Trong khoảng thời gian mười năm trởlại đây qua các phương tiện thông tin
đại chúng mà mọi người được làm quen với khái niệm kiểm toán nói chung và kiểm
toán Nhà nước, kiểm toán nội bộ, các công ty dịch vịtưvấn kếtoán- kiểm toán nói
riêng. Việc hình thành và phát triển dịch vụkiểm toán là nhu cầu không thểthiếu của
nền kinh tếthịtrường nhằm thích ứng với yêu cầu của nền kinh tếchuyển đổi và hội
nhập quốc tế, hoạt động kiểm toán ởnước ta đã nhanh chóng hình thành và phát
triển.Vậy kiểm toán là gì? “Kiểm toán là quá trình mà theo một cá nhân độc lập, có
thẩm quyền thu thập và đánh giá các bằng chứng vềcác thông tin sốlượng có liên
quan đến một tổchức kinh tếcụthểnhằm mục đích xác định và báo cáo mức độphù
hợp giữa thông tin sốlượng đó với các chuẩn mực đã được xây dựng".
Cũng nhưmọi hoạt động có ý thức khác của con người, đặc biệt với tinh chất
của một hoạt động chuyên sâu cao vềnghềnghiệp, kiển toán cũng có chức năng hoạt
động của riêng mình nhằm tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và giám sát quá
trình sửdụng có hiệu quảcác nguồn lực tài chính của doanh nghiệp được thểhiện trên
các báo cáo tài chính(BCTC). Vì vậy, chất lượng kiểm toán BCTC không những là
thước đo vềtính hiệu quảcủa hoạt động kiểm toán mà chất lượng BCTC còn dược thể
hiện bằng việc đưa ra lời nhận xét đúng đắn vềtính trung thực hợp lý và hợp pháp các
thông tin được kiểm toám trên BCTC nhằm phục vụcho công tác quản lý và điều hành
ngân sách Nhà nước của các cấp chính quyền, các hoạt động quản trịdoanh nghiệp,
đối với các nhà quản lý, các hoạt động đầu tưtài chính và các quan hệgiao dịch
khác.Nhưvậy chất lượng BCTC có vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định
trong quản lý kinh tế, nếu kết quảkiểm toán đưa ra những nhận xét không phù hợp về
các thông tin dược kiểm toám trên BCTC sẽdẫn rới những hậu quảkhó lường trong
hoạt động kinh tế, tài chính đặc biệt trong thời gian vừa qua nhất là trên các phương
tiện thông tin đại chúng đềcập tới các vụ đổbểcủa không ít doanh nghiệp (kểcảmột
Đềán môn học
sốdoanh nghiệp Nhà nước) dẫn tới tình trạng không bảo toàn vốn sản xuất kinh
doanh, thất thoát nghiêm trọng vềtài chính cà tài sản, hàng năm lao động bịmất việc
làm hoặc việc làm không ổn định gây nên những xáo động dưluận xã hội.Không ít
những bài báo thực hiện“ đòi hỏi“ công ty kiểm toán có trách nhiệm nhưthếnào đối
với kiển toán chất lượng BCTC ?Vì vậy trách nhiệm của kiểm toán viên (KTV) có vị
trí rất quan trọng trong chất lượng BCTC và đòi hỏi phải nắm vữg chức năng hoạt
động nghềnghiệp của mình.
Do dó, với tính chất nhưvậy em xin mạnh dạn nghiên cứu đềtài“ Mối quan
hệgiữa chức năng kiển toán với trách nhiệm của kiển toán viên vềchất lượng
kiểm toán báo cáo tài chính.
