Tại nhiều quốc gia, côn trùng được xem là thứ đặc sản sạch mà thiên nhiên ban tặng. Đặc biệt ở
các nước Đông Nam Á, bữa tiệc côn trùng mỗi nơi lại mỗi vẻ, mang một sắc thái khác nhau.
Theo nhiều nghiên cứu, côn trùng là nguồn protein dinh dưỡng dành cho con người. Tuy ở nhiều
quốc gia, chuyện ăn côn trùng còn khá xa lạ và kinh khủng, nhưng ở một số nước thịt côn trùng
chẳng khác gì thịt gà, thịt heo hay sò, ốc bình thường. Đó là một thú ẩm thực đầy hoang dã và bổ
dưỡng, bởi các thành phần chất đạm trong các trong các loài tí hon này có thể lên đến 42 - 67%
và chứa 28 loại acid amin cùng nhiều sinh tố và khoáng chất.
Dùng dế làm món ăn, không phải đến bây giờ người mình mới biết. Từ xa xưa, nông dân ở các
vùng quê đã biết săn bắt dế và nhiều giống cồn trùng khác như châu chấu, cào cào, bọ cạp,
nhện, để chế biền nhiều món ăn ngon miệng cho gia đình.
Thuở xa xưa, đất rộng người thưa nên các giống côn trùng này phải nói nhiều vô số, bắt ăn không
hết nên không ai dám nghĩ tới việc nuôi chúng cho sinh sản để nhân giống ra nhiều. Tuy nhiên
ngày nay đất chật người đông nên từ chỗ ăn, chỗ ở đến lương thực càng ngày càng trở nên khan
hiếm, đắt đỏ dần,
Từ đó, các giống côn trùng này muốn có đủ mà ăn, con người phải nghĩ đến việc nuôi chúng cho
sinh sản mới đủ cung cấp cho thị trường tiêu thụ.
Món ăn thịt dế ngày nay đã phổ biến rộng rãi từ thành thị đến thôn quê. Mặc dù thứ thịt đặc sản
này chưa được đánh giá là thứ thực phẩm chính cần thiết cho đời sống con người như các loại thịt
heo, bò, gà, vịt, cá mà chúng ta đang ăn để sống hàng ngày. Tuy nhiên vài năm trở lại đây,
món ăn từ côn trùng được nhiều người biết đến như một món ăn đặc sản khó tìm. Nhưng chắc
chắn trong tương lai gần, thức ăn có nguồn gốc côn trùng nói chung, dế nói riêng sẽ là nguồn
thực phẩm quí không thể thiếu được để nuôi sống con người.
Ngày 2/4/2009 vừa qua có buổi Hội Thảo về nghề nuôi Dế. Tại buổi hội thảo, giáo sư
Nguyễn Lân Hùng đã giới thiệu về loài Dế, một trong những con vật nuôi mới đã và đang đem lại
hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh khu vực phía Nam.
Giáo sư Nguyễn Lân Hùng giới thiệu về cách xây dựng, cách thức chăm sóc loài Dế. Dế là loài
côn trùng thường sống trong tự nhiên, có nhiều ở vùng có khí hậu nhiệt đới, Dế rất dễ nuôi, chỉ
cần nuôi trong thùng gỗ, chậu nhựa, do đó chi phí trồng trại nuôi Dế không tốn kém. Mặt khác,
thức ăn cho Dế chỉ là cỏ non, lá cây non. rất có sẵn trong tự nhiên. Bên cạnh đó, Dế lại là một
trong những loài côn trùng có thể chế biến thành món ăn. Thịt Dế rất giàu dinh dưỡng, có vị
thơm ngon bổ dưỡng cho người già và trẻ em suy dinh dưỡng. Hiện nay, đã có rất nhiều nhà hàng
trong cả nước bổ sung món thịt Dế vào thực đơn và được thực khách rất ưa chuộng. Chính vì vậy,
theo Giáo sư Nguyễn Lân Hùng cho biết: Hiện nay, nghề nuôi Dế đã và đang trở thành một trong
100 nghề chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.
