Trong điều kiện toàn cầu hóa và khu vực hóa của đời sống kinh tế thế giới của thế kỷ 21, không một quốc gia nào có thể phát triển nền kinh tế của mình mà không tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Điều đó không ngoại trừ đối với Việt Nam, để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng nền kinh tế, Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ X tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế, thực hiện chiến lược công nghiệp hóa- hiện đại hóa hướng mạnh vào xuất khẩu.
Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu nhiều mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam. Ngoài dầu thô và khoáng sản thì các mặt hàng thủy sản, dệt may, đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng chế tạo của Việt Nam đang được người Nhật Bản ngày càng ưa chuộng. Nhật Bản là thị trường nhập khẩu tiềm năng lớn đối với nhiều mặt hàng của Việt Nam. Thế nhưng, tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản cũng như thị phần của Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn so với các nước trong khu vực. Thị trường Nhật cần gì? Người Nhật và các doanh nghiệp Nhật Bản yêu cầu gì? Đây chính là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt nếu muốn thành công và chiếm lĩnh được thị trường “khó tính” này.
Xuất phát từ nhận thức trên đây, nhóm chúng em đã chọn đề tài “Thị trường Nhật Bản – giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cho những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm tới “ để nghiên cứu. Việc nghiên cứu nhằm củng cố và nâng cao lý luận, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những kiến thức đã học vào thực tiễn. Đồng thời qua phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của nước ta những năm gần đây, có thể mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng này trong tương lai.
Phương pháp nghiên cứu mà chúng em sử dụng trong quá trình xây dựng đề tài này là: kết hợp những kiến thức đã tích lũy trong quá trình học tập với những quan sát đã thu thập trong thực tế, kết hợp tổng hợp tài liệu, sách báo với việc đi sâu phân tích tình hình thực tế nhằm tìm ra hướng đi hợp lý nhất để giải quyết những vấn đề đặt ra trong đề tài.
Đề tài kết cấu gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái quát tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam với các thị trường chủ lực.
Chương 2: Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Chương 3: Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
111 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2854 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thị trường Nhật Bản: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cho những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÔØI MÔÛ ÑAÀU
---(-(-(---
Trong điều kiện toàn cầu hóa và khu vực hóa của đời sống kinh tế thế giới của thế kỷ 21, không một quốc gia nào có thể phát triển nền kinh tế của mình mà không tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Điều đó không ngoại trừ đối với Việt Nam, để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng nền kinh tế, Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ X tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế, thực hiện chiến lược công nghiệp hóa- hiện đại hóa hướng mạnh vào xuất khẩu.
Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu nhiều mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam. Ngoài dầu thô và khoáng sản thì các mặt hàng thủy sản, dệt may, đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng chế tạo của Việt Nam…đang được người Nhật Bản ngày càng ưa chuộng. Nhật Bản là thị trường nhập khẩu tiềm năng lớn đối với nhiều mặt hàng của Việt Nam. Thế nhưng, tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản cũng như thị phần của Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn so với các nước trong khu vực. Thị trường Nhật cần gì? Người Nhật và các doanh nghiệp Nhật Bản yêu cầu gì? Đây chính là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt nếu muốn thành công và chiếm lĩnh được thị trường “khó tính” này.
Xuất phát từ nhận thức trên đây, nhóm chúng em đã chọn đề tài “Thị trường Nhật Bản – giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cho những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm tới “ để nghiên cứu. Việc nghiên cứu nhằm củng cố và nâng cao lý luận, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những kiến thức đã học vào thực tiễn. Đồng thời qua phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của nước ta những năm gần đây, có thể mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng này trong tương lai.
Phương pháp nghiên cứu mà chúng em sử dụng trong quá trình xây dựng đề tài này là: kết hợp những kiến thức đã tích lũy trong quá trình học tập với những quan sát đã thu thập trong thực tế, kết hợp tổng hợp tài liệu, sách báo với việc đi sâu phân tích tình hình thực tế nhằm tìm ra hướng đi hợp lý nhất để giải quyết những vấn đề đặt ra trong đề tài.
Đề tài kết cấu gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái quát tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam với các thị trường chủ lực.