41 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1912 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Mối quan hệ giữa chức năng kiển toán với trách nhiệm của kiển toán viên về chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ÁN
Mối quan hệ giữa chức năng
kiển toán với trách nhiệm của
kiển toán viên về chất lượng
kiểm toán báo cáo tài chính
Đề án môn học
Mối quan hệ giữa chức năng kiển toán với trách
nhiệm của kiển toán viên về chất lượng kiểm toán
báo cáo tài chính
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong khoảng thời gian mười năm trở lại đây qua các phương tiện thông tin
đại chúng mà mọi người được làm quen với khái niệm kiểm toán nói chung và kiểm
toán Nhà nước, kiểm toán nội bộ, các công ty dịch vị tư vấn kế toán- kiểm toán nói
riêng. Việc hình thành và phát triển dịch vụ kiểm toán là nhu cầu không thể thiếu của
nền kinh tế thị trường nhằm thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế chuyển đổi và hội
nhập quốc tế, hoạt động kiểm toán ở nước ta đã nhanh chóng hình thành và phát
triển.Vậy kiểm toán là gì? “Kiểm toán là quá trình mà theo một cá nhân độc lập, có
thẩm quyền thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin số lượng có liên
quan đến một tổ chức kinh tế cụ thể nhằm mục đích xác định và báo cáo mức độ phù
hợp giữa thông tin số lượng đó với các chuẩn mực đã được xây dựng".
Cũng như mọi hoạt động có ý thức khác của con người, đặc biệt với tinh chất
của một hoạt động chuyên sâu cao về nghề nghiệp, kiển toán cũng có chức năng hoạt
động của riêng mình nhằm tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và giám sát quá
trình sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiện trên
các báo cáo tài chính(BCTC). Vì vậy, chất lượng kiểm toán BCTC không những là
thước đo về tính hiệu quả của hoạt động kiểm toán mà chất lượng BCTC còn dược thể
hiện bằng việc đưa ra lời nhận xét đúng đắn về tính trung thực hợp lý và hợp pháp các
thông tin được kiểm toám trên BCTC nhằm phục vụ cho công tác quản lý và điều hành
ngân sách Nhà nước của các cấp chính quyền, các hoạt động quản trị doanh nghiệp,
đối với các nhà quản lý, các hoạt động đầu tư tài chính và các quan hệ giao dịch
khác.Như vậy chất lượng BCTC có vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định
trong quản lý kinh tế, nếu kết quả kiểm toán đưa ra những nhận xét không phù hợp về
các thông tin dược kiểm toám trên BCTC sẽ dẫn rới những hậu quả khó lường trong
hoạt động kinh tế, tài chính đặc biệt trong thời gian vừa qua nhất là trên các phương
tiện thông tin đại chúng đề cập tới các vụ đổ bể của không ít doanh nghiệp (kể cả một
Đề án môn học
số doanh nghiệp Nhà nước) dẫn tới tình trạng không bảo toàn vốn sản xuất kinh
doanh, thất thoát nghiêm trọng về tài chính cà tài sản, hàng năm lao động bị mất việc
làm hoặc việc làm không ổn định gây nên những xáo động dư luận xã hội.Không ít
những bài báo thực hiện“ đòi hỏi“ công ty kiểm toán có trách nhiệm như thế nào đối
với kiển toán chất lượng BCTC ?Vì vậy trách nhiệm của kiểm toán viên (KTV) có vị
trí rất quan trọng trong chất lượng BCTC và đòi hỏi phải nắm vữg chức năng hoạt
động nghề nghiệp của mình.
Do dó, với tính chất như vậy em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài“ Mối quan
hệ giữa chức năng kiển toán với trách nhiệm của kiển toán viên về chất lượng
kiểm toán báo cáo tài chính.
Đề án môn học
Đề án môn học
B.NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
1. Chức năng của kiểm toán
Hoạt động kiểm toán thực hiện hai chức năng cơ bản xác minh và bày tỏ ý kiến
về đối tượng kiểm toán. Đối tượng kiểm toán nói chung và đối tượng kiểm toán nói
riêng luôn chứa đựng nhiều mối quan hệ về kinh tế, về pháp lý phong phú và đa dạng.
