Đề án Giải pháp nâng cao thị phần tiêu thụ chè trên thị trường quốc tế của tổng công ty chè Việt Nam

Bước sang thế kỷ mới , thế kỷ 21 với nhiều thành tựu về Văn Hoá - Xã Hội cũng như Kinh Tế - Chính trị . Đất nước ta đang ngày càng đổi mới , mọi người , mọi nhà đang tích cực hăng say cùng nhau xây dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp văn minh . Chúng ta đang cố gắng từng bước , từng vững chắc để tiến lên một nước Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá . sắp tới đây khi chúng ta đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) một cơ hội mới đang mở ra trước mắt cho đất nước chúng ta . Các doanh nghiệp kể cả nhà nước cũng như tư nhân có nhiều cơ hội hơn cho sự phát triển củ mình . Đặc biệt hiện nay ở nước ta các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế . Nó chiếm vai trò chủ đạo và là động lực thúc đẩy thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước . Nhận thấy vai trò quan trọng của các doanh nghiệp này trong sự phát triển nền kinh tế , thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã triển khai nhiều chủ trương và biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước . Trong đó việc đưa ra các giải pháp về tiêu thụ và chế biến trong nước cũng như quốc tế của các công ty là một trong những vấn đề trọng tâm của chương trình đổi mới nền kinh tế Việt Nam . Để thực hiện có hiệu quả chương trình này , Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương và biện pháp nhằm thúc đẩy các công ty cũng như Tổng công ty thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ của mình .Hiện nay , việc nâng cao thị phần tiêu thụ sản phẩm của các công ty ở trong nước cũng như quốc tế đã có những bước chuyển biến quan trọng , nhiều doanh nghiệp đã khẳng định được vị trí của mình , thích ứng với cơ chế thị trường , ổn định và phát triển , góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng của nền kinh tế nước nhà , đưa nước nhà từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới . Nhận thức được đây là một chủ trương tạo nên sức mạnh mới cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng . Nhất là chúng ta đang trong quá trình thai nghén , cố gắng đàm phán từng bước để gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO )trong năm này . Tổng Công Ty chè Việt Nam đã triển khai thực hiện việc đổi mói , sắp xếp cũng như định hướng phát triển thị trường một cách mạnh mẽ nhằm tạo nên sức mạnh mới cho sự phát triển của Tổng Công Ty nói riêng và của toàn ngành chè nói chung .

doc64 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1926 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Giải pháp nâng cao thị phần tiêu thụ chè trên thị trường quốc tế của tổng công ty chè Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU Bước sang thế kỷ mới , thế kỷ 21 với nhiều thành tựu về Văn Hoá - Xã Hội cũng như Kinh Tế - Chính trị . Đất nước ta đang ngày càng đổi mới , mọi người , mọi nhà đang tích cực hăng say cùng nhau xây dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp văn minh . Chúng ta đang cố gắng từng bước , từng vững chắc để tiến lên một nước Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá . sắp tới đây khi chúng ta đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) một cơ hội mới đang mở ra trước