Lịch sử Trung Hoa cổ đại có hai thời kỳ được nói đến đó là Xuân
thu và Chiến quốc. Thời Xuân thu là thời kỳ suy tàn của nhà Chu, đây
chính là thời kỳ sinh sống của Lão tử, Khổng tử. Thời Chiến quốc từ gần
cuối đời Uy Liệt Vương, tới khi nhà Tần diệt nhà Tề thống nhất đất
nước, đó là thời kỳ sinh sống của Hàn Phi Tử. So với thời Xuân thu thì
Chiến quốc loạn lạc bất ổn định hơn về chính trị nhưng lại phát triển hơn
về kinh tế. Đây là thời kỳ đạo đức suy đồi, người ta chỉ dùng mọi cách để
tranh lợi, quan lại tham nhũng, ăn chơi xa hoa truỵ lạc, chiến tranh kéo
dài liên miênkhiến cho đời sống của nhân dân càng thêm đói khổ, cùng
cực. Trước tình cảnh xã hội như vậy, tầng lớp quý tộc và tầng lớp trí thức
có sự chia rẽ về tư tưởng. Một số chán nản muốn quay trở lại thời Xuân
Thu, số khác thì cố gắng đưa ra những tư tưởng và phương pháp cải cách
để xây dựng “nước giàu,binh mạnh
28 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3629 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Mối quan hệ thế - Pháp - Thuật trong tư tưởng pháp trị của hàn phi tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
-------------------------------
BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ - THẢO LUẬN NHÓM
MỐI QUAN HỆ THẾ - PHÁP - THUẬT TRONG
TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ
Giảng Viên: PGS.TS Phạm Ngọc Thanh
Nhóm Sinh Viên Thực hiện: Nhóm 3
Hà Nội - 2011
2
I. Bối cảnh xã hội Trung Hoa cổ đại thời Hàn Phi Tử và sự
hình thành tư tưởng Pháp trị
Lịch sử Trung Hoa cổ đại có hai thời kỳ được nói đến đó là Xuân
thu và Chiến quốc. Thời Xuân thu là thời kỳ suy tàn của nhà Chu, đây
chính là thời kỳ sinh sống của Lão tử, Khổng tử. Thời Chiến quốc từ gần
cuối đời Uy Liệt Vương, tới khi nhà Tần diệt nhà Tề thống nhất đất
nước, đó là thời kỳ sinh sống của Hàn Phi Tử. So với thời Xuân thu thì
Chiến quốc loạn lạc bất ổn định hơn về chính trị nhưng lại phát triển hơn
về kinh tế. Đây là thời kỳ đạo đức suy đồi, người ta chỉ dùng mọi cách để
tranh lợi, quan lại tham nhũng, ăn chơi xa hoa truỵ lạc, chiến tranh kéo
dài liên miên khiến cho đời sống của nhân dân càng thêm đói khổ, cùng
cực. Trước tình cảnh xã hội như vậy, tầng lớp quý tộc và tầng lớp trí thức
có sự chia rẽ về tư tưởng. Một số chán nản muốn quay trở lại thời Xuân
Thu, số khác thì cố gắng đưa ra những tư tưởng và phương pháp cải cách
để xây dựng “nước giàu,binh mạnh”.
Đặc biệt thời Chiến Quốc là thời kỳ lịch sử phát triển rực rỡ về tư
tưởng, “trăm hoa đua nở”, “bách gia chư tử”. Có ba dòng tư tưởng lớn
cùng tồn tại trong thời đại bấy giờ:
Phái thứ nhất: có Nho gia và Mặc Tử, Khổng Tử muốn khôi phục
nhà Chu. Mặc tử, Mạnh tử, Tuân tử thấy nhà Chu suy tàn không cứu
được nên mong có được vị minh quân thay Chu thống nhất Trung hoa
bằng chính sách Đức trị.
Phái thứ hai: là phái Đạo gia muốn giảm thiểu, thậm chí giải toán
chính quyền sống tự nhiên như thủa sơ khai, lập địa muốn từ bỏ xã hội
phong kiến để trở về xã hội cộng sản nguyên thuỷ.
