Đề án Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Trong giai đoạn quá độ đi lên CNXH, để tạo nên sức sống cho nền kinh tế của mình, trong điều kiện thế giới đang bị cuốn vào xu thế toàn cầu hoá lắm thuận lợi và nhiều khó khăn, Việt Nam ta đang áp dụng cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Chúng ta áp dụng cơ chế kinh tế thị trường với mục đích tận dụng ưu thế truyền thống của hình thái kinh tế này là huy động mọi nguồn lực xã hội, phát huy mọi năng lực sản xuất để xây dựng cơ sở căn bản bền chắc cho nền kinh tế nước nhà. Phát triển nền kinh tế thị trường, chúng ta mới có khả năng tạo cho đất nước một sức mạnh vật chất xứng đáng và điều kiện cải tạo một cách căn bản mức sống của nhân dân và vị thế quốc gia trong bảng xếp hạng phát triển của thế giới, nhằm thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vâng, vấn đề này không chỉ là người Việt Nam mới biết, thế giới cũng đã biết đến, và cụm từ “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” được nói đến rất thường xuyên. Nhưng người ta có thật sự hiểu “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là gì không? Vấn đề này thật ra đang còn trong vòng tranh luận gay gắt. Nhưng thiết nghĩ đã là người Việt Nam đang sống trong “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, thì cũng cần phải tìm hiểu xem nó là như thế nào, đúng không?

doc31 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3603 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu: Trong giai đoạn quá độ đi lên CNXH, để tạo nên sức sống cho nền kinh tế của mình, trong điều kiện thế giới đang bị cuốn vào xu thế toàn cầu hoá lắm thuận lợi và nhiều khó khăn, Việt Nam ta đang áp dụng cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Chúng ta áp dụng cơ chế kinh tế thị trường với mục đích tận dụng ưu thế truyền thống của hình thái kinh tế này là huy động mọi nguồn lực xã hội, phát huy mọi năng lực sản xuất để xây dựng cơ sở căn bản bền chắc cho nền kinh tế nước nhà. Phát triển nền kinh tế thị trường, chúng ta mới có khả năng tạo cho đất nước một sức mạnh vật chất xứng đáng và điều kiện cải tạo một cách căn bản mức sống của nhân dân và vị thế quốc gia trong bảng xếp hạng phát triển của thế giới, nhằm thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vâng, vấn đề này không chỉ là người Việt Nam mới biết, thế giới cũng đã biết đến, và cụm từ “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” được nói đến rất thường xuyên. Nhưng người ta có thật sự hiểu “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là gì không? Vấn đề này thật ra đang còn trong vòng tranh luận gay gắt. Nhưng thiết nghĩ đã là người Việt Nam đang sống trong “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, thì cũng cần phải tìm hiểu xem nó là như thế nào, đúng không? Qua đề án này tôi xin đóng góp một chút hiểu biết của mình về “ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”. Đầu tiên, chúng ta làm quen với những khái niệm cơ bản trước: sản xuất hàng hóa và điều kiện tồn tại của nó… Chương 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI, TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SẢN XUẤT HÀNG HOÁ Sơ lược lịch sử phát triển của sản xuất hàng hoá: “Trong lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội, có hai hình thức kinh tế rõ rệt là kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hoá.”