Công ty cần duy trì và phát huy hơn nữa chỉ tiêu “đúng chất lượng. đủ khối lượng” bởi vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo uy tín cho công ty. Do đó để có thể cạnh tranh với các công ty khác trong giai đoạn hiện nay cũng như sau này công ty cần phải tạo cho mình một uy tín tốt. một tên tuổi vững mạnh trên thị trường. Muốn vậy công ty cần phải:
+ Tìm hiểu nhu cầu và nguyện vọng của khách hàng. xem xét đáp ứng kịp thời.
+ Tạo mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với đối tác.
+ Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng như: khi khách hàng có yêu cầu về việc giảm giá thì nhân viên công ty phải nhanh chóng về trình lên cấp trên xem xét hay khi khách hàng có nhu cầu tìm hiểu sản phẩm mới của công ty ta phải giới thiệu cặn kẽ về giá cả. phẩm chất nhưng tránh trường hợp thổi phồng so với thực tế, để khách hàng tin tưởng mà hợp tác với công ty.
40 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2129 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đối với công ty TNHH xây dựng thương mại vận tải Phan Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VẬN TẢI PHAN THÀNH
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty
( Tên công ty: Công ty TNHH Xây Dựng Thương Mại Vận Tải Phan Thành;
( Trụ sở công ty: 386-388 Đường Cách Mạng Tháng Tám, P.An Thới, Q.Bình Thủy, TPCT;
( Điện thoại: 07103 (885885-886571);
( Fax: 07103. 881107;
( Email: phanthanhct@.com
( Lọai hình doanh nghiệp: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn;
( Vốn điều lệ: 11.000.000.000 đồng;
( Vốn hoạt động kinh doanh :65.000.000.000 đồng;
( Lĩnh vực kinh doanh: Vật liệu xây dựng và trang trí nội ngoại thất.
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Xây Dựng Thương Mại Vận Tải Phan Thành trước là DNTN Phan Thành được thành lập ngày 07 tháng 12 năm 2001 đến 29 tháng 09 năm 2004 phát triển thành Công ty TNHH Xây Dựng Thương Mại Vận Tải Phan Thành theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5705000635 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Cần Thơ cấp;
Do nhu cầu của thị trường cũng như khả năng tự có của mình Công ty có những bước phát triển tốt trong việc tìm kiếm khách hàng cũng như khả năng cung cấp hàng hóa, công ty đã được nhiều khách hàng tín nhiệm. Cho đến thời điểm này Công ty đã đứng vững trên thị trừơng về ngành vật liệu xây dựng. Công ty đã xây dựng được thương hiệu của mình bằng uy tín: “Đúng chất lượng, đủ khối lượng –giá cả hợp lí” xem lợi ích của khách hàng là trên hết, tư vấn khách hàng chọn đúng các vật liệu phù hợp với từng hạn mục công trình nên đã tạo được niềm tin của khách hàng khi sử dụng vật liệu xây dựng của Công ty Phan Thành. Với phương châm phục vụ “Chất lượng tạo sự thịnh vượng”, công ty mong muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm vật liệu chất lượng tốt và các dịch vụ thỏa mãn theo yêu cầu khách hàng nên vào năm 2008 đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị để cho ra đời hai thiết bị là hệ thống sàn rửa và phân loại cát sạch, hệ thống sàn rửa và phân loại đá sạch. Đây là hai hệ thống cung cấp cho khách hàng cát và đá sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng xây dựng công trình.
1.2 Chức năng và mục tiêu hoạt động của công ty
1.2.1 Chức năng
Hiện nay Công ty TNHH Xây Dựng Thương Mại Vận Tải Phan Thành có những chức năng chủ yếu sau:
- Đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, cầu đường, cơ sở hạ tầng khu dân cư;
- San lấp mặt bằng;
- Kinh doanh vật liệu xây dựng và trang trí nội thất;
- Vận tải hàng hóa đường sông và đường bộ;
Công ty với nhiều chức năng ngành nghề nhưng hiện nay họat động chính của công ty chủ yếu là kinh doanh vât liệu xây dựng và vận tải.
1.2.2 Mục tiêu hoạt động
- Tạo chổ đứng vững chắc trên thị trường, tạo uy tín đối với khách hàng và đối tác;
- Mở rộng thị trường tiêu thụ và quy mô kinh doanh;
- Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, nhân viên;
- Lấy chỉ tiêu “đúng chất lượng, đủ khối lượng”, “chất lượng tạo sự thịnh vượng” làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động.
