Đề án Phát triển giống cây lâm nghiệp tỉnh Quảng ninh giai đoạn 2016 – 2020

Cũng như các ngành nông nghiệp khác, giống cây trồng lâm nghiệp là nhân tố đầu tiên quyết định năng suất và chất lượng rừng trồng. Đặc biệt, ngành Lâm nghiệp với đặc thù là ngành sản xuất có chu kỳ kinh doanh dài, sự ảnh hưởng của chất lượng giống cây trồng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh là rất lớn. Quảng Ninh là một trong những tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 70% diện tích tự nhiên, với 426.977,1 ha, trong đó diện tích rừng trồng năm 2014 là 224.634,6 ha. Trong giai đoạn từ năm 2010-2014, bình quân mỗi năm diện tích rừng mới trồng đạt từ 12.000 ha đến 13.000 ha/năm, tương đương số lượng cây giống cần có từ 25 đến 30 triệu cây giống. Trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, ngành lâm nghiệp nói chung và rừng trồng nói riêng chiếm một tỷ trọng không lớn, chỉ khoảng 0,4% GDP. Tuy vậy đây lại là một ngành có vai trò rất quan trọng về mặt xã hội và môi trường, vì đây là ngành giữ vai trò chính đảm bảo việc làm và thu nhập cho hầu hết đồng bào dân tộc thiểu số của Tỉnh, với hơn 143 ngàn người, sinh sống trên các địa bàn miền núi, biên giới xa xôi, khó khăn, gồm những địa bàn có vị trí rất quan trọng về chính trị và an ninh quốc phòng; mặt khác hiện nay, rừng trồng đã được khẳng định có vai trò đặc biệt lớn trong việc cải thiện môi trường nước, không khí, lưu giữ Cacbon ứng phó, hạn chế tác động bất lợi của biến đổi khí hậu toàn cầu Với tầm quan trọng đặc biệt nêu trên, công tác trồng rừng và giống cây trồng lâm nghiệp đã được UBND tỉnh Quảng Ninh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chú trọng. Tỉnh đã ban hành và triển khai nhiều cơ chế, chính sách quản lý, nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp, tạo cơ sở nâng cao hiệu quả của rừng trồng. Trong giai đoạn 2008 – 2015, đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển giống cây lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008-2015. Qua đó đã đưa công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp đi dần vào nề nếp, hình thành hệ thống tổ chức quản lý từ cấp tỉnh đến cấp huyện, bổ sung cơ sở vật chất cho một số cơ sở sản xuất giống, nâng cao sản lượng và chất lượng giống cây trồng Lâm nghiệp. Những kết quả này, mặc dù mới là bước đầu nhưng đã góp phần không nhỏ nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng. Về cơ bản, những hoạt động nêu trên đã đạt được mục tiêu ngăn chặn tình trạng sản xuất lưu thông và sử dụng giống kém chất lượng trên địa bàn,

doc36 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Phát triển giống cây lâm nghiệp tỉnh Quảng ninh giai đoạn 2016 – 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 =====***===== Quảng ninh, tháng 8 năm 2015 MỤC LỤC TT Nội dung Trang Phần mở đầu 4 1 Sự cần thiết xây dựng đề án 4 2 Căn cứ pháp lý để xây dựng Đề án 5 3 Tài liệu sử dụng 7 Phần thứ nhất 8 CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 8 I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI 8 1 Điều kiện tự nhiên 8 2 Điều kiện kinh tế-xã hội 11 II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 12 1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp 12 2 Hiện trạng sản xuất lâm nghiệp 13 3 Hiện trạng sản xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp 16 4 Những tồn tại, hạn chế trong công tác giống cây lâm nghiệp 17 III DỰ BÁO VỀ CÔNG TÁC GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP 19 1 Dự báo về trồng rừng: 19 2 Dự báo về nhu cầu giống phục vụ trồng rừng 19 Phần thứ hai MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG ĐỀ ÁN 22 I MỤC TIÊU ĐỀ ÁN 22 1 Tên đề án: Phát triển giống cây lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020 22 2 Mục tiêu đề án 21 II NỘI DUNG ĐỀ ÁN: 23 1 Về sản xuất, cung ứng giống cây lâm nghiệp 23 2 Về nghiên cứu giống cây lâm nghiệp 26 3 Hoàn thiện cơ chế quản lý và bộ máy quản lý giống cây lâm nghiệp 27 4 Tiến độ thực hiện 27 5 Nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án 28 6 Các dự án đầu tư phát triển giống cây trồng lâm nghiệp giai đoạn 2016-2020 29 Phần thứ ba 30 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VÀ HIỆU QỦA CỦA ĐỀ ÁN 30 I CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 30 1 Về tổ chức quản lý: 30 2 Về tổ chức sản xuất, cung ứng giống 30 3 Về khoa học và công nghệ 30 4 Về nguồn lực 31 5 Về cơ chế, chính sách 32 II HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN 33 1 Về kinh tế 33 2 Về xã hội và môi trường 33 Phần thứ tư TỔ CHỨC THỰC HIỆN 34 1 Sở Nông nghiệp và PTNT 34 2 UBND các huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh 34 3 Các cơ quan, đơn vị liên quan 34 Phần thứ năm KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36 1 Kết luận 36 2 Kiến nghị 36 Phần phụ lục 1 Biểu 1a: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp giai đoạn 2010 - 2014 37 2 Biểu 2a: Diện tích rừng trồng giai đoạn 2010 - 2014 38 3 Biểu 3a: Kết quả thực hiện kiểm soát chất lượng Giống cây lâm nghiệp năm 2014 41 4 Biểu 3b: Kết quả Cấp và huỷ bỏ chứng chỉ công nhận nguồn Giống cây lâm nghiệp của tỉnh năm 2014 42 5 Biểu 3c: Kết quả thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh Giống cây lâm nghiệp năm 2014 43 6 Biểu 3d: Mạng lưới sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2015 44 7 Biểu 3e: Năng lực sản xuất, kinh doanh Giống cây lâm nghiệp năm 2015 49 8 Biểu 3f: Nguồn Giống cây lâm nghiệp được công nhận đang sử dụng trên địa bàn tỉnh năm 2015 52 9 Biểu 4a: Kế hoạch xây dựng nguồn giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2016-2020 53 10 Biểu 4b: Kế hoạch xây mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng 56 11 Biểu 4c: Kế hoạch thông tin truyền thông và nghiên cứu khoa học 57 12 Biểu 4d: Khái toán kinh phí đầu tư 58 UBND TỈNH QUẢNG NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /ĐA-NN&PTNT Quảng Ninh, ngày tháng 8 năm 2015 ĐỀ ÁN Phát triển giống cây lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016- 2020. Phần mở đầu SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2016- 2020 (Đề án) 1. Sự cần thiết xây dựng Đề án: Cũng như các ngành nông nghiệp khác, giống cây trồng lâm nghiệp là nhân tố đầu tiên quyết định năng suất và chất lượng rừng trồng. Đặc biệt, ngành Lâm nghiệp với đặc thù là ngành sản xuất có chu kỳ kinh doanh dài, sự ảnh hưởng của chất lượng giống cây trồng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh là rất lớn. Quảng Ninh là một trong những tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 70% diện tích tự nhiên, với 426.977,1 ha, trong đó diện tích rừng trồng năm 2014 là 224.634,6 ha. Trong giai đoạn từ năm 2010-2014, bình quân mỗi năm diện tích rừng mới trồng đạt từ 12.000 ha đến 13.000 ha/năm, tương đương số lượng cây giống cần có từ 25 đến 30 triệu cây giống. Trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, ngành lâm nghiệp nói chung và rừng trồng nói riêng chiếm một tỷ trọng không lớn, chỉ khoảng 0,4% GDP. Tuy vậy đây lại là một ngành có vai trò rất quan trọng về mặt xã hội và môi trường, vì đây là ngành giữ vai trò chính đảm bảo việc làm và thu nhập cho hầu hết đồng bào dân tộc thiểu số của Tỉnh, với hơn 143 ngàn người, sinh sống