Cùng với sự phát triển của Thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước đi lên và đạt được những thành tựu to lớn đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Với chủ trương của Đảng và Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo định hướng của XHCN sau hơn 10 năm đổi mới các hoạt động kinh tế đã trở nên khá sôi động và tạo nên sắc thái mới cho nên kinh tế. Cùng với đà thắng lợi của đất nước trong công cuộc đổi mới, nền kinh tế ngành ngân hàng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới của mình đã tiến được những bước quan trọng trong hệ thống các công cụ quản lý lãi suất được coi là nhạy cảm nhất nó thực sự là vấn đề nóng bỏng nhất thu hút được nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội .
Lãi suất với tư cách là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ được nhiều nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu và từ lâu được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng như một công cụ hữu hiệu điều tiết nền kinh tế. Đặc biệt là trong cơ chế thị trường lãi suất trở thành công cụ đắc lực để NHTW ( ngân hàng trung ương ), thực thi chính sách tiền tệ nhằm điều tiết các mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư lạm phát và tăng trưởng kinh tế .Trong từng thời kỳ nhất định. Cho nên việc thi hành một chính sách lãi suất thích hợp là vô cùng phức tạp mà vai trò đó thuộc ngân hàng nhà nước. Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường các nghiệp vụ ngân hàng đã không ngừng đổi mới và phát triển để phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước. Với trọng trách to lớn đó NHTW đã thường xuyên điều chỉnh lãi suất cho phù hợp phát triển khả năng linh hoạt của các Ngân hàng thương mại . Năm 1997 luật Ngân hàng Nhà nước và luật các tổ chức ra đời có hiệu lực từ 1/10/1998 đã đánh dấu một giai đoạn mới về hoạt động Ngân hàng ở Việt nam trong luật Ngân hàng điều 18 ghi “Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố lãi suất tái cấp cơ bản, lãi suất tái cấp vốn “
16 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2147 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề án Một số vấn đề cơ bản về chính sách lãi suất và diễn biến của nó trong thời gian qua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của Thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước đi lên và đạt được những thành tựu to lớn đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Với chủ trương của Đảng và Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo định hướng của XHCN sau hơn 10 năm đổi mới các hoạt động kinh tế đã trở nên khá sôi động và tạo nên sắc thái mới cho nên kinh tế. Cùng với đà thắng lợi của đất nước trong công cuộc đổi mới, nền kinh tế ngành ngân hàng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới của mình đã tiến được những bước quan trọng trong hệ thống các công cụ quản lý lãi suất được coi là nhạy cảm nhất nó thực sự là vấn đề nóng bỏng nhất thu hút được nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội .
Lãi suất với tư cách là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ được nhiều nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu và từ lâu được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng như một công cụ hữu hiệu điều tiết nền kinh tế. Đặc biệt là trong cơ chế thị trường lãi suất trở thành công cụ đắc lực để NHTW ( ngân hàng trung ương ), thực thi chính sách tiền tệ nhằm điều tiết các mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư lạm phát và tăng trưởng kinh tế ...Trong từng thời kỳ nhất định. Cho nên việc thi hành một chính sách lãi suất thích hợp là vô cùng phức tạp mà vai trò đó thuộc ngân hàng nhà nước. Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường các nghiệp vụ ngân hàng đã không ngừng đổi mới và phát triển để phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước. Với trọng trách to lớn đó NHTW đã thường xuyên điều chỉnh lãi suất cho phù hợp phát triển khả năng linh hoạt của các Ngân hàng thương mại . Năm 1997 luật Ngân hàng Nhà nước và luật các tổ chức ra đời có hiệu lực từ 1/10/1998 đã đánh dấu một giai đoạn mới về hoạt động Ngân hàng ở Việt nam trong luật Ngân hàng điều 18 ghi “Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố lãi suất tái cấp cơ bản, lãi suất tái cấp vốn “
Đồng thời còn giải thích tài khoản 12 điều 9 “Lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng Trung ương công bố”, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ổn định lãi suất kinh doanh, “ Điều này là thể hiện rất rõ hoặc chất lãi suất của Ngân hàng Trung ương trong nền kinh tế thị trường .
