Nền kinh tế nuớc ta đang trong giai đoạn chuyển dịch sang cơ cấu nền kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế. Và gần đây nhất là việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây là một cơ hội và cũng là một thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam .Khi mà việc nhà nước hỗ trợ trực tiếp các doanh nghiệp không còn, các rào cản kinh tế đối với các sản phẩm nhập khẩu được rỡ bỏ dần thì việc nhiều doanh nghiệp Việt Nam có thể bị “chết” ngay trên sân nhà do yếu kém về năng lực cạnh tranh là điều rất có thể xảy ra . Nhất là các doanh nghiệp thuộc những ngành mà nhà nước ưu tiên xuất khẩu như may mặc, vừa phải lo đối mặt với đối thủ cạnh tranh ở các nước xuất khẩu sang lại vừa phải lo đối mặt với vệc các hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào trong nước.Việc nâng cao Năng lực cạnh tranh là vấn đề cấp thiết và là vấn đề sống còn đ ối với doanh nghiệp Nhận định được vấn đề này nên em dã quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam ” để làm đề án môn học Kinh tế và quản lý công nghiệp.Bố cục đề án của em ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 phần chính :
Phần 1:Những vấn đề chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may mặc
Phần 2:Thực trạnh về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp may mặc Việt Nam và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
Phần 3 : Các giải pháp đề xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp may mặc Việt Nam
38 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2648 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nuớc ta đang trong giai đoạn chuyển dịch sang cơ cấu nền kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế. Và gần đây nhất là việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây là một cơ hội và cũng là một thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam .Khi mà việc nhà nước hỗ trợ trực tiếp các doanh nghiệp không còn, các rào cản kinh tế đối với các sản phẩm nhập khẩu được rỡ bỏ dần thì việc nhiều doanh nghiệp Việt Nam có thể bị “chết” ngay trên sân nhà do yếu kém về năng lực cạnh tranh là điều rất có thể xảy ra . Nhất là các doanh nghiệp thuộc những ngành mà nhà nước ưu tiên xuất khẩu như may mặc, vừa phải lo đối mặt với đối thủ cạnh tranh ở các nước xuất khẩu sang lại vừa phải lo đối mặt với vệc các hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào trong nước.Việc nâng cao Năng lực cạnh tranh là vấn đề cấp thiết và là vấn đề sống còn đ ối với doanh nghiệp Nhận định được vấn đề này nên em dã quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam ” để làm đề án môn học Kinh tế và quản lý công nghiệp.Bố cục đề án của em ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 phần chính :
Phần 1:Những vấn đề chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may mặc
Phần 2:Thực trạnh về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp may mặc Việt Nam và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
Phần 3 : Các giải pháp đề xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp may mặc Việt Nam
Trong quá trình thực hiện đề án chắc chắn không tránh khỏi sai sót . Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để đề án của em có thể hoàn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn sụ hướng dẫn tận tình của GS-TS Nguyễn Kế Tuấn đã giúp em hoàn thành đề án này.
NỘI DUNG
`Phần I: Những vấn đề chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may mặc
Quan niệm về năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể nói là tập hợp tất cả những sự khác biệt hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp .Khác biệt đó có thể là hệ thống phân phối dịch vụ tốt, sản phẩm độc đáo, giá thành sản phẩm rẻ,…Và những khác biệt này giúp doanh nghiệp xác lập được vị thế của mình trên thị trường. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối tác cạnh tranh. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối tác của mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh
Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may mặc
Có rất nhiều cách tiếp cận năng lực cạnh tranh từ đó có rất nhiều giải pháp khác nhau được dưa ra nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh .Có ý kiến cho rằng phải cải thiện thể chế vĩ mô để tạo cơ chế cạnh tranh từ đó thúc các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển .Có ý kiến cho rằng ,cần phải tập trung đổi mới công nghệ để hiện đại hóa quy trình sản xuất kinh doanh mới có thể bắt kịp tiêu chuẩn cạnh tranh quốc tế .Có ý kiến cho rằng cần tích tụ và tập trung vốn để tạo ra sức mạnh tài chính làm nền tảng triển khai các hoạt động cạnh tranh.Sở dĩ có nhiều ý kiến khác nhau như vậy là do có sự không giống nhau trong nhận thức lý luận về năng lực cạnh tranh .Trong đó tậo trung vào hai cách tiếp cận chủ yếu trên hai góc độ sau:
Các chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh như: thị phần, năng suất lao động, tỷ suất lợi nhuận ,….cho phép nắm bắt nhanh chóng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại những tời điểm nhất định.
Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh bao gồm: nhân lực , giá bán,công nghệ , thương hiệu,…Các yếu tố này được coi là nền tảng để có thể đưa ra các quyết định chiến lược nhằm xây dựng và duy trì năng lực cạnh tranh lâu dài cho doanh nghiệp.
Và để nghiên cứu năng lực cạnh tranh cần tiếp cận đồng thời trên cả hai góc độ trên, vì tiếp cận theo một góc độ riêng nào cũng là thiếu sót và không thể đề ra một giải pháp đầy đủ để nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp .
Phần II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam
Những khó khăn các doanh nghiệp may mặcViệt Nam gặp phải trước khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO
Trước khi Việt Nam gia nhập WTO các doanh nghiệp may mặc Việt Nam gặp khó khăn rất nhiều trên các thị trường mà Việt Nam xuất khẩu sang. Nhất là sau ngày 1/1/2005, khi mà các nước nhập khẩu hàng dệt may thuộc WTO xóa bỏ hạn ngạch đối với các nước xuất khẩu thuộc Tổ chức thương mại thế giới WTO .
Theo nhận định của báo chí phương tây sau ngày 1/1/2005 “bùng nổ “ thương mại dệt may sẽ bắt đầu ,sự bùng nổ này sẽ như một trận đại hồng thủy ,và 30 triệu việc làm có thể sẽ mất cùng với sự kết thúc của hạn nghạch hàng dệt may .Hầu hết các nước đang phát triển lại càng bi quan hơn khi phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh khốc liệt không cân sức, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Ngay cả các nhà sản xuất của những nước phát triển như EU, Hoa Kỳ cũng đang hết sức lo ngại về việc phải cắt giảm phần lớn lực lượng lao động của mình, họ công khai bộc lộ tại các diễn đàn quốc tế .ngành may mặc không những chịu sự cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc nước ngoài về chi phí mà còn phải cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và về mẫu mã sản phẩm .
Với những thực trạng trên của nghành dệt may theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế thì sự phá sản của hàng loạt doanh nghiệp dệt may là không thể tránh khỏi . Theo Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội dệt may: ''Nếu không tập trung từ cả Nhà nước và DN thì hết năm 2005, dệt may phải cắt giảm sản xuất và thải hàng trăm ngàn lao động''.
Vì vậy Tập đoàn dệt may Việt Nam VINATEX đã đựoc thành lập nhằm liên kết các doanh nghiệp dệt may với nhau để tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may .
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp may mặc
Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức Tổ chức thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp may mặc có rất nhiều cơ hội mở ra trước mắt nhưng những thách thức cũng không nhỏ. Việc gia nhập WTO dẫn đến việc bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu cho hàng may mặc Việt Nam trên các thị trường lớn được gỡ bỏ thuế suất cũng giảm dần các doanh nghiệp sẽ thu dược nhiều lợi nhuận hơn. Bỏ hạn ngạch nhưng đồng thời cũng xuất hiện cơ chế giám sát hàng dệt may của Mĩ và EU đối với hàng may mặc Việt Nam . Việc tăng trưởng quá nhanh cũng dẫn đến việc các doanh nghiệp tự ý giảm giá sản phẩm nhằm bán được nhiều hàng hơn dẫn đến việc điều tra chống bán phá giá của bên nhập khẩu đặc biệt là Mĩ
Cuối năm 2006, Việt Nam chính thức được kết nạp làm thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Cùng thời gian, chính quyền Mỹ trao cho Việt Nam Quy chế thương mại bình thường (PNTR), mở ra điều kiện thuận lợi cho chúng ta thực hiện xuất khẩu một số mặt hàng sang thị trường Mỹ, trong đó có mặt hàng dệt - may, một trong những ngành sản xuất quan trọng, liên quan đến đời sống, việc làm của nhiều lao động. Về nguyên tắc, hàng dệt - may được sản xuất từ các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, được tự do xuất khẩu sang thị trường Mỹ sẽ không hạn định về khối lượng. Tuy nhiên, sau khi chế độ hạn ngạch được bãi bỏ, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã xây dựng chương trình giám sát đối với hàng dệt - may Việt Nam. Bản chất của cơ chế này tương tự như một hàng rào kỹ thuật để bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt - may của Mỹ.