[3, 53] Kinh tế tự nhiên là hình thức sản xuất mà sản phẩm lao động chỉ dùng để thoả mãn nhu cầu của người sản xuất trong nội bộ đơn vị kinh tế. Đó là kiểu sản xuất tự cấp, tự túc, khép kín trong từng đơn vị kinh tế nhỏ, không cho phép mở rộng các quan hệ với đơn vị kinh tế khác trong xã hội. Nền sản xuất này thích ứng với lực lượng sản xuất chưa phát triển, lao động thủ công chiếm địa vị thống trị, năng suất lao động còn rất thấp trong thời kỳ công xã nguyên thuỷ và tồn tại phổ biến trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Trong thời kỳ phong kiến nó tồn tại dưới hình thức điền trang, thái ấp và kinh tế nông dân gia trưởng. Đối lập với sản xuất tự cấp, tự túc là sản xuất hàng hoá – sản xuất ra sản phẩm để bán. Đó là hình thức tổ chức nền sản xuất xã hội, trong đó, mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất biểu hiện qua thị trường, qua việc mua bán sản phẩm lao động của nhau. Hình thức đầu tiên của sản xuất hàng hoá xuất hiện từ thời kỳ tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ và chúng tiếp tục tồn tại và phát triển ở các phương thức sản xuất tiếp theo. Ở các xã hội trước chủ nghĩa tư bản, sản xuất hàng hoá chủ yếu là sản xuất hàng hoá giản đơn, còn gọi là sản xuất hàng hoá nhỏ. Sản xuất hàng hoá giản đơn là sản xuất hàng hoá của nông dân và thợ thủ công dựa trên chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và lao động cá nhân của người sản xuất. sản xuất hàng hoá giản đơn đã tạo khả năng phát triển lực lượng sản xuất, thiết lập nên các mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị kinh tế vốn tách biệt nhau trong nền kinh tế (các công xã, các điền trang của chủ nô, thái ấp của quý tộc, …). Quan hệ hàng hoá phát triển nhanh chóng ở thời kỳ chế độ phong kiến tan rã và góp phần thúc đẩy quá trình đó diễn ra nhanh chóng hơn. Hình thức điển hình của sản xuất hàng hoá là sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa (còn gọi là sản xuất hàng hoá với qui mô lớn). Đó là hình thức sản xuất hàng hoá đã phát triển ở mức độ cao và phổ biến trong lịch sử. Trong nền kinh tế này, quan hệ hàng hoá đã phát triển, thâm nhập vào mọi lĩnh vực, mọi chức năng của nền sản xuất xã hội; hàng hoá trở thành tế bào của nền sản xuất xã hội. Đặc điểm của sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa là dựa trên sự tách rời tư liệu sản xuất với sức lao động , trên cơ sở bóc lột lao động làm thuê dưới hình thức chiếm đoạt giá trị thặng dư. Sản xuất hàng hoá tiếp tục tồn tại và phát triển dưới chủ nghĩa xã hội. Đặc điểm của sản xuất hàng hoá xã hội chủ nghĩa là nó không dựa trên cơ sở chế độ người bóc lột người và nó nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của mọi thành viên xã hội trên cơ sở sản xuất kinh doanh. Như vậy sản xuất hàng hoá tồn tại và phát triển ở nhiều xã hội, là sản phẩm của lịch sử phát triển sản xuất của loài người. nó có nhiều ưu thế và là một phương thức hoạt động kinh tế tiến bộ hơn hẳn so với sản xuất tự cấp tự túc. Điều kiện ra đời, tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hoá: Sản xuất hàng hoá ra đời và phát triển dựa trên hai điều kiện sau: Có sự phân công lao động xã hội: “Phân công lao động xã hội là chuyên môn hoá sản xuất; mỗi người, mỗi tập thể, mỗi vùng trong nền kinh tế, chỉ sản xuất một hay một số loại sản phẩm nhất định, với số lượng lớn.” Phân công lao động xã hội ra đời và ngày càng phát triển là một qui luật tất yếu của sản xuất xã hội. Cơ sở của sự phân công lao động xã hội là căn cứ vào sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội cũng như năng lực của mỗi cá nhân, mỗi tập thể trong mỗi vùng của nền kinh tế. Đồng thời cũng căn cứ vào nhu cầu của xã hội về các loại sản phẩm khác nhau ngày càng lớn. Phân công lao động theo giới tính: một hình thái phân công lao động tự nhiên, tồn tại ở giai đoạn đầu của xã hội nguyên thủy, nghĩa là, trong một tập thể hoặc một nhóm người sống chung với nhau, các loại hình lao động được phân theo nam nữ. Đàn ông lo việc săn bắt, săn bắn; đàn bà hái lượm. Cách phân công lao động này tiếp tục duy trì trong những thời kỳ lịch sử muộn hơn vào cuối xã hội nguyên thủy và ngay cả trong xã hội có giai cấp tiền tư bản chủ nghĩa, tuy có phạm vi thu hẹp lại rất nhiều. Ví dụ: Ở các tộc người lấy nương rẫy làm loại hình kinh tế chủ yếu thì đàn ông lo việc chặt cây to, làm hàng rào bảo vệ rẫy khỏi sự phá hoại của thú rừng, nghĩa là những công việc nặng nhọc, còn làm cỏ là công việc của đàn bà. Gieo hạt là việc chung, vv. Khi nông nghiệp dùng cày xuất hiện, các công việc sản xuất chính nằm trong tay đàn ông, đàn bà chủ yếu chăm lo công việc gia đình. Ở các cư dân du mục, công việc chăn nuôi và bảo vệ gia súc do đàn ông đảm nhiệm. Phân công lao động theo lứa tuổi: một hình thái phân công lao động tự nhiên, tồn tại ở giai đoạn đầu của xã hội nguyên thuỷ. Nghĩa là, trong một tập thể hoặc nhóm người có quan hệ huyết thống gẫn gũi, mọi loại hình lao động được chia theo lứa tuổi: trẻ con, thanh niên, người lớn, người già; tuỳ theo sức lực, kĩ năng và kinh nghiệm của từng lứa tuổi. Phân công lao động theo lãnh thổ: một hình thức đặc biệt của phân công lao động xã hội, mà kết quả mỗi địa phương căn cứ vào điều kiện đặc thù của mình sẽ chuyên môn hoá sản xuất về một (hay một số) sản phẩm, đôi khi chỉ một bộ phận nào đó của sản phẩm, để cung cấp cho nhu cầu của các vùng khác trong nước và cả nước ngoài. Phân công lao động theo lãnh thổ phát triển theo đà phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Phân công lao động theo lãnh thổ nâng cao năng suất lao động xã hội do đã sử dụng hợp lí thế mạnh của từng vùng sản xuất, tổ chức hợp lí mối liên hệ lãnh thổ sản xuất và tiêu thụ, dựa trên một màng lưới giao thông vận tải tốt. Phân công lao động theo lãnh thổ là nhân tố tạo ra vùng kinh tế quan trọng nhất. Phân công lao động xã hội dẫn đến sự chuyên môn hoá người sản xuất, hình thành nên những ngành nghề ngày càng phong phú và đa dạng trong nền kinh tế. Các loại phân công lao động xã hội : Phân công lao động chung là phân chia nền kinh tế thành các loại sản xuất khác nhau như công nghiệp, nông nghiệp, vận tải... Phân công lao động riêng (phân công lao động đặc thù) là phân chia sản xuất thành những ngành và phân ngành như công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi... Phân công lao động cá biệt là phân công trong nội bộ xí nghiệp. Sự ra đời và tồn tại của phân công lao động xã hội tất yếu dẫn đến sự trao đổi sản phẩm trong xã hội. Nó là cơ sở, là tiền đề của trao đổi sản phẩm giữa những người sản xuất. Do phân công lao động xã hội, mỗi người chỉ sản xuất ra một hay một loại sản phẩm nhất định nhưng nhu cầu cuộc sống đòi hỏi phải có nhiều loại sản phẩm khác nhau. Vì vậy, để tồn tại họ phải trao đổi sản phẩm với nhau. Như vậy, phân công lao động xã hội dẫn đến kết quả là mọi người sản xuất trong xã hội phải trao đổi sản phẩm cho nhau, phụ thuộc vào nhau. Phân công lao động càng phát triển thì càng làm cho trao đổi sản phẩm trở nên phổ biến hơn, đa dạng hơn. Tuy nhiên, phân công lao động xã hội chỉ mới là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Các Mác đã chứng minh rằng trong công xã thị tộc Ấn Độ thời cổ, đã có sự phân công lao động khá chi tiết, nhưng sản phẩm lao động chưa trở thành hàng hoá. Bởi vì tư liệu sản xuất là của chung nên sản phẩm của từng nhóm sản xuất chuyên mộn hóa cũng là của chung; công xã phân phối trực tiếp cho từng thành viên để thỏa mãn nhu cầu. Các Mác viết: “Chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những hàng hoá” [2, t23, tr72]. Vậy muốn có sản xuất hàng hoá ra đời cần phải có điều kiện thứ hai: Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất: “Sự tách biệt này là do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thủy là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất” [3,54]. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thực chất là tư liệu sản xuất trong xã hội thuộc về các cá nhân khác nhau, còn gọi là sở hữu tư nhân. Nó ra đời cùng với quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, khi lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên, xuất hiện sản phẩm thặng dư, một số người có quyền lực trong công xã (các tù trưởng, các tộc trưởng) có ý định và có điều kiện chiếm đoạt sản phẩm thặng dư làm của riêng. Quan hệ sở hữu tư nhân dần dần được hình thành và phát triển trên cơ sở lực lượng sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ xã hội hóa sản xuất phát triển. Quan hệ sở hữu tư nhân đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động. Điều này làm cho những người sản xuất hàng hoá độc lập với nhau và mỗi người có quyền chi phối về sản phẩm của mình. Mặt khác họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện ấy người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua sự mua bán hàng hoá, tức là phải trao đổi dưới hình thái hàng hoá. Như vậy, phân công lao động xã hội làm nảy sinh các quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất trong xã hội, làm cho họ có liên quan đến nhau, phải dựa vào nhau, trao đổi sản phẩm cho nhau. Còn sự tồn tại của chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đã làm tách biệt về lợi ích kinh tế giữa những người sản xuất trong xã hội, làm cho họ độc lập với nhau. Đây là một mâu thuẫn, mâu thuẫn này chỉ được giải quyết thông qua trao đổi, mua – bán sản phẩm của nhau. Đó là hai điều kiện cần và đủ để sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại. Thiếu một trong hai điều kiện ấy, sản xuất hàng hoá sẽ không thể tồn tại. Kinh tế hàng hóa, đối lập với kinh tế tự nhiên, sản phẩm trước khi đi vào tiêu dùng phải qua khâu phân phối lưu thông. Thị trường vừa là kết quả của sản xuất hàng hóa vừa là điều kiện của sản xuất hàng hóa. Sự tách biệt giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa hàng và tiền đã dẫn tới sự không khớp nhau về khối lượng, tiến độ, thời gian sản xuất và tiêu dùng hàng hóa. Khi sản xuất xã hội càng phát triển thì đa số nhu cầu của con người được thỏa mãn thông qua thị trường. Bản thân sự tiêu dùng (tiêu dùng cho cá nhân và tiêu dùng cho sản xuất) luôn đòi hỏi sự đồng bộ cao, nếu không tiêu dùng không thực hiện được. Trên thị trường có hai nhóm người hoạt động. Nhóm thứ nhất là những người mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ, nhóm thứ hai là những người bán hoặc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho tiêu dùng. Sự phân nhóm này chỉ là tương đối và với mỗi người khi này thì thuộc nhóm người mua nhưng khi khác lại thuộc nhóm người bán. Thị trường là giao điểm gặp gỡ, tác động của hai nhóm người này. Cùng thông qua thị trường để giải quyết mâu thuẫn giữa người mua và người bán, bảo đảm thực hiện cân đối giữa cung và cầu. Mâu thuẫn trên thị trường phản ánh mâu thuẫn kinh tế, chính trị, xã hội. Khi mâu thuẫn được giải quyết thì người mua, người bán, người sản xuất, người tiêu dùng đều thực hiện được mục tiêu