Bán hàng đa cấp hay kinh doanh đa cấp hoặc kinh doanh theo mạng ( tên nguyên gốc tiếng anh là Multilevel Marketing - MLM - ) là một hình thức kinh doanh đã xuất hiện và phát triển từ giữa thế kỷ XX, một nhánh đầy triển vọng của lĩnh vực bán hàng trực tiếp ( Direct Selling ), đã có mặt và phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia trên thế giới từ những nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản cho tới các nước đang phát triển khác như Trung Quốc, Brazill. Trong đó, nhiều quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia đã ứng dụng và phát triển thành công ngành kinh doanh này và có được thành tựu đáng kể góp phần vào quá trình phát triển nền kinh tế quốc gia.
Không nằm ngoài xu thế hội nhập và phát triển của nước ta, từ những năm cuối cùng của thế kỷ XX bán hàng đa cấp cũng đã bắt đầu xuất hiện và phát triển ở nước ta. Khởi đầu là những sự hợp tác phân phối rồi sau đó là sự hiện diện trực tiếp của các công ty nước ngoài và các doanh nghiệp thuần Việt kinh doanh trong lĩnh vực này. Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI đã chứng kiến sự bùng nổ của bán hàng đa cấp ở nước ta. Hàng loạt doanh nghiệp ra đời trong đó có sự xuất hiện của các tập đoàn kinh doanh đa cấp hàng đầu thế giới, các công ty này không ngừng lớn mạnh, nhiều công ty trong số đó có cả mạng lưới phân phối quy mô toàn quốc với số lượng người tham gia rất lớn bao gồm đủ mọi thành phần, đủ lứa tuổi và doanh số bán của chúng là những con số khổng lồ.
Trong bối cảnh đó, không ít các công ty đã lợi dụng sự mới mẻ, thiếu hiểu biết của người dân và kẽ hở của pháp luật để tiến hành lừa đảo, kinh doanh đa cấp bất chính. Những điều này tác động không nhỏ đến nền kinh tế, đến lao động và tác động hoàn toàn không nhỏ đến đội ngũ sinh viên. Những vấn đề khá khái quát nêu trên cho thấy rằng bán hàng đa cấp là một mô hình kinh doanh mới nhưng nó đang tồn tại như là một vấn đề nhạy cảm và nóng bỏng.
Với sự hướng dẫn của Ths. Nguyễn Thị Phương Lan, em chọn nghiên cứu đề tài : ’ Hoàn thiện hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam ‘ với mục đích :
- Khái quát về hoạt động bán hàng đa cấp nhằm cung cấp cái nhìn khoa học về hình thức kinh doanh này.
- Đánh giá thực trạng hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt nam qua đó rút ra các ưu nhược điểm và nguyên nhân của nhược điểm.
- Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam
Nội dung của bài gồm 3 phần:
- Chương I : Cơ sở lý thuyết. Phần này khái quát những vấn đề lý luận về hoạt động bán hàng đa cấp từ đó cung cấp cơ sở cho hoạt động phân tích ở các chương sau.
- Chương II: Thực trạng hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam, tập trung vào giai đoạn 2007-2010. Dựa trên số liệu thu thập được để phân tích và đưa ra toàn cảnh hoạt động bán hàng đa cấp đang diễn ra tại nước ta, đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động bán hàng đa cấp.
- Chương III: Định hướng và giải pháp để phát triển bán hàng đa cấp ở nước ta trong giai đoạn tiếp theo.
