Đề án Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2001–2005 ở Việt Nam và các giải pháp thực hiện

Sau hơn 10 năm phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nước ta đã đạt được nhiều thành tích kinh tế- xã hội quan trọng. Tổng sản phẩm quốc dân trong nước năm 2000 tăng gấp đôi so với năm 1991 GDT bình quân đầu người( giá hiện hành) tăng từ 222 USD lên 400 USD năm 2000, đời sống nhân dân được cải thiện nhiều mặt. Trong 5năm 1991- 1995, nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm về tổng sản phẩm trong nước đạt 8,2% , 1996-2000 đạt 7%, cơ cấu GDT theo ngành đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông-lâm- ngư nghiệp, tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp- xây dựng và dịch vụ. Kế hoạch 5năm 2001- 2005 là bước mở đầu quan trọng trong việc thực hiện chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa kinh tế nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là1 bộ phận quan trọng trong đó đề cập đến việc tổ chức phát triển các ngành kinh tế một cách cân đối hơn trong tình hình mới, phù hợp với nhu cầu yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang là một yêu cầu quan trọng đối với nước ta. Bởi cơ cấu kịnh tế là một vấn đề có tính chiến lược, là định hướng để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế. Tuy nhiên , trong tình hình hiện nay của nền kinh tế nước ta, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang và sẽ gặp phải không ít những khó khăn và trở ngại

doc33 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2131 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2001–2005 ở Việt Nam và các giải pháp thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Sau hơn 10 năm phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nước ta đã đạt được nhiều thành tích kinh tế- xã hội quan trọng. Tổng sản phẩm quốc dân trong nước năm 2000 tăng gấp đôi so với năm 1991 GDT bình quân đầu người( giá hiện hành) tăng từ 222 USD lên 400 USD năm 2000, đời sống nhân dân được cải thiện nhiều mặt. Trong 5năm 1991- 1995, nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm về tổng sản phẩm trong nước đạt 8,2% , 1996-2000 đạt 7%, cơ cấu GDT theo ngành đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông-lâm- ngư nghiệp, tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp- xây dựng và dịch vụ. Kế hoạch 5năm 2001- 2005 là bước mở đầu quan trọng trong việc thực hiện chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa kinh tế nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là1 bộ phận quan trọng trong đó đề cập đến việc tổ chức phát triển các ngành kinh tế một cách cân đối hơn trong tình hình mới, phù hợp với nhu cầu yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang là một yêu cầu quan trọng đối với nước ta. Bởi cơ cấu kịnh tế là một vấn đề có tính chiến lược, là định hướng để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế. Tuy nhiên , trong tình hình hiện nay của nền kinh tế nước ta, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang và sẽ gặp phải không ít những khó khăn và trở ngại Trong khuôn khổ baì viết này chắc chắn còn nhiều thiếu sót , do trình độ, kinh nghiệm, tài liệu hạn chế. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giaó và các bạn để cho bài viết về một bản kế hoạch được hoàn chỉnh hơn. Hà nội , ngày 25-11-2001. PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ MÔ HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHƯƠNG I. CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH . I. CƠ CẤU KINH TẾ 1. Khái niệm cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành nền kinh tế bao gồm các lĩnh vực, các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế và mối quan hệ cơ bản tương đối ổn định bên trong nó, tồn tại trong một thời gian nhất định . Cơ cấu kinh tế mang tính khách quan, vừa mang tính lịch sử và xã hội nhất định. Mác đã khẳng định" Cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với một quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất..." và cơ cấu là " Một sự phân chia về chât lượng và một tỷ lệ về số lượng của những qúa trình sản xuất xã hội". Cơ cấu kinh tế luôn luôn biến động gắn với sự thay đổi và phát triển không ngừng của ban thân các yếu tố, bộ phận trong nền kinh tế và nhưng mối quan hệ của chúng. 2. Vai trò của cơ cấu kinh tế Mỗi loại cơ cấu có từng vai trò cụ thể nhưng xét trên giác độ tác động tới quá trình phát triển thì cơ cấu kinh tế có những vai trò sau: a. Tạo điều kiện thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đã được vạch ra trong chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước cũng như từng ngành và từng địa phương. b. Khai thác và phát huy tốt nhất, đạt hiệu quả sử dụng cao nhất những nguồn lực trong nước và quốc tế để thực hiện xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, nhằm đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng của nền kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá đa dạng đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất, văn hoá không ngừng tăng lên của người lao động và của toàn xã hội. c. Tạo điều kiện thúc đẩy mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển đáp ứng yêu cầu đòi hỏi khách quan của nền kinh tế trong mối quan hệ sản xuất phù hợp. d. Thúc đẩy qúa trình phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng, bảo đảm và tăng cường sức mạnh quỗc phòng, giữ vững thành quả của công cuộc xây dựng đất nước, tạo điều kiện cho nền kinh tế quốc dân nhanh chóng hoà nhập vào thị trường thế giới. 3. Các loại cơ cấu kinh tế và đặc điểm của nó. a. Cơ cấu ngành kinh tế: Là tổng thể các ngành hợp thành nền kinh tế quốc dân và mối quan hệ tỷ lệ về chất lượng và số lượng giữa các ngành đó với nhau trong quá trình tạo nên tổng thể nền kinh tế. Là bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế, là cốt lõi của chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện thực hiện thắng lợi các mục tiêu của chiến lược đề ra. Cơ cấu ngành được xác định trong 5 năm ( 2001 - 2005) tới: Nông - Lâm - Ngư nghiệp : 20 -21%. Công nghiệp và xây dựng: 38 - 39%. Dịch vụ: 40 - 41% Nền kinh tế được chia thành 3 ngành lớn , trong đó lại phân chia thành các ngành nhỏ khác: ngành cấp 2, ngành cấp 3, ngành cấp 4 . Cơ cấu ngành kinh tế phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ phân công lao động xã hội chung của nền kinh tế. Sự thay đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành là nét đặc trưng của các nước đang phát triển. b. Cơ cấu lãnh thổ kinh tế. Cơ cấu lãnh thổ kinh tế được hình thành từ việc bố trí sản xuất theo không gian lãnh thổ. Trước đây cơ cấu lãnh thổ kinh tế được hình thành theo quá trình phát triển của lợi thế tự nhiên, mang tính tự cung, tự cấp, dựa trên cơ sở lao động thủ công, năng suất thấp. Ngày nay do tác động của đầu tư và phân bố lao động, cơ cấu vùng đã có sự thay đổi lớn, xoá đi nhiều tính chất tự nhiên. Tuy vậy cơ cấu vùng vẫn manh mún đặc biệt là kinh tế miền núi vẫn mang đặc trưng kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp. Cơ cấu kinh tế của các vùng chưa tạo thế phát triển trong vùng và mở rộng mối liên hệ liên vùng để thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước, trình độ chuyên môn hoá các ngành cũng như các vùng còn thấp, ở các thành phố và khu công nghiệp thì kết cấu hạ tầng chưa hoàn chỉnh và yếu kém. Hiện nay nước ta có 5 vùng