Do đó chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến cần được xác định thật khoa học. Hơn nữa
trong kiểm toán tài chính ý kiến hay kết luận kiểm toán không phục vụ cho người lập
hay người xác minh mà phục vụ cho người quan tâm đến tính trung thực và hợp pháp
của BCTC. Do đó kết luận này phải dựa trên bằng chứng đầy đủ và có hiệu lực với chi
phí kiểm toán thấp nhất. Do vậy việc xác định mục tiêu kiểm toán khoa học trên cơ sở
các mối quan hệ vốn có của khách thể kiểm toán sẽ giúp KTV thực hiện đúng hướng
và có hiệu quả hoạt động kiểm toán. Đặc điểm cơ bản trong triển khai chức năng
chung của kiểm toán trong kiểm toán BCTC là thu nhập bằng chứng từ (hay xác
minh), để hiểu rõ hơn chức năng này chúng ta đi tìm hiểu:
1.1/ Chức năng xác minh
Chức năng xác minh nhằm khẳng định mức độ trung thực của tài liệu, tính
pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các BCTC. Xác minh là chức
năng cơ bản gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của hoạt động kiểm toán. Bản
thân chức năng này không ngừng phát triển và được thể hiện khác nhau tuỳ từng đối
tượng cụ thể của kiểm toán là BCTC hay nghiệp vụ kinh tế cụ thể hoặc toàn bộ tài liệu
kế toán. Đối với các BCTC việc thực hiện chức năng xác minh này trước hết được thể
hiện ở sự xác nhận của người kiểm tra độc lập ở bên ngoài. Ngay từ thời Trung cổ
những KTV độc lập mà Edword Đệ nhất và các nam tước tuyển dụng cũng chỉ ghi
một chữ " chứng thực " trên BCTC. Cho đến ngày nay, do quan hệ kinh tế ngày càng
phức tạp và yêu cầu pháp lý ngày càng cao nên việc xác minh các BCTC được cụ thể
hoá thành các mục tiêu. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 - khoản 11 quy
định "mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý
kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở các chuẩn mực và chế độ kế toán
hiện hành hoặc được chứng nhận có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh
trung thực và hợp lý tình hình tài chính trên các khía cạnh trọng yếu hay không ?"
Đề án môn học
Mục tiêu kiểm toán tài chính còn giúp cho các đơn vị được kiểm toán thấy rõ
những tồn tại sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của
đơn vị. Trong đó các khái niệm trung thực, hợp lý, hợp pháp được hiểu:
- Trung thực là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng sự
thật nội dung, bản chất và giá trị của NVKTPS.
- Hợp pháp là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng pháp
luật, đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp
nhận).
- Hợp lý là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh trung thực
cần thiết và phù hợp về không gian thời gian và sự kiện được nhiều
người thừa nhận.
Để đạt được mục tiêu tổng quát nói trên cần cụ thể hoá hơn nữa cơ sở để thu
nhập thông tin cấu thành và tiến trình thực hiện các yêu cầu trung thực, hợp lý, hợp
pháp trong chức năng xác minh, cơ sở để thu nhập thông tin xuất phát từ đặc điểm đối
tượng kiểm toán tài chính. Có thể thấy đặc điểm nổi bật là BCTC được hình thành qua
công nghệ xử lý thông tin kế toán.
1.1.1/Cơ sở công nghệ thông tin kế toán với việc xác định mục tiêu kiểm toán
Trong quá trình xử lý thông tin kế toán các phương pháp kĩ thuật riêng có của
kế toán như chứng từ, tính giá, đối ứng tài khoản và tổng hợp – cân đối kế toán kết hợp
chặt chẽ và tạo thành quy trình có tính liên hoàn để tạo ra sản phẩm cuối cùng là
BCTC. Do vậy tính trung thực và hợp lý của BCTC với ý nghĩa là mục tiêu chung phải
được xác định cụ thể từ chính các yếu tố đó đã được thể chế qua các văn bản pháp lý
cụ thể.
Để có cơ sở và xác định các mục tiêu này cần xem xét chức năng hình thức của
mỗi phương kế toán và yêu cầu quản lý vốn và tài sản từ mỗi phương pháp kế toán.