43 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3802 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Hoàn thiện hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục…………………………………………………………………………….trang số
Lời mở đầu 3
Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP 5
1.1. Khái niệm cơ bản về bán hàng đa cấp 5
1.1.1. Khái niệm 5
1.1.2. Các ưu điểm của bán hàng đa cấp so với hình thức phân phối truyền thống 6
1.2. NỘI DUNG CỦA BÁN HÀNG ĐA CẤP 8
1.2.1. Các đối tượng tham gia trong bán hàng đa cấp 8
1.2.2. Các hoạt động cơ bản 9
1.2.3. Nguyên tắc hoạt động của bán hàng đa cấp 11
1.3 MÔ HÌNH CỦA BÁN HÀNG ĐA CẤP 12
1.3.1. Các mô hình bán hàng đa cấp cơ bản 12
1.3.2. Phân biệt tháp ‘ảo’ trong bán hàng đa cấp 14
1.4. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP TẠI VIỆT NAM 17
1.4.1. Khách quan 17
1.4.2. Chủ quan 19
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP TẠI VIỆT NAM 20
2.1. KHÁI QUÁT CÁC DOANH NGHIỆP BÁN HÀNG ĐA CẤP TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 – 2010 20
2.1.1. Khái quát giai đoạn đầu tiên 20
2.1.2. Giai đoạn 2007-2010 21
2.2. Thực trạng hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam 25
2.2.1. Về sản phẩm 25
2.2.2. Về doanh thu 27
2.2.3. Về mô hình hoạt động 27
2.2.4. Về nhân viên bán hàng 28
2.2.5. Chiến lược bán hàng 29
2.2.6. Chính sách thuế với hoạt động bán hàng đa cấp 30
2.3. Đánh giá hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam 30
2.3.1. Thành tựu 30
2.3.2. Hạn chế 31
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế 32
Chương 3 : Giải pháp phát triển bán hàng đa cấp tại Việt Nam 34
3.2. Định hướng phát triển bán hàng đa cấp tại Việt Nam 34
3.2.1. Khai thác điểm mạnh của bán hàng đa cấp vào phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống người dân 35
3.2.2. Khắc phục hạn chế, tiêu cực từ bán hàng đa cấp 35
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam 35
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp 35
3.3.2. Thống nhất, nâng cao vai trò quản lý của các cơ quan nhà nước 37
3.3.3. Cơ chế đa dạng hóa các đối tượng hữu quan trong quản lý bán hàng đa cấp 37
3.3.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam 38
3.3.5. Cải thiện quan niệm của công chúng về hoạt động bán hàng đa cấp
Kết luận 40
Tài liệu tham khảo 40
Lời mở đầu
Bán hàng đa cấp hay kinh doanh đa cấp hoặc kinh doanh theo mạng ( tên nguyên gốc tiếng anh là Multilevel Marketing - MLM - ) là một hình thức kinh doanh đã xuất hiện và phát triển từ giữa thế kỷ XX, một nhánh đầy triển vọng của lĩnh vực bán hàng trực tiếp ( Direct Selling ), đã có mặt và phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia trên thế giới từ những nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản… cho tới các nước đang phát triển khác như Trung Quốc, Brazill. Trong đó, nhiều quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia đã ứng dụng và phát triển thành công ngành kinh doanh này và có được thành tựu đáng kể góp phần vào quá trình phát triển nền kinh tế quốc gia.
Không nằm ngoài xu thế hội nhập và phát triển của nước ta, từ những năm cuối cùng của thế kỷ XX bán hàng đa cấp cũng đã bắt đầu xuất hiện và phát triển ở nước ta. Khởi đầu là những sự hợp tác phân phối rồi sau đó là sự hiện diện trực tiếp của các công ty nước ngoài và các doanh nghiệp thuần Việt kinh doanh trong lĩnh vực này. Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI đã chứng kiến sự bùng nổ của bán hàng đa cấp ở nước ta. Hàng loạt doanh nghiệp ra đời trong đó có sự xuất hiện của các tập đoàn kinh doanh đa cấp hàng đầu thế giới, các công ty này không ngừng lớn mạnh, nhiều công ty trong số đó có cả mạng lưới phân phối quy mô toàn quốc với số lượng người tham gia rất lớn bao gồm đủ mọi thành phần, đủ lứa tuổi và doanh số bán của chúng là những con số khổng lồ.
Trong bối cảnh đó, không ít các công ty đã lợi dụng sự mới mẻ, thiếu hiểu biết của người dân và kẽ hở của pháp luật để tiến hành lừa đảo, kinh doanh đa cấp bất chính. Những điều này tác động không nhỏ đến nền kinh tế, đến lao động và tác động hoàn toàn không nhỏ đến đội ngũ sinh viên. Những vấn đề khá khái quát nêu trên cho thấy rằng bán hàng đa cấp là một mô hình kinh doanh mới nhưng nó đang tồn tại như là một vấn đề nhạy cảm và nóng bỏng.
Với sự hướng dẫn của Ths. Nguyễn Thị Phương Lan, em chọn nghiên cứu đề tài : ’ Hoàn thiện hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam ‘ với mục đích :
Khái quát về hoạt động bán hàng đa cấp nhằm cung cấp cái nhìn khoa học về hình thức kinh doanh này.
Đánh giá thực trạng hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt nam qua đó rút ra các ưu nhược điểm và nguyên nhân của nhược điểm.
Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam
Nội dung của bài gồm 3 phần:
Chương I : Cơ sở lý thuyết. Phần này khái quát những vấn đề lý luận về hoạt động bán hàng đa cấp từ đó cung cấp cơ sở cho hoạt động phân tích ở các chương sau.