Theo cơ chế này, cứ 6 tháng, DOC cho công bố kết quả số liệu giám sát hàng dệt - may của Việt Nam vào thị trường Mỹ và chủ động tiến hành thực hiện các cuộc điều tra nếu phát hiện thấy dấu hiệu hàng dệt - may của Việt Nam bán phá giá. Tháng 10-2007, DOC đã đánh giá lần thứ nhất số liệu giám sát nhập khẩu từ tháng 1 đến tháng 7-2007, đồng thời thông báo không tự khởi động điều tra chống bán phá giá đối với 5 nhóm hàng dệt - may của Việt Nam gồm: quần âu, áo sơ mi, đồ bơi, đồ lót và áo len do chưa đủ cơ sở và chứng cứ chứng minh Việt Nam bán phá giá. Mặc dù vậy, theo những nguồn tin đáng tin cậy, tháng 3-2008, DOC sẽ tiếp tục đánh giá số liệu lần 1 và tháng 8-2008 sẽ đánh giá lần 2. Do DOC không đưa ra trước bất kỳ một hành động cụ thể nào như diện mặt hàng bị giám sát, tiêu chí, điều kiện cụ thể làm cơ sở cho việc khởi kiện chống bán phá giá mặt hàng dệt - may đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc của Việt Nam đang chuẩn bị đơn hàng cho những tháng đầu năm 2008.
. Nhưng xét cho cùng thì nguy cơ cạnh tranh trong một sân chơi không bình đẳng của doanh nghiệp dệt may thời hội nhập là có thật Bởi hàng rào bảo vệ thị trường nội địa bằng thuế thu nhập sẽ giảm xuống tới mức tối đa (thuế nhập khẩu hiện hành 40% với vải và 50% với hàng may mặc, hàng rào này sẽ được giảm còn bình quân khoảng 15%). Bên cạnh đó, các rào cản của nước ngoài sẽ được dựng lên, như các vấn đề về môi trường, chống bán phá giá… Hàng dệt may VN sẽ bị cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa bởi hàng Trung Quốc (TQ), Ấn Độ và Pakistan sau khi thuế nhập khẩu 50% đối với hàng may mặc và 40% đối với vải được giảm xuống 10-15%.
Vì vậy các doanh nghiệp và hiệp hội cần liên kết chặt chẽ với nhau để có thể cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh trên cả thị trường nội địa lẫn thị trường xuất khẩu vì chỉ cần 1 bộ phận các doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận giảm giá sản phẩm hoặc sử dụng C/O giả, chuyển tải bất hợp pháp, đưa hàng sang nước thứ ba để nhập khẩu vào Mỹ cũng sẽ làm cho cả ngành xuất khẩu may mặc lao đao.
Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam
Năng lực cạnh tranh xét bởi các yếu tố chỉ tiêu có thể nhận biết
Về mặt thị trường, thị phần
Thị trường xuất khẩu
Một số thị trường xuất khẩu chính của hàng may mặc Việt Nam
Thị trường Hoa kỳ
Hoa kỳ là thị trường lớn nhất của may mặc Việt Nam Thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng khoảng 55% tổng kim ngạch xuất khẩu và có tốc độ tăng trưởng đều hàng năm.Và Trung Quốc vẫn là nước chiếm thị phần lớn nhất tại thị trường này .Tuy nhiên, do xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ tăng quá nhanh, ngày 8/11/2005, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ký hiệp định hạn chế xuất khẩu 34 mặt hàng dệt may của Trung Quốc sang Hoa Kỳ trong thời hạn 3 năm. Hiệp định này có hiệu lực từ 1/1/2006, quy định hạn ngạch đối với một số mặt hàng dệt-may của Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008 .