Đầu tiên, chứng từ kế toán là phương pháp thông tin và minh chứng về sự hình
thành của các nghiệp vụ kinh tế tài chính. Để thực hiện được những chức năng này đòi
hỏi mỗi bản chứng từ phải được ghi chép đúng về số lượng, đơn giá và tính toán chính
xác thành tiền qua các phép toán số học. Đồng thời, mỗi bản chứng từ cần tạo ra mối
liên kết có tính liên hoàn với các sổ tổng hợp (qua định khoản kế toán) và các sổ chi
tiết thông qua việc xác định và ghi đủ các yếu tố giúp cho việc phân loại chi tiết các
nghiệp vụ phát sinh. Về mặt pháp lý, bước công nghệ chứng từ còn đòi hỏi tuân thủ
Đề án môn học
các thủ tục về chứng từ kể cả việc xác định và ghi chép qua kiểm soát và xét duyệt đến
luân chuyển và lưu trữ chứng từ.
Thứ hai, tính giá là phương pháp biểu hiện giá trị của các loại tài sản, dịch vụ
khác nhau thành thước đo chung (tiền tệ) để tổng hợp chúng theo đơn vị đo lường
thống nhất. Trong kế toán, giá của tài sản, dịch vụ là giá trị thực mà đơn vị kế toán (tổ
chức kinh tế và cơ quan) bỏ tiền ra mua (giá trị thực tế). Do đó tính giá phải tôn trọng
một trong những nguyên tắc cơ bản của kế toán là nguyên tắc "hoạt động liên tục".
Đồng thời để tính giá từng loại tài sản đòi hỏi phải phân loại đúng đối tượng tính giá
(đặc biệt là loại dịch vụ, sản phẩm để tính giá) theo yêu cầu quản lý và đặc điểm của
đơn vị kế toán để mở sổ chi tiết thích hợp.
Thứ ba, đối ứng tài sản là phương pháp phân loại tài sản và (nguồn) vốn để
phản ánh sự vận động từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn theo quan hệ đối ứng "nợ
- có" . Dựa vào thông lệ chung của kế toán quốc tế và đặc điểm cùng yêu cầu quản lý
của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ cụ thể người ta xây dựng những văn bản pháp lý
quy định hệ thống tài khoản cụ thể cùng các quan hệ đối ứng của các nghiệp vụ cơ bản
tạo ra "công nghệ chuẩn " cho việc phân loại và phản ánh các nghiệp vụ trong quá
trình hoạt động của từng loại đơn vị kết toán (loại doanh nghiệp hoặc đơn vị công
cộng) theo từng hình thức kế toán (loại sổ tổng hợp cùng liên kết giữa sổ tổng hợp với
chứng từ, sổ chi tiết với BCTC). Do vậy, trước hết các đơn vị kế toán phải phân loại và
phản ánh đúng các quan hệ đối ứng đã được quy định. Tuy nhiên, dù cụ thể đến thế
nào, các văn bản pháp lý cũng không thể dự kiến hết các nghiệp vụ cụ thể phát sinh
cần phân loại cùng các quan hệ đối ứng thích hợp. Do vậy đơn vị kế toán cơ sở phải
dựa vào bản chất và các quan hệ vốn có của các nghiệp vụ để phân loại và định khoản
đúng các nghiệp vụ phát sinh để ghi sổ. Đồng thời với các việc ghi chép, phải thực
hiện việc xét soát lại các nghiệp vụ để đảm bảo đúng đắn (không khai khống) và đầy
đủ (không bỏ sót). Trên cơ sở đó, cuối kỳ kế toán cần cộng số phát sinh và tính ra số
dư chính xác để kết chuyển vào các BCTC cùng các bảng tổng hợp khác.