Phái thứ ba: là phái Pháp gia với một số nhà tư tưởng lớn
như:Quản Trọng,Thận Đáo,Thân Bất Hại,Thương Ưởng…muốn dùng vũ
3
lực lật đổ chế độ phong kiến phân tán và lập ra chế độ phong kiến quân
chủ chuyên chế, thay “vương đạo” của Khổng Mạnh bằng chính sách "bá
đạo".
Tư tưởng Pháp gia với đại biểu xuất sắc là Hàn Phi Tử. Hàn Phi
Tử(280-233 TCN),là một công tử nước Hàn, học rộng, biết cả đạo Nho,
đạo Lão, nhưng thích nhất học thuyết của Pháp gia và có tư tưởng mới về
Pháp trị. Nội dung cơ bản của Pháp gia là đề cao vai trò của pháp luật và
chủ trương dùng pháp luật hà khắc để trị nước. Theo Hàn Phi Tử, thời
thế hoàn cảnh đã thay đổi thì phép trị nước không thể viện dẫn theo "đạo
đức" của Nho, "Kiêm ái" của Mặc, "Vô vi nhi trị" của Đạo gia như trước,
mà cần phải dùng Pháp trị. Hàn Phi đưa ra quan điểm tiến hóa về lịch sử,
ông cho rằng lịch sử xã hội luôn trong quá trình tiến hoá và trong mỗi
thời kỳ lịch sử thì mỗi xã hội có những đặc điểm dấu ấn riêng. Vì thế,
không có một phương pháp cai trị vĩnh viễn, cũng như không có một thứ
pháp luật luôn luôn đúng trong hệ thống chính trị tồn tại hàng ngàn năm.
Từ đó, ông đã phát triển và hoàn thiện tư tưởng Pháp gia thành một
đường lối trị nước khá hoàn chỉnh . Về mặt lý luận chính trị ông tiếp thu
điểm ưu trội của ba trường phái trong pháp gia: “pháp” (Quản Trọng,
Thương Ưởng), “thuật” (Thân Bất Hại), “thế” (Thận Đáo). Trong phép
trị nước, Hàn Phi Tử là người đầu tiên coi trọng cả ba yếu tố Thế, Thuật,
và Pháp. Ông cho rằng ba yếu tố đó phải thống nhất không thể tách rời
trong đường lối trị nước bằng pháp luật.
Quan niệm về bản chất con người của Hàn Phi Tử.
Khi nhắc đến tư tưởng quản lý của một tác giả thì trước tiên chúng
ta cần xem xét quan niệm về bản chất con người của tác giả đó. Vì nó sẽ
4
chi phối toàn bộ từ tư tưởng quản lý chủ đạo đến việc xác định mối quan
hệ giữa chủ thể và đối tượng, công cụ phương pháp quản lý. Vậy nên ta
không thể không xem xét quan niệm về bản chất con người của Hàn Phi.
Hàn Phi Tử đã cho rằng bản chất con người là vì tư lợi.
Nếu Khổng Tử cho rằng bản chất con người là tính thiện thì Tuân
Tử một học trò giỏi của ông lại cho rằng con người bản chất là “ác”. Hàn
Phi Tử đã cho rằng bản chất con người là vì tư lợi, là học trò của Tuân
Tử, Hàn Phi theo tư tưởng triết học ‘tính bản ác” của con người và đây
có lẽ là tư tưởng duy nhất Hàn Phi thừa nhận từ Nho gia.
Theo Hàn Phi chỉ có một số thánh nhân tích bản tính thiện còn đa
số vốn có tính ác cụ thể là tranh giành nhau vì lợi, sẵn sàng giết nhau vì
miếng ăn hay chức vụ, làm biếng, khi có dư ăn thì không muốn làm gì
nữa, chỉ phục tùng quyền lực.