Chương 2: Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Chương 3: Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Do trình độ có hạn, thời gian nghiên cứu bị hạn chế, nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong có được sự đóng góp của cô cùng các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC THỊ TRƯỜNG CHỦ LỰC
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam những năm từ 2007 đến 7 tháng đầu năm 2010
VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
Năm 2007, xuất khẩu đạt mức cao nhất từ trước đến nay và tăng trưởng với tốc độ cao. Kim ngạch xuất khẩu đạt 47,7 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2006 (7,9 tỷ USD) và vượt 15,5% so với kế hoạch. Điều đáng nói là xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng chủ lực như dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, cao su, gạo… đều có mức tăng trưởng không cao. Lượng hàng hóa xuất khẩu tăng khá, nhưng chưa có nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn, có khả năng bù đắp phần thiếu hụt khi giá và lượng dầu thô xuất khẩu giảm. Chất lượng hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là thủy sản và thực phẩm chưa thực sự ổn định, vẫn còn những lô hàng bị trả lại.
Năm 2008, giá trị xuất khẩu hàng hoá ước đạt 65 tỷ USD, tương đương 73% GDP, tăng 33,9% so với năm 2007. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của năm 2008 đạt mức cao gấp nhiều lần so với những năm trước đó. Có 12 nhóm mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỉ USD trở lên, hơn được 2 nhóm mặt hàng so với năm 2007. Năm 2007 nhóm hàng này chỉ đạt được kim ngạch 825 triệu USD, nhưng năm 2008, với sự tăng đột biến của sản phẩm đá quý và kim loại quý thêm gần 500 triệu USD, nên cả nhóm đạt trên 1,3 tỉ USD. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 của các loại hàng hoá đều tăng so với năm 2007, chủ yếu do giá trên thị trường thế giới tăng.
Nguồn: Tổng cục thống kê
Năm 2009 Đánh giá về kết quả xuất khẩu của 2009, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho rằng, do sụt giảm về giá nên giá trị xuất khẩu chưa đạt như mục tiêu. Tuy nhiên, nếu nhìn tổng thể nhiều nước trong khu vực, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đều giảm 20- 30%. Giá sụt giảm chính là lý do xuất khẩu năm 2009 tăng mạnh về lượng, nhưng giá trị kim ngạch tăng không tương xứng.
Trong 9 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước ước đạt 41,7 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu chỉ đạt 9,2 tỷ USD, giảm 11,8%. Tổng cục Thống kê cho biết kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 12/2009 đạt mức cao nhất trong năm với 5,25 tỷ USD, tăng 12% so với tháng trước và tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước.
Dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng chủ yếu trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 gồm: Dệt may (9,004 tỷ USD), dầu thô (6,210 tỷ USD), thủy sản (4,207 tỷ USD), gạo (2,662 tỷ USD), giầy dép (4,015 tỷ USD), gỗ và sản phẩm gỗ (2,550 tỷ USD).
Mặc dù đứng thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu, giá trị xuất khẩu dầu thô đã giảm 40% so với năm 2008 và là mặt hàng có mức giảm mạnh nhất về giá trị xuất khẩu. Chỉ có số ít các mặt hàng tăng giá trị xuất khẩu so với năm 2008 gồm trong tổng số 24 nhóm hàng xuất khẩu. Cụ thể: Rau quả 431 triệu USD, tăng 6,1%; chè 178 triệu USD, tăng 21,3%; hạt tiêu 356 triệu USD, tăng 14,3%; sắn và các sản phẩm của sắn 556 triệu USD, tăng 52,8%; hóa chất và các sản phẩm hóa chất 358 triệu USD, tăng 4%; điện tử, máy tính 2,774 tỷ USD, tăng 5,1%; máy móc, thiết bị, dụng cụ PT 2,028 tỷ USD, tăng 9,1%; và đá quý, kim loại quý 2,723 tỷ USD, tăng 243,1%.
(Nguồn: Tồng cục Thống kê)
7 tháng đầu năm 2010 Kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt 38,52 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, tăng mạnh tập trung ở các mặt hàng công nghiệp chế biến như hóa chất tăng 258%, đạt 147 triệu USD; sắt thép các loại tăng 224%, đạt 573 triệu USD; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 101%, đạt 923 triệu USD; sản phẩm từ cao su tăng 87%, đạt 147 triệu USD; dây điện và cáp điện tăng 79,5%, đạt 708 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 62,8%, đạt 1,6 tỷ USD, v.v...