Đối với Hoa kỳ việc xuất khẩu dệt may trong năm 2008 vào thị trường này sẽ rất khó khăn. Nếu chỉ tính 6 tháng đầu năm 2007 thì tăng trưởng xuất khẩu dệt may vào thị trường Hoa Kỳ đạt khoảng 20 - 27%, nhưng trong 6 tháng cuối năm 2007 đã tăng trưởng tới 30 - 40%. Tốc độ tăng trưởng này sẽ thu hút sự chú ý của Bộ Thương mại Hoa Kỳ trong việc áp dụng cơ chế giám sát đặc biệt.
Chương trình giám sát chống bán phá giá của Mỹ cũng được áp dụng đối với hàng dệt may của Việt Nam, và có khả năng phía Mỹ sẽ duy trì cơ chế giám sát đặc biệt cho đến hết năm 2008. Trong khi đó, Bộ Thương mại Mỹ vẫn chưa có hành động cụ thể nào nhằm giảm bớt tác động tiêu cực của chương trình trên đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Chương trình giám sát đặc biệt này được phía Mỹ đơn phương áp đặt từ đầu năm 2007 đối với năm nhóm hàng dệt may của Việt Nam gồm quần, áo sơ mi, đồ lót, đồ bơi và áo len. Ông Bùi Xuân Khu cho biết đến nay phía Mỹ chỉ dừng lại ở khâu giám sát số liệu và vẫn chưa phát hiện vấn đề gì. Mặc dù vậy, trong những tháng đầu năm 2007, một số nhà nhập khẩu lớn đã tỏ ra dè dặt khi đặt hàng các doanh nghiệp Việt Nam, thậm chí họ còn rút một số đơn hàng đã đặt trước đây để chuyển sang các nước ít bị rủi ro hơn, điều này cũng gây trở ngại đáng kể cho tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong năm nay.
Đối với Hoa kỳ việc xuất khẩu dệt may trong năm 2008 vào thị trường này sẽ rất khó khăn. Nếu chỉ tính 6 tháng đầu năm 2007 thì tăng trưởng xuất khẩu dệt may vào thị trường Hoa Kỳ đạt khoảng 20 - 27%, nhưng trong 6 tháng cuối năm 2007 đã tăng trưởng tới 30 - 40%. Tốc độ tăng trưởng này sẽ thu hút sự chú ý của Bộ Thương mại Hoa Kỳ trong việc áp dụng cơ chế giám sát đặc biệt.
Để khắc phục trở ngại trên, ông Khu cho rằng các doanh nghiệp dệt may cần hợp tác chặt chẽ với các nhà nhập khẩu lớn của Mỹ, tránh nhận những đơn hàng đơn giản, giá trị thấp làm ảnh hưởng đến mức giá bình quân của cả nước, là cơ sở để phía Mỹ khởi kiện chống bán phá giá. “Bộ Công thương cũng đã thành lập tổ kiểm tra cơ động hàng dệt may xuất khẩu để kiểm tra đột xuất và có biện pháp xử lý mạnh nếu phát hiện doanh nghiệp nào có dấu hiệu “không bình thường” như nhận đơn hàng giá quá thấp, hoặc những đơn hàng vượt quá khả năng sản xuất của doanh nghiệp nhằm tránh hành vi gian lận thương mại và cạnh tranh không công bằng”, ông Khu nhấn mạnh.Tại hội nghị trên, ông Khu cũng nêu tên 16 doanh nghiệp dệt may trong nước có những hợp đồng xuất khẩu giá thấp trong năm 2007 và yêu cầu khắc phục ngay trong năm tới. Ông Phạm Xuân Hồng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần May Sài Gòn 3, nói rằng Bộ Công thương nên có những biện pháp nghiêm ngặt hơn trong việc kiểm soát hàng dệt may từ một số nước láng giềng trong khu vực đưa sang Việt Nam để tiếp tục xuất sang các thị trường khác. “Làm tốt điều này cũng chính là biện pháp bảo vệ doanh nghiệp trong nước một cách hữu hiệu trong thời gian tới”, ông Hồng nói
Thị trường EU
Vụ Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương cho biết : Với vị trí thứ hai sau Hoa Kỳ, EU luôn được coi là thị trường tiềm năng và truyền thống của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam. Trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU, hàng dệt may có kim ngạch đứng thứ hai sau giày dép. Số liệu thống kê cho thấy, nếu năm 2003 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU chỉ đạt 537,1 triệu USD, đến năm 2004 đã tăng lên mức 760 triệu USD, năm 2005 tiếp tục tăng lên mức 882,8 triệu USD, năm 2006 vượt qua ngưỡng 1 tỷ USD (đạt 1,245 tỷ USD), năm 2007 đạt 1,432 tỷ USD, tăng 15% so năm 2006, tăng 62,2% so năm 2005, gấp gần 3 lần so năm 2003.