Tổng hợp – cân đối kế toán là phương pháp khái quát các quan hệ kinh tế tài
chính theo mối quan hệ vốn có thành bảng tổng hợp – cân đối với những chỉ tiêu
(khoản mục) được phân loại nhất quán với loại tài khoản và thống nhất về pháp lý trên
những nguyên tắc cơ bản. Để có BCTC trung thực, hợp lý và hợp pháp, trước hết các
bảng tổng hợp phải phù hợp về nội dung và số tiền trên từng khoản mục về hệ thống
Đề án môn học
tài khoản (tổng hợp và chi tiết) cụ thể số tiền phản ánh trên các tài khoản phải được
chuyển vào bảng tổng hợp vừa đầy đủ về cơ cấu (trọn vẹn) vừa đúng với thực tế phát
sinh của nghiệp vụ và tồn tại của tài sản (hiệu lực). Tiếp đó, mỗi bảng tổng hợp phải
thực hiện sự cân đối vốn có giữa các mặt của các mối quan hệ kinh tế trong bảng : cân
đối giữa vốn và tài sản, cân đối giữa số dư đầu kỳ và số phát sinh tăng với số phát sinh
giảm và số dư cuối kỳ ; cân đối giữa thu với chi và thu nhập. Đặc biệt, trong bảng cân
đối tài sản còn phải phân định giữa quyền sở hữu tài sản với quyền sử dụng tạm thời
đối với tài sản, giữa nghĩa vụ và pháp lý về vốn với các nghĩa vụ hợp đồng ngắn hạn,
tạm thời về vốn./
Các bước trên được thực hiện trong quan hệ liên hoàn, kế tiếp nhau để hình
thành BCTC với những khoản mục cụ thể. Mỗi khoản mục lại chứa đựng cả mặt định
lượng (số tiền), và mặt định tính (nội dung kinh tế) và được thể chế hoá trên những
văn bản pháp lý cụ thể. Có thể khái quát các bước công việc chính của công nghệ xử lý
thông tin kế toán trong quan hệ và việc xác định mục tiêu cụ thể của kiểm toán tài
chính qua bảng dưới đây:
Quy trình công nghệ kế toán
Yêu cầu quản lý và phương
hướng
Phương
pháp
Chức năng
Hình thức
cơ bản
Mục tiêu cơ bản của xác
minh và điều chỉnh
Chứng từ
-Thông tin về nghiệp vụ
-Minh chứng cho nghiệp
vụ
Bản chứng
từ
-Ghi đúng số lượng, đơn giá
và thành tiền.
-Tuân thủ các thủ tục chứng
từ
-Liên kết với các bước sau
Tính giá
-Phản ánh giá trị thực
của tài sản
-Tập hợp chi phí theo
loại
Sổ chi tiết
-Phân loại đối tượng tính
giá
-Phản ánh giá trị thực của
tài sản dịch vụ theo nguyên
tắc hoạt động liên tục
Đối với tài
khoản
-Phân loại tài sản và vốn
-Phản ánh vận động của
tài sản và vốn qua từng
Sổ tổng
hợp
-Phân loại đúng yêu cầu
quản lý
-Định khoản và ghi sổ
Đề án môn học
nghiệp vụ đúng, cộng dồn số dư và
chuyển số chính xác
Tổng hợp
– cân đối
kế toán
-Khái quát các quan hệ
tài chính
-Cân đối tổng thể hoặc
bộ phận
Bảng tổng
hợp
-Phân tích quyền sở hữu (tài
sản) và nghĩa vụ (vốn) với
quan hệ hợp đồng (ngoài
bảng)
-Cân đối tài sản với vốn,
thu và chi (và số dư)
-Chuyển đúng với số dư
(hoặt số phát sinh) vào
khoản mục tương ứng
Bảng 1: Công nghệ kế toán với việc xác định mục tiêu kiểm toán
Từ tất cả những điều trình bày trên, có thể thấy mục tiêu xác minh tính trung
thực, hợp lý và hợp pháp của BCTC cần được cụ thể hoá theo các yếu tố của hệ thống
kế toán (phương pháp kế toán) trong quan hệ trực tiếp với việc hình thành các bảng
này. Theo đó mục tiêu xác minh cần phải hướng tới là:
Tính có thực của các thông tin với ý nghĩa các thông tin phản ánh tài sản hoặc
vốn phải được đảm bảo bằng sự tồn tại của tài sản, vốn hoặc tính thực tế xảy ra của
các nghiệp vụ.
Tính trọn vẹn của thông tin với ý nghĩa thông tin phản ánh trên bảng khai tài
chính không bị sót trong quá trình xử lý.