Con người làm việc do xuất phát từ lợi ích của bản thân. Con
người sẵn sàng làm tất cả hoặc không làm gì cả nếu có lợi cho bản thân
họ. Ví dụ như “thầy lang khéo mút vết thương ngậm máu bệnh nhân đâu
phải vì tình cốt nhục mà chỉ vì lợi. Thợ đóng xe mong nhiều người sang,
thợ đóng quan tài mong nhiều người chết yểu…” (Thiên Bị nội) Vì thế
một mặt để dùng được người để “sử dụng hết năng lực”của họ không gì
bằng đem lại cái lợi cho họ tức dùng phần thưởng, mặt khác để loại bỏ
những yếu tố gây loạn cho xã hội thì phải dùng hình phạt nặng.
II. Nội dung cơ bản của Thế, Thuật và Pháp
1. Thế
“Thế” trong quan niệm của Hàn Phi là địa vị và quyền uy. Theo
ông, thế không liên quan với đạo đức và tài trí của con người. Bởi vì,
5
“hiền tài như vua Nghiêu nhưng khi chưa làm vua nói không ai nghe, bạo
tàn như vua Kiệt , nhưng vì là vua nên mọi người không dám trái lệnh.”
Vua là người có quyền uy tối cao. Điều đó thể hiện:
+ Vua là người duy nhất có quyền đề ra pháp luật. Chính vì vậy
vua phải được mọi người tôn kính, tuân theo triệt.
+ Vua phải nắm lấy quyền thưởng phạt. Chính sách thưởng phạt
là phương tiện cơ bản để nhà vua cai trị dân, qua đó giữ được Thế của
mình. Điểm thống nhất trong chính sách thưởng phạt của ông là: Thưởng
phạt phải chắc chắn, công bằng, nghiêm minh; thưởng phải hậu, phạt
phải nặng. “Trị tội thì không chừa cásc quan lớn, thưởng công bằng thì
không bỏ sót các dân thường…Hình phạt nặng thì người sang không dám
khinh kẻ hèn, pháp luật phân minh thì người trên được tôn trọng, không
bị lấn”(thiên Hữu Độ).
Như vậy, pháp luật và chính sách thưởng phạt luôn được Hàn Phi
đề cao khi nói về Thế và điều kiện để có được Thế “pháp luật công
bằng,thưởng phạt công minh,cho nên,đều sửa chữa được sai lầm của
người trên,trị được cái gian của kẻ dưới trừ được loạn, sửa được điều sai,
thống nhất đường lối của dân không gì bằng pháp luật”.
Xuất phát từ quan niệm bản chất con người là vì tư lợi nên chính
sách thưởng phạt có phần cực đoan song quan niệm về Thế của ông có
nhiều điểm sâu sắc mà trong hoạt động quản lý có thể ứng dụng.
2. Thuật
Thuật: là kĩ thuật quản lí và tâm thuật.
Kĩ thuật quản lí: là phương án để tuyển, dùng, kiểm tra đánh giá
khả năng của quan lại để bố trí cho chức danh cho phù hợp.
6
Tâm thuật: là mưu mô trong chế ngự quần thần, bắt họ phải lộ ra
tâm ý.
Pháp gia cực nhấn mạnh “thuật”. Hàn phi phê phán Thương Ưởng
chỉ biết có pháp luật mà “không có thuật để biết rõ kẻ gian” “chúa không
có thuật để biết rõ kẻ gian, dấu pháp luật có tô vẽ ra mười phần, người
làm tôi vẫn ngược lại dùng nó làm chỗ dựa để mưu lợi riêng”.Vì
thế,người làm chúa phải có “thuật” đó là “thuật cai trị” của người làm
chúa để điều khiển bề tôi. Hàn Phi nói “thuật là gì? là cái mầm kín đáo
trong bụng, để so sánh các đầu mối sự việc và ngấm ngầm cai trị các bề
tôi. Dùng thuật thì phải làm cho kẻ thân yêu gần gũi cũng không ai biết
được”.
Thuật của Hàn Phi có hai nguyên tắc cơ bản sau:
Một là bề tôi không làm hết hay làm quá trách nhiệm đều phải xử
phạt.
Hai là căn cứ vào sự tương xứng hay không giữa “công” và
“danh”, “lời nói” và “việc làm” cuả kẻ bề tôi để thưởng phạt.
