Đề án Thành lập công ty cung cấp sản phẩm bao HDPE, màn co, bao PP, bao PE IN, túi ZIPPER cho thị trường TP Hồ Chí Minh

Hiện nay hàng sản phẩm bao HDPE, màn co, bao PP, bao PE in, ZIPPER được thị trường rất ưa chuộng vì các tiện ích mà nó đem lại cho người sử dụng: gọn nhẹ, không thấm nước, rẻ Rất nhiều loại hàng sản phẩm bao HDPE, màn co, bao PP, bao PE in, ZIPPER này phù hợp với nhiều loại hàng hóa khác nhau như chai nhựa phù hợp với chất lỏng, hộp xốp dùng đựng thức ăn, ly nhựa dùng cho thức uống nhanh Thói quen sử dụng các loại bao này đã trở nên quen thuộc trong mỗi gia đình. Từ đựng thức ăn sống, thức ăn chín, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh. các loại hàng sản phẩm bao HDPE, màn co, bao PP, bao PE in, ZIPPER này được sử dụng từ ngoài đường tới trong chợ, ngoài mặt tiền cho đến hẻm nhỏ, từ người giàu đến người nghèo. Với cuộc sống bận rộn hiện nay con người không có thời gian và cũng rất lười phải mang giỏ tre, giỏ nhựa từ nhà ra chợ rồi mang hàng hóa về. Con người ngày nay không cần phải như thế nữa, họ có thể không cần mang gì ra chợ mà vẫn có thứ đựng hàng hóa mang về từ chất lỏng cho đến rắn, tất cả đều đã có các loại bao này Nói một cách tổng quát hiện nay không có sản phẩm nào có thể thay thế sự tiện dụng của các loại bao này trong đời sống của con người. Vì vậy qua nghiên cứu thị trường chúng tôi quyết định mở doanh nghiệp chuyên cung cấp các mặt hàng sản phẩm bao HDPE, màn co, bao PP, bao PE in, ZIPPER để phục vụ cho nhu

pdf37 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2742 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thành lập công ty cung cấp sản phẩm bao HDPE, màn co, bao PP, bao PE IN, túi ZIPPER cho thị trường TP Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THÀNH LẬP CÔNG TY CUNG CẤP SẢN PHẨM BAO HDPE, MÀN CO, BAO PP, BAO PE IN, TÚI ZIPPER CHO THỊ TRƯỜNG TP.HỒ CHÍ MINH Người thực hiện: Nguyễn Thị Cẩm Vân Lớp: DHQT2B – Quản trị kinh doanh Giảng viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Minh Tuấn Sài gòn, tháng 5 năm 2010 2 PHẦN I – TÓM TẮT VỀ DỰ ÁN 1.1 Tổng quan về dự án Hiện nay hàng sản phẩm bao HDPE, màn co, bao PP, bao PE in, ZIPPER được thị trường rất ưa chuộng vì các tiện ích mà nó đem lại cho người sử dụng: gọn nhẹ, không thấm nước, rẻ…Rất nhiều loại hàng sản phẩm bao HDPE, màn co, bao PP, bao PE in, ZIPPER này phù hợp với nhiều loại hàng hóa khác nhau như chai nhựa phù hợp với chất lỏng, hộp xốp dùng đựng thức ăn, ly nhựa dùng cho thức uống nhanh… Thói quen sử dụng các loại bao này đã trở nên quen thuộc trong mỗi gia đình. Từ đựng thức ăn sống, thức ăn chín, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh... các loại hàng sản phẩm bao HDPE, màn co, bao PP, bao PE in, ZIPPER này được sử dụng từ ngoài đường tới trong chợ, ngoài mặt tiền cho đến hẻm nhỏ, từ người giàu đến người nghèo. Với cuộc sống bận rộn hiện nay con người không có thời gian và cũng rất lười phải mang giỏ tre, giỏ nhựa từ nhà ra chợ rồi mang hàng hóa về. Con người ngày nay không cần phải như thế nữa, họ có thể không cần mang gì ra chợ mà vẫn có thứ đựng hàng hóa mang về từ chất lỏng cho đến rắn, tất cả đều đã có các loại bao này Nói một cách tổng quát hiện nay không có sản phẩm nào có thể thay thế sự tiện dụng của các loại bao này trong đời sống của con người. Vì vậy qua nghiên cứu thị trường chúng tôi quyết định mở doanh nghiệp chuyên cung cấp các mặt hàng sản phẩm bao HDPE, màn co, bao PP, bao PE in, ZIPPER để phục vụ cho nhu cầu của mọi người. 