của mình. Những ách tắc trên thị trường có nguy cơ dẫn tới khủng hoảng kinh tế, mâu thuẫn gây mất ổn định xã hội. Như vậy, phát triển thị trường là điều kiện để phát triển sản xuất hàng hóa, suy rộng ra là điều kiện của sự phồn thịnh kinh tế xã hội. Chương 2: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM Quá trình phát triển tư duy về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Bước khởi đầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Mùa xuân năm 1975, cả nước hân hoan đón mừng ngày thống nhất đất nước, hướng về một tương lai sáng lạng phía trước. Nhưng qua hai kế hoạch 5 năm 1976 – 1980 và 1981 - 1985, niềm lạc quan ban đầu đã không trở thành hiện thực vì đến cuối năm 1985 nền kinh tế lâm vào khủng hoảng và vòng xoáy lạm phát. Siêu lạm phát và khủng hoảng kinh tế xảy ra một phần bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa và khách quan là nền kinh tế lúc xuất phát ở trình độ thấp kém, sản xuất nhỏ còn phổ biến lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề và hậu quả chiến tranh để lại khá nghiêm trọng, nền kinh tế lại nằm trong vòng bao vây cấm vận của các thế lực thù địch và phản động quốc tế. Tuy nhiên, sự non yếu của nền kinh tế lúc xuất phát và hậu quả chiến tranh không phải là nguyên nhân quyết định đưa nền kinh tế đến khủng hoảng mà chính là do duy trì quá lâu mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ và cấp phát hiện vật trên diện rộng. Đặc trưng của mô hình kinh tế ấy chứa đựng một cơ cấu kinh tế kém hiệu quả, phát triển kinh tế nhà nước tràn lan, tập trung quá mức vào công nghiệp nặng, ham quy mô lớn, kỳ thị sản xuất nhỏ và phủ định các quy luật thị trường. Để duy trì cơ cấu kinh tế ấy đã phải vay nợ, bao cấp sử dụng cơ chế cấp phát ở đầu vào và giao nộp ở đầu ra. Một nền kinh tế như thế khủng hoảng là không thể tránh khỏi. Trong giai đoạn này tuy đã tiến hành một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô nhưng nhìn chung chỉ mới là các liều thuốc giảm sốt chứ chưa phải là phát đồ chữa trị căn bệnh siêu lạm phát và khủng hoảng kinh tế. Rất mừng là, thực tiễn và những bài học kinh nghiệm rút ra được từ 10 năm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội 1976 – 1985 đã được xem xét một cách nghiêm túc, hội tụ thành quyết tâm: đổi mới. Đại hội VI của Đảng (năm 1986) đánh dấu bước đột phá đầu tiên của tư duy lý luận về nền kinh tế thị trường: Thứ nhất là sự phê phán triệt để cơ chế cũ tập trung quan liêu bao cấp, mở đường cho cơ chế mới xuất hiện. Thứ hai, đã bước đầu hình thành tư duy lý luận “nền kinh tế hàng hoá”. Đại hội VI đã đưa ra quan điểm mới về cải tạo xã hội chủ nghĩa dựa trên 3 nguyên tắc: Nhất thiết phải theo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất để xác định bước đi và hình thức thích hợp. Phải xuất phát từ thực tế của nước ta và là sự vận dụng quan điểm của Lênin coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ. Trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa phải xây dựng quan hệ sản xuất mới trên cả 3 mặt xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa. Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa; thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc. Điểm đột phá đầu tiên sau Đại hội Đảng VI là Nghị quyết Trung ương hai khoá VI về phân phối lưu thông theo hướng xoá bỏ những rào cản, tình trạng cát cứ làm chia cắt thị trường tạo nên những mất cân đối cung - cầu giả tạo không có lợi cho người sản xuất và người tiêu dùng mà chỉ làm lợi cho những người có chức năng lưu thông, phân phối. Tư tưởng Hồ Chí Minh về “không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng, không sợ nghèo chỉ sợ lòng dân không yên” là cơ sở lý luận cho quyết sách đó. Thị trường được “cởi trói”, thoát khỏi sợi dây “bao cấp” đã góp phần bình hoà về cung - cầu đúng với thực chất của nền kinh tế quốc dân, tạo cơ sở để thực hiện bước cải cách tiếp theo là xoá bỏ chế độ tem phiếu - một đặc trưng của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp. Với ba chương trình kinh tế lớn được thông qua tại Đại hội VI (lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu), vấn đề phát triển lực lượng sản xuất được đặt ở vị trí cao hơn so với xây dựng quan hệ sản xuất mới. Một mặt, đó là biện pháp sửa sai sau nhiều năm đặt trọng tâm vào quan hệ sản xuất mới với hy vọng là “quan hệ sản xuất mới mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển”. Về cả lý luận cũng như thực tiễn, đây là sự thay đổi đúng hướng. Sau hơn bốn năm thực hiện nghị quyết của đại hội VI, chúng ta đã đạt được những tiến bộ ban đầu về kinh tế: kiềm chế được bước đà lạm phát (chỉ số tăng giá bình quân hằng tháng của thị trường xã hội năm 1986 là 20% đến 1990 là 4,4%), giảm bớt một phần khó khăn về đời sống của nhân dân đã kéo dài nhiều năm, có tiến bộ về mặt xuất khẩu và cải thiện đáng kể cán cân xuất nhập khẩu, viện trợ quốc tế giảm nhiều, nguồn vay nhập siêu không còn và khả năng nhập khẩu từ các thị trường truyền thống giảm mạnh. Điều quan trọng là nền kinh tế đang có những chuyển biến có ý nghĩa cả về cơ cấu và cơ chế quản lý. Đã bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và mặt trái của cơ chế thị trường ngày càng lộ rõ: lối làm ăn chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá, dẫn đến vi phạm pháp luật, lừa đảo, hối lộ làm hàng giả, buôn lậu, …. Công cuộc đổi mới sẽ không tránh khỏi những vấp váp nếu không cân nhắc, tính toán bước đi. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên con đường phát triển và hoàn thiện: Đại hội VI của Đảng và hội nghị trung ương 6 (khóaVI) tiếp theo có bước đột phá tư duy đối với nền kinh tế hàng hoá, nhưng còn nhiều yếu tố bất cập, chưa hoàn chỉnh. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Đảng nhận định nền kinh tế đất nước là đã bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và khẳng định: “Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là một chủ trương chiến lược lâu dài trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” [6, 21]Đến giữa năm 1991 (sau hơn 4 năm vừa học vừa làm kinh tế hàng hóa), trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta lại tiếp tục bổ sung tư duy khoa học về kinh tế hàng hóa: Thay vì trước đây chỉ nêu nhiệm vụ “xây dựng nền kinh tế hàng hóa”, thì nay nói rõ và đầy đủ hơn: “Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”. Kinh tế hàng hóa được đặt ở vị trí trung tâm, thỏa đáng trong phần phương hướng cơ bản xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ. Trong phần những định hướng lớn về chính sách trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, việc “phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa” được trình bày ở vị trí đầu tiên, đúng với tầm quan trọng hàng đầu và bao trùm của nó. Nội dung kinh tế hàng hóa được trình bày toàn diện, bao gồm cơ cấu ngành kinh tế; sở hữu và cơ cấu thành phần kinh tế; cơ chế quản lý kinh tế; vị trí của khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo trong phát triển kinh tế. Trong đó, nêu lên các luận điểm quan trọng: “Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau”, “Kinh tế quốc doanh và kinh tế t
Luận văn liên quan