Khoa học tựnhiên và công nghệcũng mang tính phổbiến, nhưng tính phổbiến
của khoa học xã hội và nhân văn thì cao hơn rất nhiều, bởi lẽkhoa học xã hội và nhân
văn là khoa học vềcon người và cộng đồng người. Trong đời sống, không phải lúc nào
ta cũng dùng đến những tri thức vềlượng giác, vềhoá học, v.v., nhưng xưa nay, phàm
làm bất kỳviệc gì thì cũng phải động chạm đến những hiểu biết vềcon người và cộng
đồng người, cho nên kiến thức khoa học xã hội và nhân văn hiện hữu ởkhắp mọi nơi
và cần đến ởkhắp mọi nơi. Trong phạm vi một quốc gia, một công trình nghiên cứu
khoa học tựnhiên và công nghệgiỏi lắm chỉcó vài trăm người đọc (in được vài trăm
bản) thì một công trình nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn thường có tới vài
nghìn, thậm chí vài vạn người đọc.
Tất nhiên, nói đến tính phổbiến của khoa học xã hội và nhân văn đây là nhìn trên
tổng thể, không phải mọi ngành khoa học xã hội và nhân văn đều có tính phổbiến như
nhau (chẳng hạn, khảo cổhọc, ngôn ngữhọc, Hán-Nôm có tính chuyên sâu khá cao).
Trong mỗi ngành thì lại tuỳtheo phân môn, theo đềtài mà tính phổbiến sẽkhác nhau.
Mặc dù thế, cũng không thểdựa vào tính chuyên sâu của một sốngành hoặc phân môn
đểphủnhận tính phổbiến của các ngành khoa học xã hội và nhân văn nói chung.
46 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2246 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Những vấn đề xã hội - Nhân văn khu vực Nam Bộ giai đoạn 2005 -2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
NHỮNG VẤN ĐỀ XÃ HỘI - NHÂN VĂN
KHU VỰC NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2005-2010
(Đề án nghiên cứu khoa học trọng điểm
của Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
trong lĩnh vực khxh-nv 2005-2010)
Chủ nhiệm đề tài:
GS.TSKH. TRẦN NGỌC THÊM
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 3-2005
2
Ban soạn thảo:
GS.TSKH. TRẦN NGỌC THÊM
(trưởng ban)
GS.TS. NGÔ VĂN LỆ
PGS.TS. HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
PGS.TS. NGUYỄN MINH HÒA
TS. LÊ KHẮC CƯỜNG (thư k ý)
3
MỤC LỤC
Mục lục 3
Lời nói đầu 5
I- KHXH&NV: HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI
1.1. Đặc điểm của KHXH&NV và KHXH&NV ở Việt Nam 6
1.2. KHXH&NV trong thế giới hiện đại 9
1.3. Tiềm lực KHXH&NV của ĐHQG TP.HCM 12
1.4. Giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu KHXH&NV của ĐHQG TP.HCM 15
II- KHU VỰC NAM BỘ VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KHXH&NV
NAM BỘ
2.1. Nam Bộ nhìn trong không gian 16
2.2. Nam Bộ nhìn trong thời gian. Vấn đề tên gọi 17
2.3. Nam Bộ nhìn từ con người 21
2.4. Nam Bộ: tình hình nghiên cứu 25
III- MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
3.1. Mục tiêu thực tiễn 27
3.2. Mục tiêu khoa học 28
3.3. Mục tiêu giáo dục và đào tạo 28
IV- NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
4.1. Những lĩnh vực KHXH&NV khu vực Nam Bộ mà đề án quan tâm 29