103 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3909 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Kinh doanh trang trại dế Anh Thư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SVTH: Nguyễn Anh Thư
1
MỤC LỤC
I . TÓM TẮT DỰ ÁN. ............................................................................................. 3
1.Tổng quan về dự án. .......................................................................................... 3
2.Mục tiêu của dự án: .......................................................................................... 4
3. Những yếu tố thành công của dự án : ............................................................ 6
II. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ............................................................................ 7
1. Cơ cấu pháp lý của doanh nghiệp: ................................................................. 7
2. Sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp: ...................................................... 7
3. Giới thiệu sơ lược về sản phẩm : .................................................................... 8
4. Quy mô thị trường: ........................................................................................ 11
5. Vị trí kinh doanh: ........................................................................................... 13
6. Sơ đồ dự án: .................................................................................................... 14
III. PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ THỊ TRƯỜNG: ................................................ 15
1.Tổng quan thị trường: .................................................................................... 15
2. Xu Hướng Ngành: .......................................................................................... 17
3. Môi trường vĩ mô: .......................................................................................... 18
3.1. Pháp lý: ...................................................................................................... 18
3.2. Kinh Tế : ................................................................................................... 19
3.3. Xã Hội : ..................................................................................................... 21
3. 4. Công nghệ : .............................................................................................. 22
4. Môi trường vi mô: .......................................................................................... 22
4.1.Mức độ cạnh tranh: .................................................................................... 22
4.2.Nguồn cung cấp: ........................................................................................ 23
4.3.Khách hàng ................................................................................................. 23
4.4.Sản phẩm thay thế: ..................................................................................... 24
4.5.Rào cản gia nhập ........................................................................................ 24
5.Phân tích SWOT. ............................................................................................ 25
SVTH: Nguyễn Anh Thư
2
6. Phân tích đối thủ cạnh tranh ........................................................................ 28
6.1. Đối thủ trực tiếp ........................................................................................ 28
6.2 Đối thủ gián tiếp ......................................................................................... 31
7. Phân khúc thị trường : .................................................................................. 33
7.1 Thị trường doanh nghiệp: ........................................................................... 33
7.2 Phân khúc thị trường .................................................................................. 34
7.3 Lựa chọn thị trường mục tiêu ..................................................................... 35
8. Quy trình sản xuất ......................................................................................... 36
8.1 Kỹ thuật nuôi dế ......................................................................................... 36
8.2 Nhà chế biến: ............................................................................................. 46
8.3. Nhà trưng bày & quán ăn: ......................................................................... 47
. Chiến lược chiêu thị tổng hợp ....................................................................... 48
9.1. Sản phẩm (Product) ................................................................................... 48
9.2. Giá (Price) ................................................................................................. 54
9.3. Địa điểm (Place) ........................................................................................ 57
9.4. Chiến lược Marketing ............................................................................... 57
9.5 Quy trình (Process) .................................................................................... 65
9.6. Con người (People): .................................................................................. 67
9.7. Chứng cứ thực tiễn (Physical Evidence) ................................................... 76
10. Dự kiến án hàng ......................................................................................... 78
IV. TỔ CHỨC QUẢN LÝ .................................................................................... 85
1. ịnh hướng ..................................................................................................... 85
2. Sơ đồ mô hình tổ chức Doanh nghiệp .......................................................... 86
V. KẾ HOẠCH DỰ PHÒNG ............................................................................... 87
VI. BÁO CÁO TÀI CHÍNH ................................................................................. 89
1. Thuyết minh tài chính .................................................................................... 89
2. Các ảng i u: x m phía sau ................................................................... 102
SVTH: Nguyễn Anh Thư
3
I . TÓM TẮT DỰ ÁN.
1.Tổng quan về dự án.
Tại nhiều quốc gia, côn trùng được xem là thứ đặc sản sạch mà thiên nhiên ban tặng. Đặc biệt ở
các nước Đông Nam Á, bữa tiệc côn trùng mỗi nơi lại mỗi vẻ, mang một sắc thái khác nhau.
Theo nhiều nghiên cứu, côn trùng là nguồn protein dinh dưỡng dành cho con người. Tuy ở nhiều
quốc gia, chuyện ăn côn trùng còn khá xa lạ và kinh khủng, nhưng ở một số nước thịt côn trùng
chẳng khác gì thịt gà, thịt heo hay sò, ốc bình thường. Đó là một thú ẩm thực đầy hoang dã và bổ
dưỡng, bởi các thành phần chất đạm trong các trong các loài tí hon này có thể lên đến 42 - 67%
và chứa 28 loại acid amin cùng nhiều sinh tố và khoáng chất.1
Dùng dế làm món ăn, không phải đến bây giờ người mình mới biết. Từ xa xưa, nông dân ở các
vùng quê đã biết săn bắt dế và nhiều giống cồn trùng khác như châu chấu, cào cào, bọ cạp,
nhện,… để chế biền nhiều món ăn ngon miệng cho gia đình.