Xuất phát từ những vấn đề mang tính thời sự của lãi suất, trên cơ sở những kiến thức đã học cùng với những kiến thức trong khuân khổ tài liệu cho phép , em xin trình bày đề tài :“Một số vấn đề cơ bản về chính sách lãi suất và diễn biến của nó trong thời gian qua “ Bàn về lãi suất có nhiều vấn đề đề cập song trong khuân khổ của một đề án và kiến thức có hạn, em chỉ đề cập đến một số cấn đề cơ bản nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃI SUẤT: 3
1. Lý thuyết của C.Mác về lãi suất: 3
1.1. lý thuyết của Mác về nguồn gốc, bản chất lãi suất trong nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa 3
1.2. lý thuyết của Mác về nguồn gốc, bản chất lãi suất trong nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa (XHCN) 3
2. lý thuyết của J.M. keynes về lãi suất: 4
1.3. lý thuyết của trường phái trọng tiền về lãi suất: 4
II. TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA LÃI SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ KHÁC TRONG NỀN KINH TẾ TRONG NĂM 2010: 5
1. Mức cung tiền tệ: 5
2. Lạm phát: 6
3. Tỷ giá hối đoái 7
4. Sự ổn định của nền kinh tế 9
5. Các chính sách của nhà nước 10
6. Hoạt động thu chi của nhà nước 12
III. DỰ BÁO TÌNH HÌNH LÃI SUẤT 2011 VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM: 13
1. Dự báo tình hình lãi suất năm 2011: 13
2. Bài học cho Việt Nam: 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 16
I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃI SUẤT:
Lý thuyết của C.Mác về lãi suất:
1.1. lý thuyết của Mác về nguồn gốc, bản chất lãi suất trong nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa
Qua quá trình nghiên cứu bản chất của chủ nghĩa tư bản (CNTB) Mác đã vạch ra rằng quy luật giá trị lao động không của công nhân làm thuê tạo ra là quy luật kinh tế cơ bản của CNTB và nguồn gốc của mọi lãi suất đều xuất phát từ giá trị thặng dư.
Theo Mác, khi xã hội đã phát triển thì tư bản tài sản tách rời tư bản chức năng, tức là chuyển quyền sở hữu tư bản tách rời quyền sử dụng tư bản nhưng mục đích của tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư thì không thay đổi. Vì vậy, trong xã hội phát sinh quan hệ cho vay và đi vay, đã là tư bản thì sau một thời gian giao cho nhà tư bản đi vay sử dụng, tư bản cho vay được hoàn trả lại cho chủ sở hữu nó kèm theo một giá trị thặng dư tăng thêm gọi là lợi tức.
Về thực chất lợi tức chỉ là một bộ phận của giá trị thặng dư mà nhà tư bản đi vay phải trả cho nhà tư bản cho vay. Trên thực tế nó là một bộ phận của lợi nhuận bình quân mà các tư bản công thương nghiệp đi vay phải chia cho nhà tư bản cho vay. Do đó nó là biểu hiện quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa được mở rộng trong lĩnh vực phân phối và giới hạn tối đa của lợi tức là lợi nhuận bình quân còn giới hạn tối thiểu thì không có nhưng luôn lớn hơn không.
Vì vậy sau khi phân tích công thức chung của tư bản và hình thái vận động đầy đủ của tư bản, Mác đã kết luận: “lãi suất là phần giá trị thặng dư được tạo ra do kết quả bóc lột lao động làm thuê của chủ nghĩa tư bản”
1.2. lý thuyết của Mác về nguồn gốc, bản chất lãi suất trong nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa (XHCN)
Các nhà kinh tế Mác xít nhìn nhận trong nền kinh tế XHCN cùng với tín dụng, sự tồn tại của lãi suất và tác động của nó do mục đích khác quyết định, đó là mục đích thỏa mãn đầy đủ nhất các nhu cầu của tất cả các thành viên trong xã hội. lãi suất không chỉ là động lực của tín dụng mà tác động của nó đối với nền kinh tế phải bám sát các mục tiêu kinh tế. Trong XHCN không còn phạm trù tư bản và chế độ người bóc lột người song điều đó không có nghĩa là ta không thể xác định được bản chất của lãi suất. Bản chất của lãi suất trong XHCN là “giá cả của vốn cho vay mà nhà nước sử dụng với tư cách là công cụ điều hòa hoạt động của nền kinh tế”.