4.2. Lĩnh vực Đô thị: Chương trình Những vấn đề xã hội - nhân văn trong
phát triển đô thị ở khu vực Nam Bộ
29
4.3. Lĩnh vực Văn hoá: Chương trình Bảo tồn và phát triển văn hoá dân
tộc trong quá trình hội nhập ở khu vực Nam Bộ
33
4.4. Lĩnh vực Dân tộc và Tôn giáo: Chương trình Những vấn đề dân tộc -
tôn giáo ở khu vực Nam Bộ
36
4
V- NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN VÀ KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI
5.1. Phối hợp giữa 15 hướng đề tài thuộc 3 chương trình 38
5.2. Phối hợp giữa các đơn vị trong trường 39
5.3. Phối hợp giữa các nhà nghiên cứu trong và ngoài ĐHQG 40
5.4. Phối hợp giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng 40
5.5. Phối hợp giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo 40
5.6. Kế hoạch triển khai 41
VI- NGUỒN TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ĐỀ ÁN
6.1. Dự trù kinh phí cho đề án 42
6.2. Tận dụng các nguồn tài chính ngoài Đại học Quốc gia 42
VII- PHÁT HUY KẾT QUẢ CỦA ĐỀ ÁN. ĐỀ ÁN VÀ NHỮNG ĐỀ TÀI
NGOÀI ĐỀ ÁN
7.1. Dự kiến sử dụng kết quả của đề án 43
7.2. Dự kiến phát triển đề án 43
7.3. Đề án và những đề tài ngoài đề án 43
Tài liệu trich dẫn 44
5
Lời nói đầu
Đề án này là một trong 8 chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm của Đại
học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 5 năm 2005-20101.
Định hướng giới hạn đối tượng nghiên cứu vào khu vực Nam Bộ được xác định
trong dự thảo ban đầu của đề án này do cố PGS.TS. Nguyễn Văn Tài, nguyên phó
Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH-NV phụ trách về NCKH & QHQT, chủ trì soạn thảo
năm 2002 và đưa ra thảo luận trong cuộc toạ đàm ngày 23-2-2004. Với những ý kiến
góp ý của các nhà khoa học tại buổi toạ đàm này, nhiều vấn đề trong dự thảo cần được
sửa chữa lại.
Song sự ra đi đột ngột của PGS.TS. Nguyễn Văn Tài đã khiến cho việc sửa chữa
dự thảo trở nên không thực hiện được.
Trước tình hình đó, cuối năm 2004, Ban KH-CN Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí
Minh đã làm việc với lãnh đạo Trường Đại học KHXH-NV về việc xây dựng lại đề án
này. Và ngày 24-12-2004 lãnh đạo ĐHQG đã ký Quyết định thành lập Ban soạn thảo
đề án mới gồm 5 thành viên để “tiếp tục triển khai xây dựng đề án” trong thời hạn 3
tháng.
Cơ sở xuất phát của Ban soạn thảo là bản dự thảo Đề án do PGS.TS. Nguyễn Văn
Tài chủ trì biên soạn, Báo cáo về kết quả cuộc toạ đàm ngày 23-2-2004 của Ban
KHCN & QHQT, 14 bản góp ý của các nhà khoa học tại toạ đàm.
Đề án này chỉ là một phần trong định hướng nghiên cứu khoa học xã hội và nhân
văn trong giai đoạn 2005-2010. Bên cạnh những vấn đề khoa học xã hội và nhân văn
khu vực Nam Bộ, các ngành khoa học xã hội và nhân văn của Đại học Quốc gia Tp.
Hồ Chí Minh còn có trách nhiệm dành một phần quan trọng trí tuệ và kinh phí cho
việc tiếp tục thực hiện những nghiên cứu cơ bản phục vụ cho nhiệm vụ đào tạo đại học
và sau đại học, và nghiên cứu các khu vực khác.