Chương II: Thực trạng hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam, tập trung vào giai đoạn 2007-2010. Dựa trên số liệu thu thập được để phân tích và đưa ra toàn cảnh hoạt động bán hàng đa cấp đang diễn ra tại nước ta, đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động bán hàng đa cấp.
Chương III: Định hướng và giải pháp để phát triển bán hàng đa cấp ở nước ta trong giai đoạn tiếp theo.
Bài nghiên cứu của em không tránh khỏi có những sai sót mong quý thầy cô góp ý để bài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP
Khái niệm cơ bản về bán hàng đa cấp
Khái niệm
Bán hàng đa cấp hay được biết tới với các cái tên như kinh doanh theo mạng, kinh doanh đa cấp… thực chất có nguồn gốc từ thuật ngữ Multi – Level - Marketing ( MLM ) dùng để chỉ một hoạt động kinh doanh và tiếp thị sản phẩm được phát triển từ giữa thế kỷ XX, là một nhánh đang rất phát triển của ngành bán hàng trực tiếp( Direct Selling ). Cùng với sự phát triển của hoạt động bán hàng đa cấp đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau để có thể đưa ra định nghĩa chính xác về hoạt động này, Có thể tham khảo tới một số cách tiếp cận như :
Trên góc độ kinh doanh : Bán hàng đa cấp là phương thức kinh doanh kết hợp giữa bán hàng trực tiếp (Direct Selling) và nhượng quyền thương mại (Franchasing). Đại diện bán hàng đa cấp (hay còn gọi là nhà phân phối, hợp tác viên, đại lý,…) nhận hoa hồng từ hiệu quả bán hàng của chính mình. Ngoài ra, khi kêu gọi được những thành viên mới tham gia hệ thống của, họ còn nhận được hoa hồng từ hiệu quả bán hàng của các thành viên mới (gọi là cấp dưới). Trong Franchising, hoa hồng được trả cho cá nhân người kinh doanh Franchise và người nhượng quyền Franchise. Còn trong hệ thống bán hàng đa cấp, tiền hoa hồng được trả cho nhiều người thuộc các cấp khác nhau trong hệ thống.
Theo góc độ marketing : Bán hàng đa cấp là một phương thức bán hàng trong đó vấn đề tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm được thực hiện qua một cơ cấu nhiều tầng là các mạng lưới phân phối bao gồm những nhà phân phối- người tham gia bán hàng đa cấp có nhiệm vụ phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng và xây dựng mạng lưới phân phối. Những người này hoạt động độc lập và mỗi nhà phân phối có thu nhập được tính theo những tỉ lệ nhất định trên doanh số bán hàng của chính nhà phân phối và của mạng lưới do nhà phân phối này xây dựng
Theo luật pháp nước ta quy định :
Khoản 11 điều 3 Luật Canh Tranh 2005 của nước ta định nghĩa bán hàng đa cấp như sau:
“Bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau;
b) Hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia;
c) Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.”
Còn trong “Nghị định về quản lí hoạt động bán hàng đa cấp" do Chính phủ Việt nam ban hành, tại Điều 2 đã định nghĩa: "Bán hàng đa cấp là một phương thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nhiều cấp khác nhau, trong đó người tham gia sẽ được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng và/hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình và của người khác trong mạng lưới do người đó tổ chức ra và được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận".
Từ những định nghĩa trên ta thấy, dưới góc độ doanh nghiệp thì bán hàng đa cấp được hiểu thiên hướng là một hình thức tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm trực tiếp tới khách hàng còn dưới góc độ người tham gia thì bán hàng đa cấp lại là một hình thức kinh doanh thu lợi nhuận trực tiếp. Vì vậy, mỗi đối tượng khác nhau trong hệ thống bán hàng đa cấp sẽ có quan niệm về bán hàng đa cấp là khác nhau. Qua đó khi đưa ra các quyết định nhằm điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp cần xác định rõ và bao quát đối tượng qua đó sẽ có định nghĩa hoạt động của họ và đưa ra các điều chỉnh thích hợp.
Các ưu điểm của bán hàng đa cấp so với hình thức phân phối truyền thống
Tiêu chí.
KD truyền thống
KD theo mạng
Vốn
Rất lớn
Rất ít
Ngành nghề
Cần có bằng cấp hoặc nghiệp vụ
Không đòi hỏi bằng cấp
Mặt hàng
Đa dạng và dễ bão hòa.