mắt cho đất nước chúng ta . Các doanh nghiệp kể cả nhà nước cũng như tư nhân có nhiều cơ hội hơn cho sự phát triển củ mình . Đặc biệt hiện nay ở nước ta các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế . Nó chiếm vai trò chủ đạo và là động lực thúc đẩy thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước . Nhận thấy vai trò quan trọng của các doanh nghiệp này trong sự phát triển nền kinh tế , thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã triển khai nhiều chủ trương và biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước . Trong đó việc đưa ra các giải pháp về tiêu thụ và chế biến trong nước cũng như quốc tế của các công ty là một trong những vấn đề trọng tâm của chương trình đổi mới nền kinh tế Việt Nam . Để thực hiện có hiệu quả chương trình này , Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương và biện pháp nhằm thúc đẩy các công ty cũng như Tổng công ty thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ của mình .Hiện nay , việc nâng cao thị phần tiêu thụ sản phẩm của các công ty ở trong nước cũng như quốc tế đã có những bước chuyển biến quan trọng , nhiều doanh nghiệp đã khẳng định được vị trí của mình , thích ứng với cơ chế thị trường , ổn định và phát triển , góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng của nền kinh tế nước nhà , đưa nước nhà từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới . Nhận thức được đây là một chủ trương tạo nên sức mạnh mới cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng . Nhất là chúng ta đang trong quá trình thai nghén , cố gắng đàm phán từng bước để gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO )trong năm này . Tổng Công Ty chè Việt Nam đã triển khai thực hiện việc đổi mói , sắp xếp cũng như định hướng phát triển thị trường một cách mạnh mẽ nhằm tạo nên sức mạnh mới cho sự phát triển của Tổng Công Ty nói riêng và của toàn ngành chè nói chung .Qua thời gian được thực tập tại Tổng công ty chè Việt Nam , được sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của Bác Nguyễn Khắc Thịnh Chánh Văn Phòng Tổng Công Ty chè Việt Nam và thầy Phạm Ngọc Linh giáo viên hướng dẫn , em đã quyết định chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao thị phần tiêu thụ chè trên thị trường quốc tế của Tổng Công Ty chè Việt Nam “ với mục đích được tìm hiểu kỹ hơn về thị trường xuất khẩu cũng như thị phần tiêu thụ chè của công ty trên thị trường thé giới . Do kiến thức và thời gian có hạn , bài viết khó tránh khỏi những sai sót em mong nhận được những góp ý của thầy giáo để bài viết được hoàn thiện hơn . Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Ngọc Linh và Bác Nguyễn Khắc Thịnh đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài viết này . Em xin chân thành cảm ơn ! PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VỚI NGÀNH CHÈ VIỆT NAM I. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH CHÈ VIỆT NAM 1. Vài nét về cây chè việt nam Chè là một cây công nghiệp lâu năm , trồng một lần có thể cho thu hoạch nhiều năm , từ 30-50 năm . Người ta trồng chè chủ yếu lấy búp non , đó là những búp chè một tôm 2-3 lá non. Từ búp chè , tuỳ theo cách chế biến và công nghệ chế biến chúng ta có được các laọi ché khác nhau : chè xanh , chè đen , chè vàng , chè đỏ , chè hoà tan nhanh , chè xi rô ..... Trong lá chè có nhiều sinh tố và chất kích thích hoạt động cơ thể con người , có cả chất chống phóng xạ . chè xanh có thể giúp giảm lượng colesteron , điều hoà huyết áp , tăng cường mao dẫn , hạn chế boé phài và là một thứ thuốc lợi tiểu tốt . Đặc biệt sử dụng chè có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư , bệnh bạch hầu và bệnh SIDA . Uống nước chè còn có khả năng kéo dài tuổi thọ . do đó nước chè là một loại nước uống cần thiết cho con người . Giờ đây nước chè đã trở thành một phần chính không thể thiếu được sau mỗi bữa ăn của nhiều gia đình ở các nước trên thế giới . Ở việt nam , từ lâu nước chè đã đi vào cuộc sống hàng ngày của moị người dân . Uống nước chè đã trở thành tập quán , chè đã trở thành người bạn tri âm , tri kỷ , đã gắn bó với mọi người dân . Hiện nay trên thế giới có khoảng 95 nước uống chè . chỉ tính riêng 12 nước nhập khẩu chè nhiều nhất thế giới , hàng năm đă nhập trên 1,15triệu tấn , trong khi đó chỉ có 28 nước có điều kiện tự nhiên trồng chè . Việt nam là một trong những nước có điều kiện khí hậu và đất đai thuận tiện cho cây chè phát triển , do đó cây chè được phát triển rất sớm . Trên đỉnh cao Suối Giàng tỉnh Nghĩa Lộ hiện nay có những cây chè tuyết cổ thụ có độ tuổi từ 300- 400 năm tuổi , được đồng bào H'Mông trồng , chăm sóc , thu hái từ lâu đời , có cây hai người ôm không xuể . Điều này cho thấy rằng cần phát triển một ngành chè vững mạnh nói chung và Tổng công ty chè nói riêng . 2. Lịch sử hình thành và phát triển của cây chè việt nam Theo thư tịch cổ việt nam , cây chè đã có từ xa xưa dưới 2 dạng : cây chè vườn hộ gia đình vùng châu thổ sông hồng và cây chè ở miền núi phía bắc Lê Quý Đôn trong sách " vân đài loại ngữ " ( 1773 ) có ghi trong mục IX , phẩm vật như sau : ".....cây chè đã có ở mấy ngọn núi Am thiêm , Am Giới và Am Các , huyện Ngọc Sơn tỉnh Thanh Hoá , mọc xanh um đầy rừng thổ nhân hái lá chè đem về giã nát ra , phơi trong râm , khi khô đem nấu nược uống , tính hơi hàn , uống vào mát tim phổi . giải khát , ngủ ngon , hoa và nhị chè càng tốt , có hương thơm tự nhiên ...." Năm 1882 , các nhà thám hiểm pháp đã khảo sát về sản xuất và buôn bán chè gữa Sông Đà và Sông Mê Kông ở miền núi phía bắc Việt Nam , từ Hà Nội ngược lên phía cao nguyên Mộc Châu , qua Lai Châu , đến tận Ipang vùng xipxoongpảnnản ( Vân Nam ) , nơi có những cây chè đại cổ thụ . " Hàng ngày những đoàn thồ lớn 100-200 con lừa , chất đầy muối và gạo khi đi và nặng trĩu chè khi về . Ipang nổi tiếng về chất lượng chè đạt mức ngự trà cống nộp . cho hoàng đế Trung Hoa . Loại chè cao cấp này không bán ngoài thị trường ...và ai cũng cố giữ lại môtị phần nhỏ . , mặc dù có nguy cơ bị trừng trị nặng nề . tôi đã thấy một nắm chè loại này màu trắng ngà , bao gồm những cánh chè rất nhỏ và rất xoăn . Vùng đât đai của Đèo Văn trị ở Lai châu , là hàng xóm láng giềng gần gũi của Ipang , vùng Xíp xoongpảnnan " Sau những chuyến khảo sát rừng chè cổ ở tỉnh Hà Giang Việt Nam (1923 ) , và tây nam Trung Quốc ( 1926 ) , các nhà khoa học Pháp và Hà Lan đã viết " ...những rừng chè , bao giờ cũng mọc trên những sông lớn như sông Dương Tử , sông Tsi Kiang ở Trung quốc , sông Hồng ở Vân Nam và Bắc kỳ ( Việt Nam ) , sông Mê Kông ở Vân Nam , Thái Lan và Đông Dương sông salouen và irrawađi ở Vân Nam và Mianma , sông Bramapoutro ở Assam . " Năm 1976 , viện sĩ thông tấn viện hàn lâm khoa học Liên Xô , sau những nghiên cứu về tiến hoá của cây chè , bằng cách phan tích chất catesin trong chè mọc hoang dại , ở các vùng chè Tứ xuyên , Vân Nam Trung quốc , và các vùng chè cổ việt Nam ( suối Giàng , Nghĩa Lộ , Lạng Sơn , Nghệ An . đã viết : .....cây chè cổ Việt Nam , tổng hợp các catêchin đơn giản nhiều hơn cây chè Vân Nam . ... từ đó có sơ đồ tiến hoá cây chè thế giới sau đây " camellia -> chè Việt Nam -> chè Vân Nam lá to -> chè Trung Quốc -> chè Assam ( ấn độ )" Tóm lại, đến nay các nhà khoa học thế giới đã xác nhận: Đại thể cây chè phát nguyên từ 1 vùng sinh thái hìng cái quạt, giữa các ngọn đồi Naga, Manipuri và Lushai, dọc theo đường biên giới giữa Assam và Mianma ở phía tây, ngang qua Trung Quốc ở phía đông và theo hướng nam chạy qua các ngọn đồi của Mianma và Thái Lan vào Việt Nam, trục tây đông từ kinh độ 95 độ đến 120 độ đông, trục bắc nam từ vĩ độ 29 độ đến 11 độ bắc. - Chè Việt Nam phát triển qua các trời kỳ sau : a. Thời kỳ trước 1882 Từ xa xưa , người Việt Nam trồng chè dưới 2 loại hình : - Chè vườn hộ gia đình uống lá chè tươi , tại vùng chè Đồng Bằng Sông Hồng ở Hà Đông , chè đồi ở Nghệ An - chè rừng vùng núi , uống chè mạn , lên men 1 nửa , như vùng Hà Giang , Bắc Hà... b. Thời kỳ năm 1882- 1945 Ngoài 2 loại chè trên . xuất hiện mới 2 loại chè công nghiệp chè đen công nghệ truyền thống OTD và chè xanh sao chảo Trung Quốc . Bắt đầu phát triển những đồn điền chè lớn tư bản Pháp với thiết bị công nghệ hiện đại . Người dân Việt Nam , sản xuất chè xanh tại hộ gia đình và tiểu doanh điền . Chè đen xuát khẩu sang thị trường Tây Âu , chè xanh sang thị trường Bắc Phi là chủ yếu . Diện tích chè cả nước là 13305 ha , sản lượng 6.000 tấn chè khô/ năm . c. Thời kỳ độc lập ( 1945 - nay ) - Sau 1945 , nhà nước xây dựng các nông trường quốc doanh và hợp tác xã nông nghiệp trồng chè , chè đen OTD xuất khẩu sang Liên Xô - Đông Âu , và chè xanh xuất khẩu sang Trung Quốc . - Đến hết 2004 tổng diện tích chè là 120.000 ha và hơn 90.000 ha là chè kinh doanh , tổng số lượng chè sản xuất là 105.000 tấn sản lượng xuất khẩu chè của cả nước đạt 961.000 tấn , trong đó xuất khẩu đạt 90 triệu USD . * ) Các vùng chè ở Việt Nam : Việt Nam nằm trongvùng gió mùa Đông Nam á , cái nôi của cây chè . - khí hậu đất đai rất thích hợp với sinh trưởng cây chè . Lượng nước mưa dồi dào 1700 - 2000 mm/năm . nhiệt độ 21-22,6 0C , ẩm đọ không khí 80-85% . Đất đai trồng chè gồm 2 loại phiến thạch sét và bagian màu mỡ . - chè trồng ở vĩ tuyến B 11.5-22.5 chia thành 3 vùng : vùng thấp dưới 300m , vùng giữa 300-600m , vùng cao 600-trên1000m , nênchát lượng chè rất tốt . - Giống chè bản địa gồm 2 giống Trung Du và shan miền núi có búp nhiều lông tuyết trắng , được thị trường quốc tê rất ưa chuộng . Ngoài ra còn những giống chè tốt làm chè đen , chè xanh , chè ôlong , nội nhập của Trung Quốc , Đài Loan , Nhật Bản , ấn Độ và srilanka , inđônêxia . 