rõ dệt: Vùng Trung Du miền núi Bắc Bộ; vùng Đồng Bằng Sông Hồng; vùng Bắc Trung Bộ; vùng Nam Trung Bộ; Nam Bộ (bao gồm Đông và tây Nam Bộ). Mỗi vùng đều có thế mạnh riêng đều cần có phương hướng phát triển riêng để phát huy thế mạnh, vừa hỗ trợ cho các vùng khác nhằm nhanh chóng đưa nền kinh tế cả nước phát triển nhanh và có hiệu quả. c. Cơ cấu thành phần kinh tế. Cơ sở của nó là chế độ sở hữu trong nền kinh tế hình thành lên. Cơ cấu thành phần kinh tế cũng là một nhân tố tác động đến cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lãnh thổ kinh tế. Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhất quán chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần nhằm giải quyết mọi năng lực sản xuất. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN sẽ được tiếp tục mở rộng mạnh mẽ trong thời gian tới và tồn tại lâu dài dựa trên 3 loại hình sở hữu cơ bản (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân) sẽ hình thành nhiều thành phần kinh tế với những hình thức kinh doanh đa dạng: kinh tế quốc doanh với 100% vốn Nhà nước hoặc hình thức doanh nghiệp cổ phần trong đó vốn Nhà nước chiếm tỷ lệ khống chế; Kinh tế tập thể, hình thức phổ biến là hợp tác xã trên cơ sở tự nguyện vốn, góp sức của những lao động. Kinh tế cá thể; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế gia đình. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có thể liên kết thành các liên hiệp hoặc các tập đoàn kinh doanh theo nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi. Trong các loại cơ cấu thì ba loại trên là quan trọng nhất. Trong đó chúng có mối liên hệ chặt chẽ, không tách rời. Trong ba loại cơ cấu trên thì cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất, cơ bản nhất, mang đặc trưng cơ cấu kinh tế dễ nhận thấy nhất. II. CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ. 1. Khái niệm cơ cấu kinh tế ngành. Là tổng thể các ngành hợp thành nền kinh tế quốc dân và mối quan hệ tỷ lệ về chất lượng và số lượng giữa các ngành đó với nhau trong quá trình tạo nên tổng thể nền kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế có vai trò quyết định trong cơ cấu kinh tế vì nó được phát triển theo quan hệ cung cầu thị trường, theo tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế nó đảm bảo sản xuất theo nhu cầu thị trường. 2. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Do sức ép của nhu cầu thị trường và yêu cầu phát triển đòi hỏi phải thay đổi cơ cấu ngành, gọi là chuyển dịch cơ cấu ngành. Như vậy có thể hiểu chuyển dịch cơ cấu ngành là sự thay đổi một cách có mục tiêu, số lượng các ngành kinh tế quốc dân và mối quan hệ của các ngành đó với nhau trên cơ sở phân tích đầy đủ căn cứ lý luận và thực tiễn, cùng với việc áp dụng đồng bộ các giải pháp cần thiết để chuyển dịch cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác ( cao hơn về chất) hợp lý hơn và có hiệu quả hơn. Nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là cải tạo cái cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ câu mới tiên tiến hơn, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ, nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn. Và cơ sở của nó là cơ cấu hiện có và sự biến đổi cả về lượng và về chất trong nội bộ cơ cấu. Tóm lại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một yêu cầu quan trọng đối với nước ta. Bởi cơ cấu kinh tế là vấn đề có tính chiến lược, là định hướng để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay của nền kinh tế nước ta, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang và sẽ gặp phải không ít những trở ngại. Từ những sai lầm thiết sót trong sự phát triển kinh tế trước đây, chúng ta đã phấn đấu dành được những thành công bước đầu trong thời gian gần đây, do đường lối đổi mới của đại hội Đảng VI chỉ ra, bắt đầu từ việc đổi mới cơ cấu kin tế. Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ, sự phát triển kinh tế của mỗi nước không chỉ bó hẹp trong phạm vi và tiềm lực của nước mình mà phải thực hiện chính sách mở cửa, tranh thủ nguồn vốn đầu tư và kinh tế hiện đại của nước ngoài, có thể tiếp thu và chọn lọc kinh nghiệm quản lý của thế giới, tận dụng lợi thế của nước "đi sau". Vấn đề khó khăn gặp phải là rất lớn khi thực hiện một quá trình chuyển đổi như vậy. Yêu cầu đặt ra là một cơ cấu kinh tế hợp lý để sử dụng được nguồn tài nguyên và nhận lực với hiệu quả cao. Tạo điều kiện cho nền kinh tế quốc dân phát triển nhanh, đảm bảo nhu cầu đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân và đến năm 2010 đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 là bước quan trọng trong việc thực hiện chiến lược 10 năm 2001 - 2010. Trong đó đã chỉ ra phải chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH. Những thành công sau 15 năm đổi mới và triển vọng phát triển trong những năm tới hết sức lạc quan. Những bài học đổi mới do các đại hội VI, VII, VIII của Đảng nêu lên đó là những kinh nghiệm quý báu đến nay vẫn còn giá trị lớn, đã khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn và bản lĩnh của Đảng. III. CÁC LÝ THUYẾT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN. 1. Lý thuyết phát triển cân đối liên ngành (mô hình cân đối liên ngành). Theo mô hình này thì tất cả các ngành kinh tế liên quan mật thiết với nhau trong chu trình "đầu ra" của ngành này là "đâu vào" của ngành kia. Theo họ sự phát triển đồng đều và cân đối chính là đòi hỏi sự cần bằng cung- cầu trong sản xuất. - Sự phát triển cân đối giữa các ngành như vậy còn giúip tránh được sự ảnh hưởng tiêu cực biến động của thị trường thế giới và hạn chế sự phụ thuộc vào nền kinh tế khác. Tiết kiệm nguồn ngoại tệ vốn rất khan hiếm và thiết hụt. - Một nền kinh tế dựa trên cơ cấu cân đối như vậy chính là nền tảng vững chắc đảm bảo sự độc lập chính trị của các nước thuộc thế giới thứ ba chống lại chủ nghĩa thực dân. Tuy nhiên, lý thuyết trên cũng có những yếu điểm, đặc biệt là thực hiện theo mô hình này sẽ đưa nền kinh tế đến chỗ khép kín và khu biệt với thế giới bên ngoài. Khả năng về nhân tài vật lực để có thể thực hiện những mục tiêu cơ cấu ban đầu đặt ra với các nền kinh tế chậm phát triển là không đủ khả năng. Cả hai vấn đề trên làm cho sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng CNH gặp khó khăn, bởi lẽ nó làm phân tán nguồn lực phát triển rất có hạn của quốc gia. 2. Mô hình cực tăng trưởng (mô hình phát triển cơ cấu ngành không cân đối ) Theo mô hình này thì không thể và không nhất thiết phải đảm bảo tăng trưởng bền vững bằng cách duy trì cân đối liên ngành đối với mọi quốc gia. Do : - Việc phát triển cơ câu không cân đôí gây lên áp lực tạo ra sự kích thích đầu tư. Trong mối tương quan giữa các ngành nếu cung bằng cầu thì sẽ triệt tiêu động lực khuyến khích đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất. - Trong mỗi giai đoạn của thời kỳ CNH, vai trò của các "cực tăng trưởng" của các ngành trong nền kinh tế là không giống nhau. Nên tập trung những nguồn lực khan hiếm cho một số lĩnh vực trong một thời điểm nhất định. - Do trong thời đầu tiến hành CNH, các nước đang phát triển rất thiếu vốn, lao động có kỹ thuật, công nghệ và thị trường nên không đủ điều kiện để cùng một lúc phát triển đồng bộ tất cả các ngành hiện đại. Vì vậy, phát triển một cơ cấu không cân đối là sự lựa chọn bắt buộc. Đây là mô hình ngày càng được thừa nhận rộng dãi, vì nó phù hợp với xu hướng phát triển chung mà một số nước đã đi trước đã