Bản dự thảo mới của Đề án đã được nhóm biên soạn hoàn thành vào giữa tháng 4-
2005. Chiều ngày 7-5-2005 một cuộc toạ đàm đã được tổ chức với sự có mặt của 23
nhà khoa học trong và ngoài Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (x. danh sách tại Phụ
lục VIII). Các thành viên tham gia toạ đàm đã đóng góp nhiều ý kiến bổ ích. Trong
phạm vi có thể, tất cả những ý kiến đó đã được nghiêm túc tiếp thu và phản ánh trong
bản thảo cuối cùng này. Ban soạn thảo xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học đã
tham gia góp ý, cảm ơn lãnh đạo ĐHQG và lãnh đạo Trường ĐH KHXH-NV đã chỉ
đạo trong quá trình thực hiện.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 8-5-2005
BAN SOẠN THẢO ĐỀ ÁN
1 Bảy chương trình còn lại là: Cơ khí và tự động hoá, Vật liệu mới và công nghệ nano, Công nghệ sinh học,
Công nghệ thông tin, Bảo vệ môi trường và tài nguyên, Nghiên cứu góp phần phát triển kinh tế - xã hội đồng
bằng sông Cửu Long, Nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực KHTN có định hướng.
6
I- KHXH&NV: HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI
1.1. Đặc điểm của KHXH&NV và KHXH&NV ở Việt Nam
1.1.0. Để xây dựng một đề án nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn thì việc
trước tiên là phải hiểu rõ được những đặc điểm riêng của khoa học xã hội và nhân văn
với tư cách là đối tượng nghiên cứu. Đối với khoa học xã hội và nhân văn việc làm này
lại càng cần thiết, bởi chúng có những điểm đặc thù riêng khiến chúng khác rất xa các
khoa học anh em là khoa học tự nhiên và công nghệ.
Vậy mà việc này thường rất ít được chú ý và hay bị bỏ qua. Quan sát cho thấy
rằng không chỉ những người làm trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ
hiểu sai về khoa học xã hội và nhân văn mà nhiều nhà quản lý và ngay cả chính một
số người làm việc trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn cũng không hiểu
đúng và hiểu hết về những nét đặc thù của nhóm ngành này.
1.1.1. Đặc điểm thứ nhất của khoa học xã hội và nhân văn, theo chúng tôi, là tính
phổ biến.
Khoa học tự nhiên và công nghệ cũng mang tính phổ biến, nhưng tính phổ biến
của khoa học xã hội và nhân văn thì cao hơn rất nhiều, bởi lẽ khoa học xã hội và nhân
văn là khoa học về con người và cộng đồng người. Trong đời sống, không phải lúc nào
ta cũng dùng đến những tri thức về lượng giác, về hoá học, v.v., nhưng xưa nay, phàm
làm bất kỳ việc gì thì cũng phải động chạm đến những hiểu biết về con người và cộng
đồng người, cho nên kiến thức khoa học xã hội và nhân văn hiện hữu ở khắp mọi nơi
và cần đến ở khắp mọi nơi. Trong phạm vi một quốc gia, một công trình nghiên cứu
khoa học tự nhiên và công nghệ giỏi lắm chỉ có vài trăm người đọc (in được vài trăm
bản) thì một công trình nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn thường có tới vài
nghìn, thậm chí vài vạn người đọc.
Tất nhiên, nói đến tính phổ biến của khoa học xã hội và nhân văn đây là nhìn trên
tổng thể, không phải mọi ngành khoa học xã hội và nhân văn đều có tính phổ biến như
nhau (chẳng hạn, khảo cổ học, ngôn ngữ học, Hán-Nôm có tính chuyên sâu khá cao).
Trong mỗi ngành thì lại tuỳ theo phân môn, theo đề tài mà tính phổ biến sẽ khác nhau.
Mặc dù thế, cũng không thể dựa vào tính chuyên sâu của một số ngành hoặc phân môn
để phủ nhận tính phổ biến của các ngành khoa học xã hội và nhân văn nói chung.
Đặc điểm này dẫn đến một số hệ quả và nghịch lý.
Hệ quả thứ nhất là do tính phổ biến mà ở khoa học xã hội và nhân văn có hiện
tượng ai cũng đọc được (khác với khoa học tự nhiên và công nghệ nhìn thấy công thức
là không thể đọc tiếp được rồi!). Mà đã đọc được thì sẽ nghĩ là mình hiểu được, và do
vậy mà ai cũng có thể phê phán được. Một số báo chí do không hiểu hết đặc thù của
khoa học xã hội và nhân văn nên đã cho đăng tải tuỳ tiện và thiếu khách quan (chẳng
hạn như đăng bài nói đi mà không cho đăng bài nói lại), gây nên tình trạng nhiễu
thông tin.
