Cây cà phê ở Việt Nam được thừa hưởng những điều kiện thuận lợi về khí hậu đất đai đã không ngừng tăng nhanh về sản lượng, diện tích cũng như chất lượng. Cà phê Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Việc hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cho nước ta nhiều thuận lợi và cơ hội lớn để phát triển, đồng thời cũng đặt ra những khó khăn và thách thức không nhỏ. Qua hội nhập, chúng ta có thể mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, thu hút vốn đầu tư, công nghệ hiện đại và kỹ năng quản lý tiên tiến. Qua đó đẩy mạnh sản xuất, tạo thêm công ăn viêc làm, giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội và phát triển đất nước nói chung, người tiêu dùng trong nước cũng có điệu kiện rộng rãi hơn trong sự lựa chọn sản phẩm, giá cả và chất lượng phù hợp. Cà phê là một trong nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã đem lại lượng ngoại tệ lớn và có vị thế trên thị trường quốc tế cũng như đem lại công ăn việc làm cho rất nhiều người lao động.
Tuy là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Brazil nhưng việc tiêu thụ nói riêng và sự phát triển của ngành hàng này nói chung vẫn chưa ổn định, chịu ảnh hưởng lớn từ các biến đổi của thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Sự biến đổi không lường và khủng hoảng của thị trường quốc tế đã gây nhiều khó khăn và thiệt hại cho các doanh nghiệp cà phê Việt Nam. Vì thế để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững thì nhà nước và các doanh nghiệp cần phải lấy nền tảng thị trường trong nước làm tiền đề. Nhà nước cũng như rất nhiều doanh nghiệp đã chú trọng nhiều hơn tới việc phát triển thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ ở trong nước trong thời gian qua. Nhưng làm thế nào để có thể thúc đẩy tiêu thụ cà phê ở trong nước? là vấn đề đang được đặt ra cho tất cả các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và nhà nước. Công việc này lại không hoàn toàn thuận lợi khi nhiều doanh nghiệp còn thiếu thông tin về mức tiêu dùng và thị phần, hoặc không chắc chắn về thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam, không rõ các nhóm khách hàng cần gì.
Đây là vấn đề mang tính chiến lược và cần được nghiên cứu sâu sắc để có thể đưa ra những hướng đi, biện pháp giải quyết đúng đắn. Chính vì thế em đã lựa chọn đề tài “Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cà phê Việt Nam trên thị trường nội địa” để viết đề án môn học Kinh tế Thương mại. Đề án, ngoài lời mở đầu và kết luận, gồm 2 chương sau:
CHƯƠNG I.THỰC TRẠNG TIÊU THỤ CÀ PHÊ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA
CHƯƠNG II. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ CÀ PHÊ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA
45 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2631 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cà phê Việt Nam trên thị trường nội địa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
Khoa th¬ng m¹i vµ kinh tÕ quèc tÕ
( ( (
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
KINH TẾ THƯƠNG MẠI
Đề tài:
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ CÀ PHÊ VIỆT NAM
TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA
Giáo viên hướng dẫn
:
Th.S. Nguyễn Thanh Phong
Sinh viên thực hiện
:
Sầm Thị Ngân
MSSV
:
CQ493568
Lớp
:
Thương mại 49B
Khóa
:
49
Hệ
:
Chính quy
HÀ NỘI, 12/2010
LỜI CAM ĐOAN
Sau thời gian tìm hiểu và nghiên cứu thực tế dựa trên những vấn đề lý luận đã được giảng dạy trên ghế nhà trường, em đã hoàn thành đề án môn học “Kinh tế Thương mại” với đề tài “Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cà phê Việt Nam trên thị trường nội địa”
Em xin cam đoan đề án này là công trình nghiên cứu của riêng em dưới sự hướng dẫn của Th.s. Nguyễn Thanh Phong trong suốt quá trình nghiên cứu. Nếu có bất cứ sự sao chép nào từ các bài nghiên cứu khác em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà nội, ngày 12 tháng 12 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Sầm Thị Ngân
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG TIÊU THỤ CÀ PHÊ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 3
1. Đặc điểm tiêu thụ cà phê Việt Nam 3
1.1. Đặc điểm về thị trường cà phê Việt Nam 3
1.2. Nét văn hóa cà phê của người Việt Nam 6
2. Thực trạng tiêu thụ cà phê Việt Nam trên thị trường nội địa 11
2.1. Tổng quan vê thị trường cà phê Việt Nam 11
2.2. Thị trường các loại cà phê 16
3. Những vấn đề đặt ra trong tiêu thụ cà phê Việt Nam 18
4. Kinh nghiệm phát triển ngành cà phê ở một số nước trên thế giới 21
CHƯƠNG II. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ CÀ PHÊ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 25
1. Dự báo về thị trường tiêu thụ cà phê 25
1.1. Xu hướng chung của thị trường thế giới 25
1.2. Xu hướng thị trường cà phê nội địa 29
2. Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ cà phê Việt Nam 30
2.1. Đối với doanh nghiệp 30
2.1.1. Xây dựng mạng luới phân phối nội địa 30
2.1.2. Đổi mới sản phẩm, phương thức cung ứng 31
2.1.3. Tăng cường các hoạt động xúc tiến 32
2.2. Đối với nhà nước 33
3. Điều kiện thực hiện giải pháp 35
KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1-1: Chi tiêu của hộ tiêu thụ cà phê (1000 đ) 5
Biểu đồ 1-2: Tổng mức tiêu thụ cà phê 6
Biểu đồ 1-3: Nơi uống cà phê chính (số người) 9
Biểu đồ 1-4: Tình hình tiêu thụ cà phê VN theo VLSS 12
Biểu đồ 1-5: Sản lượng cà phê Việt Nam 13
Biểu đồ 1-6: Giá cà phê Robusta trong nước 14
Biểu đồ 1-7: Tình hình mua cà phê cho tiêu thụ gia đình 15
Biểu đồ 1-8: Thói quen uống cà phê của người tiêu dùng Việt Nam 16
Biểu đồ 1-9: Sự phân chia thị phần giữa các loại cà phê 17
Biểu đồ 1-10: Sự phân chia thị phần thị trường cà phê hòa tan 17
Biểu đồ 2-1: Cầu cà phê thế giới 26
Biểu đồ 2-2: Cầu cà phê có chứng nhận 27
LỜI MỞ ĐẦU
Cây cà phê ở Việt Nam được thừa hưởng những điều kiện thuận lợi về khí hậu đất đai đã không ngừng tăng nhanh về sản lượng, diện tích cũng như chất lượng. Cà phê Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Việc hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cho nước ta nhiều thuận lợi và cơ hội lớn để phát triển, đồng thời cũng đặt ra những khó khăn và thách thức không nhỏ. Qua hội nhập, chúng ta có thể mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, thu hút vốn đầu tư, công nghệ hiện đại và kỹ năng quản lý tiên tiến. Qua đó đẩy mạnh sản xuất, tạo thêm công ăn viêc làm, giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội và phát triển đất nước nói chung, người tiêu dùng trong nước cũng có điệu kiện rộng rãi hơn trong sự lựa chọn sản phẩm, giá cả và chất lượng phù hợp. Cà phê là một trong nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã đem lại lượng ngoại tệ lớn và có vị thế trên thị trường quốc tế cũng như đem lại công ăn việc làm cho rất nhiều người lao động.
Tuy là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Brazil nhưng việc tiêu thụ nói riêng và sự phát triển của ngành hàng này nói chung vẫn chưa ổn định, chịu ảnh hưởng lớn từ các biến đổi của thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Sự biến đổi không lường và khủng hoảng của thị trường quốc tế đã gây nhiều khó khăn và thiệt hại cho các doanh nghiệp cà phê Việt Nam. Vì thế để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững thì nhà nước và các doanh nghiệp cần phải lấy nền tảng thị trường trong nước làm tiền đề. Nhà nước cũng như rất nhiều doanh nghiệp đã chú trọng nhiều hơn tới việc phát triển thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ ở trong nước trong thời gian qua. Nhưng làm thế nào để có thể thúc đẩy tiêu thụ cà phê ở trong nước? là vấn đề đang được đặt ra cho tất cả các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và nhà nước. Công việc này lại không hoàn toàn thuận lợi khi nhiều doanh nghiệp còn thiếu thông tin về mức tiêu dùng và thị phần, hoặc không chắc chắn về thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam, không rõ các nhóm khách hàng cần gì...
