Trong những năm cuối cùng của thế kỷ 20, thế giới trải qua cuộc cách
mạng công nghệ lần thứ 3 đó là cuộc cách mạng công nghệ thông tin. Khác
với các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trước, Cách mạng công nghệ
thông tin ra đời không chỉ làm thay đổi tư liệu sản xuất mà còn làm thay
đổi phương thức sản xuất truyền thống. Công nghệ thông tin được ứng
dụng vào trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội đã làm thay đổi
hình thái của nền kinh tế thế giới từ nền kinh tế truyền thống sang nền
`kinh tế tri thức`. Hệ thống thông tin thư viện cũng không nôm ngoài quá
trình phát triển tất yếu đó.
Ơû các nước phát triển trên thế giới, hệ thống thông tin thư viện đã được
phát triển trải qua nhiều giai đoạn khác nhau từ thư viện truyền thống hoàn
toàn thủ công sang thư viện điện tử một phần (với một số tác nghiệp được
tự động hoá) và gần đây nhất đó là thư viện điện tử số. Thư viện điện tử số
với khả năng lưu trữ lượng dữ liệu số khổng lồ, hầu hết các thao tác nghiệp
vụ được thực hiện hoàn toàn tự động trở nên phổ biến ở hầu hết các quốc
gia tiên tiến. Cùng với sự phát triển của mạng Internet và hệ thống hạ tầng
truyền thông, hệ thống các thư viện điện tử số được kết nối với nhau trở
thành một hệ thống thông tin thư viện liên thông. Hệ thống thông tin thư
viện liên thông này đã trở thành nguồn thông tin tư liệu khổng lồ cung cấp
tới bạn đọc ở bất kỳ nơi nào trên thế giới không phụ thuộc vào vị trí địa lý
hay vùng lãnh thổ.
36 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Hiện đại hoá công tác thông tin – thư viện trường cao đẳng lương thực thực phẩm giai đoạn 2008 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM
---- o0o ----
ĐỀ ÁN
HIỆN ĐẠI HOÁ CÔNG TÁC THÔNG TIN – THƯ VIỆN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM
GIAI ĐOẠN 2008 – 2010
Đà Nẵng, tháng 11 năm 2007
2
ĐỀ ÁN
HIỆN ĐẠI HOÁ CÔNG TÁC THÔNG TIN – THƯ VIỆN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM
GIAI ĐOẠN 2008 – 2010
ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM ĐÀ NẴNG
3
MỤC LỤC
I. CƠ SỞ LẬP DỰ ÁN ......................................................................................... 3
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ ...................................................................... 5
1. Bối cảnh quốc tế ............................................................................... 5
2. Hiện trạng Thư viện .......................................................................... 5
3. Sự cần thiết phải hiện đại hoá thư viện .............................................. 7
III. MÔ TẢ DỰ ÁN ................................................................................................ 9
1. Mục tiêu dự án .................................................................................. 9
2. Các hoạt động của dự án ................................................................... 9
3. Nguồn vốn thực hiện dự án ............................................................... 9
IV. XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG HỆ THỐNG THÔNG TIN .......................... 10
1. Nền tảng cấu trúc mạng .................................................................. 10
2. Mô hình tổ chức hệ thống mạng thông tin ....................................... 11
3. Kết nối với Internet ......................................................................... 12
4. Phần cứng và thiết bị cho mạng cục bộ ........................................... 12
V. TRANG BỊ PHẦN MỀM THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ ............................................ 22
1. Biên mục......................................................................................... 23
2. Phục vụ bạn đọc - OPAC ................................................................ 23
3. Quản lý Lưu thông .......................................................................... 24
4. Bổ sung ........................................................................................... 24
5. Xuất bản phẩm nhiều kỳ ................................................................. 24
6. Quản lý kho .................................................................................... 25
7. Quản trị hệ thống ............................................................................ 25
VI. NHU CẦU VỀ ĐÀO TẠO .............................................................................. 26
1. Đào tạo quản lý điều hành mạng: .................................................... 26
2. Đào tạo cán bộ thư viện: ................................................................. 26
3. Đào tạo giáo viên và cán bộ quản ly:............................................... 27
4. Đào tạo sinh viên ............................................................................ 27
VII. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ ................................................................ 28
1. Kết quả ........................................................................................... 28
2. Lợi ích của dự án: ........................................................................... 29
3. Đối tượng được hưởng lợi từ dự án ................................................. 30
VIII. KINH PHÍ DỰ ÁN .......................................................................................... 32
IX. TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI DỰ ÁN .................................................................... 34
1. Thời gian triển khai dự án: .............................................................. 34
2. Tiến độ triển khai dự án: ................................................................. 34
X. KẾT LUẬN .................................................................................................... 35
4
I. CƠ SỞ LẬP DỰ ÁN
Nghị quyết 07/2000/NQ-CP ngày 05/06/2000 của Chính phủ về việc xây
dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2001-2005.