Xuất khẩu nhóm mặt hàng nông, thủy sản tăng 10,4%. Những mặt hàng có kim ngạch tăng là cao su (tăng 85% do giá xuất khẩu tăng), hạt tiêu tăng 41%, nhân điều tăng 25%, thủy sản tăng 11%, chè các loại tăng 10,3%.
Xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản tiếp tục giảm, ước đạt 4,7 tỷ USD, giảm 6,9% so với cùng kỳ, chủ yếu do lượng xuất khẩu của các mặt hàng trong nhóm giảm.
Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu Việt Nam giai đoạn từ năm 2007 - 7t/2010
( Nguồn: Tổng cục thống kê)
VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
Đến nay Việt nam nhập khẩu từ 151 nước trên thế giới.
Năm 2007, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam là 60,8 tỷ USD, tăng 35,5% so với năm 2006, đứng thứ 41 trên thế giới. Năm 2007 nhập siêu lên trên 13,1 tỷ USD, bằng 27,5% kim ngạh xuất khẩu. Có 3 mặt hàng nhập siêu lớn hơn 2 lần so với năm 2006 là ôtô nguyên chiếc, xe máy nguyên chiếc và dầu mỡ động thực vật, không có mặt hàng nào giảm so với năm 2006 về kim ngạch.
Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu của Việt nam đạt 84 tỷ USD, tăng 34% so với năm 2007. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là máy móc, thiết bị, phụ tùng, xăng dầu, thép... Thị trường nhập khẩu năm 2008 tập trung chủ yếu vào Châu Á, trong đó nổi bật là các thị trường Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan...
Thời gian qua chúng ta cũng đã thực hiện tích cực các biện pháp kiềm chế nhập khẩu như tăng thuế nhập khẩu với một số mặt hàng như ôtô và linh kiện ôtô, vàng; kiểm soát nguồn ngoại tệ cho nhập khẩu; tiết giảm tiêu dùng và cắt giảm đầu tư…đã góp phần kiềm chế nhập khẩu và giảm nhập siêu một cách hiệu quả. Tuy việc nhập khẩu và tỷ lệ nhập siêu đang được kiềm chế, nhưng vẫn ở mức cao. Cụ thể mức nhập siêu năm 2007: 14,3 tỷ USD, tăng 2,8 lần năm 2006; 2008: nhập siêu 17,5 tỷ USD.
Năm 2009, kim ngạch nhập khẩu là 69,95 tỷ USD, giảm 13,3%. Về nhập khẩu hàng hóa, kim ngạch nhập khẩu qua các tháng 9, 10, 11 và 12 liên tục tăng so với cùng kỳ năm trước với tốc độ tăng lần lượt là: 13,9%, 14,5%, 44,5% và 15,7%.Trong các nhóm hàng nhập khẩu năm 2009, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng chiếm tỷ trọng 29,5% tổng kim ngạch nhập khẩu; nguyên, nhiên vật liệu chiếm 61,3%; hàng tiêu dùng chiếm 8,7%; vàng chiếm 0,5%.
Về thị trường nhập khẩu, 8 đối tác chủ yếu chiếm hơn 85% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009 gồm: Trung Quốc 16,1 tỷ USD, tăng 2,7% so với năm 2008; ASEAN 13,4 tỷ USD, giảm 31,3%; Đài Loan 6,2 tỷ USD, giảm 25,9%; EU 5,5 tỷ USD, tăng 2,2%; Mỹ 2,8 tỷ USD, tăng 9,1%; Australia 1 tỷ USD, giảm 24%.
Năm 2010 tổng kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm đạt 45,78 tỷ USD, tăng 25,5% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực 100% vốn trong nước ước đạt 29,29 tỷ USD, tăng 13,6%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 19,49 tỷ USD, tăng 46,4%.
Tính trong 7 tháng đầu năm, nhóm hàng cần nhập khẩu ước đạt 38,09 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ, trong đó những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh là bông tăng 98%, cao su các loại tăng 68%, kim loại thường khác tăng 92%, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 98%, v.v...
Nhóm hàng cần kiểm soát có kim ngạch nhập khẩu là 5,611 tỷ USD, tăng 62,5% so với cùng kỳ, trong đó đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 278%, linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy tăng 60%.
Nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu gồm hàng tiêu dùng, ô tô dưới 9 chỗ và xe máy nguyên chiếc. Kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm của nhóm mặt hàng này ước đạt 3,009 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2009.
