửa hàng, quầy hàng.
Giúp họ đạt được doanh số cao.
Tạo lập mối quan hệ gắn bó giữa các bạn hàng và với công chúng mà nó phục vụ.
( Đối vơi người tiêu dùng:
Góp phần cung cấp tin tức về sản phẩm mới, về giá cả, về nghiên cứu, về phát triển.
Góp phần bảo vệ người tiêu dùng.
Trang bị cho người tiêu dùng những kiến thức cần thiết để có sự lựa chọn thông minh.
Thúc đẩy người tiêu dùng khao khát có mức sống tất hơn.
Tiết kiệm thời gian trong mua sắm.
3- Các loại quảng cáo.
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu mà người ta có thể chia ra làm nhiều loại quảng cáo khác nhau dự