Chæ thò soá 58-CT/TW ngaøy 17-10-2000 cuûa Boä chính trò veà “Ñaåy
maïnh vaø phaùt trieån coâng ngheä thoâng tin phuïc vuï söï nghieäp
coâng nghieäp hoaù, hieän ñaïi hoá”ù, trong ñoù Boä chính trò nhaán
mạnh “Mọi hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng đều
phải ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển” và đề ra chủ trương đến
năm 2010, công nghệ thông tin Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu
vực.
Xu thế chung ứng dụng công nghệ thông tin trên thế giới, khu vực và tại
Việt Nam.
5
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
1. Bối cảnh quốc tế
Trong những năm cuối cùng của thế kỷ 20, thế giới trải qua cuộc cách
mạng công nghệ lần thứ 3 đó là cuộc cách mạng công nghệ thông tin. Khác
với các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trước, Cách mạng công nghệ
thông tin ra đời không chỉ làm thay đổi tư liệu sản xuất mà còn làm thay
đổi phương thức sản xuất truyền thống. Công nghệ thông tin được ứng
dụng vào trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội đã làm thay đổi
hình thái của nền kinh tế thế giới từ nền kinh tế truyền thống sang nền
`kinh tế tri thức`. Hệ thống thông tin thư viện cũng không nôm ngoài quá
trình phát triển tất yếu đó.
Ơû các nước phát triển trên thế giới, hệ thống thông tin thư viện đã được
phát triển trải qua nhiều giai đoạn khác nhau từ thư viện truyền thống hoàn
toàn thủ công sang thư viện điện tử một phần (với một số tác nghiệp được
tự động hoá) và gần đây nhất đó là thư viện điện tử số. Thư viện điện tử số
với khả năng lưu trữ lượng dữ liệu số khổng lồ, hầu hết các thao tác nghiệp
vụ được thực hiện hoàn toàn tự động trở nên phổ biến ở hầu hết các quốc
gia tiên tiến. Cùng với sự phát triển của mạng Internet và hệ thống hạ tầng
truyền thông, hệ thống các thư viện điện tử số được kết nối với nhau trở
thành một hệ thống thông tin thư viện liên thông. Hệ thống thông tin thư
viện liên thông này đã trở thành nguồn thông tin tư liệu khổng lồ cung cấp
tới bạn đọc ở bất kỳ nơi nào trên thế giới không phụ thuộc vào vị trí địa lý
hay vùng lãnh thổ.
2. Hiện trạng Thư viện
a. Chức năng và nhiệm vụ
Thư viện Trường Cao đẳng Lương thực thực phẩm Đà Nẵng chịu sự quản
lý trực tiếp của Trường Cao đẳng Lương thực thực phẩm Đà Nẵng có các
chức năng cơ bản được xác định như sau:
1) Thu thập và cung cấp thông tin, tư liệu phục vụ yêu cầu giảng dạy,
học tập và nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng dạy, sinh viên.
2) Là Trung tâm thông tin tư liệu của trường, phục vụ nhu cầu học tập và
nghiên cứu.
3) Lưu trữ và xử lý thông tin phục vụ công tác quản lý của Trường.