trên các địa bàn miền núi, biên giới xa xôi, khó khăn, gồm những địa bàn có vị trí rất quan trọng về chính trị và an ninh quốc phòng; mặt khác hiện nay, rừng trồng đã được khẳng định có vai trò đặc biệt lớn trong việc cải thiện môi trường nước, không khí, lưu giữ Cacbon ứng phó, hạn chế tác động bất lợi của biến đổi khí hậu toàn cầu Với tầm quan trọng đặc biệt nêu trên, công tác trồng rừng và giống cây trồng lâm nghiệp đã được UBND tỉnh Quảng Ninh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chú trọng. Tỉnh đã ban hành và triển khai nhiều cơ chế, chính sách quản lý, nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp, tạo cơ sở nâng cao hiệu quả của rừng trồng. Trong giai đoạn 2008 – 2015, đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển giống cây lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008-2015. Qua đó đã đưa công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp đi dần vào nề nếp, hình thành hệ thống tổ chức quản lý từ cấp tỉnh đến cấp huyện, bổ sung cơ sở vật chất cho một số cơ sở sản xuất giống, nâng cao sản lượng và chất lượng giống cây trồng Lâm nghiệp. Những kết quả này, mặc dù mới là bước đầu nhưng đã góp phần không nhỏ nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng. Về cơ bản, những hoạt động nêu trên đã đạt được mục tiêu ngăn chặn tình trạng sản xuất lưu thông và sử dụng giống kém chất lượng trên địa bàn, Tuy vậy, trước yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trong đó đối với ngành lâm nghiệp, việc nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học là điều kiện tiên quyết. Để đạt được mục tiêu này, công tác quản lý giống cây trồng Lâm nghiệp phải tạo ra một thị trường giống, trong đó nguồn giống được nâng cao chất lượng theo hướng cải thiện chất lượng di truyền, đồng thời nguồn cung luôn được cải thiện để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng và chủng loại. Do vậy, cần xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển giống cây lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020 (Đề án 15 -20), nhằm phát huy thành tựu của Đề án giai đoạn 2008 -2015, đồng thời bổ sung những nội dung, giải pháp thiết thực, khả thi nhằm góp phần hiện thực hóa các mục tiêu của đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiêp. 2. Căn cứ pháp lý để xây dựng Đề án: - Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam; - Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004; - Nghị định số 210/2013/NĐ-CP, ngày 19 tháng 12 năm 2013, của Chính phủ, về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; - Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020; - Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 01/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; - Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN, ngày 29 tháng 12 năm 2005, của Bộ Nông nghiệp và PTNT, về việc Ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp; - Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 08/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành chương trình hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg; - Quyết định số 62/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020; - Chỉ thị số: 936/CT-BNN-TCLN ngày 18/3/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng cường công tác quản lý nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp; Quyết định số: 4961/QĐ-BNN-TCLN, ngày 17 tháng 11 năm 2014, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ban hành danh mục các loài cây chủ lực trồng rừng sản xuất và Danh mục các loài cây chủ yếu trồng rừng theo các vùng sinh thái lâm