Độc đáo, chất lượng tốt , độc quyền, dễ sử dụng
Lợi nhuận
Rất thấp
Rất cao
Thời gian
Gò bó.
Tự do
Cạnh tranh trong công việc
Khắc nghiệt
Không có, rất ít
Tình cảm
Mất mát
Giàu có bạn bè
Kinh nghiệm
Không phổ biến
Luôn chia sẻ
Rủi ro
Rất lớn.
Ít
Ngoài ra việc phát triển bán hàng đa cấp một cách đúng đắn còn mang lại nhiều lợi ích khác cho nhiều đối tượng hữu quan.
Đối với các Công ty kinh doanh bán hàng đa cấp :
Loại bỏ các khâu trung gian, tiết kiệm chi phí quảng cáo khổng lồ.
Chi phí tập trung cho việc nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm nên sản phẩm mang tính ưu việt cao: độc đáo, độc quyền, chất lượng.
Chống được hiện tượng hàng gian, hàng giả
Tạo ra 1 lực lượng tiếp thị, tư vấn, đội ngũ bán hàng khổng lồ rộng khắp mọi nơi trên thế giới một cách nhanh chóng và ổn định bền lâu.
Đối với xã hội và đất nước :
Xã hội tiết kiệm được chi phí rất lớn dành cho quảng cáo, khuyến mãi.
Tăng khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển nhanh hơn.
Huy động được nguồn vốn và sức lao động nhàn rỗi hoặc dư thừa trong nhân dân.
Kích thích tiêu dùng, tăng thị phần kinh doanh, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống.
Đóng góp, tăng cường đáng kể ngân sách nhà nước, tăng phúc lợi xã hội
Đối với người dân và người tiêu dùng :
Có nhiều sự lựa chọn và nhiều cơ hội hơn được sử dụng hàng chất lượng cao với giá phải chăng. Có thêm quyền được kinh doanh, thêm ý tưởng kinh doanh sáng tạo.
Ngành nghề làm thêm không tốn thời gian
Phát huy lòng yêu thương, tinh thần đồng đội hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng vươn tới thành công.
Tăng cường ý thức bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh hơn trị bệnh, giảm tải cho bệnh viện và các cơ sở y tế.
Nâng cao thu nhập người dân
Chính vì những ưu điểm cơ bản trên nhiều chuyên gia và quốc gia trên thế giới coi bán hàng đa cấp là ngành kinh doanh triển vọng nhất thế kỷ XXI.
NỘI DUNG CỦA BÁN HÀNG ĐA CẤP
Các đối tượng tham gia trong bán hàng đa cấp
Theo định nghĩa bán hàng đa cấp là hoạt động tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm thông qua các nhà phân phối, khi một cá nhân đăng ký tham gia với tư cách nhà phân phối họ sẽ nhận được hoa hồng không chỉ từ doanh thu của họ mà còn từ các cá nhân họ tuyển dụng được cùng tham gia hoạt động bán hàng đa cấp.( Theo cách gọi thông thường cá nhân tuyển dụng gọi là cấp trên - Upline - và người được tuyển gọi là cấp dưới -Downline ) thì hoạt động bán hàng đa cấp bao gồm 4 nhóm đối tượng chính:
Thứ nhất là các doanh nghiệp (thường gọi là công ty mẹ - Mother company-) đăng ký về mặt pháp luật để kinh doanh dưới hình thức bán hàng đa cấp. Doanh nghiệp này chịu trách nhiệm về mặt luật pháp và có vai trò như:
Cung cấp sản phẩm dịch vụ cho các nhà phân phối trong hệ thống đa cấp để đưa sản phẩm dịch vụ đó tới tay người tiêu dùng.
Tự xác định mô hình kinh doanh đa cấp để tiến hành kinh doanh. Mô hình này có tính quyết định tới sự hấp dẫn và mức chi trả hoa hồng cho các nhà phân phối. Nó cũng là cơ sở quan trọng nhất của hình thức bán hàng đa cấp.
Chịu trách nhiệm đào tạo và quản lý các nhà phân phối để họ hoạt động tốt và hiệu quả đúng pháp luật.