Trong kĩ thuật bao gồm hai nội dung chính: trừ gian và dùng
người
Thuật trừ gian: là các thuật để loại trừ bọn gian thần. Giữa vua và
tôi khác nhau về địa vị và quyền lợi, vì vậy bất cứ bề tôi nào cũng có ý
phản vua.Vua phải biết cách để loại bỏ hạng người này. Các ông vua
nên: không để lộ sự yêu thích, giận, ghét, đồng thời không cho bề tôi biết
mưu tính cuả mình, không cho họ mưu tính việc riêng và tự ý hành động.
Bắt họ phải làm đúng theo pháp luật. Không cho họ lấy của công để thi
công, ban ơn cho dân. Khi họ khen ai hay chê ai thi phải xem xét thực sự
có thực tài hay không. Khi để tìm ra kẻ gian điều mấu chốt là ai được lợi
ở đây, động cơ là gì. Đại thần thì phải: “đối với những người hiền tài thì
7
bắt vợ con thân thích của họ làm con tim để uy hiếp, nếu là kẻ tham lam
thì cho họ tước lộc nhiều dùng để mua chuộc,nếu là kẻ gian tà, phải làm
cho họ khốn khổ bằng cách trừng phạt hoặc nếu không thì giết”
Thuật dùng người: Nguyên tắc cơ bản của thuật dùng người theo
Pháp gia gọi là thuyết hình danh - tức là muốn đánh giá một người hoặc
một sự vật thì phải xem xét sự thực đã làm (hình) và tên gọi công việc
(danh) có phù hợp hay không. Có ba khía cạnh, phương thức, phương
pháp:
Thánh ngôn: nghe ngóng, xem xét, khi nghe bề tôi thì vua phải
trầm mặc, lầm lì, không bày tỏ thái độ, không khen không chê, không để
lộ tình cảm của mình. Lời nói của bề tôi không được mâu thuẫn nhau. Bề
tôi phải đưa ra ý kiến rõ ràng. Lời nói phải thiết thực.
Tham nghiêm: khảo sát nhiều mặt để biết lòng bề tôi. Hỏi ý kiến
của nhiều người, xem xét việc đã làm. Cho họ ở gần mình để thấy được
nội tình. Dùng những điều mình biết rồi để tra khảo. Đưa ra nhiều ý kiến
khác nhau để xem ý kiên của kẻ dưới ra sao.
Thí chi giao chức: cho họ thử việc, dùng thực tiễn kiểm tra thực
lực của họ.
Có ba nguyên tắc:
Một giao họ việc nhỏ để làm lần lượt sẽ giao cho họ việc lớn
hơn.
Hai không cho kiêm nhiệm phải phân công rõ ràng mỗi người một
chức vụ.
Ba không dùng kẻ khác để nhòm ngó.
Trong tư tưởng của mình, Hàn Phi còn bàn đến thuật vô vi.Vô vi
trong quan niệm của Khổng Tử và Lão Tử là cứ để cho sự vật tự nhiên
mà vẫn phát triển,nhà cai trị nhàn nhã, ít điều hành can thiệp mà công
8
việc vẫn. Nhưng theo Hàn Phi Tử, thuật vô vi không bớt đi sự điều hành,
nhưng chỉ tập trung vào đối tượng là trị quan chứ không trị dân, bắt quan
lại phải làm hết sức mình, đồng thời phải giải phóng chính sực lực cho
ông vua. “Bậc vua thấp kém dùng hết khả năng của mình, bậc vua trung
bình dùng hết sức của người, bậc vua cao hơn dùng hết trí lực của người
thì vua như thần.” (Bát kinh).
Tóm lại Thuật của Hàn Phi là thủ đoạn để vua dùng để điều khiển
quan lại, giữ gìn pháp luật và tuân theo mệnh lệnh
3. Pháp.
Nho gia dùng chữ “pháp” theo nghĩa phép tắc, còn Pháp gia nói
tới “pháp” tức là chỉ pháp thuật.
Hàn Phi cho rằng pháp luật là một công cụ hữu hiệu nhất để quản
lý - cai trị xã hội. Pháp luật là cái quy, cái củ, tức là tiêu chuẩn để phân
biệt đúng sai, phải trái, để duy trì xã hội trong một khuôn khổ. Pháp luật
là cái “biên soạn thành sách, đặt ở công đường, và nói rõ cùng trăm
họ...cho nên bậc minh chúa nói pháp luật, thì mọi kẻ hèn kém trong
nước, không ai không nghe thấy”. Pháp luật không tách rời khỏi Thế và
Thuật mà cùng tạo nên một cái kiềng 3 chân vững chắc, khăng khít.