1.2 Mục tiêu của dự án Cung cấp sản phẩm bao HDPE, màn co, bao PP, bao PE in, ZIPPER cho các doanh nghiệp, nhà hàng quán ăn, giải khát, tạp hóa, nhà sách, đại lý bán hàng gia dụng… 3 Cung cấp dịch vụ nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu về mẩu mã, hình thức phù hợp với sản phẩm tiêu dùng. Mở rộng các đại lý sang các quận xung quanh và các tỉnh lân cận. Mở rộng quy mô sản xuất để giảm giá thành sản phẩm. Nhận thiết kế, in ấn trên túi làm quảng cáo để giúp khách hàng giảm thiểu chi phí quản cáo mà cũng có hiệu quả cao trong công việc. Tạo thương hiệu sản phẩm bao HDPE, màn co, bao PP, bao PE in, ZIPPER cho doanh nghiệp, sản phẩm phải đa dạng về mẫu mã, chủng loại, kích thước, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Xây dựng doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, đóng góp vào việc phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh. 1.3 Những yếu tố thành công của dự án Một trong những yếu tố mang đến thành công của dự án là doanh nghiệp nằm ở thành phố Hồ Chí Minh. Một thành phố lớn có nhu cầu tiêu thụ lớn nhất đất nước về tất cả các mặt hàng, trong đó có sản phẩm bao HDPE, màn co, bao PP, bao PE in, ZIPPER. Giao thông thuận lợi cũng như tập trung nhiều trung tâm mua sắm như siêu thị Maximark, big C, Coop Mark, các chợ trung tâm, trung tâm thương mại, các nhà sách, một số cửa hàng kinh doanh… Yếu tố thứ hai, giá cả hợp lý phù hợp với khách hàng. Chúng tôi có mức giá hợp lý cạnh tranh với các nơi khác và chiết khấu 5-10% trên tổng giá trị hóa đơn thanh toán. Yếu tố thứ ba, hình thức thanh toán linh hoạt, không tính tiền vận chuyển trong khu vực thành phố, cho gối đầu một đơn đặt hàng. Yếu tố thứ ba, xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, lịch sự văn minh, nhiệt tình trong công việc. Vì đội ngũ nhân viên là những người trí thức đã qua khóa đào tạo của doanh nghiệp về kỹ năng bán hàng và giao tiếp với khách hàng. 4 PHẦN II – TÓM TẮT VỀ DOANH NGHIỆP 2.1 Cấu trúc pháp lý  Loại hình kinh doanh: Doanh nghiệp tư nhân  Tên đầy đủ: Doanh nghiệp tư nhân Tường Gia  Tên viết tắt: Tường Gia  Ngành nghề kinh doanh: Cung cấp các dịch vụ sản phẩm bao HDPE, màn co, bao PP, bao PE in, ZIPPER cho khách hàng  Người đại diện trước pháp luật: bà Võ Thị Kim Thủy  Chức vụ: chủ Doanh nghiệp  Website Doanh nghiệp:  Email: tuinhuatonghop@.com.vn 2.2 Sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp Sứ mệnh: Phát huy tối đa năng lực của mình và không ngừng học hỏi, hoàn thiện kinh nghiệm và chuyên môn để làm hài lòng bất cứ khách hàng nào đã tin tưởng và lựa chọn Doanh Nghiệp Tư Nhân Tường Gia. Tầm nhìn: Trở thành một trong những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm bao HDPE, màn co, bao PP, bao PE in, ZIPPER tổng hợp cho 30% doanh nghiệp ở Tp. HCM 2.3 Giới thiệu sơ lược về sản phẩm 5 6 Túi HDPE Thường dùng trong các cửa hàng tạp hóa, chợ….. để bảo quản thực phẩm 7 Túi Zippep Dùng ở công ty sản xuất thực phẩm, đồ gia dụng khác như bông, tăm… 8 Túi PP Các loại túi này có in hình để quảng cáo sản phẩm của khách hàng, thường dùng trong các cửa hàng quần áo thời trang, giày dép, siêu thị điện thoại 9 2.4 Vị trí và khu vực kinh doanh Vị trí lựa chọn doanh nghiệp tư nhân là một trong những yếu tố quyết định tới mức độ thành công của doanh nghiệp. Hiện nay ở Sài Gòn đã có rất nhiều công ty sản xuất các loại túi này và các công ty dịch vụ lớn đạt tiêu chuẩn. Vì thế chúng tôi chọn đường Tô Hiến Thành Quận 10 làm nơi thực hiện dự án. Nhìn chung về mức sống cũng như cơ sở hạ tầng của quận 10 hiện nay là trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh Vài nét sơ lược về thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Về mặt hành chính, thành phố được chia thành 19 quận và 5 huyện. Toàn thành phố có 322 đơn vị hành chính cấp xã, phường, trong đó các huyện ngoại thành chiếm 63 xã[25]. Với tổng diện tích 2.095, 01 km², năm 2007 thành phố có dân số 6.650.942 người (theo điều tra dân số 01/04/2009 dân số thành phố là 7.123.340 người. 