Hệ quả thứ hai là do có độ phổ biến lớn như vậy nên khoa học xã hội và nhân văn
xưa nay rất hay bị coi nhẹ (xa thương gần thường), bị coi nhẹ tới mức bất công so với
các khoa học tự nhiên và công nghệ.
7
Đây đồng thời cũng là một nghịch lý: phổ biến thì quan trọng, nhưng phổ biến
quá (đến mức không thể thiếu) thì lại bị coi thường. Nghịch lý này chẳng khác gì việc
con người không thể sống thiếu không khí một phút một giây, song cũng vì thế mà
người ta thường nhớ đến việc ăn, việc ngủ hơn là việc thở.
Có lúc, trong suốt hàng chục năm, khoa học xã hội và nhân văn không được cử đi
đào tạo ở nước ngoài, vì có những người có trách nhiệm đã quan niệm một cách đơn
giản rằng “Việt Nam đã đánh Mỹ được thì khoa học xã hội của Việt Nam là giỏi nhất,
thế giới phải đến mà học Việt Nam chứ Việt Nam không phải đi học ai!”.
Ngay hiện nay, trong một bộ, một sở khoa học và công nghệ, công việc khoa học
xã hội và nhân văn nhiều lắm cũng chỉ chiếm một vụ, một phòng, trong khi có vô số
vụ, vô số phòng lo các vấn đề khoa học tự nhiên và công nghệ. Ở tất cả các cấp, từ
trung ương đến địa phương, chi phí nghiên cứu cho một đề tài khoa học tự nhiên và
công nghệ có thể tới hàng tỷ đồng là chuyện bình thường, trong khi chi phí cho các đề
tài khoa học xã hội và nhân văn thì cực kỳ ít ỏi: Một đề tài khoa học xã hội và nhân
văn trọng điểm với vài trăm triệu đồng đã phải xét lên xét xuống rất khó khăn. Cứ thử
xem ngay trong phạm vi Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, ta thấy trong tổng kinh
phí cấp cho các đề tài trọng điểm cấp Bộ của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh năm
2004 là 3.443 triệu đồng thì các đề tài khoa học xã hội và nhân văn (bao gồm cả Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Khoa Kinh tế) chỉ chiếm có 560 triệu (1/6);
trong tổng kinh phí cấp cho các đề tài không trọng điểm cấp Bộ là 1.794 triệu đồng thì
các đề tài khoa học xã hội và nhân văn chỉ chiếm có 260 triệu (1/7)2. Có người đã tính
ra rằng tổng số chi phí dành cho khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam trong suốt
lịch sử không bằng tiền chi cho một lỗ khoan thăm dò dầu khí bỏ đi.
1.1.2. Đặc điểm thứ hai của khoa học xã hội và nhân văn là tính đặc thù. Trong
khi khoa học tự nhiên và công nghệ mang tính phổ quát, chung cho toàn nhân loại thì
khoa học xã hội và nhân văn mang tính đặc thù, riêng của từng dân tộc. Tuy rằng trong
khoa học xã hội và nhân văn cũng có phần lý luận đại cương nhưng đối với nhiều
ngành, những lý luận đại cương được rút ra từ thực tiễn phương Tây hầu như không áp
dụng được với thực tiễn phương Đông.
Tính đặc thù và tính phổ biến của khoa học xã hội và nhân văn không hề mâu
thuẫn với nhau: phổ biến là xét về phạm vi sử dụng (có mặt ở khắp mọi nơi), còn đặc
thù là xét về nội dung (thể hiện ở mỗi dân tộc mỗi khác). Khoa học xã hội và nhân văn
phổ biến trong phạm vi một dân tộc, quốc gia nhưng kém phổ quát trên phạm vi thế
giới; còn khoa học tự nhiên và công nghệ thì ngược lại, phổ quát trên phạm vi thế giới
nhưng kém phổ biến trong phạm vi dân tộc, quốc gia. Đối tượng với tên gọi “Việt Nam
học” mà ngày nay đang được thế giới hết sức quan tâm chủ yếu bao gồm những thành
tựu nghiên cứu về Việt Nam của các ngành khoa học xã hội và nhân văn chứ không
phải khoa học tự nhiên và công nghệ.