Qua những lãi suất trên ta thấy các nhà kinh tế học Mác xít đã chỉ rõ nguồn gốc và bản chất lãi suất. Tuy nhiên quan điểm của họ không thể hiện được vai trò của lãi suất và các biến số kinh tế vĩ mô khác. Ngày nay trước sự sụp đổ của hệ thống XHCN, chính sách thu hút đầu tư lâu dài… đã không phù hợp với các chính sách trước đây vì nó tôn trọng quyền lợi người đầu tư, người có vốn, thừa nhận thu nhập từ tư bản.
2. lý thuyết của J.M. keynes về lãi suất:
J.M. Keynes (1833-1946) nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh cho rằng lãi suất không phải là số tiền trả cho công việc tiết kiệm hay nhịn chi tiêu vì khi trích trữ tiền mặt người ta không nhận được một khoản trả công nào, ngay cả khi trường hợp tích trữ rất nhiều tiền trong một khoản thời gian nhất định nào đó. Vì vậy, “lãi suất chính là sự trả công cho số tiền vay, là phần thưởng cho “sở thích chi tiêu tư bản”.
1.3. lý thuyết của trường phái trọng tiền về lãi suất:
M. Frideman, đại diện tiêu biểu cho trường phái trọng tiền hiện đại, cũng có quan điểm tương tự J.M. Keynes rằng lãi suất là kết quả của hoạt động tiền tệ. Tuy nhiên quan điểm của M. Friedman khác cơ bản với Keynes ở việc xác định vai trò của lãi suất. Nếu Keynes cho rằng cầu tiền là một hàm của lãi suất còn M.Friedman dựa vào nghiên cứu các tài liệu thực tế thống kê trong một thời gian dài, và để khẳng định mức lãi suất không có ý nghĩa tác động đến lượng cầu về tiền mà cầu tiền biểu hiện là một hàm của thu nhập và đưa ra khái niệm ổn định cao của cầu tiền tệ.
Có thể thấy rằng: quan điểm coi lãi suất là kết quả hoạt động của tiền tệ đã rất thành công trong việc xác định các nhân tố cụ thể ảnh hưởng đến lãi suât tín dụng.
Qua đây ta cũng thấy có rất nhiều định nghĩa khác nhau về lãi suất, theo cách hiểu cơ bản thì:
Lãi suất là giá cả của sử dụng tiền vốn, gắn liền với hoạt động tín dụng ngân hàng, đồng thời gắn liền với hoạt động kinh tế liên quan đến hoạt động gửi tiền và vay tiền. Đồng thời lãi suất còn là công cụ điều hành chính sách tiền tệ của Ngân Hàng Trung Ương mỗi nước.
Lãi suất danh nghĩa là lãi suất được ấn định trên thị trường, không được điều chỉnh theo sự thay đổi của mức giá.
Lãi suất thực là lãi suất được điều chỉnh đúng theo những thay đổi dự tính về mức giá, do đó nó phản ánh chính xác hơn về chi phí thật của việc vay tiền. Trong đó, lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực cộng với mức lạm phát dự tính.
Lãi suất hoàn vốn: Là một lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của tiền thanh toán nhận được theo một công cụ nợ với giá trị hôm nay của công cụ đó. Đây là phép đo được các nhà kinh tế coi là phép đo lãi suất chính xác nhất.
Lãi suất tái chiết khấu: là hình thức tái cấp vốn được áp dụng khi ngân hàng nhà nước tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác cho các tổ chức tín dụng.
Lãi suất tái cấp vốn: là lãi suất được nhà nước áp dụng khi tái chiết khấu.
Lãi suất liên ngân hàng: là mức lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, nơi các ngân hàng thực hiện việc cho vay và cho vay lẫn nhau, nó chỉ chính xác hơn về chi phí vốn vay của ngân hàng và cung cấp vốn trên thị trường.
TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA LÃI SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ KHÁC TRONG NỀN KINH TẾ TRONG NĂM 2010:
Mức cung tiền tệ:
Tình hình biến động cung cầu tiền tệ và lãi suất ngân hàng ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, ngân hàng, chứng khoán và cả đời sống của người dân. Dự báo chính xác tình hình biến động về tiền tệ và có những giải pháp ứng phó kịp thời sẽ giúp cho mỗi chủ thể kinh tế tránh được những rủi ro do sự biên động của tiền tệ gây ra.