Đây là vấn đề mang tính chiến lược và cần được nghiên cứu sâu sắc để có thể đưa ra những hướng đi, biện pháp giải quyết đúng đắn. Chính vì thế em đã lựa chọn đề tài “Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cà phê Việt Nam trên thị trường nội địa” để viết đề án môn học Kinh tế Thương mại. Đề án, ngoài lời mở đầu và kết luận, gồm 2 chương sau:
CHƯƠNG I.THỰC TRẠNG TIÊU THỤ CÀ PHÊ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA
CHƯƠNG II. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ CÀ PHÊ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA
Do khuôn khổ đề tài và kiến thức còn hạn chế nên đề án không thể tránh khỏi các thiếu sót, em rất mong nhận đượcnhững ý kiến đóng góp để bài nghiên cứu hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ tận tình từ thầy Nguyễn Thanh Phong cùng các thầy cô, bạn bè đã giúp em hoàn thành đề tài này.
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG TIÊU THỤ CÀ PHÊ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA
Đặc điểm tiêu thụ cà phê Việt Nam
Đặc điểm về thị trường cà phê Việt Nam
Cà phê có nguồn gốc từ phương Tây, theo chân người Pháp du nhập vào Việt Nam từ thời thuộc địa. Ban đầu thứ thức uống này chỉ dành riêng cho giới quý tộc, các quan chức Pháp, hay tầng lớp trí thức nơi thành thị. Dần dần cà phê trở thành thứ thức uống phổ biến trong cuộc sống của người dân. Ngày nay cà phê Việt không chỉ được biết đến về sản lượng đứng trong top đầu thế giới mà còn tạo dựng được nét cà phê rất riêng của người Việt. Hai loại cà phê được sử dụng và trồng phổ biến ở Việt Nam là Arabica và Robusta. Mỗi loại đều mang lại tên tuổi của nó ở trong nước cũng như ở nước ngoài về sản lượng, chất lượng, mùi vị. Arabica chỉ trồng được ở độ cao từ 800 mét trở lên so với mặt biển. Tuy nhiên phải ở độ cao từ 1.300-1.500 mét thì cà phê Arabica mới thực sự có giá trị. Còn những vùng thấp hơn, người ta trồng giống cà phê Robusta. Giống cà phê Arabica với dòng cà phê Moka được nhiều người biết đến từ lâu. Cà phê Moka dầu Cầu Đất, Đà Lạt (khu vực Đơn Dương) thuộc giống Bourbon. Chính chất lượng độc đáo của nó đã làm nên tên tuổi cà phê Moka ở Việt Nam và cả ở nước ngoài. Cà phê Moka ngon, ngoài yếu tố giống, thổ nhưỡng, thì cách chế biến cũng quan trọng. Hương vị cà phê Việt ngày càng bay cao, bay xa với những thương hiệu lớn như Cà phê Trung Nguyên, Vinacafe, NesCafé…
Trong vòng 30 năm qua, Việt Nam đã đổi thay rất nhiều, từ hạ tầng đô thị, đến xu hướng tiêu dùng và đời sống thị dân. Cà phê Việt Nam cũng thế. Người ta đã thấy được nhiều hơn những góc phố Highland, những Trung Nguyên biệt thự được chuẩn hóa từ bàn ghế, ly tách đến hương vị cà phê. Bây giờ, hầu như không phố nào ở Việt Nam là không có các quán cà phê, giải khát với đủ kiểu khác nhau. Trong quán cà phê, người ta bán cả trà, bia, Coca Cola và nhiều thứ khác. Tập quán uống theo kiểu pha từng phin cũng vẫn còn nhưng không nhiều. Có một số cửa hàng cà phê ở Việt Nam hiện nay được nhiều khách nước ngoài lui tới. Trong tiệm, người ta mua đủ các loại nhật báo, tuần báo nước ngoài, lại lắp đặt cả hệ thống thư điện tử (email) mà khách có thể sử dụng miễn phí. Trong quán cà phê, khách có thể gọi ăn trưa, ăn sáng theo thực đơn Âu châu. Bàn ghế và trang trí nội thất thì tương tự như những quán ở châu Âu. Gần đây, loại cà phê tan, cà phê sữa uống liền do các công ty nước ngoài hay liên doanh sản xuất cũng được bày bán nhiều trong các siêu thị, sạp hàng ở Hà Nội. Người ta thường chỉ dùng cà phê tan uống liền này mỗi khi giải lao trong các hội nghị, hội thảo, trong những bữa điểm tâm vội vã của vài gia đình công chức hay khi đi điền dã, picnic xa nhà mà thôi.