Đặc điểm “tính đặc thù” này dẫn đến hệ quả là thành tựu khoa học xã hội và nhân
văn giữa các quốc gia nhìn chung chỉ có thể tham khảo, trong khi đó thì khoa học tự
nhiên và công nghệ do mang tính phổ quát nên có thể dễ dàng liên thông giữa các quốc
gia, thành tựu của chúng có thể được dạy, được học, được chuyển giao. Như vậy, về
2 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2003-2004 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2004-2005 của Đại học
Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, tr. ix.
8
mặt này, việc nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn gặp khó khăn hơn rất nhiều so
với khoa học tự nhiên và công nghệ. Nếu một giáo trình về khoa học tự nhiên và công
nghệ chủ yếu chỉ mang tính chất biên soạn thì một giáo trình về khoa học xã hội và
nhân văn lại là một công trình khoa học, và trong nhiều trường hợp, còn là công trình
khoa học lớn. Nhà ngôn ngữ học Thuỵ Sĩ đầu tk. XX F. de Saussure, nhà ngôn ngữ
học Xô-viết A.A.Reformatski trở nên nổi tiếng đều là nhờ các giáo trình ngôn ngữ học
đại cương và dẫn luận ngôn ngữ học của mình. Công trình làm cho Học giả Việt Nam
Đào Duy Anh trở nên nổi tiếng cũng chính là giáo trình “Việt Nam văn hoá sử cương”.
1.1.3. Đặc điểm thứ ba của khoa học xã hội và nhân văn là tính tổng hợp. Trong
khi khoa học đòi hỏi tư duy phân tích, mọi thứ phải được phân lập rạch ròi thì tri thức
về bất kỳ một ngành khoa học xã hội và nhân văn nào cũng đều đồng thời liên quan
đến nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.
Văn hoá phương Đông chủ yếu là văn hoá nông nghiệp nên tư duy mang tính tổng
hợp, và do vậy phương Đông có truyền thống mạnh về những tri thức liên quan đến
con người. Vì mang tính tổng hợp cho nên những tri thức này có đặc điểm “văn sử
triết bất phân”; vì bất phân nên tuy những tri thức này chính là tri thức khoa học xã
hội và nhân văn, nhưng trong lịch sử chúng không tách được ra thành từng khoa học.
Đặc điểm tính tổng hợp này dẫn đến hệ quả là khoa học xã hội và nhân văn có
một lợi thế lớn mà các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ không có được – đó là
bản thân đối tượng đã tiềm ẩn khả năng hợp tác đào tạo và nghiên cứu liên ngành rất
cao.
1.1.4. Đặc điểm thứ tư của khoa học xã hội và nhân văn là đối tượng của nó mang
tính phiếm định. Khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu về con người và xã hội,
nhưng con người đây không phải là con người vật chất, con người sinh học, mà là khía
cạnh tinh thần của con người và những mối quan hệ, những hoạt động, những ứng xử
của con người – tất cả đều là những đối tượng khó xác định rõ ràng.
Không chỉ đối tượng nghiên cứu không rõ ràng, mà ngay cả hiệu quả của việc
nghiên cứu cũng không rõ ràng dễ thấy, không hiển hiện tức thời. Cái đúng/sai và giá
trị của nhiều công trình nghiên cứu KHXH&NV nhiều khi phải đợi 5-10 năm, thậm
chí mấy chục năm sau mới ngã ngũ.
Đặc điểm này dẫn tới hệ quả thứ nhất là tri thức khoa học xã hội và nhân văn nếu
không được trình bày thật chặt chẽ thì dễ có nguy cơ trở nên mơ hồ, thiếu rõ ràng.