Thuở xa xưa, đất rộng người thưa nên các giống côn trùng này phải nói nhiều vô số, bắt ăn không
hết nên không ai dám nghĩ tới việc nuôi chúng cho sinh sản để nhân giống ra nhiều. Tuy nhiên
ngày nay đất chật người đông nên từ chỗ ăn, chỗ ở đến lương thực càng ngày càng trở nên khan
hiếm, đắt đỏ dần,…
Từ đó, các giống côn trùng này muốn có đủ mà ăn, con người phải nghĩ đến việc nuôi chúng cho
sinh sản mới đủ cung cấp cho thị trường tiêu thụ.
Món ăn thịt dế ngày nay đã phổ biến rộng rãi từ thành thị đến thôn quê. Mặc dù thứ thịt đặc sản
này chưa được đánh giá là thứ thực phẩm chính cần thiết cho đời sống con người như các loại thịt
heo, bò, gà, vịt, cá …mà chúng ta đang ăn để sống hàng ngày. Tuy nhiên vài năm trở lại đây,
món ăn từ côn trùng được nhiều người biết đến như một món ăn đặc sản khó tìm. Nhưng chắc
chắn trong tương lai gần, thức ăn có nguồn gốc côn trùng nói chung, dế nói riêng sẽ là nguồn
thực phẩm quí không thể thiếu được để nuôi sống con người.
Ngày 2/4/2009 vừa qua có buổi Hội Thảo về nghề nuôi Dế. Tại buổi hội thảo, giáo sư
Nguyễn Lân Hùng đã giới thiệu về loài Dế, một trong những con vật nuôi mới đã và đang đem lại
hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh khu vực phía Nam.
Giáo sư Nguyễn Lân Hùng giới thiệu về cách xây dựng, cách thức chăm sóc loài Dế. Dế là loài
côn trùng thường sống trong tự nhiên, có nhiều ở vùng có khí hậu nhiệt đới, Dế rất dễ nuôi, chỉ
cần nuôi trong thùng gỗ, chậu nhựa, do đó chi phí trồng trại nuôi Dế không tốn kém. Mặt khác,
thức ăn cho Dế chỉ là cỏ non, lá cây non... rất có sẵn trong tự nhiên. Bên cạnh đó, Dế lại là một
trong những loài côn trùng có thể chế biến thành món ăn. Thịt Dế rất giàu dinh dưỡng, có vị
thơm ngon bổ dưỡng cho người già và trẻ em suy dinh dưỡng. Hiện nay, đã có rất nhiều nhà hàng
trong cả nước bổ sung món thịt Dế vào thực đơn và được thực khách rất ưa chuộng. Chính vì vậy,
SVTH: Nguyễn Anh Thư
4
theo Giáo sư Nguyễn Lân Hùng cho biết: Hiện nay, nghề nuôi Dế đã và đang trở thành một trong
100 nghề chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.2
Theo tổ chức Lương Nông của Liên Hiệp Quốc (FAO), hiện nay trên thế giới người ta đã xác
nhận có đến 1400 giống côn trùng có thể dùng làm thực phẩm để nuôi sống con người. Và Tổ
Chức này cũng đã khuyến cáo thế giới nên làm quen, sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ côn
trùng. Cụ thể, để khuyến khích giới chăn nuôi trên thế giới, Tổ Chức Lương Nông của Liên Hiệp
Quốc đã bắt tay xây dựng một cơ sở nuôi côn trùng hoang dã ở Chiang Mai (Thái Lan) vào ngày
19/12/2007 vừa qua.3
Ở nước ta việc nuôi côn trùng nói chung và nuôi dế nói riêng chỉ mới có khoảng 10 năm trở lại
đây tuy nhiên số lượng người nuôi còn nhỏ lẻ, qui mô hộ gia đình. Việc nuôi dế cho sinh sản quả
là ta đã đi sau nhiều nước trên thế giới, trong đó có Thái Lan. Ở các nước này, việc nuôi dế được
nâng lên hàng công nghiệp hiện đại. Sản phẩm từ dế không chỉ nhằm phục vụ nhu cầu cho khách
du lịch, cho nhân dân trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu hàng năm thu về cho họ một số
ngoại tệ khá lớn.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây nhu cầu về các món ăn côn trùng nói chung và dế nói
riêng tại các quán ăn, nhà hàng trong cả nước tăng đáng kể, thị trường rộng lớn là thế nhưng
nguồn cung cấp lại quá ít không đáp ứng đủ cho thị trường nên hầu hết côn trùng được nhập hàng
từ Campuchia và Thái Lan, một số ít lấy từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong nước thông qua các
mối lái nên nguồn gốc cũng như vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm là điều cần được quan tâm.