Theo các chuyên gia Vụ Xuất nhập khẩu, đặc điểm của khu vực thị trường EU là nhiều thị trường “ngách” có mức sống và nhu cầu hàng dệt may rất đa dạng từ hàng có phẩm cấp thấp đến hàng có chất lượng cao phù hợp năng lực sản xuất nhiều thành phần của Việt Nam..
Tuy nhiên, việc mất giá của đồng đôla Mỹ so với đồng euro là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu sang thị trường này. Năm 2008, EU cũng sẽ bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc và sẽ áp dụng một hệ thống giám sát “kiểm tra kép” để theo dõi việc cấp phép xuất khẩu hàng dệt may tại Trung Quốc và việc nhập khẩu mặt hàng này vào EU.
So với trước đây, rõ ràng từ năm 2008 xuất khẩu của Trung Quốc sang EU sẽ thuận lợi hơn. Và như thế, các nước xuất khẩu hàng dệt may sẽ không dễ dàng nếu muốn tăng thị phần tại EU, bởi hàng dệt may của các nước trong đó có Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn với hàng dệt may Trung Quốc vốn có năng lực cạnh tranh lớn do chủ động được nguyên phụ liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hóa. Tham gia xuất khẩu vào thị trường EU, doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức, không buôn bán theo kiểu bán lẻ, bán sỉ, mà phải thích ứng theo những tiêu chuẩn mà thị trường đòi hỏi và coi nhu cầu của thị trường là phần không thể thiếu của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, doanh nghiệp phải tích cực tiếp cận thông tin, đúc rút kinh nghiệm từ những bài học trong ngành dệt may, cả trong nước và quốc tế, để tổ chức lại sản xuất, thích ứng với nhu cầu của thị trường
Thị trường Nhật Bản
Theo tập đoàn dệt may Việt Nam VINATEX, Nhật Bản hiện nay là một trong những thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn .Nhưng thị phần của may mặc Việt Nam chiếm rất ít và cũng đang gặp khó khăn ở thị trường này, chiếm thị phần lớn nhất vẫn là Trung Quốc khoảng 73,6%, tiếp đó là EU khoảng 8,1%, ASEAN 7,5%, Mĩ 2.5% ,Đài loan 1,3%, thị phần dệt may Việt Nam chỉ chiếm khoảng 5% Nhật Bản vốn là một nước chú trọng về chất lượng sản phẩm nên cũng là một thị trường đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm cũng như các quy tắc về xuất xứ hàng hóa. Bởi vậy việc cân nhắc thúc đẩy quan hệ thương mại,đảm bảo lợi ích cho ngành này đang được các doanh nghiệp trong ngành đặc biệt quan tâm, đặc biệt là về vấn đề quy tắc xuất xứ hàng may mặc trong đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam –Nhật Bản ( EPA ). Hiện nay Nhật Bản đã đạt được tiêu chí xuất xứ mặt hàng dệt may với 6 nước ASEAN ( Gồm Singapore, Malaysia, Philipines, Indonesia, Brunei và Thái Lan ) , và các nước này đã được xóa bỏ thuế quan với hàng may mặc xuống 0% (may mặc Việt Nam vẫn phải chịu mức thuế suất khoảng 10% ).