3. Tình hình sản xuất kinh doanh chè trong thời gian qua Năm 2002 là một năm tương đối khó khăn đói với ngành chè, thời tiết khô hạn trong 5 tháng đầu năm làm cho năng suất , chất lượng chè giảm sản lượng xuát khẩu sang các thị trường giảm sút . Đặc biệt là thi trường iraq giảm hơn 8.000 tấn so với năm 2001 ( năm 2001 là 24.000 tấn ) . Kết thúc năm 2002 , Việt Nam trồng được 108.000 ha , trong đó có 87.000 ha chè kinh doanh , đứng thứ 5 thế giới về diện tích . cả nước sản xuất được gần 90.000 tấn chè xuất khẩu . Trong đó xuất khẩu năm 2002 đạt 72.000 tấn , vượt 6% so với năm 2001 . Việc đầu tư ồ ạt cho các nhà máy chè , có thể nói là nhà máy mọc len như nấm , dẫn tới tình trạng mất cân đối về công suất của nhà máy với vùng nguyên liệu . ở địa phương nhiều nhà máy có công suất vượt 2-3 lần so với khả năng cung cấp nguyên liệu , vì vậy các nhà máy quay sang cạnh tranh các vung nguyên liệu với nhau dẫn tới giá thanh chè dội lên rất cao . tron khi chất lượng chè lai giảm . Điều này ảnh hưởng tới giá thành chè xuất khẩu của việt Nam trên thị trường thế giới . Năm 2003 cũng là một năm đầy biến cố đối với ngành chè của chúng ta . chiến tranh gữa Mỹ -Iraq đã làm tổn hại rất lớn đối với ngành chè Việt Nam , vì Iraq là thị trường tiêu thụ chè lớn nhât của chúng ta trong suốt thời gian qua. Thị trường nay không tiêu thụ được sản phẩm dẫn tới viẹc sản xuất cũng như tiêu thụ chè của chúng ta vào thị trường thế giới giảm đi một cách rõ rệt Nhưng sang năm 2004 thì đã có sự đổi khác , theo thông tin từ bộ thương mại trong 5 tháng đầu năm 2004 , các đối tác nhập khẩu chè lớn của Việt Nam là Anh , Đức , Nga , Hoa kỳ ....vẫn tăng lượng nhập khẩu . Bên cạnh đó nhu cầu nhập chè xanh của Nhật Bản , Trung Quốc cũng tăng , khién xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng tăng khá . chè Việt Nam hiện có mặt tại 59 quốc gia và vùng lãnh thổ . Đặc biệt thị trường Iraq đã đi vào phục hồi và ổ định đồng thời thị trường Trung Quốc cũng tăng trưởng vững chắc . nhu cầu tiêu thụ chè của thế giới cũng tăng rất khả quan . Theo bộ thương mại đén hết năm 2004 chúng ta đã xuát khẩu được 97.000 tấn đạt kim ngạch xuất khẩu 93 triệu USD , tăng 68% về lượng và 76% về giá trị so với 2003 . Tuy nhiên vấn đề càn khắc phục hiện nay là nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm chè đẻ đáp ứng nhu cầu của từng loại thị trường . Chẳng hạn thị trường Nhật Bản đang hứa hẹn nhiều hợp đồng xuất khẩu chè xanh lớn và ổn định , nhưng đòi hỏi phải có chất lượng cao từ nguồn nguyên liệu cho đến chế biến , nhất là chè xanh Ô Long được chế biến theo công nghệ của Nhật Bản . còn Nga thị trường tiêu thụ khoảng 160.000 tấn chè , trong đó 90% chè nhập khẩu , thì thương hiệu chè của Việt Nam chưa được người dân ở đây biết đến , bởi từ trước tới nay , Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Nga chè nguyên liệu với giá thấp . II. những yêu cầu của hội nhập Ngày nay , xu thế toàn cầu hoá , khu vực hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ , thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ , mở rộng đa phương hoá , đa dạng hoá các quan hệ quốc tế . sẵn sàng là bạn , là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế phán đấu vì hoà bình , độc lập và phát triển . việt nam đẵ gia nhập hiệp hội các quốc gia ĐÔNG-NAM-A (ASEAN) , tổ chức hợp tác kinh tế châu A' - Thái Bình Dương ( APEC ) , Diễn đàn hợp tác A' - Âu ( ASEM ) , Mậu dịch tự do ( AFTA ) ...và đã qua 7 vòng đàm phán , hiện đang bước vào giai đoạn cuối quá trình xúc tiến đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) 1. Hội nhập WTO với ngành chè 1.1 . WTO