nghiệp; - Thông tư liên tịch số 11/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT, ngày 01 tháng 03 năm 2012, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020; - Thông tư số 45/TT-BNNPTNT, ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm; - Quyết định số: 1547/QĐ-UBND ngày 22/6/2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh, về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng (BCĐ) của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 2668/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh cục bộ quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Quảng Ninh; - Quyết định số: 2669/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020; - Quyết định số 2901/QĐ-UBND ngày 5/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014-2016; - Quyết định số: 1066/2015/QĐ-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2015, của UBND tỉnh, Quy định chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2017; - Quyết định số 1396/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030; - Quyết định số 1851/QĐ-UBND ngày 30 tháng 06 năm 2015, của UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành danh mục các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 3. Tài liệu sử dụng. - Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-202 và định hướng đến năm 2030; - Kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trong các năm từ 2008 – 2014 đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt; - Báo cáo năm 2014, 2015 về công tác giống cây trồng Lâm nghiệp của Chi cục Lâm nghiệp Quảng Ninh; Phần thứ nhất CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI 1. Điều kiện tự nhiên: 1.1. Vị trí địa lý: Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ Đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ Bắc. Điểm cực Bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực Nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực Tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực Đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc xã Trà Cổ, thị xã Móng Cái.   Quảng Ninh có biên giới và hải phận quốc gia giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thị xã Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8 km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250 km.   Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh là 610.235,4 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 426.977,1 ha, còn lại là các loại đất khác (Kết quả theo dõi diễn biến rừng năm 2014) 1.2. Địa hình: Địa hình địa thế ở Quảng Ninh nhìn chung phức tạp, có một số đặc điểm sau đây: * Vùng núi thấp đến trung bình Nam Mẫu - Bình Liêu Điển hình của vùng này là các dãy núi thuộc cánh cung Đông Triều gồm hai dãy núi Nam Mẫu (Yên Tử) và Bình Liêu được ngăn cách nhau bởi thung lũng các sông Ba Chẽ, sông Phố Cũ và sông Tiên Yên. Địa hình trên hai dải Nam Mẫu và Bình Liêu vẫn mang những đường nét kiến tạo rõ rệt với đặc điểm chung là đỉnh tương đối nhọn, sườn dốc, mức độ chia cắt mạnh. Mức độ chênh lệch về độ cao lớn, trung bình khoảng 500m - 700 m tạo thành hệ thống sông suối ngắn có độ dốc lớn. * Vùng đồi và đồng bằng duyên hải - Ở đây gồm các đồng bằng nhỏ hẹp và thung lũng xen đồi núi chạy dài theo hướng Đông Bắc đến Tây Nam trước khi gặp biển. Đặc trưng của vùng này là địa hình ít phức tạp hơn có độ cao phổ biến từ 50 - 200 m, độ dốc thoải, có nhiều đỉnh dông bằng phần lớn có nguồn gốc từ phù sa cổ. * Vùng quần đảo Khoảng 3 nghìn đảo lớn nhỏ khác nhau, được sắp thành hàng nối tiếp nhau chạy từ Mũi Ngọc đến Hòn Gai. Tạo thành hình cánh cung song song với