Thứ hai là sản phẩm dịch vụ, đối tượng trong bán hàng đa cấp, sản phẩm đánh giá sự tồn tại lâu dài của một công ty kinh doanh theo mạng vì vậy sản phẩm trong kinh doanh đa cấp phải có chất lượng tốt (do sản phẩm được lan truyền từ người này đến người khác, nên nếu chất lượng không tốt thì sẽ không có sức lan truyền) , cần thiết cho hầu hết người tiêu dùng và được sử dụng thường xuyên. Các sản phẩm mang đáp ứng nhu cầu hầu hết của người tiêu dùng và sẽ được sử dụng liên tục sau đó chủ yếu nằm trong 3 nhóm:
Hàng tiêu dùng
Mỹ phẩm
Thực phẩm ăn uống và Thực phẩm dinh dưỡng chức năng
Ngoài ra, sản phẩm phải đảm bảo tính độc quyền: nghĩa là chỉ bán thông qua các nhà phân phối của công ty, không bán rộng rãi trên thị trường; độc đáo: tức là trên thị trường không có sản phẩm tương tự.
Thứ ba là khách hàng. Khách hàng là những người sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty kinh doanh đa cấp một cách tự nguyện. Họ có thể là hoặc không là nhà phân phối sản phẩm dịch vụ của công ty bán hàng đa cấp và cũng là đối tượng chủ yếu để mời chào trở thành nhà phân phối chính thức.
Thứ tư là các nhà phân phối. Họ chính là khách hàng của công ty nhưng họ cũng ký hợp đồng với công ty để trở thành nhà phân phối các sản phẩm dịch vụ thuộc bán hàng đa cấp. Các nhà phân phối này có vai trò như các đại lý và người bán lẻ trong hình thức phân phối sản phẩm và dịch vụ truyền thống. Trong phân phối truyền thống sản phẩm dịch vụ tới tay người tiêu dùng phải trải qua nhiều cấp trung gian và tăng giá thành. Tuy nhiên với bán hàng đa cấp sản phẩm dịch vụ tới tay người tiêu dùng qua duy nhất một cấp là các nhà phân phối.
Các hoạt động cơ bản
Từ các định nghĩa trên có thể thấy nội dung của hoạt động bán hàng đa cấp bao gồm 2 hoạt động chính : bán hàng trực tiếp cho khách hàng và xây dựng mạng lưới tiêu thụ. Bên cạnh đó còn có những nội dung nhỏ hơn nhưng không kém phần quan trọng là việc nghiên cứu phát triển sản phẩm, trả thưởng, hoạt động đào tạo cho các nhà phân phốitrở thành các chuyên gia.
Bán hàng trực tiếp hay phân phối trực tiếp là hoạt động qua đó nhà phân phốitrực tiếp tới lấy hàng tại kho của doanh nghiệp kinh doanh đa cấp mang đi tiếp thị, bán hàng cho khách hàng (thường là người thân quen trước tiên.. ) qua đó thu lại tiền hoa hồng hoặc lợi ích kinh tế. Hoạt động này tiến hành dựa trên nguyên tắc chia sẻ thông tin với nhau.Đây là tiền hoa hồng mà nhà phân phốinhận được trong điều kiện là sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích, chấp nhận mua để sử dụng và giá bán cảu sản phẩm do công ty quy đinh( thường không chênh lệch nhiều so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường ). Tiền hoa hồng này có nguồn gốc từ việc thông qua việc tiêu thụ trực tiếp sản phẩm qua một trung gian duy nhất chứ không qua nhiều trung gian như trong kinh doanh truyền thống qua đó doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều loại chi phí như quảng cáo, kho bãi, vận chuyển …( theo điều tra có thể lên tới 70% giá bán sản phẩm). Số tiền thu được từ việc tiết kiệm chi phí này một phần để trả hoa hồng cho nhà phân phốivà phần còn lại được đầu tư lại vào quá trình nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đồng thời với việc án hàng trực tiếp, các nhà phân phốicòn tập trung xây dựng cho mình mạng lưới phân phối riêng có thể hiểu qua hoạt động nhượng quyền thương mại (Franchasing). Mạng lưới phân phối này bao gồm những khách hàng thường xuyên sử dụng sản phẩm, những người tham gia bán hàng đa cấp sau được bảo trợ bởi nhà phân phốitrước. Nhà phân phốitrước sẽ nhận được phần trăm hoa hồng nhất định từ doanh thu bán hàng của những nhà phân phốisau thuộc mạng lưới của mình ( tùy thuộc vào chính sách trả thưởng của doanh nghiệp bán hàng đa cấp ). Để có thể xây dựng được mạng lưới của mình, nhà phân phốicần phối hợp để mời gọi, thu hút thành viên mới qua các buổi giới thiệu sản phẩm của công ty, tiếp thị sản phẩm tới người khách hàng khơi gợi sự hứng thú của khách hàng, đào tạo và truyền thụ kinh nghiệm kỹ năng cho nhà phân phốikhác để họ tiếp tục quá trình mở rộng mạng lưới theo nguyên tắc cấp số nhân này. Chính việc đội ngũ phân phối tăng không ngừng theo cấp số nhân khiến cho thị trường của công ty tăng lên nhanh chóng.