Nhập siêu tháng 7 ở mức 1,15 tỷ USD, bằng 19,8% kim ngạch xuất khẩu. Tổng nhập siêu 7 tháng đầu năm ước 7,44 tỷ USD, bằng 19,45% kim ngạch xuất khẩu.
Biểu đồ kim ngạch nhập khẩu Việt Nam giai đoạn từ năm 2007 - 7t/2010
( Nguồn: Tổng cục thống kê)
Nhập siêu của Việt Nam trong những năm gần đây
Nguồn: Tổng cục Hải quan
1.2 Xuất nhập khẩu của Việt Nam với các thị trường chủ lực những năm gần đây
1.2.1 THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
Số liệu mới công bố của Bộ Thương mại Mỹ cho biết trong bốn tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ đạt hơn năm tỷ USD, tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về xuất khẩu hàng hóa
Trong 2 tháng đầu, Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ đạt kim ngạch 1,7 tỷ USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2009, chiếm hơn 6% thị phần nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ. Mức tăng trưởng này nằm trong bối cảnh chung là sức mua hàng dệt may của thị trường Mỹ đã được cải thiện, tăng hơn 6% so với cùng kỳ năm 2009.
Kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường Hoa Kỳ 1998-2009
Đứng thứ hai về giá trị xuất khẩu vào Mỹ trong bốn tháng đầu năm là nhóm đồ gỗ và nội thất với kim ngạch đạt 522 triệu USD, tăng hơn 25% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, đồ gỗ nội thất đạt 509,8 triệu USD, tăng 25,3%; và các sản phẩm đồ gỗ khác đạt khoảng 12 triệu USD, tăng gần 32%. Việt Nam vẫn giữ vị trí thứ tư trong các nước xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang Mỹ.
Tiếp theo là xuất khẩu giày dép đạt giá trị 468,8 triệu USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2009, thấp hơn mức tăng trưởng nhập khẩu giày dép nói chung của Mỹ (3,8%), song vẫn ở vị trí thứ hai trong số các nước xuất khẩu giày dép vào Mỹ, sau Trung Quốc.
(Nguồn: Bộ công thương)
Cũng giống như đối với mặt hàng dệt may, Indonesia và Mexico là hai đối thủ cạnh tranh đáng lưu ý với các mức tăng trưởng tương ứng là 34,9% và 28,3%.
Trong bốn tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu hàng nông sản đạt 224 triệu USD, tăng hơn 15%, đứng thứ tư về giá trị trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Mỹ.
Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản đạt 190,5 triệu USD, tăng trên 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam tiếp tục đứng vị trí thứ sáu trong số 10 nước xuất khẩu thủy sản chủ yếu sang Mỹ. Trong số nhóm hàng này, cá tra và basa tăng cao trong tháng Tư, đạt 3.342 tấn với kim ngạch đạt hơn 44 triệu USD (tăng 18,7%).
Về nhập khẩu hàng hóa
Nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ trong bốn tháng đầu năm đạt hơn một tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2009 do tăng nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu. Nhập khẩu phế liệu từ ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn gia súc đạt giá trị 169 triệu USD; thịt và nội tạng làm thực phẩm 116,8 triệu USD; lò phản ứng và máy móc thiết bị cơ khí 112 triệu USD; phương tiện giao thông 74 triệu USD; bông vải sợi 57 triệu USD; và đồ gỗ 55 triệu USD.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ thị trường Hoa Kỳ 2 tháng đầu năm 2010 tăng 66,44%. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam trong 2 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khầu hàng hoá của Việt Nam từ thị trường này đạt 465,3 triệu USD, chiếm 4,2% kim ngạch nhập khẩu 2 tháng đầu năm, tăng 66,44% so với cùng kỳ năm 2009.
Trong số các mặt hàng nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ trong tháng 2/2010, mặt hàng Thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt kim ngạch cao nhất với 41,25 triệu USD, chiếm 21,4% kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả nước và tăng mạnh so với tháng 2/2009 (tăng 1237,84%) và tăng 53,05% so với tháng trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2010, Việt Nam đã nhập 69 triệu USD mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu từ thị trường Hoa Kỳ, tăng 991,75% so với cùng kỳ.