10 Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm 0, 6% diện tích và 7, 5% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20, 2% tổng sản phẩm, 27, 9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34, 9% dự án nước ngoài Vào năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 4.344.000 lao động, trong đó 139 nghìn người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc. Năm 2008, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.534 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 1024 USD/năm. Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33, 3%, ngoài quốc doanh chiếm 44, 6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51, 1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47, 7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1, 2% Tính đến giữa năm 2006, 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1, 9 tỉ USD và 19, 5 nghìn tỉ VND. Thành phố cũng đứng đầu Việt Nam tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 2.530 dự án FDI, tổng vốn 16, 6 tỷ USD vào cuối năm 2007. Riêng trong năm 2007, thành phố thu hút hơn 400 dự án với gần 3 tỷ USD. Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza... Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1, 5 lần thủ đô Hà Nội. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, có mã giao dịch là VN-Index, được thành lập vào tháng 7 năm 1998. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, toàn thị trường đã có 507 11 loại chứng khoán được niêm yết, trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 nghìn tỷ đồng. 12 PHẦN III – PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ THỊ TRƯỜNG 3.1 Tóm lược ngành, xu hướng ngành và thị trường cạnh tranh 3.1.1. Tóm lược ngành Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng như nước Việt Nam nói chung đang ngày một phát triển về nhiều phương diện. Trong đó, nhu cầu về tiện lợi cũng đang được đặt lên vị trí quan trọng trong cuộc sống của mọi người. Hầu như ai cũng hiểu bận rộng nên những sản phẩm đóng gói chế biến sản ra đời phục vụ nhu cầu của con người mà những sản phẩm này cần phải được bảo quản tránh sự thiệt hại tiếp xúc với môi trường, mối mọt, bụi, ẩm mốc nên cần có sản phẩm chống thấm nước, cách nhiệt vì vậy các sản phẩm bao HDPE, màn co, bao PP, bao Zipper… ra đời đáp ứng những yêu cầu trên. Trên thực tế hiện nay, tất cả mọi thành phần trong xã hội điều dùng, đặc biệt là các bà nội trợ, công ty sản xuất thực phẩm, cửa hàng thời trang, nhà sách… 3.1.2.Xu hướng ngành: Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 Thành phố Hồ Chí Minh có dân số 7.123.340 người, gồm 1.812.086 hộ dân, bình quân 3, 93 người/hộ. Phân theo giới tính: Nam có 3.425.925 người chiếm 48, 1%, nữ có 3.697.415 người chiếm 51, 9% . Dân số thành phố tăng nhanh, trong 10 năm từ 1999-2009 dân số thành phố tăng thêm 2, 086.185 người, bính quân tăng gần 209.000 người/năm, tốc độ tăng 3, 53%/năm, chiếm 22% số dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10 năm. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, là thành phố có mức dân cư đông nhất Việt Nam. Sự phân bố dân cư ở thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều ngay cả các quận nội ô. Mặc dù thành phố Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân đầu người rất cao so với mức bình quân của cả Việt Nam. Nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn do những tác động của nền kinh tế thị trường. Những người 13 hoạt động trong lĩnh vực thương mại cao hơn nhiều so với ngành sản xuất. Sự khác biệt xã hội vẫn còn thể hiện rõ ở các quận nội ô với các huyện ở ngoại thành. Con người ngày càng thích tiện lợi, tiện dụng, các công ty muốn quản cáo sản phẩm của mình ra thị trường nên các sản phẩm sản phẩm bao HDPE, màn co, bao PP, bao Zipper…loại sử dụng một lần và loại sử dụng nhiều lần được tung ra thị trường với số lượng lớn thay thế các sản phẩm cũ không thời nặng nề, không đẹp và không tiện lợi. Vì các loại sản phẩm này rất dễ thay thế các chất liệu khác như gỗ, kim loại có tính năng dẽo dễ tạo khuôn chế màu đẹp nên sản phẩm ngày càng đa dạng nắm bắt tình hình trên doanh nghiệp tư nhân Tường Gia ra đời phục vụ nhu cầu cung cấp dịch vụ mẫu mã sản phẩm đẹp cho khách hàng. 3.2 Phân tích môi trường vĩ mô Chính trị  Môi trường chính trị ổn định : đất nước ta khuyến khích phát triển những ngành nghề kinh doanh hợp pháp, đáp ứng được nhiều nhu cầu của xã hội, do đó đây cũng là những động lực khuyến khích các doanh nghệp phát triển.  Sự cho phép hợp tác đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thúc đẩy, tăng cường sự hợp tác quốc tế, đẩy mạnh và phát triển các mối quan hệ trong và ngoài nước.  Cải thiện các quy định trong việc thành lập các loại hình doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp thành lập và mở rộng phạm vi, lĩnh vực hoạt động. Kinh Tế :  Mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm đạt 8%  Tình trạng lạm phát tăng dẫn đến giá cả mọi mặt tăng theo.  Được khấu trừ thuế (sau khi gia nhập WTO có hiệu lực), các mặt hàng nhập khẩu sẽ rẻ hơn, làm cho các sản phẩm, dịch vụ đa dạng và phong phú hơn 14  Theo thống kê của Tạp Chí Phong Cách với những người có thu nhập trên 5 triệu thì có 4% mua nhiều hơn vì nhiều chương trình khuyến mãi, 27% mua sắm bình thường, 16% tiết kiệm tối đa, 53% biết ngưng mua hàng hóa nếu thấy nó không cần thiết. Nhưng sự suy thoái đang dần dần bước qua giai đoạn trì trệ, nền kinh tế đang có dấu hiệu khôi phục.  Theo thống kê của Báo Thành Đạt, Việt Nam là nước đứng sau Indoneia là nước sẽ khôi phục nền kinh tế trong năm 2010. Xã Hội :  Cuộc sống được cải thiện nhiều hơn do thu nhập ngày càng tăng.  Nhiều xu hướng văn hóa phương Tây dư nhập vào thị trường Việt Nam, trong đó thời trang va tiện lợi khi dùng sản phẩm bao HDPE, màng co, bao PP, bao Zipper…  Dân số trẻ tăng cao, và thành phần xã hội này có xu hướng tiêu thụ và chi trả nhiều hơn cho những nhu cầu của họ. Công nghệ : Trước đây, để bảo quản thực phẩm, đựng bất cứ vật dụng gì trong điều kiện môi trường bình thường mà vẫn giữ được chất lượng của thực phẩm thì khó thực hiện được. Ngày nay, công nghệ sản xuất sản phẩm túi nhiều mẫu mã, giá rẽ, năng suất lao động tăng, nên sản phẩm bao HDPE, màng co, bao PP, bao Zipper…được bán với giá rẽ tiện lợi trong mọi thứ. 3.2.1 Phân tích môi trường vi mô a. Doanh nghiệp  Bộ phận marketing của doanh nghiệp có trách nhiệm hoạch định và triển khai thực hiện chiến lược, các kế hoạch, chính sách và chương trình marketing thông qua các hoạt động quản trị như nghiên cứu marketing, quản trị nhãn hiệu, quản trị lực lượng bán...  