cánh cung Đông Triều. Trong số này có những đảo lớn như đảo Cái Bầu, đảo Trà Bản, Cô Tô... Độ cao phổ biến của các đảo khoảng 100m. Hiếm thấy những đỉnh cao > 200m 1.3. Đất đai: Đất đồi núi Quảng Ninh chủ yếu à đất Feralit phát triển trên đá Sa thạch, Sạn kết, Riolit, Macsma axit kết tủa chua njeen đất thường nghèo xâu, kết cấu kém, dễ bị xói mòn, rửa trôi. Cơ bản có 6 nhóm đất chính như sau: * Đất nâu tím (NT): Diện tích của nhóm đất này là 16.719,07 ha, chiếm 2,83% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở một số xã vùng núi huyện Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Bình Liêu, Móng Cái. Đặc điểm của nhóm đất là có hàm lượng chất hữu cơ ở tầng mặt giầu và nghèo ở các tầng dưới. Thành phần cơ giới thịt nặng đến sét, tỷ lệ dao động khoảng 30 - 40%. * Đất vàng đỏ (AC): Đất vàng đỏ chiếm diện tích lớn nhất 378.526,84 ha và phân bố ở hầu hết các huyện; thị xã; thành phố trên địa bàn tỉnh. Đây là nhóm đất có tầng B tích sét (Argic), hàm lượng hữu cơ tầng mặt đạt từ khá đến giàu (2,47 - 3,08%), xuống sâu hàm lượng mùn giảm dần. Trên các khu vực đất đồi chưa sử dụng (đất trống đồi núi trọc) và đất canh tác nương rẫy du canh, quá trình xói mòn mặt, rửa trôi và thoái hóa đất diễn ra mạnh. * Đất vàng đỏ trên núi (ACu): Nhóm đất này có diện tích 17.727,1 ha chiếm 3,0% diện tích tự nhiên. Đất mùn vàng đỏ trên núi hình thành ở độ cao tuyệt đối > 700m, khí hậu lạnh và ẩm hơn vùng đồi núi thấp. Trên địa bàn tỉnh loại đất này hình thành trên các đỉnh núi thuộc canh cung Đông Triều - Nam Mẫu - Bình Liêu. Phân bố chủ yếu ở một số địa phương như thị xã Đông Triều, Uông Bí, huyện Bình Liêu. Đất mùn vàng đỏ trên núi có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, hàm lượng hữu cơ tầng mặt giầu và giảm nhanh ở các tầng dưới. * Đất tầng mỏng (LP): Đất tầng mỏng được hình thành trong điều kiện địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, thảm thực vật che phủ mặt đất đã bị chặt phá nặng nề và do hậu quả của nhiều năm canh tác không chú trọng đến việc bảo vệ đất. Nhóm đất này phân bố rải rác ở huyện Đông Triều và thành phố Móng Cái. Đất tầng mỏng là nhóm “đất có vấn đề” trong đó tầng đất mịn rất mỏng < 30cm. Đất bị rửa trôi, xói mòn mặt mạnh nên tầng đất cứng, chặt, đất nghèo chất dinh dưỡng, nhất là chất dễ tiêu. Đất hình thành trên đá sa phiến thạch thường có phản ứng chua. * Đất nhân tác (AT): là nhóm đất được hình thành do tác động của con người. Tầng đất bị xáo trộn mạnh bởi các hoạt động của con người như hoạt động san ủi làm ruộng bậc thang, hoặc các hoạt động của công nghiệp khai thác mỏ, tầng đất bị xáo trộn dày trên 50 cm. Nhóm đất này phân bố ở hầu hết các huyện; thị xã; thành phố trên địa bàn tỉnh. Đáng chú ý trong nhóm này là diện tich đất sau khai thác than gồm các khai trường và bãi thải mỏ, là đối tượng cần có biện pháp trồng rừng thích hợp để cải tạo và phục hồi môi trường. Đặc điểm của loại đất phụ thuộc nhiều vào nguồn gốc đất được khai thác để canh tác. Đất có sự thay đổi mạnh về nhiệt độ, chế độ không khí, chế độ nước, chế độ dinh dưỡng và một loạt đặc tính sinh học khác so với các nhóm đất tự nhiên. Nên trong sản xuất kinh doanh cần quan tâm đầu tư thâm canh nhằm tăng giá trị sử dụng của đất. * Đất mặn sú vẹt, đước (Mm): Diện tích 30.074,22, chiểm 4,9% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở các bãi ngoại đê thuộc TP. Hạ Long, TP.Cẩm Phả, TP. Uông Bí, TP. Móng Cái, TX. Quảng Yên, huyện Đầm Hà, Hải Hà, Vân Đồn, Hoành Bồ. Loại đất này thường có tầng mặt ở dạng bùn lỏng, cát, sét... nhiều chất hữu cơ, glây mạnh. Thảm thực vật rừng ngập mặn thường gặp rừng Sú, Vẹt, Đước, Bần chua, Mắm, Trang... cần được bảo vệ tốt nhằm nâng cao hiệu quả phòng hộ môi trường, tính đa dạng sinh học cùng nguồn lợi thủy sản 1.3. Khí hậu: Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam vừa có nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển. Các quần đảo ở huyện Cô Tô và Vân Đồn ... có đặc trưng của khí hậu đại dương. Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; một mùa đông lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất. Do nằm trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh, tiềm năng về bức xạ và nhiệt độ rất phong phú. Ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa: mùa hạ nóng ẩm với mùa mưa, mùa đông lạnh với mùa khô. Về nhiệt độ: được xác định có mùa đông lạnh, nhiệt độ không khí trung bình ổn định dưới 20oC. Mùa nóng có nhiệt độ trung bình ổn định trên 25oC. Về mưa: theo quy ước chung, thời kỳ có lượng mưa ổn định trên 100 mm là mùa mưa; còn mùa khô là mùa có lượng mưa tháng ổn định dưới 100 mm. Theo số liệu quan trắc, mùa lạnh ở Quảng Ninh bắt đầu từ hạ tuần tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 3 năm sau, mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10. Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, mùa mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10. Giữa hai mùa lạnh và mùa nóng, hai mùa khô và mùa mưa  là hai thời kỳ chuyển tiếp khí hậu, mỗi thời kỳ khoảng một tháng (tháng 4 và tháng 10). Sự chênh lệch về nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa đông (tháng 1) thấp hơn nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa hạ (tháng 7) là 120C và thấp hơn nhiệt độ trung bình của tháng 1 theo tiêu chuẩn nhiệt độ cùng vĩ tuyến là 5,10C. 2. Điều kiện kinh tế-xã hội: 2.1. Dân số và lao động: Theo kết quả điều tra giữa kỳ năm 2014, Dân số trung bình năm 2014 ước đạt 1.214 nghìn người tăng 0,9%, dân số trung bình nam ước đạt 620 nghìn người, dân số trung bình nữ ước đạt 594 nghìn người (dân số nam vẫn chiếm cơ cấu cao 51%). Tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị của Quảng Ninh: Kết cấu dân số ở Quảng Ninh có mấy nét đáng chú ý. Trước hết là "dân số trẻ", tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tới 37,6%. Người già trên 60 tuổi (với nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 7,1%. Các huyện miền núi tỉ lệ trẻ em dưới tuổi lao động còn lên tới 45%. Nét đáng chú ý thứ hai là ở Quảng Ninh, nam giới đông hơn nữ giới (nam chiếm 50,9 %, nữ chiếm 49,1%). Ngược với tỷ lệ toàn quốc. Ở các địa phương có ngành công nghiệp mỏ, tỷ lệ này còn cao hơn, ví dụ: Cẩm Phả, nam 53,2%, nữ 46,8%. Mật độ dân số của Quảng Ninh hiện là 188 người/km vuông (năm 1999 là 196 người/ km vuông), nhưng phân bố không đều. Vùng đô thị và các huyện miền tây rất đông dân, thành phố Hạ Long 739 người/km2, huyện Yên Hưng 415 người/km2, huyện Ðông Triều 390 người/km2. Trong khi đó, huyện Ba Chẽ 30 người/km2, Cô Tô 110 người/km2, Vân Ðồn 74 người/km2.  2.2. Kinh tế-xã hội: Tổng GDP toàn tỉnh Quảng Ninh năm 2014 đạt 67.532 tỷ đồng. Trong những năm gần đây, nền kinh kế của tỉnh có sự tăng trưởng khá, đời sống về mọi mặt của nhân dân trong tỉnh tiếp tục được cải thiện, nhờ đó đã tạo tiền đề cho nông dân tích cực tham gia vào công tác trồng cây gây rừng, tích cực sử dụng giống mới có chất lượng cao để trồng rừng. 2.3. Cơ sở hạ tầng, giao thông: Hệ thống giao thông tỉnh Quảng Ninh bao gồm: giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa, giao thông đường biển, giao thông đường sắt và các cảng hàng không. * Đường bộ:  - Quốc lộ: có 5 tuyến với 381 km; tr
Luận văn liên quan