Là người tôn thờ chế độ quân chủ, với Hàn Phi, pháp luật dĩ nhiên
là do vua đặt ra nhưng phải tuân theo các nguyên tắc sau:
Pháp luật phải kịp thời, hợp thời:
Hàn Phi viết: “Thời thay mà pháp luật không đổi thì nước loạn,
đời đã thay đổi mà cấm lệnh không biến thì nước bị chia cắt. Cho nên
thánh nhân trị dân thì pháp luật theo thời mà đổi, cấm lệnh cũng với đời
mà biến”. Tính kịp thời của pháp luật với Hàn Phi không chỉ có ý nghĩa
chung chung mà rất cụ thể “Bậc vua chúa sáng trị nước thì dựa theo thời
9
tiết của năm mà làm ra của cải, tính thuế khóa sao cho giàu nghèo được
đều...”
Pháp luật phải công khai, dễ biết, dễ thi hành:
Về ý pháp luật công khai, trong thiên Hữu độ, Hàn Phi viết: “Pháp
luật rõ ràng thì người trên được tôn trọng mà không bị xâm lấn” và ông
phân tích rõ trong thiên Thủ đạo: “Pháp luật rõ ràng thì người hiền không
cướp của kẻ kém, người mạnh không thể hiếp kẻ yếu, người đông không
thể hung bạo với kẻ ít”.
Ông cho rằng pháp luật dễ hiểu, dễ biết: “Pháp luật không gì bằng
thống nhất và chắc chắn, khiến cho dân biết nó”. Trong thiên Bát Thuyết
ông còn viết: “Những điều mà những kẻ sĩ sâu sắc mới có thể hiểu được
thì không thể đưa ra làm lệnh, vì dân không phải tất cả đều sâu sắc” và
“Pháp luật gọn thì việc kiện tụng của dân ít đi”.
Pháp luật phải công bằng, bênh vực kẻ yếu và số ít:
Nhìn chung, pháp gia chủ trương mọi người đều bình đẳng trước
pháp luật. Hàn Phi viết: “Pháp luật phải công bằng thì quan lại không
làm điều gian” và trong thiên Thủ đạo ông viết: “...cho nên trị nước thì
phải minh định pháp luật, đặt ra hình phạt nghiêm khắc để cứu loạn cho
quần chúng, trừ họa cho thiên hạ, khiến cho kẻ mạnh không lấn kẻ yếu,
đám đông không hiếp đáp số ít, người già được hưởng hết tuổi trời, bọn
trẻ mồ côi được nuôi lớn, biên giới không bị xâm phạm, vua tôi thân
nhau, cha con bảo vệ nhau, không lo bị giết hay bị giặc cầm tù, đó cũng
là cái công cực lớn vậy”.
Pháp luật phải có tính phổ biến:
Pháp luật phải ban hành công khai và truyền bá tới tất cả mọi
người để không người dân nào có thể viện cớ rằng không biết luật nên lỡ
10
phạm pháp. Hàn Phi yêu cầu các quan lại phải: “lấy pháp luật mà dạy
dân”, họ phải là những người truyền bá pháp luật.
Với Hàn Phi, pháp luật là thứ “phép công” điều khiển hành vi của
con người. Pháp luật có vai trò quan trọng nhất trong bộ ba pháp- thuật -
thế, vì thế tiền đề mà mục đích tối cao của chính trị, quản lý là làm cho
“Pháp luật không hỏng nát”. Trong chính trị và quản lý, tất cả đều phải
xem xét có phù hợp với pháp luật hay không: “ Sự yên trị hay rối loạn
gửi ở pháp và thuật, lẽ phải trái dựa vào thưởng phạt, điều nặng nhẹ theo
với cân lường...không ra ngoài mực thước, không đẩy vào trong mực
thước, không lọt ra ngoài pháp luật, không lẩn vào trong pháp luật...”.