là gì ? WTO là tổ chức thương mại đa phương , bắt đầu hoạt động từ ngày 1-1-1995 , với sự tham gia của nhiều nứoc trên thế giới , cùng áp dụng những luật lệ , quy ước chung .Mục đích xuyên suốt trong hoạt động của WTO là tự do hoá thương mại , dỡ bỏ những hàng rào do các nước lập nên nhằm bảo đảm cho những luồng hàng hoá di chuyển dễ dàng hơn từ nước nay sang nước khác trên cơ sở cạnh trnh bình đẳng . Những hàng rào đó có thể là thuế quan , giấy phép xuất nhập khẩu , các quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá , kiểm dịch , phương pháp kiểm dịch , găm giữ hàng , bán phá giá , bồi thường thiệt hại . ...nói tóm lại là WTO bảo vệ lợi ích chính đáng , đúng quy ước , luật đinh cho các nước thành viên , không phân biệt nước đó ở trong khối , khu vực nào , cũng không phải nước đó là nước có tiềm lực kinh tế mạnh hay yếu . 1.2 . Thuận lợi , khó khãn khi hội nhập WTO 1.2.1. Thuận lợi : Truớc hết đó là việc giúp các nước thành viên phát triển ổn định . khách quan mà nói những người bán hàng không muốn chống lại khách hàng của mình . nói cách khác nếu việc buôn bán suôn sẻ và cả hai bên ( bán và mua ) đều có một khối quan hệ thương mại lành mạnh thì chắc chắn khả năng cùng tồn tại hoà bình , cùng có lợi sẽ bền vững hơn . hơn nữa thương mại thuận lợi cũng giúp cuộc sống người dân ở mọi nơi trên thế giới có cuộc sống khá giả hơn . niềm tin là chìa khoá giúp tránh được viễn cảnh bạo lực trên thương trường . khi các chính phủ đều tin rằng các nước khác sẽ không tăng cường các hàng rào mậu dịch thì chính họ cũng không có ý định lam như vậy . họ cũng sẽ ở trong một tâm trạng tốt hơn nhiều để cùng hợp tác . hệ thống thương mại WTO đóng vai trò sống còn trong việc tạo ra và củng cố niềm tin đó . Hai là : trong quá trình tự do hoá và đa phương hoá thương mại , dù có tích cực đến đâu cũng không tránh khỏi những cuộc tranh chấp quyền lợi lẫn nhau . nếu cứ để phó mặc thì những cuộc tranh chấp này có thể kéo dài và dẫn tới những cuộc xung đột nghiêm trọng . WTO sẽ đóng vai trò trọng tài duy nhất giả quyết các mâu thuẫn thương mại đó một cách xây dựng . từ ngày thành lập tới nay WTO đã giải quyết hơn 200 vụ tranh chấp thương mại gữa các quốc gia thành viên chứng minh đièu đó . Ba là : Hoạt động của WTO hoàn toàn dựa trên những nguyên tắc chung chứ không phải là sức mạnh , cho nên đã làm giảm bớt thật sự những bất bình đẳng , giúp cho các nước nhỏ có nhiều tiếng nói hơn , và đồng thời cũng giải thoát cho những nước lớn khỏi sự phức tạp trong những thoả thuận và các hiệp định thương mại với vô số đối tác thương mại của họ . thêm vào đó , các nước nhỏ có thể hoạt động hiệu quả hơn nếu họ tận dụng những cơ hội để thành lập các liên minh và góp chung các nguồn lực . Một vài nước cũng đã làm viẹc này . Bốn là : Thương mại tự do sẽ làm giảm bớt chi phí cuộc sống . chúng ta đều là những người tiêu dùng . giá cả mà chung ta trả cho thức ăn , quần áo , những vật dụng cần thiết , những xa xỉ phẩm , và tất cả mọi thứ khác đều chịu sự tác động của chính sách thương mại . Chủ nghĩa bảo hộ dẫn đến độc quyền đắt đỏ làm tăng giá cả hàng hoá . Hệ thống toàn cầu WTO đã giảm bớt các hàng rào mậu dịc thông qua thương lượng và áp dụng các nguyên tắc không phân biệt đối xử . kết quả là chi phí sản xuất giảm ( vì hàng nhập khẩu phục vụ sản xuát rẻ hơn ) , giá hàng hóa thành phẩm và dịch vụ giảm và cuối cùng là chi phí cuộc sống thấp hơn . Năm là : WTO đem đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn hơn theo đó là phạm vi đối tác , chát lượng , số lượng hàng hoá lựa chọn cũng rộng hơn . tự do hoá thương mại mở rộng cách cửa xuất , nhập khẩu cho phép chúng ta có nhiều lựa chọn hơn . thậm chí chất lượng của hàng sản xuất nội địa có thể nâng lên do chính sự cạch tranh của hàng nhập khẩu Nhiều lựa chọn hơn không đơn giản là vấn đề người tiêu dùng mua hàng thành phẩm của nước ngoài . Hàng nhập khẩu còn được sủ dụng làm nguyên liệu , linh kiện và thiết bị cho sản xuất trong nước . Điều này mở rộng phạm vi của các thành phẩm và dịch vụ do các nhà sản xuất trong nước làm , và nó làm tăng phạm vi những công nghệ mà sản phẩm dó được sử dụng . Sáu là : sự giảm bớt hàng rào thương mại tất yếu thương mại tăng trưởng , sẽ làm tăng thu nhập - cả thu nhập quốc dân và thu nhập cá nhân Tất nhiên đa phương hoá thương mại cũng làm nảy sinh ra những thách thức khi các nhà sản xuất trong nước phải đối mặt sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu . nhung thục tế có nguồn thu nhập bổ sung có nghĩa là sẵn có nhiều nguồn lực để các chính phủ tái phân phối lợi nhuận từ những người được lợi nhiều nhất Bảy là : Kích thích tăng trưởng kinh tế , tạo nên việc làm mới cho hàng trăm triệu người lao động thực tế cho thấy thương mại thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự tăng trưởng đó có nghĩa là có nhiều việc làm hơn . tất nhiên cũng không loại trừ mộth số việc làm bị mất đi khi thương mại mở rộng , nhưng đây chỉ là một tỷ lệ nhỏ,hiếm hoi . 1.2.2. khó khăn: Chúng ta đang thực hiện những bước nước rút cuối cùng cho công cuộc gia nhập tổ chức thương mại thế giơi ( WTO ) . Thực tế mà nói một khi chúng ta gia nhập được tổ chưc này thì việc mở rộng hợp tác quốc tế với các nước trên thế giới cũng như các quốc gia trong khối ASEAN ngày càng thuận lợi hơn . Nhưng bên cạnh đó vì là một nước đang trong giai đoạn phát triển lên con đường công nghiệp hoá , hiện đại hoá đồng thời lại vừa mới chập chững bước vào WTO ắt hẳn sẽ gặp không ít khó khăn thử thách . Những khó khăn đấy không chỉ là bó hẹp trong một ngành , một lĩnh vực mà là trong toàn bộ nền kinh tế nói chung . WTO đem đến cho người tiêu dùng nhiều sự lụa chọn hơn , theo đó là phạm vi đối tác , chất lượng , số lượng hàng hoá để lựa chọn cũng rộng hơn . Tự do hoá thương mại , mở rộng cách của xuất , nhập khẩu cho phép chúng ta có nhiều sự lựa chọn hơn . Thậm chí chất lượng của hàng hoá sản xuất nội địa có thể nâng lên do chính sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu . Một số ngành kinh tế nói chung và Ngành chè nói riêng là một ngành kinh tế còn non trẻ , sản phẩm của chúng ta chưa gây được tiếng vang lớn trên thị trường trên thế giới . các sản phẩm cũng đạt chất lượng chưa cao , nhiều lúc không đáp ứng đựoc những yêu cầu của các thị trường lớn và khó tính như : Trung Đông, EU ....Mặt khác hiện nay trên thế giới cũng có nhiều loại chè phổ biến và nổi tiếng , được mọi người ưa dùng như : lipton , Dimah ...Do đó khi chúng ta hội nhập WTO các sản phẩm chè cũng như các mặt hàng khác không tránh khỏi việc bị các sản phẩm cuả các nước khác chèn ép . Việc
Luận văn liên quan