Hiện nay, ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhà hàng, quán ăn mọc lên rất nhiều, đời sống của con
người ngày càng ổn định, dân tỉnh ngày càng tập trung về thành phố sinh sống, làm việc, nhu cầu
ăn uống và sức khoẻ của mọi người ngày được nâng cao nên dế là món ăn rất bổ dưỡng cho cơ
thể được chú ý.
Do đó Trại dế Anh Thư được thành lập như một nguồn cung cấp dế thương phẩm theo quy mô
công nghiệp, quy trình chăn nuôi khép kín và đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như khả năng
cung ứng ổn định. Bên cạnh đó, việc mở phòng trưng bày cho quý khách tham quan quy trình
nuôi dế, cung cấp dế giống, và quán ăn đặc sản để thực khách thưởng thức các món ăn được chế
biến từ dế nhằm quảng bá cũng như phổ biến món ăn đặc sản này cho nhiều người được biết đến.
2.Mục tiêu của dự án:
Đây là loại hình chăn nuôi còn khá mới mẻ, thị trường còn hạn chế nên dự án sẽ được triển khai
từ từ, bên cạnh đó cần phổ biến rộng rãi giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị về môi trường xã hội
mà loại thức ăn này đem lại, dần dần đưa món ăn này thành món ăn chính như thịt cá, gà, bò,…
Thông qua các bài báo, các nhận định của các nhà khoa học về giá trị của loài thực phẩm này thì
trong tương lai không xa “dế” sẽ có mặt khắp các nhà hàng, quán ăn cũng như món ăn hàng ngày
trong bữa cơm gia đình.
SVTH: Nguyễn Anh Thư
5
- Mục tiêu trước mắt: Xây dựng trang trại nuôi dế có diện tích khoảng 700 m2, mỗi ngày cung
cấp khoảng 30kg dế thương phẩm cho thị trường, trở thành nhà cung cấp dế thương phẩm số 1 tại
TP. Hồ Chí Minh, xây dựng nhà hàng giới thiệu các món ăn được chế biến từ dế, tạo công ăn việc
làm và thu nhập ổn định cho khoảng 31 lao động gồm:
STT Bộ phận Số lượng
A BỘ PHẬN QUẢN LÝ & KINH DOANH 8
1 Quản lý 1
2 Kế toán 1
3 Thu ngân 1
4 Nhân viên bán hàng 2
5 Nhân viên giao hàng 2
B BỘ PHẬN NHÀ HÀNG 11
6 Đầu bếp chính 1
7 Đầu bếp phụ 2
8 Phục vụ bàn 4
9 Tạp vụ 2
10 Bảo vệ 1
11 Giữ xe 1
C BỘ PHẬN TRANG TRẠI 13
12 Kỹ sư nông nghiệp 1
13 Công nhân trại 9
14 Nhân viên chế biến 3
TỔNG CỘNG 31
SVTH: Nguyễn Anh Thư
6
- Mục tiêu lâu dài: Trang trại dế phát triển mạnh về quy mô và chất lượng sản phẩm, cung cấp
dế thương phẩm và dế giống ra thị trường, có đóng góp lớn vào việc phát triển nghề nuôi dế
thương phẩm ở Việt Nam, góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân. Tạo việc làm cho
khoảng 100 đến 150 lao động, doanh thu khoảng 10 đến 15 tỷ mỗi năm, lợi nhuận sau thuế đạt
khoảng 3 đến 5 tỷ đồng.
- Mục tiêu tài chính:
Mục tiêu kiểm soát chi phí không vượt quá 35% doanh thu.
Lợi nhuận đạt được tăng 10% - 15% qua các năm tiếp theo.
Thời gian thu hồi lại vốn đầu tư sau bốn năm hoạt động.
Suất lợi nhuận trên vốn (ROI) >2
Tỉ suất thu hồi nội tại (IRR) > 40%.