1.3 Tình hình tổ chức và nhân sự
Với đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm cùng với cơ sở vật chất kỹ thuật không ngừng được cải tiến đã làm cho công việc tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động của công ty ngày càng ổn định và hòan thiện.
1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
- Lấy chỉ tiêu “đúng chất lượng, đủ khối lượng”, “chất lượng tạo sự thịnh vượng” làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động.
3.3 Tình hình tổ chức và nhân sự
Với đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm cùng với cơ sở vật chất kỹ thuật không ngừng được cải tiến đã làm cho công việc tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động của công ty ngày càng ổn định và hòan thiện.
3.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Nguồn: phòng nhân sự
Công ty có cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến-chức năng. Đứng đầu là Ban Giám Đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, các bộ phận vừa làm tham mưu cho Ban Giám Đốc, vừa trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao phó;
Bộ máy gọn nhẹ, cơ cấu hợp lý, giữa các bộ phân có sự phối hợp chặt chẽ với nhau đã làm cho hoạt động của công ty nề nếp và đồng bộ;
1.3.2 Tình hình nhân sự
1.3.2.1 Ban Giám Đốc ( gồm 1 Giám Đốc và 3 Phó Giám Đốc )
Giám Đốc
- Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, đi sâu vào các mặt tổ chức, nhân sự, chính sách lao động, tiền lương, định hướng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh, giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, công tác xây dựng và phát triển đoàn thể;
- Lãnh đạo theo chế độ một thủ trưởng và điều lệ hoạt động của công ty;
- Chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước Đảng, nhà nước và pháp luật nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Phó Giám Đốc
- Thực hiện nhiệm vụ do Giám Đốc phân công hoặc ủy quyền và có quyền quyết định các phần việc đó.;
- Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc và nhà nước về kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình được phân công;
- Tham mưu đề xuất lên Giám Đốc những kiến nghị, chiến lược kinh doanh có hiệu quả cho công ty. Cùng tập thể Ban Giám Đốc chịu trách nhiệm những quyết định quan trọng.
1.3.2.2 Phòng Tổng Vụ
Bộ phận kế toán
- Có nhiệm vụ ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác và trung thực về tình hình kinh doanh của công ty (hợp đồng mua bán, các khoản nợ, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước). Lập các báo cáo quyết toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm;
- Tham mưu cho Ban Giám Đốc về công tác hạch toán thống kê, quản lý tài sản, nguồn vốn… và việc thực hiện chế độ kế toán theo qui định hiện hành.
Bộ phận công nợ:
Định kì tiến hành đối chiếu công nợ với khách hàng, bên cạnh đó báo cáo lên cấp trên trường hợp khách hàng nợ với giá trị lớn, nợ khó đòi…để cấp trên có hướng giải quyết tối ưu nhất…
Bộ phận nhân sự
- Có nhiệm vụ quản lý, theo dõi sự biến động nhân sự của công ty và các đoàn thể. Tuyển dụng, bố trí sắp xếp nhân sự phù hợp với nhu cầu của công ty;
- Quản lý tiền lương, tổ chức công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, công tác bảo vệ sức khỏe đời sống cho cán bộ toàn công ty;
- Nghiên cứu chế độ, chính sách, pháp luật của nhà nước ban hành.
Bộ phận kinh doanh
- Có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám Đốc trong việc lập kế hoạch kinh doanh ngắn và dài hạn, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn, vật tư, kho hàng vận tải, tiếp thị…
Bộ phận chăm sóc khách hàng và phát triển thị trường
- Là bộ phận soạn thảo và quản lý các hợp đồng kinh tế, tổ chức tốt các khâu đàm phán giao dịch, ký kết và thanh lý các hợp đồng kinh tế đúng qui định;
- Nghiên cứu thị trường, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm;
- Xây dựng các chương trình phục vụ cho khai thác quản lý;
- Giải đáp trả lời những thắc mắc khiếu nại của khách hang;
- Thực hiện công tác tuyên truyền quảng cáo về thương hiệu Công ty.
Bộ phận điều vận bán hàng
- Có nhiệm vụ điều hàng khi khách hàng yêu cầu, lập báo cáo bán hàng,…đồng thời kiểm tra quá trình vận chuyển.
Kho vật tư
- Chịu trách nhiệm về việc nhập xuất hàng, theo dõi về hàng tồn kho của công ty và báo cáo khi cần thiết.