Bình quân người dân Việt Nam tiêu thụ 1,25 ki lô gam cà phê mỗi năm và số tiền người dân trong nước bỏ ra cho ly cà phê khoảng 9.000 đồng/người/năm, tức chỉ nhỉnh hơn 0,5 đô la Mỹ và chỉ có 19,2% người dân uống cà phê vào ngày thường, còn ngày lễ Tết thì tăng lên 23%. Điều dễ dàng nhận thấy là người dân thành thị mua cà phê uống tới 2,4 ki lô gam/năm, nhiều gấp 2,72 lần so với người dân nông thôn và số tiền mà cư dân đô thị bỏ ra cho ly cà phê mỗi sáng tới 20.280 đồng/năm, cao gấp 3,5 lần so với nông thôn. Nếu chia các hộ ra thành năm nhóm dựa vào thu nhập thì nhóm thứ năm có thu nhập cao nhất uống cà phê nhiều gấp 18 lần so với nhóm hộ gia đình có thu nhập thấp nhất. Hầu hết các vùng miền ở Việt Nam đều tiêu thụ cà phê nhưng mức độ chênh lệch rất lớn giữa các vùng. Trong khi duyên hải Nam Trung bộ và ĐBSCL là những khu vực tiêu thụ cà phê khối lượng lớn thì Tây Bắc, Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng tiêu thụ rất ít, thậm chí vùng Tây Bắc hầu như tiêu thụ không đáng kể với... 30 gam/người/năm. Nếu đem so sánh với người Bắc Âu uống 10 ki lô gam cà phê nhân (quy đổi ra cà phê nhân) mỗi năm, Tây Âu 5-6 ki lô gam thì người Việt Nam chỉ tiêu thụ 1,25 ki lô gam cà phê bột và cà phê uống liền (cà phê hòa tan), quy ra chỉ 0,5 ki lô gam cà phê nhân.
Biểu đồ 1-1: Chi tiêu của hộ tiêu thụ cà phê (1000 đ)
Nguồn: Bộ công thương
Thói quen uống cà phê cũng liên quan mật thiết tới nghề nghiệp, chẳng hạn ở Hà Nội thì tầng lớp người về hưu uống cà phê nhiều nhất, tới 19,8%, còn sinh viên thì ít nhất, chỉ có 8% người uống. Thế nhưng ở TPHCM lại ngược lại, dân kinh doanh uống nhiều nhất với 26,3%, kế đến là sinh viên học sinh, người về hưu uống ít nhất. Điều tra cho biết mỗi người dân Hà Nội bỏ ra 48.000 đồng mỗi năm để mua lượng cà phê 0,752 ki lô gam, trong khi người dân TPHCM bỏ ra tới 121.000 đồng, cao gấp ba lần so với Hà Nội để mua 1,65 ki lô gam cà phê. Khách tới nhà thì người Hà Nội hay pha chè mời khách, nhưng ở TPHCM có khá nhiều gia đình thay nước chè (trà) bằng ly cà phê, và do vậy có tới 78% người dân Sài Gòn mua cà phê mang về nhà dùng cho việc tiếp khách. Chưa kể về thói quen uống cà phê thì người Hà Nội uống theo mùa, lễ Tết uống nhiều hơn, còn ở TPHCM gần như uống quanh năm. Khẩu vị uống cà phê cũng khác giữa hai đô thị. Người Sài Gòn uống cà phê bột pha phin nhiều nhất với 38%, kế đến là cà phê bột pha phin có thêm sữa với 27% và 20% uống cà phê hòa tan. Hà Nội thì tới 67% uống cà phê hòa tan.