Sự phối hợp hoạt động với các bộ phận chức năng khác : 15 o Bộ phận tài chính để đảm bảo ngân sách cần thiết cho việc thực thi các kế hoạch marketing, phân bổ ngân sách cho các sản phẩm, nhãn hiệu khác nhau và các hoạt động marketing khác. o Bộ phận nghiên cứu và phát triển để nghiên cứu cải tiến hay thiết kế sản phẩm mới thành công. o Bộ phận kế toán để hạch toán chi phí và thu nhập giúp cho việc điều hành hoạt động marketing có hiệu quả.  Những điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động marketing của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh để lựa chọn chiến lược marketing cạnh tranh và thiết kế các chính sách marketing phù hợp. o Điểm mạnh : chi phí dành riêng cho các chương trình marketing cao, khuyến khích các ý tưởng tiếp thị của tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp, đồng thời luôn tổ chức các sự kiện đặc biệt để thu hút sự quan tâm của thị trường và khách hàng. o Điểm yếu : quảng cáo có lúc quá ồ ạt khiến lượng chi phí phát sinh tăng cao, các chiêu thức tiếp thị chưa kéo được các lượng khách hàng của các đối thủ cạnh tranh. b. Nhà cung cấp  Thị trường sản phẩm bao HDPE, màng co, bao PP, bao Zipper……cũng đã phổ biến, thuận tiện.  Các nhà cung cấp luôn biết phải cập nhập và đem đến những sản phẩm mới nhất và tiện nghi nhất.  Nhu cầu cho ngành công nghiệp này càng cao, do đó các nhà cung cấp cũng sẽ được mở rộng và phát triển nhiều hơn trong tương lai. 16 a. Khách hàng  Những người lao động bình thường, những người đi mua sắm, siêu thị, tạp hóa, cửa hàng thời trang, các công ty chế biến cần các bao bì bảo quản sản phẩm, giới thiệu , quảng cáo sản phẩm của công ty ra thị trường…  Khó khăn ban đầu cho doanh nghiêp là việc tiếp cận khách hàng mục tiêu, tìm kiếm khách hàng tiềm năng để gia tăng thị phần.  Những khách hàng từ lâu đã có nhu cầu về mua sản phẩm bao HDPE, màng co, bao PP, bao Zipper…… thì dễ dàng tiếp cận, và việc cung cấp cho họ những sản phẩm và dịch vụ phù hợp nhất là chìa khóa thành công của doanh nghiệp.  Thiết lập chương trình quản trị mối quan hệ khách hàng đem đến cho khách hàng sự quan tâm, chăm sóc nhiều nhất, giữ chân những khách hàng tiềm năng và gia tăng số lượng khách hàng trung thành cho doanh nghiệp. b. Đối thủ cạnh tranh  Rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong thị trường nhưng họ chỉ là những của hàng nhỏ không có mục tiêu phát triển mở rộng thị trường thường là những gia đình kinh doanh nhỏ lẽ, phân phối đến tay người tiêu dùng hoặc bán sản phẩm trực tiếp.  Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp có thể xếp thành 2 nhóm một nhóm là những những công ty sản xuất ra sản phẩm, nhóm thứ 2 là những cửa hàng nhỏ lẻ...  Đối thủ cạnh tranh trực tiếp : Công ty TNHH In và Sản Xuất Bao Bì Đức Mỹ Địa chỉ: Lô A16b-1 và A16b-2 Khu A, KCN Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, TP HCM.  Là nhà sản xuất lớn, tại Đức Mỹ cung cấp khoảng 90 loại bao bì mẫu mã đẹp, Bên cạnh đó Đức Mỹ còn cung cấp các sản phẩm dịch vụ liên quan như thiết kế mẫu mã theo yêu cầu của khách hàng, và dịch vụ tốt, hậu mãi 3.3 Phân tích SWOT 17 Điểm mạnh  Sản phẩm phân phối cho doanh nghiệp các cửa hàng, tạp hóa, siêu thị đa dạng, mẫu mã đẹp, sản phẩm của công ty nhập từ những doanh nghiệp, công ty sản xuất là hàng chất lượng cao, đã được kiểm định về chất lượng  Dịch vụ giao hàng nhanh chóng, quan tâm đến khách hàng, khắc ghi phương châm “Khách hàng là thượng đế”. “Thượng đế” sẽ được đón tiếp và phục vụ một cách chu đáo từ lúc gọi hàng đến lúc nhận được hàng  Đội ngũ nhân viên có kiến thức sâu rộng trong ngành nghề sản phẩm bao HDPE, màng co, bao PP, bao Zipper mẫu mã thời trang Phát huy điểm mạnh:  Nhanh chóng đưa sản phẩm và dịch vụ cùng với chiến lược marketing phù hợp chiếm lĩnh thị trường.  