Xưởng cơ giới và sửa chữa
Có nhiệm vụ theo dõi thường xuyên, bảo trì, sửa chữa xe, máy móc, thiết bị,…của công ty.
1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2008-2009-2010
Báo cáo kết quả kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh của đơn vị qua một kỳ kế toán. Nó phản ánh toàn bộ phần giá trị về sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đơn vị đã thực hiện được trong kỳ và phần chi phí tương xứng tạo ra để tạo nên kết quả đó. Kết quả kinh doanh của đơn vị là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình HĐKD chịu sự tác động của nhiều nhân tố;
Bảng 1: Hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm
ĐVT: 1000đ
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
Chênh lệch
2008
2009
2010
2009/2008
2010/2009
Mức
Tỷ lệ (%)
Mức
Tỷ lệ (%)
1.Doanh thu thuần
48.139.090
76.548.085
98.918.621
28.408.995
59,0
22.370.536
29.2
2.Giá vốn hàng bán
40.705.811
61.653.306
71.979.487
20.947.495
51,5
10.326.181
16.7
3.Lãi gộp
7.433.279
14.894.779
26.939.134
7.461.500
100,4
12.044.355
80.9
4.Chi phí bán hang
3.050.668
4.924.058
11.127.638
1.873.390
61,4
6.203.580
126.0
5.Chi phí quản lý doanh nghiệp
2.711.983
5.095.259
7.087.615
2.383.276
87,9
1.992.356
39.1
6.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
1.670.628
4.875.462
8.723.881
3.204.834
191,8
3.848.419
78.9
7. Doanh thu hoạt động tài chính
1.522
2.832
6.349
1.310
86,1
3.517
124.2
8.Chi phí tài chính
1.357.210
2.259.824
5.317.119
902.614
66,5
3.057.295
135.3
9.Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
-1.355.688
-2.256.992
-5.310.770
-901.304
66,5
-3.053.778
135.3
10.Thu nhập khác
122.633
465.527
1.097.102
342.894
279,6
631.575
135.7
11.Chi phí khác
733
-
-
-733
-100,0
-
-
12.Lợi nhuận khác
121.900
465.527
1.097.102
343.627
281,9
631.575
135.7
13.Tổng lợi nhuận trước thuế
436.840
3.083.997
4.510.213
2.647.157
606,0
1.426.216
46.2
14. Thuế thu nhập doanh nghiệp
122.315
863.519
1.262.860
741.204
606,0
399.340
46.2
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
314.525
2.220.478
3.247.353
1.905.953
606.0
1.026.876
46.2
Nguồn: Phòng kế toán
Nhận xét:
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta nhận thấy rằng tổng doanh thu của công ty tăng từ 48.139.090 ngàn đồng năm 2008 lên 76.548.085 ngàn đồng năm 2010, tức tăng 28.408.995 ngàn đồng, tương đương 59%. Sang năm 2010, tổng doanh thu tăng lên 98.918.621 ngàn đồng, vượt hơn năm 2009 là 29.2%. Từ năm 2008 – 2010, tổng doanh thu tăng là do công ty mở rộng quy mô kinh doanh, làm ăn có uy tín, thu hút được nhiều khách hàng và đối tác, đồng thời công ty cũng áp dụng nhiều biện pháp nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận như: tăng cường quảng cáo, chăm sóc khách hàng;
Tuy tổng doanh thu tăng cao nhưng tình hình chi phí của công ty cũng có chiều hướng tăng cao. Năm 2008 tổng chi phí của công ty là 47.826.405 ngàn đồng đến năm 2009 tổng chi phí là 73.932.447 ngàn đồng, tăng 26.106.042 ngàn đồng tức tăng 54,6% so với 2008. Năm 2010 tổng chi phí của công ty tăng 95.511.859 ngàn đồng, tức tăng 21.579.412 ngàn đồng, tương đương tăng 29,2% so với 2009;
Tốc độ tăng của chi phí thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu nên tổng lợi nhuận của công ty cũng đều tăng qua 3 năm. Năm 2009 so với năm 2008, lợi nhuận tăng 1.905.953 ngàn đồng, tương đương 606%, lợi nhuận tăng vượt bậc là do công ty không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh và năm 2010 tổng lợi nhuận tăng 1.026.876 ngàn đồng, tương đương 46.2% so với năm 2009, từ kết quả trên cho thấy nổ lực của công ty trong quá trình đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình để gia tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty.