Biểu đồ 1-2: Tổng mức tiêu thụ cà phê
Nguồn: Bộ công thương
Tỷ lệ người dân vào quán uống cà phê cũng khác nhau. Gần một nửa người Sài Gòn có vào quán uống cà phê, còn Hà Nội tỷ lệ này thấp hơn nhiều. Khi vào quán, người tiêu dùng Sài Gòn uống cà phê pha phin tới 61%, nhiều hơn hẳn so với Hà Nội. Trong khi người dân Sài Gòn tiêu thụ cà phê nhiều hay ít không do thu nhập của họ cao hay thấp, còn ở Hà Nội, thu nhập càng cao thì uống càng nhiều.
1.2. Nét văn hóa cà phê của người Việt Nam
Hương vị cà phê đậm đà đã trở nên quen thuộc trong nhịp sống mỗi ngày của người dân Việt. Sự tinh tế của cà phê Việt thể hiện ở nét văn hóa và phong cách thưởng thức cà phê khác lạ của người Việt. Người Việt có phong cách thưởng thức cà phê rất riêng, không coi cà phê là thức uống nhanh, có tác dụng chống buồn ngủ như người Mỹ mà người Việt thưởng thức cà phê như một thứ văn hóa: nhâm nhi và suy tưởng. Ngồi bên tách cà phê vừa nhấp từng ngụm nhỏ vừa đọc báo, nghe nhạc, trò chuyện cùng bạn bè, cùng đối tác làm ăn, hay ngồi làm việc, và còn để suy ngẫm về cuộc sống, về con người,…
Gu thưởng thức của người Việt là: đậm, đắng, thơm mùi hạnh nhân, mùi đất. Tùy mỗi một loại cà phê mà mang lại cho người thưởng thức cái cảm nhận về vị chua, độ dầu, và mùi hương của các loại hoa trái khác nhau. Một ly cà phê ngon là ly cà phê đậm đà hương vị tự nhiên, có độ chua thanh, tươi, sạch lưỡi; có độ dầu đậm và đặc biệt hơn là tỏa ra mùi hạnh nhân, hoa trái, bơ dầu và mùi đất. Cà phê phin được coi là thứ thức uống được ưa thích nhất của người Việt. Cái cảm giác ngồi chờ đợi từng giọt từng giọt cà phê rơi thật là thú vị. Càng thú vị hơn nữa khi được nhâm nhi thành quả của nó, có thể là một tách cà phê đen nóng, có thể pha thêm chút sữa, uống nóng hay uống đá tùy theo sở thích của mỗi người.
Người ta có thể đoán biết được tính cách con người, văn hóa của mỗi vùng miền qua cách pha cà phê và sở thích uống của mỗi người. Chẳng hạn, người miền Nam thường bọc cà phê trong tấm vải và nấu trong nồi, họ thích uống cà phê đá hơn là uống nóng. Còn người miền Bắc, chủ yếu uống cà phê pha phin, đen hoặc nâu nhưng đều rất đậm đặc. Những người đàn ông có tuổi, người mang nhiều tâm sự hoặc sống hướng nội không thích những chốn ồn ào, sôi động. Họ thường tìm đến những góc quán có không gian trầm lắng, nhẹ nhàng, thông thoáng. Trong ngõ sâu hoặc trên những con phố vắng người để trải lòng với những tách cà phê, đắm mình trong những bản nhạc dịu êm hoặc một không gian thiên nhiên thư thái bên giỏ lan, bên con suối nhân tạo róc rách. Những người này có thể bỏ hàng giờ, hàng buổi thậm chí là cả ngày để được uống cà phê và quên đi mọi tâm sự của mình. Họ xem đó cũng là một kiểu giải toả stress "không đắt tiền". Nổi tiếng nhất đối với những quán cà phê dạng này là cà phê Sỏi Đá, Tuấn Ngọc, Thiên Thai, Tĩnh lặng, Tưởng Niệm, Niết bàn,... (Sài Gòn) hay Phố Cổ,... (Hà Nội).
