Đề án Thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của các doanh nghiệp Việt Nam

1. Tính tất yếu của việc nghiên cứu đề án Cao su là cây công nghiệp dài ngày được đưa vào trồng ở nước ta từ năm 1987. Đến nay, cây cao su được trồng khá rộng rãi và trở thành một mặt hàng nông sản xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam . Cây cao su thích nghi tốt với điều kiện đất dai và khí hậu ở nước ta đặc biệt ở các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên rất phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây cao su. Trong các năm qua, ngành cao su đã nhận được rất nhiều ưu ái từ nhà nước để phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như ngày nay, việc thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên còn gặp nhiều khó khăn như: yếu tố về vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ chế biến, tự do hoá kinh doanh sản xuất, các chính sách thuế quan cùng với cơ cấu sản phẩm cao su, và việc đa dạng hoá sản phẩm sản xuất thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém. Do đó thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên là việc làm quan trọng, nâng cao được chất lượng sản phẩm và giá trị xuất khẩu, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu và nhiệm vụ đề ra trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2010-2105. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực trạng thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên ở Việt Nam, đồng thời chỉ ra nguyên nhân và hạn chế trong việc thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên. Từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Là thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn của xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam do các yếu tố chủ quan là doanh nghiệp cũng như các yếu tố khách quan từ bên ngoài thị trường tác động. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Là hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam từ năm 2001 tới năm 2015. 4. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng phương pháp thống kê, phân tích để từ đó rút ra các kết luận, các giải pháp làm cơ sở cho việc nghiên cứu. 5. Kết cấu của đề án Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị thì bài viết gồm 3 chương sau: Chương 1: Những vấn đề chung về thúc đẩy xuất khẩu. Chương 2: Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của các doanh nghiệp Việt Nam. Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam.

doc63 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2892 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập em đã được tiếp cận với rất nhiều môn học hay và bổ ích,đặc biệt là môn chuyên ngành “ Kinh tế quốc tế”, môn học đã mang lại cho em những kiến thức mới mẻ và hấp dẫn về nhiều lĩnh vực như xuất nhập khẩu .Nhất là tình hình xuất khẩu của Việt Nam đang có sự biến động, nên Đề án môn học của em sẽ tập trung nghiên cứu vào lĩnh vực này. Mấy năm gần đây sản phẩm cao su tự nhiên đã vươn lên thứ 4 trong các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam, nên đề tài của em chọn sẽ tập trung vào lĩnh vực thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên. Trong quá trình thực hiện bài viết em đã gặp nhiều khó khăn, nhưng bên cạnh em luôn có những sự giúp đỡ nhiệt tình của mọi người để em hoàn thành bài viết này. Người đầu tiên em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đó là PGS.TS Nguyễn Thường Lạng bộ môn Kinh tế quốc tế, khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế, trường đại học Kinh tế quốc dân, thầy đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành bài đề án này. Con muốn gửi lời cảm ơn tới bố mẹ đã tạo điều kiện tốt nhất cho con trong suốt quá trình viết đề án môn học. Và cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè tôi, những người kề vai sát cánh bên tôi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, đặc biệt là anh Hoàng Đức Hùng đã nhiệt tình dạy bảo và hỗ trợ cho em trong quá trình thực hiện bài viết này. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu Trang Bắc Ninh, ngày 13 tháng 11 năm 2010 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính tất yếu của việc nghiên cứu đề án 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Kết cấu của đề án NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU. 1 1.1 Những vấn đề về thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp 1 1.1.1 Khái niệm thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp 1 1.1.2 Nội dung thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp 1 1.2 Đánh giá hiệu quả xuất khẩu 5 1.2.1 Chỉ tiêu tổng hợp 5 1.2.2 Chỉ tiêu lợi nhuận 6 1.2.3 Chỉ tiêu doanh lợi xuất khẩu 6 1.3 Các chính sách thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên ở Việt Nam 7 1.3.1 Chính sách phát triển sản xuất 7 1.3.2 Chính sách thị trường 8 1.4 Kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của một số nước và bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam 9 1.4.1 Kinh nghiệm thúc đẩy xuất đẩy cao su của một số nước 10 1.4.2 Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam 14 1.5 Tình hình sản xuất, tiêu thụ và giá cả cao su tự nhiên trên thế giới 15 1.5.1 Một số đặc điểm chung của ngành cao su tự nhiên trên thế giới 15 1.5.