Tính đúng đắn của việc tính giá với ý nghĩa giá tài sản cũng như giá phí (giá
thành) đều được hình thành theo phương pháp kế toán là giá thực tế đơn vị phải chi để
mua hoặc thực hiện các hoạt động.
Tính chính xác về cơ học trong các phép tính số học cộng dồn cũng như khi
chuyển số, sang trang trong công nghệ kế toán.
Tính đúng đắn trong phân loại và trình bày với ý nghĩa tuân thủ các quy định cụ
thể trong phân loại tài sản và vốn cũng như các quá trình kinh doanh qua hệ thống tài
khoản tổng hợp và chi tiết cùng việc phản ánh các quan hệ đối ứng để có thông tin
hình thành BCTC. Những trường hợp đặc thù đều phải được giải trình rõ ràng.
Đề án môn học
Tính đúng đắn trong việc phản ánh quyền và nghĩa vụ của đơn vị kế toán trên
BCTC với ý nghĩa tài sản phản ánh trên báo cáo phải thuộc quyền sở hữu (hoặc sử
dụng lâu dài) của đơn vị, còn vốn và công nợ phản ánh đúng nghĩa vụ của đơn vị này.
Những hướng xác minh kể trên được dùng cho mọi khoản mục mọi thành
phần(gọi chung là phần hợp thành) kiểm toán như một "khung" chung nên được gọi là
mục tiêu chung. Khi áp dụng vào từng phần hợp thành kiểm toán, cần xuất phát từ đặc
điểm riêng của từng phần hợp thành để xây dựng "khung" cụ thể hơn cho từng phần và
gọi là mục tiêu đặc thù. Đây là một trong những nội dung chính trong kiểm toán. Ở
đây, cần đặc biệt quan tâm đến quan hệ giữa mục tiêu hợp lý chung của toàn bộ BCTC
với các mục tiêu chung của kiểm toán cho mọi phần hành mà cả các nhà quản lý và
KTV phải cam kết và quán triệt.
Cũng như các tài liệu kế toán khác, các bảng tổng hợp kế toán được hình thành
từ những người làm công tác kế toán và quản lý ở đơn vị được kiểm toán(khách thể
kiểm toán) và được gọi chung là nhà quản lý. Trong một tổ chức hoặc cơ quan, người
đại diện hợp pháp cao nhất là thủ trưởng (giám đốc, Tổng giám đốc các doanh nghiệp
và thủ trưởng các tổ chức, cơ quan khác). Theo tính phổ biến của pháp lý, thủ trưởng
đơn vị phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động trong đơn vị, trong đó có cả trách
nhiệm về quá trình hình thành các BCTC. Quá trình hình thành tài liệu này bao gồm cả
các công việc lập, kiểm tra, kiểm soát theo yêu cầu về pháp lý với từng tài liệu cụ thể
và thuộc trách nhiệm của nhà quản lý. KTV thực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý
kiến các đối tượng này. Tất nhiên, kiểm toán tài chính không phải là quá trình xét
duyệt lại các nghiệp vụ theo phương pháp kế toán và kiểm tra của các nhà quản lý mà
bằng phương pháp chuyên môn của kiểm toán với trách nhiệm riêng của KTV để thu
được những sản phẩm riêng theo chuẩn mực của kiểm toán. Tuy nhiên,giữa quá trình
hình thành các thông tin và quá trình kiểm toán các thông tin đó đều có đối tượng
chung và có phần mục đích chung và phục vụ yêu cầu của những người quan tâm. Do
vậy các mục tiêu kiểm toán cần được xác định trong quan hệ trong quan hệ về trách
nhiệm giữa nhà quản lý và KTV.Trong quan hệ này nhà quản lý trước hết là thủ
trưởng đơn vị kiểm toán phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, hợp lý, hợp pháp
của các thông tin. Trong quản lý hiện đại, trách nhiệm này được chuẩn hoá trong các
văn bản pháp lý, trong đó quy định nhà quản lý phải lập các giải trình hoặc xác nhận
hay cam đoan về độ tin cậy của các thông tin và tính tuân thủ các chuẩn mực trong
Đề án môn học
việc lập và trình bày các BCTC. Trên cơ sở đó KTV xác minh lại các thông tin trên
từng phần hoặc khoản mục cũng như trên toàn bộ BCTC. Có thể khái quát các mối
quan hệ cơ bản qua sơ đồ:
Theo sơ đồ trên bố cục được dùng để triển khai các mục tiêu kiểm toán bao gồm
xác nhận (giải trình) của nhà quản lý và các mục tiêu kiểm toán chung và các mục tiêu
kiểm toán đặc thù.