Đứng thứ hai, sau mặt hàng thức ăn chăn nuôi là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác với kim ngạch trong tháng đạt 37,4 triệu USD , chiếm 18,7% kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ, giảm 18,71% so với tháng 2/2009 và giảm 33,06% so với tháng 1/2010. Tính chung 2 tháng đầu năm 2010, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam từ thị trường Hoa Kỳ đạt 94,9 triệu USD tăng 10,67% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xếp hàng thứ ba về kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ trong tháng 2/2010, là mặt hàng ôtô. Tháng 2/2010 Việt Nam đã nhập khẩu 202 chiếc ôtô từ thị trường này, với kim ngạch 9,33 triệu USD tăng 0,4% so với tháng trước. Tính chung 2 tháng đầu năm, đã nhập 659 chiếc ôtô, trị giá 382,92 triệu USD, tăng 268% về lượng và 111,73% về trị giá so với cùng kỳ.
Đáng chú ý mặt hàng cao su, tuy kim ngạch nhập khẩu trong tháng 2/2010 chỉ đạt 1,6 triệu USD, nhưng so với tháng 2/2009 thì mặt hàng này lại tăng mạnh, đứng thứ hai sau mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu (tăng 1187,80%).
Thống kê số liệu nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ tháng 2/2010 ( Chi tiết xem phần phụ lục 6)
1.2.2 THỊ TRƯỜNG EU
Theo số liệu của Eurostat , trong 5 tháng đầu năm 2008 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU đạt 3,4 tỷ Euro, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2007, nhập khẩu của Việt Nam từ EU đạt 1,4 tỷ Euro, giảm 6,9%. Như vậy, Việt Nam xuất siêu 2,0 tỷ Euro.
Về xuất khẩu hàng hóa
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU 4 tháng đầu năm 2008 đứng thứ 5 trong khối ASEAN, sau Thái Lan (5,531 tỉ Euro), Malaysia (5,497 tỉ Euro), Singapore (5,329 tỉ Euro), Indonesia (4,348 tỉ Euro).
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta sang EU gồm: giày dép, dệt may, cà phê, gỗ và sản phẩm gỗ, thuỷ sản, hàng thủ công mỹ nghệ...
Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang EU trong 5 tháng đầu năm 2008, theo Eurostat:
Đơn vị: triệu Euro
Mặt hàng
Mã số
5 tháng 2007
5 tháng 2008
So sánh %
Giày dép
64011010 – 64SSS999
836,1
814,3
-2,6
Dệt may
61011010 – 63SSS999
445,8
470,6
+5,6
Cà phê các loại
09011100 – 0901S071
347,7
368,4
+6
Gỗ và sản phẩm nội thất từ gỗ
44011000 – 44SSS999 và 94016900 - 94039030
278,6
314,7
+13
Thuỷ sản
3011010 – 30SSS999
205,2
227,2
+10,7
( Nguồn: Erostat)
Hiện nay, 5 mặt hàng của Việt Nam đang bị EU áp thuế chống bán phá giá, là: Giày mũ da, từ 7/10/06 đến 7/10/08, mức thuế 10%; Đèn huỳnh quang, từ 18/10/05 đến 18/10/08, mức thuế 66,1%; Vòng khuyên kim loại, từ 5/12/04 đến 5/12/08, mức thuế 51,2% – 78,8%; Xe đạp, từ 15/7/05 đến 15/7/2010, mức thuế 15,8 – 34,5%; Vít thép không gỉ, từ 20/11/05 đến 20/11/2010, mức thuế 7,7%.
Có thể đánh giá nguy cơ bị kiện thương mại đối với các mặt hàng xuất khẩu sang EU thời gian qua có kim ngạch và thị phần lớn như sau:
Hàng thuỷ, hải sản: tuy ít có nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá do EU thắt chặt nguồn cung nội địa, trong khi nhu cầu ngày càng cao, nhưng mặt hàng này luôn phải đối mặt với các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, do EU vẫn có những dự án lớn đầu tư vào lĩnh vực nghề cá cho một số nước Nam Âu, như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và đang thảo luận về khả năng bỏ hạn ngạch và các hạn chế đánh bắt cá nên vẫn không thể loại trừ nguy cơ bị kiện thương mại.