Theo quy tắc 70 do luật pháp Hoa Kỳ quy định :’ 70% doanh thu từ việc tiêu thụ sản phẩm qua hình thức bán hàng đa cấp phải được sử dụng để trả hoa hồng cho các nhà phân phốivà nghiên cứu phát triển sản phẩm’ . Qua đó có thể thấy vai trò của hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm với hoạt động bán hàng đa cấp. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm là không thể thiếu với bất kỳ doanh nghiệp nào, nhưng lại càng quan trọng với các doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Do không sử dụng các hoạt động truyền thông, nên đặc tính mới ở sản phẩm trong hoạt động bán hàng đa cấp đóng vai trò trọng yếu trong việc thu hút khách hàng và tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp. Nội dung này thường được các doanh nghiệp bán hàng đa cấp khá coi trọng.
Hệ thống trả thưởng của doanh nghiệp đa cấp quy định rõ ràng mức hoa hồng cảu một nhà phân phối nhận được khi bán được sản phẩm và mức hoa hồng gián tiếp mà người đó nhận được từ doanh thu từ mạng lưới của anh ta. Trả thưởng có nhiều loại như hoa hồng trực tiếp, gián tiếp từ quá trình bán hàng và xây dựng mạng lưới, hoa hồng cấp bậc…Hệ thống trả thưởng đóng vai trò quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp bán hàng đa cấp nào. Nó thể hiện mức hấp dẫn người tham gia, đòn bẩy tiêu thụ hàng hóa. Tuy nhiên, thật khó để tìm thấy một công ty nào có kế hoạch trả thưởng mang lại lợi ích xứng đáng cho tất cả nhà phân phốivì nó phải đảm bảo rằng công ty thu được lợi nhuận lớn từ việc bán hàng đồng thời phải thể hiện rằng nhà phân phốicó thể làm giàu trên kế hoạch này.
Hoạt động đào tạo cũng thường xuyên được các công ty bán hàng đa cấp tở chức chủ yếu cung cấp kiến thức cho nhà phân phối mới về sản phẩm, về hình thức kinh doanh mới này và tập trung việc biến họ trở thành các chuyên gia có hiểu biết chuyên sâu để có thể tiến hành bán hàng và mở rộng mạng lưới của mình. Hoạt động này là thiết yếu để người tham gia có thể hiểu rõ bản chất hình thức bán hàng đa cấp mình tham gia, cách thức tiến hành theo đúng quy định của luật pháp. Hoạt động này đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững và mở rộng thị trường nhanh hơn.
Nguyên tắc hoạt động của bán hàng đa cấp
Bán hàng đa cấp hoạt động dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc chia sẻ( truyền khẩu ) và nguyên tắc phát triển theo cấp số nhân ( bội tăng )
Nguyên tắc chia sẻ hay còn gọi là nguyên tắc truyền khầu là nguyên tắc dựa trên thói quen của người tiêu dùng khi họ biết được và sử dụng một sản phẩm tốt có chất lượng thì họ có thói quen đem sản phẩm dịch vụ này chia sẻ với bạn bè và người thân để cùng sử dụng sản phẩm này. Những sản phẩm được chia sẻ như thế này thường có sức hấp dẫn và lòng tin tưởng để sử dụng ở những người được chia sẻ hơn là quảng cáo hay hình thức giới thiệu sản phẩm khác. Trên cơ sở này, bán hàng đa cấp đã phát triển nó bằng việc khi một người chia sẻ thành công với người khác thì họ nhận được thêm tiền hoa hồng, qua đó kích thích sự chia sẻ này. Mặt khác, thông qua việc truyền khẩu việc quảng bá sản phẩm trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều với quảng cáo.
Nguyên tắc bội tăng hay phát triển theo cấp sô nhân có nguồn gốc từ một chuyện cổ của Ấn Độ. Ngày xưa ở nước Ấn Độ có một ông vua rất thích chơi cờ. Một hôm có một người nông dân phát minh ra một cách chơi cờ mới mà ngày nay được gọi là cờ vua, ông ta liền mang đến dâng cho Quốc Vương. Quốc Vương rất hài lòng