Chỉ số lợi nhuận của dự án (PI) >1.
- Mục tiêu xã hội:
Trại dế Anh Thư sẽ tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định ở mức trung bình khá cho khoảng
31 lao động, tạo ra một hướng đầu tư sản xuất mới góp phần chung vào công cuộc xóa đói giảm
nghèo của Đảng và Chính phủ cho bà con nông dân.
Trại dế Anh Thư sẽ cung cấp dế cho toàn Thành phố và các tỉnh lân cận, có thể xuất khẩu sang
các nước khác.
Sản phẩm kinh doanh là thực phẩm không thể thiếu đối với xã hội.
Kinh doanh có doanh thu giúp xã hội ngày càng phát triển hơn về mặt kinh tế.
3. Những yếu tố thành công của dự án :
- Xây dựng trang trại nuôi với quy mô lớn, đầu tư trang thiết bị, dụng cụ hiện đại, có nhân
công, có kỹ thuật tốt, nuôi theo hình thức công nghiệp đầu tiên có mặt ở Việt Nam.
- Đầu tư đúng mức cho lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo kỹ thuật nuôi dế thương phẩm và dế
giống.
- Duy trì kỷ luật, nền nếp trong chăn nuôi, bảo đảm khoa học, hệ thống, chính quy, chuyên
nghiệp, đúng quy trình.
- Các sản phẩm được đăng ký đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch vụ cung cấp ra thị
trường luôn đúng thời gian, đủ về số lượng, tốt về chất lượng, phong cách phục vụ khách hàng
chu đáo, luôn lắng nghe, thấu hiểu, khách hàng là thượng đế.
SVTH: Nguyễn Anh Thư
7
- Vị trí trang trại tọa lạc tại huyện Hóc Môn cách trung tâm TP.HCM khoảng 20 Km thuận
tiện cho việc vận chuyển và phân phối hàng cho các nhà hàng, quán ăn trong khu vực.
- “Dế” là một loài vật dễ nuôi, không tốn quá nhiều công chăm sóc, đầu tư ít và lợi nhuận
cao, ngoài ra còn mang lại giá trị dinh dưỡng cao góp phần cung cấp giá trị dinh dưỡng, bồi bổ
sức khỏe và không gây hại đến môi trường.
II. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
1. Cơ cấu pháp lý của doanh nghiệp:
Trại dế Anh Thư hoạt động theo hình thức doanh nghiệp tư nhân. Các vấn đề pháp lý liên quan
đến doanh nghiệp như:
Giấy phép kinh doanh hoạt động do sở Kế hoạch đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp. Nghị
định 139 của chính phủ về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp. Nghị
định 88 của Chính Phủ về đăng ký kinh doanh.
Đăng ký mã số thuế tại chi cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh và có trách nhiệm đóng các
khoản thuế : thuế TNDN 25%, thuế môn bài 1 triệu/1 năm.
Giấy chứng nhận PCCC.
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm do cục vệ sinh an toàn thực phẩm của Thành
phố Hồ Chí Minh cấp.
Chủ doanh nghiệp: Nguyễn Anh Thư, dự kiến vốn đầu tư ban đầu là 1.700.669.000 đồng.
Khu vực kinh doanh của doanh nghiệp nằm trên đường Nguyễn Văn Bứa, Phường Xuân Thới
Sơn, quận Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh.
2. Sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp:
- Sứ mệnh :
“Trại dế Anh Thư mang đến cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ mang lại dinh dưỡng cao
cho cuộc sống, một nơi cung cấp cho cuộc sống những giá trị dinh dưỡng đáng tin cậy.”
- Tầm nhìn :
Trại dế Anh Thư trở thành thương hiệu số một về sản phẩm thịt dế tươi ngon, đảm bảo sức khỏe
cho khách hàng.
Trở thành trung tâm cung cấp giống và kỹ thuật nuôi dế trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh
miền Nam.
SVTH: Nguyễn Anh Thư
8
Tham gia phát triển nghề nuôi dế ở Việt Nam, cung ứng ra thị trường thế giới.
Đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân.
3. Giới thiệu sơ lược về sản phẩm:
Dế là một loại thực phẩm cung cấp lượng Protein cao, được dùng làm thuốc để điều trị một số
bệnh như béo phì, tê thấp, lợi tiểu, bí đái, sỏi thận, cổ trướng, thở dốc, đau nhức, giảm
cholesterol.