thành công và phát triển nhanh chóng thần kỳ: điển hình là các nước NICs Đông Á. 3. Lý thuyết phát triển theo mô hình "đàn nhạn bay". Theo mô hình này, xét trên toàn bộ nền công nghiệp, từng phân ngành hay thậm trí từng loại sản phẩm riêng biệt quá trình "đuổi kịp" về mặt kinh tế - kỹ thuật của chúng của các nước kém phát triển đối với các nước tiên tiến nhất được chia thành bốn giai đoạn: Giai đoạn 1: Giai đoạn phân liệt hay phân công lao động quốc tế xảy ra ngay trong lòng các nước kém phát triển - chuyên sản xuất một số loại sản phẩm thủ công đặc biệt để bán và nhập khẩu hàng tiêu dùng khác từ các nước công nghiệp . Giai đoạn 2: Các nước chập phát triển nhập sản phẩm đầu tư từ các nước công nghiệp phát triển để tự chế lấy hàng hoá công nghiệp tiêu dùng trước đây vẫn phải nhập; phát triển những ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thay thế nhập khẩu. Giai đoạn 3: Những sản phẩm thay thế nhập khẩu ở giai đoạn 2 đã có thể trở thành sản phẩm xuất khẩu. Những sản phẩm đầu tư trước đây phải nhập giờ đã có thể dần dần thay thế bằng nguồn khai thác và sản xuất trong nước. Như vậy đã có thể rút ngắn được khoảng cách giữa nước đi sau với các nước đi trước. Giai đoạn 4: Có thể xuất khẩu các loại hàng hoá đầu tư vốn đã bắt đầu phát triển ở giai đoạn 3. Về mặt kỹ thuật, nền công nghiêp đã đạt mức ngang bằng với các nước công nghiệp phát triển và chuyển giao một số ngành sản xuất công nghiệp hàng tiêu dùng sang các nước kém phát triển. 4. Mô hình của W. Rostow. Theo mô hình này quá trình phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào cũng theo 5 giai đoạn tuần tự như sau: - Giai đoạn xã hội truyền thống: đặc trưng là kinh tế nông nghiệp. - Giai đoạn chuẩn bị cất cánh: Kinh tế vẫn nặng về sản xuất nông nghiệp tuy vậy tỷ trọng của công nghiệp đã tăng lên. Với cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ. - Giai đoạn cất cánh : nền kinh tế tỷ trọng cao về công nghiệp và dịch vụ trong GDP. Với cơ cấu : công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. - Giai đoạn chín muồi: Với cơ cấu : công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - Giai đoạn tiêu dùng hàng hoá: Với cơ cấu : dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Mô hình này được tiếp cận từ góc độ khái quát lịch sử của nhiều nước lên trong vấn đề chuyển dịch cơ câu trong quá trình CNH của những nước đang phát triển hiện nay là rất có ý nghĩa. Một cách tổng quát, mỗi mô hình trên đều có những mặt mạnh không thể phủ nhận, song lại tỏ ra không thể áp dụng được đối với mọi quốc gia và mọi thời kỳ. Tuy vậy, các lý thuyết đã cung cấp cho chúng ta cách xác định các tiền đề cần thiết của quá trình CNH; chỉ ra sự chuyển dịch cơ cấu là mục tiêu quan trọng trong sự phát triển mặt khác nó cũng cho biết nguyên nhân của tình trạng không bắt nhịp được vào quá trình CNH đã xảy ra ở một số nước trên thế giới trong đó lý thuyết phát triển khẳng định rằng có nguyên nhân thuộc về cơ cấu. Tuy vậy khi xem xét chúng nhất thiết phải đứng trong logic của mỗi loại lý thuyết mà không được bỏ qua đối tượng và phương pháp tiếp cận. IV. KINH NGHIỆM CHUYÊN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TRONG THỜI KỲ CNH Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI. 1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc. Vào những năm 60s Hàn Quốc đã quyết định chuyển dịch cơ cấu kinh tế CNH - HĐH theo hướng xuất khẩu. Chính phủ Hàn Quỗc đã quyết định đầu tư vào các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến ( đã đạt được tốc độ phát triển là trên 20% /năm); công nghiệp điện tử... đồng thời cải tạo công nghệ ở những ngành công nghiệp truyền thống như: Dệt, may mặc.v.v.. để nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhờ đó sản lượng được nâng cao không ngừng chất lượng đạt tiêu chuẩn thị trường thế giới. Tổng sản phẩm xã hội trong thời kỳ những năm 60s và thập kỷ 70s đã tăng bình quân 10% /năm . Tổng kim ngạch tăng nhanh. Giá trị xuất khẩu tăng từ mức 100 triệu USD đầu những năm 60s lên hơn 10 tỷ USD sau năm 1977, ngành dịch vụ với tốc độ phát triển bình quân cả thời kỳ dài là 14,1%. Cơ cấu ngành đã thay đổi cơ bản , trong đó vai trò của các ngành công nghiệp đã tăng lên đáng kể Năm Khu vực  1956  1961  1966  1971   I  44,2  43,8  37,9  24,2   II  12.8  14.9  19.8  29.9   III  40,0  41,3  42,3  45,9   Cơ cấu ngành trong tổng sản phẩm xã hội (%). 2. Indonexia. Vào những năm 60s quá trình thay đổi cơ cấu và công nghệ của Indonexia diễn ra hết sức nhanh chóng. Giai đoạn 1975 - 1980 tập trung vào phát triển công nghiệp, sau những năm 80s là giai đoạn bùng nổ về xuất khẩu cụ thể là: xuất khẩu hàng chế biến tăng tỷ trọng từ 23% (năm 1980) lên 47,5% (1992). Với tổng kim ngạch đạt 16,1 tỷ USD , tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 20 - 30%, là những thành công đã đạt được. Thay đổi cơ cấu công nghiệp của Inđônêxia 1975 - 1991 Năm  Chế biến thực phẩm  Giầy may  Gỗ giấy  Công nghiệp nặng  Kim khí   1975  41,2  18,2  7,4  20,3  12,8   1980  31,7  14,1  20,2  24,1  20   1985  26  13,3  12,8  26,3  21,6   1991  25,2  15,5  17,7  20,9  20,7   Từ năm 1988 - 1992 các ngành chế biến đã tăng lên từ 38% - 62%. Các ngành sử dụng nhiều vốn đã trở nên kém quan trọng chỉ chiếm khoảng 10 - 13%; công nghiệp nhẹ có bước tăng trưởng khá, tuy nhiên những ngành công nghiệp truyền thống lại giảm sút về tỷ trọng. - Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện rõ trong sự thay đổi chính sách kinh tế của Inđonêxia trong từng thời kỳ. 3. Trung Quốc. - Giữa những năm 70 những cuộc cải cách đã đem lại những thành tựu to lớn: thu nhập quốc dân, sản lượng nông nghiệp, công nghiệp đã tăng trên 10% trong những năm 80. - Những cuộc cải cách đã làm đa dạng hoá các mặt hàng công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng sẵn có. - Đội ngũ lãnh đạo đã đổi mới trong phương thức quản lý tạo ra một hệ thống hàng hoá xã hội chủ nghĩa chịu ảnh hưởng của cơ chế thị trường. - Kế hoạch 10 năm và 5 năm, năm 1975 Trung Quốc đề ra các mục tiêu phát triển kinh tế mới để đưa đất nước lên vị trí hàng đâù về kinh tế năm 2000 là tăng nhanh sản lượng trong nông nghiệp, công nghiệp ,khoa học kỹ thuật và quốc phòng. Thực hiện chương trình "4 hiện đại hoá". Với tiền đề cơ bản của chính sách kinh tế là lợi ích của người tiêu dùng, năng suất kinh tế và sự ổn định về chính trị là không thể tách rời, một loạt các nhà máy hoàn chỉnh được nhập từ phương tây. - Mục tiêu tăng thu nhập, tăng tiêu dùng cá nhân áp dụng những hệ thống sản xuất khuyến khích và quản lý mới, khuyến khích cạnh tranh trên thị trường; giảm thuế đối với các xí nghiệp ngoài quốc doanh, thúc đẩy giao dịch trực tiếp giữa các doanh nghiệp Trung Quốc và nước ngoài. Từ kinh nghiệm các nước trên cho thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung về cơ cấu ngành nói riêng không chỉ là kết quả của sự phát triển cạnh tranh trên thị trường, những ngành có hiệu quả cao sẽ phát triển ngày càng mạnh và những ngành kém hiệu quả sẽ ngày càng lại thu hẹp lại. Sự phát triển của thị trường, khoa học công nghệ là khâu quyết định tạo ra sự tăng trưởng kinh tế từ đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành. Sự phát triển của các nước nói chung gắn liền với sự thay đổi vị trí giữa công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ qua các thời kỳ theo xu hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP
Luận văn liên quan