Riêng những người bạn trẻ là sinh viên, học sinh hoặc những người mới đi làm thường tìm đến những góc quán vui nhộn, sang trọng và trẻ trung họ thường đi thành nhóm và nói chuyện rất sôi nổi bên tách cà phê. Quán họ tìm đến là quán có không gian hiện đại, mang màu sắc Âu và thường nằm ở những con phố lớn, có tầm nhìn hướng ra đường, hầu hết đều có máy điều hoà nhiệt độ và màn hình ti vi lớn. Bước vào quán là bước vào một thế giới sôi động, náo nhiệt với những bản nhạc rock nảy lửa hay những bộ phim hành động "ác chiến". Giới trẻ tìm đến đây vì những quán dạng này mang đến cho họ những cảm giác hết sức thoải mái, họ tha hồ nói chuyện cười đùa, ăn uống mà không sợ gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. Papilon, cafe Nhân... (Hà Nội), Hình Như Là, Viet"s Top, cát Đằng, Bờ Hồ, Grammy... (Sài Gòn) là những quán dạng này.
Hai chiếc ghế nhựa hoặc gỗ, một ngồi và một để cà phê. Có thể ngồi trên vỉa hè, trong hẻm nhỏ nào đó vào bất cứ thời điểm nào. Đó là kiểu uống cà phê bình dân nhất, phổ biến hiện nay nhất ở Việt Nam. Đối tượng uống cà phê kiểu này đủ mọi thành phần, lứa tuổi. Họ uống cà phê như một nhu cầu giải khát hay một thói quen thường nhật nên không câu nệ về không gian. Riêng ở Hà Nội, không biết từ bao giờ uống cà phê dạng này như đã trở thành một nét văn hoá. Chỉ cần dạo qua con phố Nguyễn Du, Lý Thái Tổ bạn sẽ dễ dàng bắt gặp cảnh đông đúc người ngồi bên vỉa hè uống cà phê dù vào mùa hè hay mùa Thu. Những quán dạng này tuy hơi xô bồ, bụi bặm nhưng trái lại người uống cảm thấy rất thoải mái và tiện lợi, giá cả lại phải chăng. Ở Sài Gòn, quán Môri trên đường Hồ Văn Huê là quán cà phê vỉa hè lớn nhất và được dân nghiền cà phê vỉa hè gọi vui bằng cái tên "chốn về bình yên".
Đối với dân văn phòng thì điểm đến quen thuộc và thường xuyên nhất có lẽ vẫn là cà phê wifi phủ khắp khuôn viên quán cộng với không khí dễ chịu, thoải mái là điểm thu hút nhất. Thần dân của quán là những người không thích môi trường làm việc gò bó của văn phòng, họ tìm đến đây như một cách làm việc tự do. Ngồi ở đây, vừa làm việc vừa có thể nhâm nhi cà phê hay tán gẫu cùng bạn bè. Mà họ vẫn gọi là "vừa làm vừa chơi".
Dạng quán cà phê độc đáo nhất vẫn là dạng quán chuyên về một thú chơi nào đó. Chẳng hạn, quán nhạc Trịnh là nơi hội tụ của dân mê nhạc Trịnh, quán xe cổ - là nơi trưng bày nhiều bộ sưu tập về xe máy cổ, Yoko là quán dành cho các fan nhạc rock, Đồng Quê - quán tái hiện lại không gian của làng quê thuần Việt với những vật trang trí thân quen như cái cày, bộ quang ghánh, cái liềm, lợp mái tranh... thậm chí, trong thời gian gần đây, khi thị trường chứng khoán rộ lên như một cơn sốt, thì xuất hiện những quán cà phê chuyên cập nhập thông tin chứng khoán để hút khách. Cá tính và độc đáo là "tính cách" của quán hay cũng chính là tính cách của những người đến đây. Họ tìm đến quán vì họ nhận thấy "gu" của quán hợp với gu của mình. Do đó quán là điểm gặp gỡ thường xuyên của những người có cùng sở thích, đam mê. Đây là kiểu cà phê in đậm dấu ấn cá nhân rõ nét nhất nhưng lại chiếm số lượng nhiều nhất.