4
Dế là một món ăn phổ biến trên thế giới như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ... và là món ăn
phổ biến tại các nhà hàng, quán ăn ở Việt Nam. Hơn một năm trở lại đây, người Hà Nội, Sài Gòn
và nhiều tỉnh khác trong cả nước có thú ăn những món ăn được chế biến từ các loại côn trùng.
Nói đến côn trùng, người ta chỉ nghĩ đến nhộng ong chiên hoặc châu chấu rang lá chanh. Nhưng
bây giờ, những món côn trùng lạ miệng như dế, bò cạp đang được ưa chuộng như một món ăn
khoái khẩu.
Trước nhu cầu rất lớn hiện nay, trại dế của chúng tôi đã được lập ra, chuyên cung cấp các sản
phẩm về dế như Dế mèn, Dế sữa cho các cá nhân, tập thể, các quán ăn, nhà hàng v.v...dùng để
chế biến các món đặc sản đồng quê, thức ăn cho chim, cá kiểng.
Do nhu cầu ngày càng cao, con người ta hiện nay có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe.
Trại dế Anh Thư mang đến cho khách hàng cho những loại thực phẩm, nhằm đáp ứng thật tốt
những mong muốn của khách hàng.
Logo của trại dế Anh Thư
Logo Trại dế Anh Thư Bảng hướng dẫn đường
SVTH: Nguyễn Anh Thư
9
Một số hình ảnh sản phẩm của trại dế Anh Thư
Dế thương phẩm: Cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn:
Con trưởng thành trung ình cân nặng 850con/kg - Tuổi thọ: 45 ngày
Con trưởng thành cân nặng 250 Con/1kg - Tuổi thọ 12 tháng
SVTH: Nguyễn Anh Thư
10
Con trưởng thành cân nặng 700 Con/1kg - Tuổi thọ 4 tháng
Dế giống
Dế giống Trứng dế
Các món ăn chế iến từ dế
SVTH: Nguyễn Anh Thư
11
4. Quy mô thị trường:
Nhiều nước, nhất là các nước ở Châu Á coi một số loại côn trùng là món ăn ngon. Ở nước ta, các
loại côn trùng như cào cào, châu chấu, dế, tằm, sâu chit, nhộng tằm, rươi là những loại côn trùng
được dùng làm món ăn, một số nơi được coi là món ăn quý. Với loài dế cũng có nhiều giống như:
dế ché, dế cơm to con, thân màu nâu đen, hai chân sau to có màu nâu sẩm. Dế cơm có cùng kích
cở như dế ché, cánh màu đen đậm, chân nâu nhạt, đây là hai giống to con nhất trong họ nhà dế.
Ngoài ra còn có các loại dế nhỏ con hơn như dế mọi, dế ta, dế nhủi, dế mèn…Món ăn được chế
biến từ dế rất đa dạng: Dế Chiên giòn, Gỏi dế, Dế lăn bột, Dế sữa chiên bơ…5
Không chỉ là thức ăn, dế còn có tác dụng như một loại dược liệu. Trong y học cổ truyền, dế mèn
có vị mặn, cay, tính bình và có tác dụng lợi tiểu, chữa bí đái. Theo Y tổ Tuệ Tĩnh, dế mèn (5 con)
sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, uống với nước bìm bịp sắc lên, uống vào lúc đói có thể chữa cổ
SVTH: Nguyễn Anh Thư
12
trướng, thở dốc (Nam dược thần hiệu), ngoài ra, theo các tài liệu nước ngoài, dế mèn còn được
dùng trong các trường hợp chữa chứng nhiễm độc nước tiểu, chữa sỏi.6
Hiện nay, tuy chưa có số liệu thống kê đầy đủ nhưng các nhà hàng phục vụ các món dế mọc lên
rất nhiều không chỉ có ở Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, mà còn về tận các vùng quê như Vĩnh Long,
Sóc Trăng, Phú Thọ, thậm chí lên cả vùng biên như Lạng Sơn, Tây Ninh, …
Hiện ở TP. Hồ Chí Minh giá 1kg dế có thể bán tới 270.000 đồng (bán lẻ 3000 đồng/con ở một số
nước, dế được coi là món ăn "cao lương mỹ vị" và chỉ dùng để đãi khách quý nên ở Thái Lan, giá
1kg dế lên tới 40USD, ở Mỹ là 60USD.
Dân nhậu sành điệu rất thích món dế