1.3.4 Thuận lợi và khó khăn của công ty
1.3.4.1 Thuận lợi
- Nguồn lao động trẻ, nhiệt tình, năng nổ trong công việc và được huấn luyện thường xuyên, ban lãnh đạo và tập thể công nhân viên có tinh thần đoàn kết nhất trí cao, cùng nhau phấn đấu đưa doanh nghiệp ngày một tiến lên;
- Công ty đã xây dựng được thương hiệu mạnh trên thị trường, luôn đề ra phương châm “Phục vụ Khách Hàng, Hạnh Phúc Phan Thành”;
- Máy móc thiết bị hiện đại , vì thế công nghệ sản xuất của Phan Thành luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của khách hàng;
- Có nguồn vốn tài chính mạnh;
- Sản phẩm có chất lượng cao;
- Công tác nghiên cứu sản phẩm mới luôn được quan tâm đầu tư và phát triển;
- Hiện tại thị phần của Cát Đá sạch của Công ty ở Cần Thơ là rất lớn.
1.3.4.2 Khó khăn
- Giá thành tương đối cao so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường;
- Công tác vận chuyển gặp nhiều khó khăn do có nhiều tuyến đường cấm đối với xe có trọng tải lớn;
- Thị trường tại Cần Thơ hiện tại không đủ lớn.
1.3.6 Định hướng phát triển của công ty
- Đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng chủ lực của công ty: cát đá sạch đã qua sàn rửa và mặt hàng độc quyền tại TP. Cần Thơ là xi măng Lavilla. Bên cạnh đó không ngừng đa dạng hóa sản phẩm, phát triển thêm các mặt hàng trang trí nội thất;
- Tăng cường sự đoàn kết nhất trí cao của tập thể cán bộ công nhân viên, phát huy tinh thần dân chủ, sức sáng tạo, trí tuệ, tạo nên sức mạnh thống nhất từ Ban Giám Đốc công ty đến người lao động cùng nhau đưa doanh nghiệp phát triển đi lên.;
- Giữ mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng truyền thống, đồng thời tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới;
- Luôn lấy tiêu chí “đúng chất lượng, đủ khối lượng”, “chất lượng tạo sự thịnh vượng” làm mục tiêu hoạt động.
Chương 2:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ – GIÁ THÀNH
VÀ LỢI NHUẬN CUẢ CÔNG TY TNHH
XÂY DỰNG - THƯƠNG MẠI - VẬN TẢI PHAN THÀNH
2.1 Phân tích chung tình hình hoạt động kinh doanh
2.1.1 Giới thiệu hệ thống báo cáo tài chính của công ty
Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hay thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định. Đồng thời giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị đề ra các quyết định phù hợp;
* Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định;
* Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì của doanh nghiệp.
2.1.2 Phân tích khái quát tình hình kinh doanh thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán
Tình hình kinh doanh của công ty qua 3 năm phát triển mạnh. Lợi nhuận qua các năm đều tăng. Đặc biệt năm 2009 tăng rất mạnh so với năm 2008 là do công ty mở rộng quy mô kinh doanh. Bên cạnh đó tình hình tài chính cũng rất tốt. công ty sử dụng vốn có hiệu quả. Để thấy rõ về sự phát triển của công ty ta đi vào phân tích cụ thể tình hình tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
2.2 Phân tích tình hình chi phí của công ty qua 3 năm 2008-2009-2010
Tổng chi phí của công ty bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng. chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác. Trong các loại chi phí trên thì giá vốn hàng bán có tỷ trọng cao nhất, kế đến là chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, còn chi phí khác chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí của công ty.