Hàng giầy dép: Tuy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giầy mũ da (Mã 6403) chậm lại hoặc giảm sút do bị áp thuế chống bán phá giá nhưng vẫn có thị phần khá lớn nên vẫn là bị một vài hiệp hội sản xuất giầy châu Âu đòi tiếp tục áp thuế chống bán phá giá. Các mặt hàng giầy dép khác (Mã 6402 và 6404) tuy vẫn có thị phần lớn nhưng tỷ trọng trong tổng nhập khẩu của EU từ Việt Nam đã giảm là nguyên nhân để EU quyết định không cho Mục XII (chủ yếu là giầy dép) của Việt Nam được hưởng ưu đãi GSP từ 1/1/2009. Trong số các nước thuộc EU thì Anh là nước nhập khẩu giày dép Việt Nam nhiều nhất, tiếp đến là Đức, Hà Lan…
(Nguồn: Bộ công thương)
Đồ gỗ: Mặt hàng ghế khung gỗ (64016900) tuy xuất khẩu giảm đôi chút nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nhập khẩu của EU (37%). Các mặt hàng đồ gỗ nội thất khác có tốc độ tăng trưởng cao là Mã 94036010 (tăng trưởng 15%, chiếm 8%) và Mã 94036090 (tăng trưởng 26%, chiếm 21%). Như vậy, các mặt hàng đồ gỗ hiện có nguy cơ bị kiện thương mại cao nhất.
Thời gian qua hàng thực phẩm của Việt Nam đã có nhiều tiến bộ và số lần các lô hàng bị đưa vào Hệ thống Cảnh báo nhanh đối với hàng thực phẩm và thức ăn gia súc của EU (RASFF) ngày càng giảm dần từ năm 2005. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2008 đã có 23 lần hàng Việt Nam bị cảnh báo (trong đó: 16 lần đối với hàng thủy sản và 7 lần đối với nông sản, thực phẩm) là mức cao hơn so với cùng kỳ năm 2007.
Về nhập khẩu hàng hóa
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ EU là máy móc thiết bị, sản phẩm điện tử, sắt thép, dược phẩm hóa chất…
Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam từ EU trong 5 tháng đầu năm 2008, theo Eurostat:
Đơn vị: triệu Euro
Mặt hàng
Mã số
5 tháng 2007
5 tháng 2008
So sánh %
Máy móc, thiết bị công nghiệp
(84484900 – 84SSS999)
357,2
332,4
- 6,9
Sản phẩm điện tử, linh kiện
(85011010 – 85SSS999)
187,1
164,8
- 12
Sắt thép, các kim loại khác
(72011011 – 83SSS999)
79,8
104,2
+ 30,6
Dược phẩm, thiết bị y tế
(30011010 - 30SSS999)
74,7
78,4
+ 4,9
Các sản phẩm hoá chất
(33011000 - 38SSS999)
49,1
55,6
+ 13,2
( Nguồn: Eurostat)
1.2.3 THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
Về xuất khẩu hàng hóa
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản 7 tháng đầu năm 2010 đạt 4,1 tỷ USD, chiếm 10,78% trong tổng kim ngạch, tăng 25,44% so với 7 tháng năm 2009.
Việt Nam đã xuất khẩu 33 mặt hàng sang thị trường Nhật Bản, trong đó có 7 mặt hàng giảm kim ngạch chiếm 21,21% trong tổng số mặt hàng. Các mặt hàng giảm về kim ngạch đó là: dầu thô giảm 55,04% về lượng và 69,80% về trị giá đạt 102,6 triệu USD với trên 169 nghìn tấn; cà phê giảm 18,38% về lượng và giảm 15% về trị giá đạt 54,8 triệu USD và 35,8 nghìn tấn; sản phẩm gốm sứ: giảm 1,70% đạt 19,3 triệu USD; đá quý và kim loại quý giảm 37,65% đạt 17,4 triệu USD; xăng dầu các loại giảm 39,28% về lượng và giảm 63,29% về trị giá đạt 23,3 nghìn tấn và 13,8 triệu USD; hạt tiêu giảm 16,95% về lượng và giảm 10,17% về trị giá với trên 1 nghìn tấn và 4,6 triệu USD; sắn và các sản phẩm từ sắn giảm 26,17% về lượng và giảm 51,11% về trị giá đạt 3,8 nghìn tấn và 1,3 triệu USD.
Các mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản từ đầu năm tới nay vẫn là hàng dệt may, dây điện và dây cáp điện, máy móc thiết bị dụng cụ, hàng thủy sản, phương tiện vận tải và phụ tùng…
Trong số các mặt hàng thì hàng dệt may là loại hàng chủ yếu Việt