III.Mối quan hệ giữa Thế, Thuật và Pháp trong tư tưởng Pháp
gia
Thế, Thuật và Pháp là ba khái niệm cơ bản về hoạt động cai trị của
Hàn phi. Ba yếu tố đó có mối quan hệ mật thiết hữu cơ gắn bó tác động
qua lại với nhau. Trong đó, "Pháp" là nội dung trong chính sách cai trị
được thể hiện bằng luật lệ; "Thế" là công cụ, phương tiện tạo nên sức
mạnh, còn "Thuật" là phương pháp cách thức để thực hiện nội dung
chính sách cai trị. Đó là ba công cụ hữu ích giúp nhà vua cai trị đất
nước một cách có hiệu quả.Chúng tạo nên cái thế kiềng ba chân rất vững
chắc. Nếu nhà vua nào hiểu rõ và nắm bắt được mối quan hệ đó thì sẽ
làm yên được dân, đất nước được thịnh trị.
1.Thế - Pháp
Thế là điều kiện tất yếu tạo ra Pháp
11
Theo Hàn Phi, để có thể cai trị được đất nước thì vua phải có Thế-
quyền lực tối thượng, đó là điều kiện căn bản nhất của nhà lãnh đạo. Nhà
vua phải dựa vào Thế của mình để ban lệnh, buộc bề dưới phải nghe
theo. Bởi vì “hiền tài như vua Nghiêu nhưng khi chưa làm vua nói không
ai nghe, bạo tàn như vua Kiệt nhưng vì là vua nên mọi người không ai
dám không nghe theo” … “Kiệt làm thiên tử có thể khống chế cả thiên hạ
không phải vì ông ta hiền mà vì cái thế của ông ta nặng. Nghiêu là kẻ
thất phu không thể sửa nổi ba cái nhà không phải vì Nghiêu hư hỏng mà
vì thế của ông ta thấp” (Thiên Công Danh). Và cái Thế được thể hiện
thông qua việc nhà vua là người duy nhất có quyền ban hành pháp luật
và quyền nắm giữ thưởng phạt. Nhờ có Thế mà pháp luật ra đời và đi vào
cuộc sống. Mức độ hiệu quả thi hành của pháp luật đến đâu là do Thế của
nhà vua. Thế có cao, có vững thì sự thực thi pháp luật của bề dứơi mới
được triệt để tuân theo. Có pháp luật mà Thế yếu thì pháp luật cũng khó
được thi hành. Hàn phi viết: “nếu họ (tức vua) giữ pháp luật ở vào cái thế
thì trị an, nếu họ từ bỏ pháp luật, gạt bỏ cái thế thì loạn”. Như vậy, Thế là
điều kiện để tạo nên Pháp, để cho Pháp được thi hành theo đúng như
những gì nó được ban ra.
Pháp duy trì củng cố Thế
Nếu như Thế là điều kiện tạo ra Pháp thì Pháp là yếu tố để duy trì
và củng cố Thế. Pháp hiệu quả, đúng đắn thì Thế lớn mạnh, ngược lại,
Pháp suy yếu, sai lệch thì Thế cũng hạn hẹp dần. Pháp luật phân minh thì
người trên được tôn trọng, không bị lấn. Người trên được tôn trọng,
không bị lấn, thì vua mạnh, nắm được các mối quan trọng. Hàn Phi Tử
viết: “Ông vua dùng hình phạt và ân đức để khống chế bầy tôi, nay ông
vua bỏ hình phạt và ân đức của mình để trao cho bầy tôi sử dụng thì ông
12
vua sẽ bị bề tôi không chế” (thuyết Hai cái cân). Pháp mà nhà vua dùng
chủ yếu ở đây là chính sách thưởng phạt nghiêm minh, thưởng thì hậu,
phạt thì nặng, từ đó giúp “nâng cao quyền uy của vua” và “sử dụng hết
năng lực của bề tôi” .Khi nhân dân chấp nhận sự thưởng - phạt của vua
nghĩa là cái thế của vua được năng lên, được tôn trọng. Thưởng phạt
không chỉ tạo nên Thế của nhà vua mà đồng thời còn tạo nên Thế của
nước. Ông viết: “Nêu cao phép tắc cai trị thì nước nhỏ cũng giàu, nếu
việc thưởng phạt được tôn trọng và chắc chắn thì dân tuy ít cũng mạnh.”