4) Trợ thủ đắc lực cho nhiệm vụ đào tạo cán bộ các ngành XXXXXXXX
b. Hiện trạng thư viện
6
Đối với tất cả các cơ sở đào tạo, đặc biệt là khối các trường thuộc các cấp
trung học, cao đẳng và đại học thì thư viện đóng góp phần không nhỏ vào
sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học. Hoạt động thư viện hiện tại của
trường đã thực sự hỗ trợ đắc lực cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học
tập của thầy và trò nhà trường trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thiếu
thốn. Tuy nhiên, so với nhu cầu học tập, tham khảo của sinh viên, cán bộ
giáo viên, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, có thể nói Thư viện chưa và
không thể thoả mãn nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập thể hiện ở
các mặt sau:
Cơ sở vật chất trang thiết bị: hết sức nghèo nàn, phòng ốc nhỏ hẹp,
trang thiết bị không có gì.
Vốn tài liệu: Số lượng và chất lượng tài liệu của Thư viện còn hết sức
nghèo nàn. Hiện tại chỉ có XXXXX bản và XXXXX tên báo.
Nhân sự: chỉ có XXXXX người.
Phương pháp xử lý tài liệu và tổ chức phục vụ: hoàn toàn thủ công từ
bổ sung, biên mục, phân loại, quản lý tư liệu, quản lý bạn đọc, khai thác
và phục vụ, ...
Trong quá trình hoạt động từ trước đến nay, Thư viện đã góp phần tích cực
vào phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường.
Tuy nhiên, trong bối cảnh khoa học thông tin và công nghệ phát triển
nhanh như vũ bão như hiện nay cùng với quá trình tự đổi mới của Trường
trong những năm gần đây, Thư viện Trường đã bộc lộ những mặt hạn chế
như sau:
1) Thiếu sự đáp ứng và chất lượng nghèo nàn của Thư viện đối với quá
trình đổi mới đào tạo và Nghiên cứu Khoa học của Trường. Điều này
chủ yếu là do số lượng và chất lượng các sách, báo, tạp chí, tài liệu
phục vụ đào tạo, NCKH và quản lý hiện nay mà thư viện cung cấp. Hơn
nữa, nguyên nhân còn do thư viện thiếu trang thiết bị (máy tính) và các
phần mềm tích hợp chuyên dụng cho thư viện, thiếu nguồn nhân lực
con người (về số lượng và chất lượng).
2) Chưa đáp ứng nhu cầu thông tin cho quản lý đào tạo và NCKH của Ban
giám hiệu và các khoa, do thông tin thu thập, xử lý và lưu trữ thiếu hệ
thống.
3) Sự không có hiệu quả về mặt kinh tế gây nên bởi các tài liệu, các tư liệu
và máy tính bị phân tán lại không được nối mạng trong nội bộ trường
và với bên ngoài.
4) Hiệu suất phục vụ của thư viện thấp, điều này là do các thủ tục trong
quản lý thư viện được kế thừa từ thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, tính tự
chủ và tự chịu trách nhiệm yếu, cũng như do năng lực của đội ngũ cán
bộ còn nhiều hạn chế.
Với thực trạng như hiện nay, Thư viện trường không thể đáp ứng được yêu
7
cầu nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược trung hạn mà Trường đề ra
trong quá trình đổi mới đào tạo và NCKH. Vì vậy, trong tương lai gần cần
phải hiện đại hoá các trang thiết bị về máy tính, các phần mềm được ứng
dụng, đào tạo bồi dưỡng các cán bộ của Thư viện, cung cấp những kiến
thức và kỹ năng cần thiết để họ lãnh đạo và thực hiện tốt nhất quá trình đổi
mới đào tạo và NCKH của nhà trường, đổi mới các dịch vụ của thư viện.