Cũng do vô hình và nhiều khi mơ hồ, thiếu rõ ràng nên có hệ quả thứ hai hiện
tượng bất đồng ý kiến trong khoa học xã hội và nhân văn cao hơn rất nhiều so với
khoa học tự nhiên và công nghệ.
Và cũng bởi vậy mà có hệ quả thứ ba là các nhà khoa học xã hội và nhân văn thực
tế khó cộng tác với nhau hơn so với các nhà khoa học tự nhiên và công nghệ. Hệ quả
này đã triệt tiêu nhu cầu hợp tác đào tạo và nghiên cứu liên ngành rất cao tiềm ẩn trong
bản thân đối tượng đã nói đến ở trên.
Lại cũng chính do đặc điểm này nên mới có chuyện là ở một số nước và cả ở Việt
Nam, một số ngành khoa học xã hội và nhân văn có lúc đã rơi vào tình trạng minh hoạ
(hệ quả thứ tư). Một khi việc nghiên cứu khoa học không được tiến hành một cách
nghiêm túc theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt của khoa học mà được viết ra với
9
những kết quả định trước theo đơn đặt hàng thì sẽ không còn tính khách quan, điều đó
đồng nghĩa với việc khoa học không còn là khoa học nữa, nó tạo ra một môi trường
tồn tại cho những “công trình” mang tính “nguỵ khoa học”, khiến vàng thau lẫn lộn,
khiến nhà quản lý và xã hội không đánh giá đúng và đánh giá hết được giá trị của các
nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn.
1.2. KHXH&NV trong thế giới hiện đại
1.2.1. Sự đan cài của nhiều đặc điểm và tình trạng coi thường việc nghiên cứu
khoa học xã hội và nhân văn nói đến ở trên đã dẫn đến tình trạng phát triển không
đồng đều của các khối ngành khoa học trong mấy thế kỷ qua.
Trong mấy thế kỷ qua, đặc biệt là tk. XX, trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và
công nghệ, nhân loại đã phát triển với tốc độ phi thường tạo nên biết bao sự kiện chấn
động: nào là việc con người đã và đang chiếm lĩnh khoảng không vũ trụ một cách đầy
tự tin, nào là cú đột phá ngoạn mục của công nghệ sinh học với sự thành công của sinh
sản vô tính, nào là sự tiến bộ như vũ bão của công nghệ tin học với sự xâm nhập của
máy vi tính vào khắp mọi ngõ ngách và nối mạng tất cả hành tinh...
Thế nhưng, trong khi khoa học tự nhiên và công nghệ bay với tốc độ tên lửa thì
khoa học xã hội và nhân văn – mặc dù cũng đạt được khá nhiều thành tựu – nhưng so
với khoa học tự nhiên và công nghệ thì vẫn là đi với tốc độ của cỗ xe bò.
1.2.2. Hệ quả đập vào mắt của tình trạng coi thường việc nghiên cứu khoa học xã
hội và nhân văn và sự chậm trễ của nó là tri thức về khoa học xã hội và nhân văn ở
thanh thiếu niên và học sinh sinh viên nói chung hiện nay đáng báo động đỏ. Do đầu
tư ít và do do tính đặc thù mà chất lượng của sách giáo khoa các môn khoa học xã hội
và nhân văn trong nhà trường phổ thông chưa cao. Do nội dung đôi khi mơ hồ, thiếu
chặt chẽ, còn giáo viên phổ thông thì sợ sai nên giảng dạy thiếu tính sáng tạo và sức
hấp dẫn.
