Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến 2020 và tầm nhìn đến 2030

Sau hơn 25 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế xã hội và ổn định chính trị. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm giai đoạn 2000 – 2012 đạt 7%/năm, vượt qua ngưỡng quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp. Kinh tế Việt Nam ngày càng mở cửa và hội nhập sâu hơn thị trường toàn cầu. Hoạt động thương mại với các nước ngày càng mở rộng, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh. Cơ cấu kinh tế đã từng bước chuyển đổi tích cực theo hướng hiện đại; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã được cải thiện đáng kể cả về số lượng và chất lượng; một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao đã hình thành và bước đầu phát triển; đã thu hẹp đáng kể khoảng cách phát triển so với các nền kinh tế khác trong khu vực. Kinh tế vĩ mô trong suốt thời kỳ cơ bản duy trì ổn định; các cân đối lớn của nền kinh tế nhìn chung được bảo đảm. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt. Nỗ lực cải cách kinh tế đi cùng với tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo đã cải thiện đáng kể mức sống dân cư, nâng cao phúc lợi xã hội, đạt thành tựu vượt bậc về giảm nghèo, và hoàn thành sớm nhiều mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ kể từ năm 2010. Dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Tuy nhiên, nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Mô hình tăng trưởng kinh tế thời gian qua chủ yếu theo chiều rộng, dựa trên huy động tài nguyên tự nhiên, sức lao động, và vật tư. Mô hình này ưu tiên phát triển kinh tế đô thị và công nghiệp, nhằm tạo thành động lực để thúc đẩy kinh tế trong khi tạm thời phải hy sinh lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế nông thôn, trông cậy vào đầu tư công và vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước để dẫn dắt cho các thành phần kinh tế khác. Trong điều kiện xuất phát điểm thấp của nền kinh tế, mô hình tăng trưởng này trong thời gian qua đã tạo nên mức tăng trưởng cao trong một thời gian khá dài. Tuy nhiên, năng lực của mô hình tăng trưởng này đã đến mức giới hạn, tăng trưởng chậm lại, kém vững bền trong thời gian gần đây. Trong kết cấu nội tại của nền kinh tế phát sinh nhiều khiếm khuyết cơ bản làm cho chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô không vững chắc như quy mô sản xuất manh mún, nhỏ và phân tán; sản xuất công nghiệp phần lớn còn ở dạng gia công, lắp ráp, dựa chủ yếu vào nhập khẩu nguyên liệu và các sản phẩm trung gian từ bên ngoài; giá trị gia tăng nội địa thấp. Sử dụng các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên và lao động lãng phí, kém hiệu quả. Thể chế kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng là những điểm nghẽn. Cơ cấu đầu tư còn chưa hợp lý. Một số ngành công nghệ cao hoặc có đóng góp lớn cho nền kinh tế , có hiệu quả cao , có độ lan tỏa lớn chưa được đầu tư tương xứng; chưa thực sự trở thành đích đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. Đầu tư nhà nước còn phân tán, dàn trải, chưa đồng bộ; làm tăng chi phí và giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Cơ cấu phân bố nguồn lực còn bất hợp lý giữa các thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp nhà nước chưa phát huy được vai trò dẫn dắt, chủ đạo trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới và phát triển công nghệ. Kinh tế tư nhân trong nước còn nhỏ và yếu; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, nhưng tác động chưa đáng kể về chuyển giao công nghệ, phát triển năng lực công nghệ của nền kinh tế. Hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước chưa cao, hiệu quả của khu vực kinh tế tư nhân trong nước chưa được phát huy đúng mức; các doanh nghiệp chưa đủ sức tham gia vào mạng sản xuất, chuỗi cung ứng và hệ thống phân phối toàn cầu. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội còn nhiều yếu kém chậm được khắc phục, nhất là về giáo dục, đào tạo và y tế; đạo đức, lối sống trong nhân dân xuống cấp. Môi trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng. Vẫn đang tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia. Việt Nam không thể tiếp tục phát triển kinh tế và giữ vững ổn định chính trị - xã hội, môi trường theo cách làm cũ. Tăng trưởng không thể chỉ dựa trên khai thác tài nguyên khi nguồn tài nguyên ngày một cạn kiệt, đặc biệt dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Không thể tiếp tục kích cung tăng trưởng dựa trên đầu tư trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, đầu tư nước ngoài và viện trợ bị hạn chế, thu ngân sách nhà nước bị thu hẹp. Tăng trưởng không thể tiếp tục tận dụng lao động giá rẻ, khi năng lực cạnh tranh cần dựa trên đổi mới công nghệ đi kèm với sự phát triển của nguồn nhân lực chất lượng cao. Tăng trưởng năng động không thể đến từ các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu, tập trung tại vài trung tâm tăng trưởng có khả năng liên kết kém mà không tính tới ngành nông nghiệp và chế biến nông sản tại khu vực nông thôn với lợi thế so sánh và khả năng lan tỏa tốt hơn. Tăng trưởng không thể thể dựa vào một số doanh nghiệp nhà nước với mức đầu tư lớn, hiệu quả thấp mà không tính tới việc thu hút đầu tư tư nhân, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Không thể tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực tài chính yếu kém, có tỷ lệ tồn kho cao, nợ xấu cao và nguy cơ bong bóng bất động sản bị phá vỡ. Tăng trưởng không chỉ dựa trên đầu tư công không tính đến hiệu quả. Tăng trưởng không thể dựa trên hệ thống quản lý nhà nước cồng kềnh, kém hiệu quả, nặng về sử dụng các công cụ hành chính khi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, xã hội hóa và phát huy dân chủ cơ sở ngày càng sâu rộng. Thu nhập của người dân không thể được cải thiện, tỷ lệ nghèo không thể giảm nhanh trong bối cảnh suy thoái kinh tế, tăng trưởng suy giảm và kinh tế vĩ mô bất ổn. Ổn định xã hội không thể được giữ vững khi bất bình đẳng tăng cao kèm theo những bất cập trong quản lý nhà nước, yếu kém về năng lực và phẩm chất của cán bộ. Ổn định chính trị không thể được giữ vững nếu quyền làm chủ của nhân dân chưa được phát huy đầy đủ. Môi trường không được bền vững khi tỷ lệ đói nghèo cao, cơ chế quản lý môi trường của nhà nước yếu kém và không phát huy được vai trò của cộng đồng trong bảo vệ môi trường. Để khắc phục những tồn tại và vượt qua các thách thức to lớn, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã quyết định: “Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn dịnh kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế. Ðẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”.

doc269 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 3519 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến 2020 và tầm nhìn đến 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030 VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PTNN-NT ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP Tháng 12/ 2013 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. GDP Đồng Tháp theo giá so sánh qua các năm, 2000-2011 34 Hình 2. Cơ cấu nền kinh tế của Đồng Tháp và các tỉnh trong khu vực ĐBSCL 35 Hình 3. Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng GDP chung của Đồng Tháp (%, giá 1994) 35 Hình 4. Số lượng doanh nghiệp phân theo các ngành tỉnh Đồng Tháp 37 Hình 5. Chỉ số CPI của các tỉnh vùng ĐBSCL, 2006-2012 37 Hình 6. Các cấu phần của PCI Đồng Tháp năm 2012 38 Hình 7: Đóng góp vào tăng trưởng giá trị sản xuất (%) 39 Hình 8: Cơ cấu sản xuất nông nghiệp Đồng Tháp 2005-2012 40 Hình 9: Số lượng các doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản Đồng Tháp 52 Hình 10. Sản lượng gạo và dự trữ của các nước xuất khẩu và nhập khẩu gạo chính (Đvt: 1000 tấn) 61 Hình 11. Top 9 thị trường nhập khẩu gạo chính của lúa gạo thế giới 62 Hình 12. Sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam qua các năm theo thị trường chính 65 Hình 13. Chủng loại gạo xuất khẩu qua các năm (ĐVT: 1000 tấn) 66 Hình 14. Hệ thống canh tác lúa và mức ngập lũ của tỉnh Đồng Tháp 70 Hình 15. Cơ cấu giống lúa vụ Hè Thu 2011 73 Hình 16. Bản đồ khu vực xay xát hiện có và các nhà máy dự kiến xây dựng 74 Hình 17. Hệ thống đường thủy vận chuyển lúa gạo chính từ các tỉnh ĐBSCL đi TP.HCM 75 Hình 18. Hệ thống giao thông thủy và bộ nội tỉnh Đồng Tháp 76 Hình 19. Năng suất lúa của Đồng Tháp so với An Giang và Kiên Giang theo từng vụ 77 Hình 20. Chuỗi giá trị lúa gạo xã Phú Cường, huyện Tam Nông 83 Hình 21. Phân bổ tỷ lệ lợi nhuận qua thương lái và không qua thương lái của tiêu thụ gạo nội địa tỉnh Đông Tháp 87 Hình 22. Phân bổ tỷ lệ lợi nhuận qua thương lái và không qua thương lái của tiêu thụ gạo xuất khẩu tỉnh Đông Tháp 88 Hình 23. Bản đồ đề xuất các khu công nghiệp và dịch vụ tập trung 98 Hình 24. Cung và xuất khẩu cá da trơn trên thế giới, 1999-2011 (tấn) 104 Hình 25. Tỷ lệ sản lượng nuôi cá tra/da trơn, 2010 (%) 105 Hình 26.Nhập khẩu thủy sản thế giới, 2009 (tỷ USD) 106 Hình 27. Phân bố dạng sản phẩm xuất khẩu cá da trơn trên thế giới 106 Hình 28. Xuất khẩu cá tra của Việt Nam vào EU 107 Hình 29. Cạnh tranh cá tra Việt Nam ở EU 108 Hình 30. Thị phần xuất khẩu cá tra của Việt Nam 109 Hình 31. Giá trị đơn vị cá tra xuất khẩu (USD/kg) 110 Hình 32. Phân bố vùng nuôi cá tra ở ĐBSCL 111 Hình 33. Giá trị sản xuất thủy sản Đồng Tháp (triệu đồng, giá cố định 1994) 113 Hình 34: Mô tả chuỗi giá trị cá tra ở Đồng Tháp 123 Hình 35. Tình hình chăn nuôi vịt trên thế giới (1000 con), 1990-2011 132 Hình 36. Tình hình xuất khẩu và thị phần các nước xuẩt khẩu thịt vịt trên thế giới 133 Hình 37. Xuất khẩu trứng vịt và các loại trứng khác (trừ trứng gà) trên thế giới (tấn) 134 Hình 38. Thị trường tiêu thụ chính của các nước xuất khẩu thịt vịt lớn trên thế giới 136 Hình 39. Các thị trường nhập khẩu thịt vịt chính trên thế giới, 2011 136 Hình 40. Số lượng thủy cầmt tại các vùng qua các năm 2001-2012 (1.000 con) 138 Hình 41. Các tỉnh chăn nuôi vịt nhiều nhất Việt Nam 140 Hình 42. Số lượng vịt tại các huyện tỉnh Đồng Tháp năm 2011 (ĐVT: 1.000 con) 141 Hình 43. Chuỗi giá trị ngành hàng vịt 150 Hình 44: Mười nước có sản lượng xoài hàng đầu thế giới 2000 – 2011 161 Hình 45. Mười nước xuất khẩu xoài hàng đầu thế giới 2000 – 2011 162 Hình 46. Sản lượng và giá trị của các nước nhập khẩu xoài hàng đầu thế giới 2001 – 2012 163 Hình 47. Lượng tiêu thụ xoài trong nước 165 Hình 48. Cơ cấu các giống xoài được người tiêu dùng ưa thích 166 Hình 49. Diện tích và sản lượng xoài của các tỉnh ĐBSCL 2001 – 2011 167 Hình 50. Diện tích và năng suất xoài của tỉnh Đồng Tháp 2000 - 2011 169 Hình 51. Kim ngạch xuất khẩu kiểng nội thất của một số nước trên thế giới 183 Hình 52. Kim ngạch nhập khẩu kiểng nội thất của một số nước trên thế giới 183 Hình 53. Kim ngạch nhập khẩu kiểng nội thất của một số nước trên thế giới 184 Hình 54. Diện tích sản xuất hoa – kiểng tại TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2008 - 2013 188 Hình 55. Bản đồ những khu vực bị nhiễm mặn ở khu vực ĐBSCL 194 Hình 56. Dự báo Cung-Cầu lao động của Trung Quốc và Ấn Độ chia theo trình độ tới 2020 (triệu người) 208 Hình 57. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc chia theo ngành kinh tế (%) 209 Hình 58. Các loại hình công việc chủ yếu của lao động di cư trong nước 210 Hình 59. Một số thị trường xuất khẩu lao động chính của Việt Nam giai đoạn 2001-2012 212 Hình 60. Quy mô dân số và lao động Đồng Tháp so với một số tỉnh trong khu vực ĐBSCL 215 Hình 61. Tháp dân số của Đồng Tháp 215 Hình 62. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo 217 Hình 63. Số cơ sở dạy nghề của Đồng Tháp và một số tỉnh ĐBSCL 218 Hình 64. Số lượng học sinh học nghề chia theo trình độ đào tạo (người) 218 Hình 65. Cơ cấu lao động chia theo ngành nghề của Đồng Tháp (%) 219 Hình 66. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người và hộ của Đồng Tháp và một số tỉnh ĐBSCL (ha) 220 Hình 67. Số lượng (trung bình/năm) lao động di cư ngoại tỉnh của Đồng Tháp chia theo nơi đến (2010-2012, người) 221 Hình 68. Số lượng lao động xuất khẩu của Đồng Tháp và một số tỉnh ĐBSCL (người) 222 Hình 69. Tỷ lệ lao động > 15 tuổi không có việc làm trên tổng lao động > 15 tuổi (%) 222 Hình 70. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên thiếu việc làm của Đồng Tháp và một số tỉnh trong khu vực ĐBSCL (2011, %) 223 Hình 71. Tỷ lệ thất nghiệp 2005-2035 tại Đồng Tháp (% tổng lao động đang hoạt động kinh tế) 230 Hình 72. Năng suất lao động các ngành tại Đồng Tháp, 2005-2035 (triệu đồng/lao động, giá 1994) 233 Hình 73. Tỷ lệ thất nghiệp tại Đồng Tháp trong các kịch bản điều chỉnh, 2005-2035 (% tổng lực lượng lao động) 234 Hình 74. So sánh tác động giữa kịch bản nền và kịch bản tối ưu 235 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Thị trường nhập khẩu gạo 62 Bảng 2. Định vị lúa gạo tỉnh Đồng Tháp so với An Giang và vùng ĐBSCL 67 Bảng 3. Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào trong sản xuất lúa gạo tỉnh Đồng Tháp và ĐBSCL 78 Bảng 4. Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch 79 Bảng 5. Chỉ số đánh giá hiệu quả hệ thống dịch vụ hỗ trợ XK lúa gạo 79 Bảng 6. Đánh giá chất lượng hệ thống vận tải của các nước khu vực Đông Nam Á 80 Bảng7. Các chỉ số được lựa chọn, canh tác lúa quy mô nhỏ tại Đồng Tháp 81 Bảng 8. Các chỉ số được lựa chọn, gạo canh tác quy mô trung bình và lớn tại Đồng Tháp 82 Bảng 9. Phân tích kinh tế các tác nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo tại Đồng Tháp 89 Bảng 10. Các nhà máy hiện có và đã được phê duyệt quy hoạch xây dựng tại khu vực ngập sâu phía Bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp 95 Bảng 11. Tính toán phụ phẩm và giá trị sản phẩm chế biến phụ phẩm từ sản xuất lúa tại vùng ngập sâu 97 Bảng 12. Tiêu dùng cá nước ngọt ở Mỹ, năm 2011 108 Bảng 13. So sánh cá tra Việt Nam và các nước khác. 112 Bảng 14. Định vị cá tra Đồng Tháp ở ĐBSCL 114 Bảng 15. Sản Lượng nuôi trồng thủy sản Đồng Tháp theo huyện, thị (tấn) 115 Bảng 16. Quy hoạch vùng nuôi cá tra Đồng Tháp theo huyện, thị (ha) 116 Bảng 17. So sánh năng lực, giá trị chế biến cá tra Đồng Tháp ở ĐBSCL. 119 Bảng 18. So sánh năng suất cá Đồng Tháp ở ĐBSCL. 120 Bảng 19. Hiệu quả kinh tế cá tra Đồng Tháp và cá da trơn Alabama, Mỹ. 120 Bảng 20. Ma trận chính sách và hệ số chi phí tài nguyên cá tra Đồng Tháp/ĐBSCL 121 Bảng 21. Các chỉ số bảo hộ và chi phí nguồn lực của ngành cá tra Đồng Tháp 121 Bảng 22. Các phụ phẩm và sản phẩm có thể chế biến tự phụ phẩm của cá tra 131 Bảng 23. Sơ lược đặc điểm các nước xuất khẩu vịt lớn trên thế giới 135 Bảng 24. Chi phí đầu tư ban đầu của các mô hình nuôi vịt thịt, (1000 đồng/hộ) 145 Bảng 25. Hiệu quả chăn nuôi vịt thit, (1000 đồng/100 con/đợt nuôi) 146 Bảng 26. Chi phí đầu tư ban đầu của các mô hình nuôi vịt đẻ, (1000 đồng/hộ) 147 Bảng 27. Hiệu quả chăn nuôi vịt đẻt, (1000 đồng/100 con/đợt nuôi) 148 Bảng 28. Hiệu quả chăn nuôi vịt thịt tại các tỉnh ĐBSCL, (VNĐ/ kg thịt) 148 Bảng 29. Tổng hợp về mức độ an toàn bền vững theo hình thức nuôi 151 Bảng 30. Thị hiếu người tiêu dùng và tiêu chuẩn chất lượng ở một số thị trường 164 Bảng 31. Vị trí xoài tỉnh Đồng Tháp so với một số tỉnh sản xuất xoài chính ĐBSCL, 2011 168 Bảng 32. So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất xoài ở Tiền Giang và Đồng Tháp 176 Bảng 33. Một số vùng sản xuất hoa – kiểng chính ở Việt Nam 186 Bảng 34. Phân loại một số nhóm hoa – kiểng ở Sa Đéc 189 Bảng 35. Kết cấu sản xuất từng nhóm hoa – kiểng ở Sa Đéc, Đồng Tháp 193 Bảng 36. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chia theo khu vực 211 Bảng 37. Những ngành nghề chủ yếu của lao động Philippines ở nước ngoài năm 2012 213 Bảng 38. Nhu về về ngành nghề và yêu cầu về trình độ, kỹ năng của các thị trường XK LĐ chính của Việt Nam trong thời gian qua 213 Bảng 39. Một số chỉ tiêu về dân số, diện tích tự nhiên và diện tích canh tác lúa chia theo địa bàn của Đồng Tháp (2011) 216 Bảng 40. Quy mô và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tại Đồng Tháp, 2010-2035 225 Bảng 41. Tăng trưởng và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động 15-64 tuổi (%) 226 Bảng 42. Các kịch bản lao động – viêc làm tại tỉnh Đồng Tháp, 2015-2035 228 Bảng 43. Tỷ lệ thất nghiệp tại Đồng Tháp, 2005-2035 (% tổng lực lượng lao động) 231 Bảng 44. Năng suất lao động các ngành tại Đồng Tháp, 2005-2035 (triệu đồng/lao động, giá 1994) 232 Bảng 45. Các kịch bản điều chỉnh về tốc độ tăng quy mô ruộng đất so với KB 4.3 233 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCN : Bán công nghiệp BVTV : Bảo vệ thực vật CTV : Cộng tác viên ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long DN : Doanh nghiệp EU : Châu Âu FAO : Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc GSO : Tổng cục thống kê HĐND : Hội đồng Nhân dân HTX : Hợp tác xã KB : Kịch bản LĐTB&XH : Lao động thương binh và xã hội NGTK : Niên giám thống kê NK : Nhập khẩu NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn PTNN-NT : Phát triển Nông nghiệp Nông thôn QT : Quốc tế SCAP : Trung tâm Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp Nông thôn miền Nam SP : Sản phẩm SX : Sản xuất TCKT : Tổng cục thống kê THT : Tổ hợp tác TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh UBND : Ủy ban Nhân dân VASEP : Hiệp hội thủy sản Việt Nam VFA : Hiệp hội lương thực Việt Nam VHLSS : Điều tra tổng mức sống dân cư XK : Xuất khẩu XKLĐ : Xuất khẩu lao động PHẦN I GIỚI THIỆU I. Các vấn đề quan tâm và sự cần thiết của việc xây dựng đề án Sau hơn 25 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế xã hội và ổn định chính trị. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm giai đoạn 2000 – 2012 đạt 7%/năm, vượt qua ngưỡng quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp. Kinh tế Việt Nam ngày càng mở cửa và hội nhập sâu hơn thị trường toàn cầu. Hoạt động thương mại với các nước ngày càng mở rộng, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh. Cơ cấu kinh tế đã từng bước chuyển đổi tích cực theo hướng hiện đại; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã được cải thiện đáng kể cả về số lượng và chất lượng; một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao đã hình thành và bước đầu phát triển; đã thu hẹp đáng kể khoảng cách phát triển so với các nền kinh tế khác trong khu vực. Kinh tế vĩ mô trong suốt thời kỳ cơ bản duy trì ổn định; các cân đối lớn của nền kinh tế nhìn chung được bảo đảm. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt. Nỗ lực cải cách kinh tế đi cùng với tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo đã cải thiện đáng kể mức sống dân cư, nâng cao phúc lợi xã hội, đạt thành tựu vượt bậc về giảm nghèo, và hoàn thành sớm nhiều mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ kể từ năm 2010. Dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Tuy nhiên, nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Mô hình tăng trưởng kinh tế thời gian qua chủ yếu theo chiều rộng, dựa trên huy động tài nguyên tự nhiên, sức lao động, và vật tư. Mô hình này ưu tiên phát triển kinh tế đô thị và công nghiệp, nhằm tạo thành động lực để thúc đẩy kinh tế trong khi tạm thời phải hy sinh lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế nông thôn, trông cậy vào đầu tư công và vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước để dẫn dắt cho các thành phần kinh tế khác. Trong điều kiện xuất phát điểm thấp của nền kinh tế, mô hình tăng trưởng này trong thời gian qua đã tạo nên mức tăng trưởng cao trong một thời gian khá dài. Tuy nhiên, năng lực của mô hình tăng trưởng này đã đến mức giới hạn, tăng trưởng chậm lại, kém vững bền trong thời gian gần đây. Trong kết cấu nội tại của nền kinh tế phát sinh nhiều khiếm khuyết cơ bản làm cho chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô không vững chắc như quy mô sản xuất manh mún, nhỏ và phân tán; sản xuất công nghiệp phần lớn còn ở dạng gia công, lắp ráp, dựa chủ yếu vào nhập khẩu nguyên liệu và các sản phẩm trung gian từ bên ngoài; giá trị gia tăng nội địa thấp. Sử dụng các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên và lao động lãng phí, kém hiệu quả. Thể chế kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng là những điểm nghẽn. Cơ cấu đầu tư còn chưa hợp lý. Một số ngành công nghệ cao hoặc có đóng góp lớn cho nền kinh tế . Các ngành có đóng góp lớn vào GDP nhưng chưa được đầu tư tương xứng gồm: dịch vụ xây dựng (ngoài xây dựng dân dụng), sản xuất, chế biến lúa gạo và các cây trồng khác, may mặc, sản phẩm da, nuôi trồng và chế biến hải sản, nhà hàng, sản xuất mô tô, xe đạp, xe máy, chế biến thực phẩm, v.v.. , có hiệu quả cao . Các ngành có hiệu quả vốn cao, nhưng không thuộc ngành có đầu tư cao gồm: các dịch vụ xây dựng khác, nhà hàng, các loại cây nông nghiệp khác, quần áo may sẵn, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến hải sản, chế biến lúa gạo, vật liệu xây dựng, thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá. , có độ lan tỏa lớn Các ngành có hệ số lan tỏa cao chưa thu hút được đầu tư tương xứng: Chế biến thực phẩm, chế biến rau quả, chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, công nghiệp chế biến phi kim loại, nông nghiệp, máy móc thiết bị và các sản phẩm của chúng, luyện kim và hoá chất, v.v.. chưa được đầu tư tương xứng; chưa thực sự trở thành đích đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. Đầu tư nhà nước còn phân tán, dàn trải, chưa đồng bộ; làm tăng chi phí và giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Cơ cấu phân bố nguồn lực còn bất hợp lý giữa các thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp nhà nước chưa phát huy được vai trò dẫn dắt, chủ đạo trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới và phát triển công nghệ. Kinh tế tư nhân trong nước còn nhỏ và yếu; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, nhưng tác động chưa đáng kể về chuyển giao công nghệ, phát triển năng lực công nghệ của nền kinh tế. Hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước chưa cao, hiệu quả của khu vực kinh tế tư nhân trong nước chưa được phát huy đúng mức; các doanh nghiệp chưa đủ sức tham gia vào mạng sản xuất, chuỗi cung ứng và hệ thống phân phối toàn cầu. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội còn nhiều yếu kém chậm được khắc phục, nhất là về giáo dục, đào tạo và y tế; đạo đức, lối sống trong nhân dân xuống cấp. Môi trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng. Vẫn đang tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia. Việt Nam không thể tiếp tục phát triển kinh tế và giữ vững ổn định chính trị - xã hội, môi trường theo cách làm cũ. Tăng trưởng không thể chỉ dựa trên khai thác tài nguyên khi nguồn tài nguyên ngày một cạn kiệt, đặc biệt dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Không thể tiếp tục kích cung tăng trưởng dựa trên đầu tư trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, đầu tư nước ngoài và viện trợ bị hạn chế, thu ngân sách nhà nước bị thu hẹp. Tăng trưởng không thể tiếp tục tận dụng lao động giá rẻ, khi năng lực cạnh tranh cần dựa trên đổi mới công nghệ đi kèm với sự phát triển của nguồn nhân lực chất lượng cao. Tăng trưởng năng động không thể đến từ các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu, tập trung tại vài trung tâm tăng trưởng có khả năng liên kết kém mà không tính tới ngành nông nghiệp và chế biến nông sản tại khu vực nông thôn với lợi thế so sánh và khả năng lan tỏa tốt hơn. Tăng trưởng không thể thể dựa vào một số doanh nghiệp nhà nước với mức đầu tư lớn, hiệu quả thấp mà không tính tới việc thu hút đầu tư tư nhân, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Không thể tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực tài chính yếu kém, có tỷ lệ tồn kho cao, nợ xấu cao và nguy cơ bong bóng bất động sản bị phá vỡ. Tăng trưởng không chỉ dựa trên đầu tư công không tính đến hiệu quả. Tăng trưởng không thể dựa trên hệ thống quản lý nhà nước cồng kềnh, kém hiệu quả, nặng về sử dụng các công cụ hành chính khi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, xã hội hóa và phát huy dân chủ cơ sở ngày càng sâu rộng. Thu nhập của người dân không thể được cải thiện, tỷ lệ nghèo không thể giảm nhanh trong bối cảnh suy thoái kinh tế, tăng trưởng suy giảm và kinh tế vĩ mô bất ổn. Ổn định xã hội không thể được giữ vững khi bất bình đẳng tăng cao kèm theo những bất cập trong quản lý nhà nước, yếu kém về năng lực và phẩm chất của cán bộ. Ổn định chính trị không thể được giữ vững nếu quyền làm chủ của nhân dân chưa được phát huy đầy đủ. Môi trường không được bền vững khi tỷ lệ đói nghèo cao, cơ chế quản lý môi trường của nhà nước yếu kém và không phát huy được vai trò của cộng đồng trong bảo vệ môi trường. Để khắc phục những tồn tại và vượt qua các thách thức to lớn, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã quyết định: “Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn dịnh kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế. Ðẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”. Tuân theo chủ trương trên, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 399/QĐ-TTg ngày 19/2/2013 phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2012-2020, tập trung vào việc thay đổi toàn diện mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và tái cơ cấu giữa các ngành, các thành phần kinh tế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh thông qua việc hoàn thiện cơ chế thị trường định hướng XHCN, ứng dụng công nghệ cao và tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế. Theo xu hướng chung của toàn nền kinh tế, ngành nông nghiệp cũng đứng trước nhu cầu bức xúc về tái cơ cấu. Trong hơn 25 năm qua, nông nghiệp nông thôn cũng đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn cùng quá trình phát triển của đất nước. Nông nghiệp tăng trưởng với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia; xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bộ mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện. Xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả to lớn. Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường. Dân chủ cơ sở được phát huy. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Vị thế chính trị của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của khu vực nông nghiệp nông thôn và chưa đồng đều giữa
Luận văn liên quan