Chính vì vậy, việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật thư viện của trường
là một đòi hỏi hết sức cần thiết và tối quan trọng. Tuy nhiên, để thực hiện
việc này, chỉ có sự nỗ lực của trường trong điều kiện kinh phí eo hẹp như
hiện nay là hầu như không thể thực hiện được. Do đó, Trường Cao đẳng
Lương thực thực phẩm Đà Nẵng rất mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ
các cơ quan chủ quản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) và các cấp
ngành có liên quan, để tiến hành những khâu đột phá đầu tiên nhằm làm
thay đổi cơ bản việc cải tiến hệ thống thông tin quản lý, nâng cao các đầu
vào của giảng dạy, học tập (sách báo, tạp chí....) đảm bảo chất lượng đào
tạo và NCKH.
Hy vọng thông qua việc cung cấp nguồn lực thông tin, các thiết bị (máy
tính), phần mềm, trợ giúp kỹ thuật, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản
lý và thư viện, dự án này sẽ trang bị cho họ phương tiện, phần mềm và
kiến thức, kỹ năng trước đây chưa có để chính Thư viện sẽ khởi xướng và
tổ chức toàn bộ quá trình đổi mới, thực hiện các chức năng nhiệm vụ đã
được xác định.
c. Xu hướng phát triển và việc nâng cấp thư viện trường
- Năm 2010 trở thành Trung tâm Thông tin - Thư viện, với số lượng nhân
viên XXX người, phục vụ và đáp ứng nhu cầu cho XXXXX giảng viên,
cán bộ và XXXXXX sinh viên .
- Hướng tới là thư viện khoa học chuyên ngành nông lâm ngư nghiệp, là
trung tâm Thông tin tư liệu nông lâm ngư nghiệp lớn của miền Trung,
Tây nguyên, cung cấp trao đổi và chia sẻ nguồn lực vơí các thư viện.
3. Sự cần thiết phải hiện đại hoá thư viện
Đối với một trường cao đẳng hay một trung tâm đào tạo, thư viện không
chỉ là nơi lưu giữ và cung cấp thông tin đơn thuần. Thư viện còn đóng vai
trò của một trung tâm nghiên cứu khoa học, trung tâm xử lý thông tin,
trung tâm tham khảo và đặc biệt là trung tâm xây dựng các kế hoạch, các
chương trình phục vụ đào tạo, phục vụ thông tin đối ngoại. Do đó, thư viện
đã được coi như “người thầy thứ 2” không thể thiếu vì “không có sách thì
không có tri thức”. Vai trò của “người thầy thứ 2” này càng trở nên quan
trọng hơn khi quy mô phát triển và nhiệm vụ đào tạo của Trường ngày
càng mở rộng tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ mà Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn đã tin tưởng giao phó.
8
Thế kỷ 21 sẽ chứng tỏ rõ ràng hơn nữa khả năng và sức mạnh ưu việt của
Công nghệ thông tin. “Người nào chiếm giữ được nhiều thông tin quý giá
thì người đó trở nên giàu có và không bị lạc hậu”. Câu danh ngôn đó chỉ ra
tính tất yếu của việc xây dựng một xã hội, một môi trường phát triển về
thông tin và đồng thời khẳng định vai trò không thể thiếu được của Công
nghệ thông tin (CNTT) hôm nay và tương lai. Thế giới đang có những
bước nhảy vọt thần kỳ nhờ vào sự phát triển và ứng dụng mạnh mẽ của
CNTT vào các lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh những khó khăn, thách thức,
nguy cơ, đe doạ ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước, chúng ta
đang có một lợi thế to lớn là khả năng tiếp cận công nghệ mới, tận dụng
thành tựu công nghệ và khoa học hiện đại, tham khảo kinh nghiệm thực tế
từ các nước trong khu vực và trên thế giới để tìm ra hướng đi đúng đắn và
hiệu quả trong việc khai thác các tiềm năng vô tận của CNTT.
Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, một bài học lớn và hiệu quả từ thành
công của các nước trên thế giới chính là ứng dụng CNTT vào công tác thư
viện và nghiên cứu khoa học. Khái niệm Thư viện điện tử đã được đưa ra
từ nhiều thập niên trước và được nhanh chóng tiếp nhận triển khai tại các
nước có nền công nghiệp phát triển. Với sự hỗ trợ tuyệt đối của CNTT,
Thư viện điện tử lập tức bổ sung những điểm yếu, hạn chế của mô hình thư
viện truyền thống và đem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục đào tạo.