Trong những tháng vừa qua thì quý I và quý IV là thời điểm mà nhu cầu về tiền cho mua sắm hàng hóa, thanh toán tiền, thanh toán các khoản vay đến hạn tăng cao… làm đường cầu tiền dịch chuyển về phía phải.
Do lo ngại về tình hình lạm phát nên Ngân hàng nhà nước (NHNN) vẫn áp dụng
Biểu đồ 1: đường cung và cầu trên thị trường
chính sách tiền tệ thắc chặt dẫn tới cung tiền bị thu hẹp(đường cung dich chuyển về phía trái). Mặc khác, về phía ngân hàng thì áp lực tăng vốn điều lệ (tối thiểu là 3000 tỷ đồng) và tỷ lệ cấp tín dụng của nguồn vốn huy động (đối với ngân hàng 80%; đối với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng là 85%) cho phù hợp với thông tư 13 đã ban hành, tuy nhiên với thông tin không chính thức thì chính phủ đã chấp thuận yêu cầu của Ngân hàng nhà nước gia hạn thêm thời gian tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng thay vì hạn chót là 31/12/2010 thì đã được nâng lên thêm 6 tháng nữa. Tại vì cho đến nay có khoản 9/23 ngân hàng cổ phần chưa đáp ứng đủ mức vốn điều lệ theo nghị định 141 của chính phủ.
Tất cả những điều đó làm cho lãi suất tăng lên
Qua khảo sát của Cục Thống Kê thì CPI 9 tháng đầu năm tăng nhẹ, vì thế nên NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng cung tiền mạnh hơn.
./
Biểu đồ 2: Chỉ số giá tiêu dùng trong 8 tháng qua. Số liệu: GSO. Nguồn vnexpress
CPI của tháng 7 được công bố tăng 0,06%, NHNN đã cung ứng cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam để cho vay khu vực nông thôn, với tổng tiền cung ứng lúc này là 10.000 tỷ đồng. Như phân tích trên trong quý I và IV nhu cầu tiền là cao nhất, đặc biệt trong quý IV vừa rồi thì giáo dục là nhóm có mức nhu cầu cao nhất (tháng 9 CPI 12%) là nguyên nhân chủ yếu tác động đến đà tăng giá chung.
Lạm phát:
Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI)- biểu hiện chủ yếu nhất của lạm phát, sau 11 tháng ( tức tháng 11 năm nay so với tháng 12 năm trước) đã ở mức 9,58%, gần như chắc chắn cả năm sẽ lên đến 2 con số.
Lạm phát do nhiều nguyên nhân nhưng gắn chặc với lạm phát là lãi suất, lạm phát cao thì lãi suất không thể thấp được. Nhớ lại năm 2008, lạm phát lên 18%, có lúc lên đến 23% thì lãi suất không thể thấp dưới mức đó được, hiện tại bây giờ lạm phát đã ở mức 2 con số thì lãi suất đầu vào cũng không thể dưới 2 con số được từ tình hình đất nước hiện nay thì biện pháp chủ yếu nhất để kiềm chế lạm phát vẫn là tăng lãi suất tiết kiệm. Tăng lãi suât tiết kiệm sẽ làm cho một lượng tiền không nhỏ từ lưu thông được hút vào ngân hàng. Cùng với việc tăng lãi suất tiết kiệm thì lãi suất cho vay cũng sẽ tăng cao, lãi suất cho vay tăng cao sẽ tác động cả về hai phía: phía người đi vay sẽ không còn mặn mà với việc đi vay; phía ngân hàng cũng sẽ e ngại do sợ rủi ro, không dam cấp tín dụng quá đà, tất nhiên nếu tăng lãi suất kéo dài là điều không hợp lý, vì nếu kéo dài thì bản thân các ngân hàng cũng không chịu đựng được, đó là bước “cực chẵng đã” trong khó khăn.
Cách đây khoản 4-5 tháng, NHNN vừa chỉ đạo các NHTM phải giảm lãi suất, tức là làm tăng tín dụng, tăng cung tiền, đẩy lạm phát tăng. Nghĩa là, NHNN “quăng ngòi lửa, đốt lên ngòi lạm phát”.