Kết quả là ở Pháp, 30% thanh niên không biết Victor Hugo là ai, trên 50% không
biết Hitler là ai3. Ở Mỹ có những thanh niên cho rằng cư dân châu Mỹ La-tinh nói
tiếng La-tinh, còn Toronto (một thành phố Nam Canada – láng giềng nước Mỹ) thì
nằm ở Ý [Hirsh 1987]. Theo một cuộc điều tra mới đây ở Nhật Bản thì 25% học sinh
sinh viên không biết nước láng giềng CHDCND Triều Tiên nằm ở đâu, gần 60%
không biết Iraq (nước được nhắc đến hầu như hàng ngày trên các phương tiện truyền
thông đại chúng mấy năm qua) nằm ở đâu4. Ở Việt Nam, theo kết quả của một cuộc
điều tra5 ở Tp. Hồ Chí Minh năm 1994, 39% thanh niên không biết Hùng Vương là ai,
49% không biết Trần Quốc Toản, 64,6% không biết Trương Công Định.
Học sinh phổ thông quay lưng lại với khoa học xã hội và nhân văn đến nỗi khi lớp
12 tiến hành phân ban thì chỉ những em nào kém nhất mới chịu vào ban C.
1.2.3. Tình trạng coi thường việc nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn và sự
chậm trễ của nó còn để lại nhiều lỗ hổng lớn.
3 Theo tin trên báo Sài Gòn giải phóng số 128, ngày 26-6-1993.
4 Theo tin của hãng Reuteurs đăng trên báo Tuổi trẻ, số ra ngày 24-2-2005.
5 Cuộc điều tra trong 1.800 thanh niên Tp.HCM thực hiện vào năm 1994 [Nguyễn Minh Hòa 1995: 22].
10
Lỗ hổng lớn nhất là nhân loại chưa thực sự hiểu hết về bản thân mình. Không
hiểu hết về mình thì cũng không hiểu hết về những gì mình làm được. Bản chất của
khoa học - đặc biệt là khoa học tự nhiên - là tư duy phân tích cho nên khi mà khoa học
tự nhiên phát triển quá mạnh sẽ dẫn đến hậu quả là Con Người thường thiếu toàn diện
và rất dễ sinh ra chủ quan, làm được một số việc rồi thì cứ tưởng là mình tài giỏi lắm.
Và mọi tai hoạ bắt đầu từ đó, để rồi lúc ân hận thì đã muộn.
Những người lập trình cho máy tính những năm 50 đâu có nghĩ rằng sáng kiến
viết tắt tên năm bằng hai số cuối để tiết kiệm bộ nhớ đã khiến cho thế kỷ 21 được khởi
đầu bằng một đại dịch Y2K gây tốn kém khổng lồ về vật chất và bao lo lắng về tinh
thần. Các nhà hóa học phát minh ra biết bao nhiêu thứ thuốc đâu có ngờ rằng vì chúng
mà biết bao loài động vật trên cạn và dưới nước đã và đang tuyệt chủng. Những cha đẻ
của công nghiệp và đô thị đâu nghĩ rằng sự phát triển của chúng chính là nguyên nhân
cơ bản dẫn đến những biến động khôn lường về thời tiết và khí hậu, gây hạn hán và lụt
lội trầm trọng trên khắp hành tinh (trong đó có miền Trung Việt Nam). Khoa học hiện
đại không phải không nghiên cứu được sóng thần, các chính phủ và quốc gia không
phải không đủ tiền của để xây dựng các hệ thống cảnh báo sóng thần, song vấn đề là ở
chỗ thế giới hiện đại đã không ngờ rằng thảm hoạ sóng thần có thể đạt đến quy mô lớn
tới mức trong giây phút, có thể cướp đi sinh mạng hàng chục vạn người, san bằng
nhiều thành phố của nhiều quốc gia. Những cha đẻ của ngành du hành vũ trụ cũng đâu
có ngờ rằng vũ trụ mênh mông đang có nguy cơ biến thành một bãi rác, một bãi
tha ma…
Lỗ hổng nghiêm trọng thứ hai là khi mà khoa học tự nhiên phát triển quá mạnh,
còn khoa học xã hội và nhân văn bị coi thường thì phạm trù đạo đức cũng ít được chú
ý, điều đó sẽ trở thành đại hoạ nếu nó xảy ra ở những người nắm giữ quyền lực. Nhà
khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20 Albert Einstein khi phát minh