Chỉ tham khảo các nước trong khu vực, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy
xu thế Thư viện điện tử phát triển ngày một nhanh và sâu rộng trong lĩnh
vực đào tạo, cung cấp và xử lý thông tin tại các quốc gia này. Tất cả các
trường đại học, cao đẳng, các trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo
cấp quốc gia tại các nước như Singapore, Thái Lan, Mã Lai, Indonesia,
Philippine và Trung Quốc đều có Thư viện điện tử. Không chỉ giới hạn
trong việc phục vụ cán bộ, giảng viên, sinh viên của Trường, các Thư viện
điện tử này còn mở rộng phục vụ thông qua các kết nối Internet, các liên
kết thông tin với các quốc gia và các Châu lục khác. Nguồn thông tin và
khả năng xử lý từ đó tăng nhanh góp phần làm giàu tri thức, kiến thức của
mọi đối tượng tham gia sử dụng.
Tại Việt Nam, một loạt các trường đại học, cao đẳng, cơ quan, đơn vị trong
cả nước đã đầu tư xây dựng Thư viện điện tử như Thư viện Quốc gia & hệ
thống mạng lưới thư viện công cộng gồm 61 thư viện tỉnh thành, Trường
đại học Cần Thơ, Đại học Đà Nẵng, Đại học Ngoại thương, Học viện Quan
hệ Quốc tế, Đại học Huế, Đại học Quy nhơn ...
Do đó, để hoà nhập vào với xu thế chung, hiện đại hoá thư viện Trường
Cao đẳng Lương thực thực phẩm Đà Nẵng là một nhu cầu hết sức bức
thiết, để thư viện sớm trở thành một Trung tâm thông tin thư viện trung
9
tâm Thông Tin Tư Liệu nông nghiệp công nghiệp thực phẩm, cung cấp
trao đổi và chia sẻ nguồn lực vơí các thư viện.
III. MÔ TẢ DỰ ÁN
1. Mục tiêu dự án
Xây dựng một Thư viện tiên tiến và hiện đại để phục vụ cho việc nâng
cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu của trường.
Hình thành một đầu mối lưu trữ, xử lý thông tin phục vụ cho công tác
quản lý của trường.
Hình thành một trung tâm học tập cho sinh viên các hệ đào tạo khác
nhau.
Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường, cán bộ thư
viện, khai thác sử dụng các nguồn lực của các Thư viện khác, truy cập
thông tin trong nước và quốc tế
2. Các hoạt động của dự án
Xây dựng cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin bao gồm:
- Trang bị hệ thống mạng cục bộ (mạng LAN)
- Kết nối Internet
- Trang bị hệ thống máy chủ và máy trạm cho các ứng dụng
- Trang bị các thiết bị nhập liệu và thiết bị ngoại vi
Trang bị phần mềm thư viện điện tử nhằm tin học hoá toàn bộ công tác
quản lý, xử lý nghiệp vụ thông tin thư viện bằng việc xây dựng các cơ
sở dữ liệu về sách, báo, tạp chí (kể cả cũ và mới).
Đào tạo, hướng dẫn người dùng: trang bị kiến thức tìm kiếm thông tin
qua hệ thống máy vi tính cho sinh viên, cán bộ, giáo viên tạo điều kiện
cho họ tra cứu thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả, nâng cao
tính chủ động trong học tập và nghiên cứu.
3. Nguồn vốn thực hiện dự án
Nguồn vốn của dự án: Ngân sách của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn
10
IV. XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG HỆ THỐNG THÔNG TIN
Để đáp ứng nhu cầu xây dựng một mạng thông tin thư viện hiện đại nhằm
thoả mãn các yêu cầu về tra cứu thông tin nói chung và thông tin chuyên
ngành nói riêng của cán bộ và sinh viên trong Trường, đồng thời cung cấp
một phương thức phục vụ hiệu quả cho các nhu cầu nghiên cứu khoa học,
giảng dạy và học tập, tiếp cận được với trình độ và xu thế công nghệ thông
tin của thế giới, chúng tôi xin đưa ra đây các nguyên tắc cơ bản của việc
thiết kế hệ thống mạng thư viện cho Trường Cao đẳng Lương thực thực
phẩm Đà Nẵng ù:
- Thoả mãn các yêu cầu về băng thông, số lượng kết nối
- Tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống mạng máy tính
- Hệ thống mạng được thiết kế phải có tính mở, dễ dàng phát triển và mở
rộng nhằm đáp ứng cho các nhu cầu trong tương lai mà vẫn đảm bảo
các chi phí đầu tư đã bỏ ra hiện nay.