Trau dồi năng lực và tác phong phục vụ của nhân viên để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.  Thu thập ý kiến khách hàng về các dịch vụ giao hàng và dịch vụ tư vấn đặt hàng và liên tục đổi mới cho phù hợp với nhu cầu khách hàng. Điểm yếu  Vì là Doanh nghiệp mới đi vào hoạt động nên chưa có lượng khách hàng trung thành cao.  Mới thành lập nên chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý và phục vụ khách hàng.  Chưa được nhiều người biết đến và chưa có tên tuổi lớn trên thị trường. Khắc phục điểm yếu:  Mở chiến dịch tiếp thị mạnh để thu hút một lượng lớn khách hàng và tạo danh tiếng  Thu thập thông tin khách hàng và có chiến dịch khuyến mãi tốt để giữ chân khách hàng và tạo một đội ngũ khách hàng trung thành 18  Tiếp thu và tìm hiểu kỹ năng quản lý, phục vụ của một số đối thủ cạnh tranh và đúc kết ra kinh nghiệm cho mình  Mở các chiến dịch chiêu thị phù hợp để tên tuổi của doanh nghiệp được nhiều khách hàng biết đến. Cơ hội  Thu nhập người dân ngày càng cao, nhu cầu mua sắm tiêu dùng sử dụng sản phẩm đa dạng thích gọn nhẹ ngày càng tăng.  Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, dịch vụ, du lịch lớn ở Việt Nam.  Mức sống của người dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng được nâng lên.  Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều công ty chế biến thực phẩm, nhiều siêu thị, nhiều cửa hàng, nhiều trung tâm mua sắm tổng hợp  Doanh nghiệp mới hoạt động nhưng nếu tạo được uy tín thương hiệu tốt có thể thu hút được một lượng khách hàng tiềm năng Nắm bắt cơ hội:  Đưa sản phẩm và dịch vụ vào nắm bắt thị phần  Tạo ra nhận thức về mẫu mã và quảng cáo thương hiệu chất lượng cao cho khách hàng  Tạo ra các chiến dịch marketing phù hợp để nâng tầm thương hiệu. Đe dọa  Hiện nay tuy dịch vụ cung cấp sản phẩm bao HDPE, màng co, bao PP, bao Zipper…… chưa nhiều nhưng tương lai chắc chắn sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh.  Nền kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp, cửa hàng sẽ tìm những công ty sản xuất để đặt hàng tận gốc, giá thành rẽ Phòng ngừa đe dọa:  Chiếm lĩnh thị phần trước khi các đối thủ cạnh tranh nhập cuộc 19  Có các chính sách về giá hợp lý và quảng bá hình ảnh sản phẩm dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng  Học tập các kinh nghiệm cũng như kỹ thuật bán hàng chuyên nghiệp ở các nước khác  Nêu rõ lợi ích cũng như giá trị khách hàng sẽ nhận được khi đến với mình 3.4 Lựa chọn thị trường mục tiêu Dựa vào phân khúc thị trường và phân tích SWOT, chúng tôi chọn thị trường mục tiêu như sau :  Doanh nghiệp Tường Gia chọn thị trường mục tiêu chủ yếu dựa các công ty sản xuất thực phẩm, nhà sách, siêu thị, các cửa hàng thời trang…trên tiêu chí của khách hàng, những doanh nghiệp cần những sản phẩm bao HDPE, màng co, bao PP, bao Zipper… nhiều mẫu mã để quảng cáo và bán sản phẩm một cách tiện lợi, nhanh chóng và thời trang. Những sản phẩm và dịch vụ Tường Gia cung cấp có giá thấp hơn, và chúng tôi cũng đi theo chiến lược tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh như chúng tôi đã phân tích ở những phần tr
Luận văn liên quan