2.Thuật - Thế
Thuật tạo nên, củng cố bảo vệ cho Thế
Thuật cũng giống như Pháp, tạo nên Thế và bảo vệ, củng cố cho
cái Thế đó được vững chắc. Nhà cai trị khi biết sử dụng Thuật (thuật
dùng người và thuật trừ gian) thì sẽ tìm được một đội ngũ quan lại có đủ
năng lực để qua đó cai trị dân chúng. Một minh chúa khi biết sử dụng
Thuật tốt thì sẽ tuyển chọn được đội ngũ có tài mà vẫn chịu phục tùng,
vẫn bị khuất phục trước quyền uy của chúa, khi đó sẽ càng củng cố vững
chắc Thế của mình. Vua phải biết cai trị dân, chế ngự quan lại, không
cho họ biết được tình cảm thật, suy nghĩ thật của mình, qua đó mà nhà
vua luôn giữ được uy quyền - Thế của mình, tránh việc kẻ dưới nịnh hót,
dối trá.” Một mình tự chế ngự dân trong bốn bể, khiến cho kẻ thông minh
không gian trá được, kẻ miệng lưỡi không nịnh bợ được, kẻ gian tà
không biết dựa vào đâu được, dù kẻ ở xa ngoài ngàn dặm cũng không
dám đổi lời, kẻ thân cận như các lang trung cũng không dám che dấu cái
tốt, tô điểm cái xấu; như vậy từ các bề tôi tại triều tụ tập ở bên vua cho
13
tới những kẻ thấp hèn ở xa cũng không dám lấn nhau mà đều giữ chức
phận mình.” (thiên Hữu Độ).
Thế là điều kiện tất yếu để thực thi Thuật
Thuật là công cụ vua sử dụng để quản lý tầng lớp quan lại. Vậy
nên để sử dụng được Thuật thì trước hết vua phải có Thế. Nhà vua phải
nắm vững Thế -quyền uy, vị thế của mình thì mới có thể sử dụng Thuật.
Thuật ở đây là thuật dùng người và thuật trừ gian. Một người dù có
Thuật hay đến đâu mà không có quyền thế trong tay thì cũng không thể
thi hành những nội dung đó của Thuật. Vì vậy, Thế là điều kiện tất yếu
để thực thi Thuật. chỉ khi có thế thì mới có thể “nhà vua không giỏi mà
làm thầy những người giỏi, không khôn ngoan mà làm chuẩn mực cho sự
khôn ngoan. Bầy tôi vất vả mà nhà vua hưởng thụ sự thành công” (Thiên
Chủ đạo).
3.Pháp - Thuật
Pháp và Thuật thể hiện sự phân loại trong quản lý
Nếu như Pháp là công cụ để nhà vua cai trị đất nước thì Thuật là
cách thức để nhà vua thi hành Pháp.Tư tưởng của Hàn Phi có điểm mới
mẻ khi phân loại chủ thể quản lý cũng như các phương pháp công cụ
quản lý khác nhau giữa các loại chủ thể đó. Cách phân loại này cho phép
ông đi sâu hơn, chặt chẽ hơn khi phân tích chức năng cai trị của từng
loại chủ thể. Đối với vua, Hàn Phi đề cao Thế và Thuật; với quan lại, ông
chủ yếu tập trung bàn về Pháp.Theo Hàn Phi, vua dùng Thuật để quản lý
bộ phận quan lại, còn quan dùng hệ thống Pháp để quản lý dân chúng, dĩ
nhiên là hệ thống pháp luật được ban hành ra dưới sự kiểm soát của vua.
14
Pháp và Thuật gắn bó không thể tách rời
Nhà vua cần biết kết hợp hài hòa trong việc sử dụng Thuật và
Pháp để cai trị đất nước. Khi nhà vua biết sử dụng Thuật để tuyển được
đội ngũ quan lại có thể giúp