- Có tính sẵn sàng cao trong mọi trường hợp, đảm bảo khả năng làm việc
liên tục của hệ thống.
- Cung cấp kết nối Internet cho người dùng, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và
tra cứu thông tin.
- Đảm bảo các yêu cầu về an ninh trên mạng.
- Thoả mãn các yêu cầu về quản lý hệ thống, quản lý người dùng.
- Hệ thống mạng đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật như: đạt hiệu suất cao,
độ tin cậy cao, dễ quản lý và bảo trì, ... cũng như các yêu cầu về mỹ
thuật.
1. Nền tảng cấu trúc mạng
Cấu trúc mạng cần được phân lớp cho các chức năng khác nhau, ví dụ như
phân lớp mạng cho người dùng truy cập, phân lớp cho dịch vụ, phân lớp
cho quản lý,... Các phân lớp này có thể nối với nhau thông qua hoặc không
thông qua các thiết bị quản lý giám sát, tuỳ theo yêu cầu về tốc độ hay an
toàn là cần thiết hơn. Có rất nhiều khả năng đấu nối sẽ được đề cập sau.
Lựa chọn phương pháp hợp lý đòi hỏi phải để ý đến số lượng người sử
dụng, lưu lượng thông tin trong mạng, dịch vụ được cung cấp, yêu cầu về
chất lượng, hệ số phát triển và mở rộng mạng, các vấn đề an ninh cần quan
tâm, ....
Các yếu tố quyết định cấu hình mạng là rất khác nhau nên các cấu hình
mạng cũng sẽ rất khác nhau, cấu hình thích hợp cho thời điểm này có thể
11
không thích hợp cho thời điểm khác và ngược lại. Tuy nhiên những điều
cơ bản sau đây không thể thiếu:
a. Khả năng mở rộng
Khi mới xây dựng tại các phòng/ khoa tối thiểu chỉ có một đầu mối hoặc
vài đầu nối vào mạng của trường. Tuy nhiên xét về khả năng phát triển
trong tương lai, số lượng máy tính tại các phòng/ khoa sẽ tăng lên theo thời
gian, hoặc thành lập những trung tâm ứng dụng tin học mới, ... Do đó
mạng phải được xây dựng để có thể có được khả năng mở rộng trong
trường hợp cần thiết với chi phí đầu tư tối thiểu.
Khả năng mở rộng theo chiều dọc nghĩa là nâng cấp mở rộng chú trọng
mở rộng năng lực xử lý của thiết bị, như máy chủ, thiết bị mạng, hệ thống
lưu trữ,... Mở rộng hệ thống tập trung sử dụng cho nhà trường như hệ
thống dịch vụ (email, news, ...) nên áp dụng chiến lược này từ khi xây
dựng.
Mở rộng theo chiều ngang nghĩa là khả năng tăng cường số lượng máy chủ
cho các dịch vụ nào đó, ví dụ tăng cường máy chủ chạy Web, ... Thường
áp dụng cho các hệ thống phân cấp có phần mềm tốt, cao cấp. Ưu điểm là
khả năng an toàn đối với hỏng hóc, đặc biệt là hỏng các phần cứng cao
hơn.
b. An toàn mạng (Security)
Đối với một môi trường phát triển rộng, số người dùng có trình độ cao và
đa dạng như mạng của trường, khả năng bị tấn công qua mạng là rất lớn,
do đó vấn đề an ninh và an toàn mạng là vấn đề rất quan trọng. Các hệ
thống quản lý điều hành mạng và kho dữ liệu q