Chính vì lo sợ lạm phát cho nên lãi suất không thể hạ xuống được, chính vì vậy nên ngày 13/12/2010 hiệp hội các ngân hàng đã thống nhất lãi suất huy động VND trên biểu niêm yết chính thức tối đa là 14%/năm, lãi suất qua các chương trình tặng thưởng là 15%/năm.
Và minh chứng cụ thể là với chương trình huy động “3 ngày vàng” mà Techcombank Phú Mỹ Hưng áp dụng với mức lãi suất cao nhất là 17%/năm đã bị hiệp hội ngân hàng cảnh cáo và đang chờ xử lý của NHNN. Vì với lãi suât huy động cao như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến thị trường lãi suất gây mất ổn định thị trường tài chính, tiền tệ và niền tin của người dân vào đồng tiền bị lung lay và giảm đáng kể.
Theo như cam kết thì nhiều ngân đã đồng loạt giảm lãi suất huy động như Ngân hàng ACB áp dụng mức lãi suất cao nhất 14%/năm( kể cả khuyến mãi bằng hiện kim lên đến 1,2%/năm cho chương trình “Xuân phát tài”) hiệu lực ngày 15/12/2010, đối với tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng lĩnh lãi cuối kỳ từ 15,5%/năm xuống còn 14%/năm, tuy nhiên vẫn giữ nguyên lãi suất kỳ hạn 13 tháng cuối kỳ là 15,5%/năm áp dụng cho mức tổi thiểu là 200 tỷ đồng.
Trong khi đó, Sacombank áp dụng biểu lãi suất mới tại khu vực TP. Hà Nội từ 7h30 ngày 14/12, mức lãi suất cao nhất 14%/năm áp dụng cho kỳ hạn 01,02, và 03 tháng trả lãi cuồi kỳ; các kỳ hạn khác giao động quanh mức 13,8%/năm. Tại Vietcombank, mức lãi suất 14%/năm áp dụng cho tiền gửi VND kỳ hạn từ 01-03 tháng, kỳ hạn khác áp dụng mức chung 12%/năm, kỳ hạn 14 ngày đối với tiền gửi tiết kiệm là 8%/năm…
Tỷ giá hối đoái
Lãi suất là công cụ được các ngân hàng trung ương sử dụng để điều chỉnh tỷ giá trên thị trường, điều chỉnh giá trị đối ngoại của ngoại tệ. Trong năm 2010 lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam là cao so với các nước trên thế giới cho nên trong thời gian qua lượng đầu tư vào nước ta khá lớn
Ở nước ta, hiện có hai tỷ giá ngoại tệ: tỷ giá chính thức do NHNN công bố được các NHTM áp dụng với biên độ hiện nay là +/-3% (trong năm 2009 là +/-5%) và tỷ giá trên thị trường (chợ đen). Và nước ta đã tồn tại song song chế độ “hai tỷ giá” khá lâu, tỷ giá trên thị trường tự do khoản 21000 VND/USD nhưng theo NHNN đưa ra chỉ có 19500 VND/USD điều nay gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu vì trong khi nhu cầu tiền USD để thanh toán cuối năm tăng mà doanh nghiệp phải vay ngay USD trên thị trường tự do với tỷ giá 21 000 VND/USD chênh lệch với giá ngân hàng xấp xỉ 1500 đồng /USD, như vậy cứ vây 1 triệu USD chiếu theo tỷ giá ngân hàng thì doanh nghiệp lỗ khoản 1,5 tỉ VND.