Một yêu cầu quan trọng từ phía Nhật Bản đối với các doanh nghiệp may mặc ASEAN theo hiệp định EPA là quy tắc xuất sứ cộng gộp ASEAN-Nhật Bản ,bằng cách dùng nguyên liệu vải nhập khẩu từ các nước ASEAN hoặc Nhật Bản để sản xuất.Ngành may mặc Việt Nam tuy kim ngạch xuất khẩu cao nhưng hầu hết nguyên phụ liệu vẫn phải nhập khẩu với tỷ lệ rất lớn có lúc gần 80%nguyên phụ liệu phải nhập khẩu , mà chủ yếu từ các nước ngoài ASEAN .
Để thực hiên tốt yêu cầu này từ phía Nhật Bản các doanh nghiệp sẽ phải gặp nhiều khó khăn trong việc chủ động nguồn nguyên phụ liệu. Nhưng nếu cuộc đàm phán thành công thì hàng may mặc Việt Nam sẽ có thể cạnh tranh với hàng hóa không chỉ từ các nước ASEAN khác mà còn từ Trung Quốc về giá cả ( do hàng Trung Quốc không được giảm thuế ) .Điều nàu cũng góp phần làm tăng tính cạnh tranh của toàn cầu của ngành dệt may Việt Nam .Cuộc đàm phán dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm 2008
. Việc bỏ quota vào thị trường Mỹ là một thuận lợi nhưng thị trường Mỹ từ lâu đã được chia phần. Nếu tính theo sản lượng xuất khẩu vào thị trường Mỹ năm 2005 thì TQ chiếm 26% thị phần, Ấn Độ 5%, Pakistan 4,5%, VN chỉ chiếm 1,7% thị phần
Thị trường trong nước
Các doanh nghiệp may mặc Việt Nam quá chú trọng đến thị trường xuất khẩu mà đã bỏ qua thị trường nội địa mặc dù nhu cầu của thị trường này cũng ngày càng tăng theo sự tăng trưởng kinh tế. Theo Hiệp hội Dệt may VN (Vitas), mỗi năm, thị trường dệt may nội địa chỉ tăng trưởng 15%, trong khi ngoài hơn 80 triệu dân, VN còn có hơn 4 triệu khách du lịch mỗi năm, nên các DN may mặc cần quan tâm đến thị trường này. Sống tốt tại thị trường nội địa không phải là điều dễ dàng, hàng nội vẫn chịu phần thua thiệt khi cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu. 2 dòng sản phẩm ngoại đang "thịnh" trên thị trường nội địa là hàng thời trang nữ của Trung Quốc và hàng thời trang cao cấp của một số nước xung quanh. Trong mảng thời trang nam, trẻ em, đồng phục... các doanh nghiệp VN dần khẳng định vị thế. "Cái yếu của các doanh nghiệp VN là hàng thời trang cho phái nữ chưa cạnh tranh được với hàng ngoại. Cần tập trung hơn đến khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm", ông Ân nói thêm “Vấn đề cạnh tranh với các sản phẩm thời trang ngoại nhập cao cấp thực tế không đáng lo, thậm chí chúng ta nên khuyến khích họ vào. Cái đáng lo của DN trong nước hiện nay là đối phó với hàng lậu từ Trung Quốc và hàng nhái”- Chủ tịch Vitas, ông Lê Quốc Ân khẳng định. Theo ông Ân, hiện tượng này đã tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, gây khó khăn cho các DN trong nước khi phát triển thị trường trong thời gian qua. Tuy nhiên, đó chỉ là nguyên nhân khách quan, còn lý do chủ quan vẫn là do các DN chưa thật sự quan tâm đến sân nhà nên số DN gặt hái thành công chỉ đếm trên đầu ngón tay. dự báo năm 2008, dòng vốn đầu tư của nước ngoài vào ngành dệt may sẽ tăng mạnh, tạo cơ hội để các DN dệt may cạnh tranh, nhưng cũn