Biểu đồ 1-3: Nơi uống cà phê chính (số người)
Nguồn: Bộ công thương
Đặc điểm tiêu dùng cà phê của người Việt Nam có nhiều nét riêng. Đặc biệt là ở Hà Nội. Điều làm nên sự hứng thú ngồi cà phê ở Hà Nội là các quán thường gắn với… hồ. , ở Hà Nội có rất nhiều hồ. Mà ven hồ nào - hồ Gươm, hồ Tây, hồ Trúc Bạch, hồ Thiền Quang, hồ Giảng Võ, hồ Ngọc Khánh, hồ Xã Đàn… thì cũng thường có nhiều quán cà phê mọc lên. Ngồi uống cà phê ven hồ, hẹn nhau ở quán ven hồ nào đó dường như đã thành “nếp” của nhiều người. Cái “khác biệt” thứ hai của cà phê Hà Nội với những nơi khác đó là những quán cà phê… chỉ có ở Hà Nội, như cà phê Lâm, cà phê Nhân, cà phê Giảng, cà phê Đinh... Đó thực sự là những nơi chốn khiến nhiều người nhớ, dù qua thời gian những quán đó đã có nhiều thay đổi. Người Hà Nội cũ vẫn giữ cho mình cái thú uống cà phê ở các phố cổ, mặc giới trẻ “nhảy” đủ điệu theo Capuccino, Espresso, Trung Nguyên. Không hào nhoáng, thay đổi không ngừng và sang trọng như thế hệ cà phê số, cà phê phố cổ Hà Nội luôn thâm trầm, ám ảnh. Không gian nhỏ hẹp, bài trí đơn giản, day dứt một thứ cà phê mang dư vị của một thuở xưa cũ. Người ta đến đây để uống và tận hưởng hết sự quyến rũ trong từng giọt cà phê, chứ không để khoe hầu bao sự chịu chơi. Dân sành uống Hà Thành trung thành, sống chết với quán ruột của mình lắm. Buổi sáng, 6 giờ - 9 giờ và bắt đầu cuối giờ chiều đến 12 giờ đêm, cà phê Năng (6 Hàng Bạc), cà phê Nhân (39 D1 - Hàng Hành), cà phê Quất (Quán Thánh), cà phê Quỳnh (Bát Đàn), cà phê Giảng (Hàng Gai), cà phê Lâm (60 và 91 Nguyễn Hữu Huân) luôn chật cứng khách. Cà phê phố lớn lên cùng 36 phố cổ Hà Nội, đi vào tâm thức của người dân thủ đô từ lâu. Đến đây hầu hết là khách quen. Từ cụ già đến đôi nam nữ đang yêu, chàng nghệ sĩ lãng tử, nhóm nữ sinh mỹ thuật. Chủ quen “gu” của khách, không cần gọi vẫn phục vụ đúng ý muốn cho khách. Khách nhẵn mặt nhau, chỉ cần một tuần không đến, hôm sau sẽ được hỏi thăm ngay
Thực trạng tiêu thụ cà phê Việt Nam trên thị trường nội địa
2.1. Tổng quan vê thị trường cà phê Việt Nam
Những năm gần đây, ngành công nghiệp cà phê của nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Chính sách của Bộ NN&PTNN là không mở rộng diện tích cà phê thêm nhưng tập trung vào tăng năng suất cây cà phê. Sản lượng cà phê tăng trên 1 triệu tấn. Để đạt được những kết quả đó, ngoài những nỗ lực của nhân dân, các nhà sản xuất, kinh doanh và nhà chế biến cà phê, công tác quảng bá thương mại đã đóng vai trò tích cực trong việc mở rộng thị trường, cả trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, các qui định quốc tế dành cho sản xuất nông nghiệp như nguyên tắc GAP (thực hành nông nghiệp tốt), 4C (qui tắc chung cho cộng đồng cà phê), UTZ Certified và tiêu chuẩn kỹ thuật khác đang được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam để sản xuất cà phê chất lượng cao
Tiêu thụ cà phê ở thị trường nội địa Việt Nam niên vụ 2008/09 đạt 1,06 triệu bao, tương đương 64 nghìn tấn hạt xanh, chiếm chỉ 5,9% tổng sản lượng của cả nước. Trong niên vụ 2009/10, tiêu thụ dự đoán tăng lên mức 1,1 – 1,2 triệu bao, tương đương 72 nghìn tấn hạt, cao hơn 13% so với vụ trước, và chiếm 6,7% tổng sản lượng cà phê sản xuất ra. Niên vụ 2010/11 tiêu thụ cà phê nội địa Việt Nam sẽ đạt 1,26 triệu bao, tức