1.1.2/ Xác nhận (giải trình) của nhà quản lý (giám đốc)
Những xác nhận của nhà quản lý trực tiếp liên quan với các nguyên tắc kế toán
đã được thừa nhận. Những xác nhận là bộ phận của tiêu chuẩn mà ban giám đốc dùng
để ghi sổ và tiết lộ các thông tin kế toán trên các BCTC. Mặt khác, theo nguyên lý
chung về phân định chức năng quản lý, nhà quản lý với đại diện cao nhất là giám đốc
hay thủ trưởng đơn vị được kiểm toán (khách thể kiểm toán) phải chịu trách nhiệm về
độ tin cậy hợp lý về các thông tin trên BCTC thông qua việc xây dựng hệ thống kiểm
Người quan tâm
Báo cáo
tài chính
Các bộ
phận hợp
thành
Xác nhận
của nhà
quản lý
Xác nhận
của kiểm
toán viên
Bằng
chứng
kiểm toán
Kiểm toán và kiểm
soát
Cam kết về trách nhiệm và
quan hệ công tác
Xác định tính hợp
lý chung
Tính có
thực của
thông tin
về tài
sản,
nghiệp vụ
Tính đầy
đủ của
thông tin
trong
khoản
mục
Tính
đúng đắn
của tính
giá tài
sản, dịch
vụ
Tính
chính xác
cơ học
của việc
ghi sổ
chuyển
sổ
Tính
đúng đắn
của việc
phân loại,
trình bày
các
khoản
mục
Tính
đúng đắn
của thông
tin trong
phản ánh
quyền và
nghĩa vụ
Đề án môn học
soát nội bộ nói chung về hệ thống kế toán nói riêng đủ mạnh: KTV có chức năng đưa
ra ý kiến xác minh về sự tin cậy, hợp lý của các thông tin trên BCTC với những bằng
chứng thuyết phục. Trong quản lý hiện đại, các nguyên lý được thể chế hoá thành các
văn bản pháp lý cụ thể trong đó có hệ thống chuẩn mực kiểm toán. Chuẩn mực quốc tế
và chuẩn mực riêng của từng quốc gia trong hiệp hội kế toán quốc tế đều có những
chuẩn mực quy định rõ ràng trách nhiệm của nhà quản lý và của KTV về độ tin cậy,
hợp lý của các BCTC. Trong quan hệ đó nhà quản lý cần cam kết trách nhiệm quản lý
của mình trong việc trình bày các thông tin tài chính cần được kiểm toán. Về nội dung
thì các thông tin này rất đa dạng nhưng có ba loại chính sau đây:
1. Những cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý trong việc trình
bày đúng các BCTC. Thuộc loại này có cam kết hoặc giải trình về tính
độc lập khách quan và trung thực của những nhà quản lý cấp cao và
những người có liên quan trực tiếp đến việc hình thành các thông tin tài
chính, cam kết và giải trình về hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ
nói chung và hệ thống kế toán nói riêng trong quan hệ với tính trọng yếu
của thông tin trong BCTC.
2. Những cam kết về từng mặt, từng yếu tố cấu thành sự trung thực và hợp
lý. Các yếu tố cụ thể cần xét trong quan hệ trách nhiệm của nhà quản lý
trong tổ chức và thực hiện công nghệ kế toán trong quan hệ với kiểm
soát nội bộ. Trong quan hệ với công nghệ xử lý thông tin kế toán, mỗi số
dư hoặc số phát sinh ghi trên mỗi khoản mục của BCTC đều phải qua
các bước công nghệ từ chứng từ kế toán đến