Nhìn chung tổng chi phí của công ty tăng qua 3 năm. Năm 2008 tổng chi phí của công ty là 47.826.405 ngàn đồng đến năm 2009 tổng chi phí là 73.932.447 ngàn đồng, tăng 26.106.042 ngàn đồng tức tăng 54,6% so với 2008. Năm 2010 tổng chi phí của công ty tăng 95.511.859 ngàn đồng, tức tăng 21.579.412 ngàn đồng, tương đương tăng 29,2% so với 2009. Nguyên nhân chủ yếu là do giá vốn hàng bán tăng đáng kể so với 2008, đồng thời chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính cũng tăng. Để hiểu rõ hơn các nguyên nhân làm tăng tổng chi phí ta tiến hành phân tích từng khoản mục chi phí;
+ Giá vốn hàng bán là yếu tố có tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của công ty và có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự biến động của tổng chi phí. Tỷ trọng giá vốn hàng bán liên tục tăng qua 3 năm. Năm 2008 giá vốn hàng bán của công ty là 40.705.811 ngàn đồng đến năm 2009 giá vốn hàng bán là 61.653.306 ngàn đồng. tăng 20.947.495 ngàn đồng tức tăng 51,5% so với 2008. Năm 2010 giá vốn hàng bán của công ty tăng 71.979.487 ngàn đồng, tức tăng 10.326.181 ngàn đồng, tương đương tăng 16,7% so với 2009. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty làm ăn phát triển nên cần phải nhập thêm nhiều mặt hàng để đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh. Điều đó cho thấy đây là nhân tố chính làm cho tổng chi phí của công ty tăng;
+ Chi phí bán hàng của công ty bao gồm: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài…Chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng chi phí của công ty. Năm 2008 chi phí bán hàng của công ty là 3.050.668 ngàn đồng đến năm 2009 chi phí bán hàng là 4.924.058 ngàn đồng. tăng 1.873.390 ngàn đồng tức tăng 61,4% so với 2008. Năm 2010 chi phí bán hàng của công ty tăng 11.127.638 ngàn đồng, tức tăng 6.203.580 ngàn đồng. tương đương
tăng 126% so với 2009. Sở dĩ năm 2010, chi phí bán hàng của công ty tăng mạnh là do hoạt động bán hàng của công ty phát triển, công ty phải thuê thêm nhiều nhân viên mới, bên cạnh đó chi phí nhiên liệu và chi phí vận chuyển phục vụ cho công tác bán hàng ngày càng nhiều;
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty bao gồm: tiền lương của bộ phận quản lý, chi đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao, chi phí đào tạo nhân viên…;
Năm 2008 chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty là 2.711.983 ngàn đồng đến năm 2009 chi phí quản lý doanh nghiệp là 5.095.259 ngàn đồng, tăng 2.383.276 ngàn đồng tức tăng 87,9% so với 2008. Năm 2010 chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng 7.087.615 ngàn đồng, tức tăng 1.992.356 ngàn đồng. tương đương tăng 39,1% so với 2009. Năm 2010 chi phí bán hàng của công ty tăng mạnh là do công ty phải chi một khoản tiền khá lớn để thuê thêm nhân viên quản lý, mua sắm một số đồ dung, văn phòng phẩm, đồng thời cho nhân viên công ty tham gia lớp đào tạo nâng cao chuyên môn…;
+ Chi phí hoạt động tài chính của công ty thông thường là chi phí lãi vay. Năm 2008 chi phí hoạt động tài chính của công ty là 1.357.210 ngàn đồng đến năm 2009 chi phí hoạt động tài chính là 2.259.824 ngàn đồng. tăng 901.881 ngàn đồng tức tăng 66,4% so với 2008. Năm 2010 chi phí hoạt động tài chính của công ty tăng 5.317.119 ngàn đồng, tức tăng 3.057.295 ngàn đồng, tương đương tăng 135,3% so với 2009. Công ty ngày càng phát triển, cần số vốn ngày càng nhiều nên công ty phải đi vay mới có thể đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của mình. do đó chi phí lãi vay tăng hàng năm;
+ Chi phí khác của công ty bao gồm những chi phí sau: chi phí thanh lý nhượng bán tài sản cố định, chi phí nộp phạt và một số chi phí khác bằng tiền. Tuy nhiên chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng chi phí.
2.3 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2008-2009-2010
2.3.1 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng do các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ mang lại bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác. Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
Phân tích chung tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động của toàn công ty, của từng bộ phận lợi nhuận giữa kỳ này so với kỳ trước, nhằm thấy khái quát tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên;
Tổng thu nhập sau thuế = Tổng thu nhập trước thuế - Thuế ;
Và đuợc hình thành từ 3 khoản lợi nhuận sau: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, lợi nhuận khác;
Trong phần này ta chỉ đi sâu phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận
qua quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả đó thể hiện cụ thể qua chỉ tiêu lợi nhuận như sau:
Hình 2: Biểu đồ biểu diễn lợi nhuận của công ty qua 3 năm
Qua bảng 1, dùng phương pháp so sánh để phân tích, ta thấy tổng lợi nhuận của công ty đều tăng qua 3 năm. Năm 2009 so với năm 2008 lợi nhuận tăng 1.905.953 ngàn đồng, tương đương 606%, lợi nhuận tăng vượt bậc là do công ty không ngừng mở rộng quy mô kinh