/
Biểu đồ 3: Diễn biến tỷ giá hạch toán ngoại tệ cả năm 2010Đơn vị: VND/USD
Khi người dân và doanh nghiệp luôn kỳ vọng VND mất giá, sẽ làm giảm niềm tin của người dân vào điều hành chính sách tài chính – tiền tệ của Chính phủ, NHNN, tiếp tục gây ra những bất ổn trên thị trường. Điều này đã và đang xảy ra trong dân chúng. Khi tỷ giá trên thị trường tự do biến động tăng, người dân nghĩ ngay đến việc NHNN sẽ điều chỉnh tỷ giá theo hướng VND giảm giá. Khi giảm giá VND thì giá một số hàng hóa dịch vụ tăng, lãi suất cho vay và huy động cũng bị đẩy lên cao, các giao dịch ngắn hạn trở nên phổ biến hơn lúc nào hết (gửi tiền cũng chỉ chấp nhận kỳ hạn ngắn từ tuần, đến tháng; nếu có kỳ hạn 6 tháng hay 1 năm thì các ngân hàng thương mại lại áp dụng theo kiểu “rút ra trước hạn ở thời điểm nào thì sẽ được lãi suất ở kỳ hạn đó”. Nếu vẫn cứ cách hành xử này, VND luôn đặt trong xu thế điều chỉnh giảm. Điều này rất bất ổn trong trung hạn. Chúng ta nên chấp nhận bằng cách trong ngắn hạn cần chấp nhận một tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn hiện tại (trên dưới 5%), duy trì một tỷ lệ lạm phát thấp (trên dưới 6%), đồng thới với nó là các biện pháp nâng giá tiền đồng, tạo một sự thay đổi từ nhận thức của người dân. Việc làm này sẽ tạo một yếu tố tâm lý rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh niềm tin của người dân bị suy giảm về sự không ổn định sức mua của tiền đồng, họ có tiền nhàn rỗi sẽ nhanh chóng chuyển sang vàng và ngoại tệ để nắm giữ…
Sự ổn định của nền kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam đã tiến một bước dài thoát khỏi tình trạng suy thoái có xuất phát từ cuối năm 2007 và kéo dài tới đầu năm 2009. Không thể phủ nhận sự đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của các nỗ lực kích thích kinh tế của Chính phủ, mà được nhắc đến nhiều nhất là gói kích thích kinh tế lên tới 8 tỷ USD.
Tuy vậy, 1 năm sau những hân hoan về thành tích thoát khỏi khủng hoảng, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn. Trong con mắt của giới nghiên cứu, tiền rẻ là chiếc kẹo ngọt mang lại tăng trưởng, nhưng đồng thời cũng là tác nhân làm nền kinh tế của chúng ta bị "sâu răng". Năm 2010, tốc độ tăng trưởng cả năm có thể đạt gần 7%, tốt hơn so với mục tiêu đầu năm là 6,5%. Mục tiêu là giảm lạm phát ở mức không quá 8% , nhưng tính đến hết tháng 11 chỉ số giá (CPI) tăng 9,58% so với đầu năm và tăng 11,09% so với cùng kỳ năm ngoái. Song hành với sức ép lạm phát là mặt bằng lãi suất cao. Vào tháng 11 vừa qua lãi suất cho vay thương mại là 15- 18%, lãi suất tiền gửi là 13 -13,5%, thậm chí kỳ hạn 1 tháng lên đến 16% sau khi việc thả nổi lãi suất được thực hiện.
Trong bối cảnh hiện tại, mặt bằng lãi suất cao là khó tránh khỏi, do lạm phát cao và Chính phủ tiếp tục ưu tiên thực hiện các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô. Điểm đáng lưu ý ở đây là lãi suất cao được nhìn nhận là rủi ro thanh khoản ngắn hạn, thể hiện ở lãi suất liên ngân hàng tăng. Dù cuối tháng 11, lãi suất này đã giảm, nhưng với việc tỷ suất lợi tức trái phiếu các kỳ hạn tăng và chưa có dấu hiện thể hiện giảm nên rủi ro ngắn hạn có thể trở thành rủi ro kinh tế mang tính hệ thống.
Mặt bằng lãi suất cao sẽ dẫn tới tăng trưởng tín dụng tự nguyện giảm sút do các ngân hàng không dám cho vay ra nền kinh tế, bởi điều này là quá rủi ro (chủ yếu các doanh nghiệp rủi ro vay vốn, bởi chỉ có thực hiện các dự án rủi ro cao mới kỳ vọng mang lại lợi nhuận đủ lớn để hoàn trả món vay). Mặt khác, đối với các DN tốt, kinh doanh an toàn hoặc đều đặn hơn, do phải chịu chi phí vay vốn quá cao sẽ hạn chế hoạt động vay vốn, hoặc giảm hoặc đóng cửa kinh doanh. Điều này đồng nghĩa với việc tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ giảm sút.
Các lý thuyết kinh tế tài chính thường cho rằng, chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ giúp kiềm chế lạm phát, nhưng điều này không hoàn toàn như vậy trong điều kiện mặt bằng lãi suất cao.
Trong thực tế Việt Nam hiện tại, nếu lạm phát cao được kiềm chế bằng chính sách tiền tệ thắt chặt kéo dài sẽ