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su tự nhiên trên thị trường thế giới 16 1.5.3 Biến động giá cả của cao su tự nhiên trên thị trường thế giới 20 1.6 Dự báo tình hình sản xuất cao su và tiêu thụ cao su tự nhiên của thị trường thế giới 21 1.6.1 Dự báo sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên trên thị trường thế giới 21 1.6.2 Dự báo nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên trên thị trường thế giới 21 1.6.3 Dự báo xu hướng giá cả cao su tự nhiên trên thị trường thế giới. 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CAO SU TỰ NHIÊN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 23 2.1 Tổng quan ngành cao su tự nhiên ở Việt Nam 23 2.1.1 Tổng quan ngành cao su tự nhiên ở Việt Nam 23 2.1.2 Những kết quả đạt được 24 2.2 Tình hình thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của các doanh nghiệp Việt Nam 25 2.2.1 Yếu tố về vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ chế biến và các dự án liên kết các doanh nghiệp vừa và nhỏ 26 2.2.2 Yếu tố tự do hoá sản xuất kinh doanh, các chính sách cắt giảm thuế để tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên 27 2.2.3 Cơ cấu lại sản phẩm và đa dạng hoá sản phẩm 28 2.2.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm 29 2.3 Đánh giá thực trạng thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam 30 2.3.1 Những tồn tại và nguyên nhân 30 2.4 Định hướng và mục tiêu xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam đến năm 2015 32 2.4.1 Định hướng xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam tới năm 2015 32 2.4.2 Mục tiêu xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam tới năm 2015 34 2.5 Dự báo khả năng sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam tới năm 2015 34 2.5.1 Dự báo khả năng sản xuất cao su tự nhiên Việt Nam tới năm 2015 34 2.5.2 Mô hình dự báo giá trị sản lượng cao su tự nhiên của Việt Nam 35 2.5.2 Dự báo giá trị xuất khẩu cao su tự nhiên ở Việt Nam năm 2010 37 2.5.3 Dự báo khả năng xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam tới năm 2015 40 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CAO SU TỰ NHIÊN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 40 3.1 Giải pháp từ phía Nhà Nước 41 3.1.1 Hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp lý 41 3.1.2 Quy hoạch và cải thiện đất trồng cao su 41 3.1.3 Đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tăng cường đầu tư trang thiết bị, cải tiến kỹ thuật chế biến 42 3.1.4 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu 42 3.1.5 Đào tạo nguồn lao động 43 3.1.6 Tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế 44 3.2 Giải pháp từ phía hiệp hội và tổ chức xúc tiến thương mại 44 3.3 Giải pháp từ phía các doanh nghiệp 46 3.3.1 Duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu 46 3.3.2 Nâng cao năng suất lao động và chi phí sản xuất 47 3.3.3 Mở rộng thị trường xuất khẩu 47 3.3.4 Thực hiện tốt hoạt động trồng trọt, chăm sóc và khai thác cây cao su 48 3.3.5 Phát triển sản phẩm và đa dạng sản phẩm 49 3.3.6 Phát triển công nghệ sạch và bảo quản tốt 49 3.3.7 Xúc tiến phát triển thương hiệu 50 KẾT LUẬN 52 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT  Tên Viết Tắt  Nghĩa đầy đủ     Nghĩa Tiếng Anh  Nghĩa Tiếng Việt   1  ANRPC  Association of Natural Rubber Producing Countries  Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên   2  BAIEC  Beijing Automotive Import & Export Corporation  Tập đoàn xuất khẩu và nhập khẩu ôtô Bắc Kinh   3  CAAM  Chinese American Association of Minnesota  Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc   4  EU  European Union  Liên minh các nước Châu Âu   5  FDA  Food and Drug Administration  Cục Quản Lý Thực Phẩm & Dược Phẩm Hoa Kỳ   6  FDI  Foreign Direct Investment  Đầu tư trực tiếp nước ngoài   7  GDP  Gross Domestic Product  Tổng sản phẩm quốc nội   8  Ha  Hectare  Héc ta   9  ISO  International Organization for Standardization  Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế   10  L/C  Letter Credit  Thư tín dụng   11  ODA  Official Development Assistance  Hỗ trợ phát triển chính thức   12  OPEC  Organization of Petroleum Exporting Countries  Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa   13  RSS  Rubber smoking sheets  Cao su xông khói   14  SWOT  Strengths,Weaknesses, Opportunities và Threats  Các thế mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức   15  WTO  World Trade Organization  Tổ chức thương mại thế giới   DANH MỤC CÁC BẢNG STT  Tên bảng biểu  Số trang   1  2.5.2.1: Bảng tính toán  35   2  2.5.3.1: Bảng sô liệu giá trị xuất khẩu cao su tự nhiên từ năm 2001 tới năm 2009  38   DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ STT  Tên sơ đồ  Số trang   1  BIỂU ĐỒ 1.5.2.1.1: Sản lượng cao su tự nhiên của 1 số quốc gia trên thế giới  17   2  BIỂUĐỒ 1.5.2.1.2: Thị phần sản xuất cao su tự nhiên trên thế giới năm 2009 (%)  18   3  BIỂUĐỒ1.5.2.2.1: Thị phần tiêu thụ cao su trên thế giới  19   4  BIỂU ĐỒ 1.5.2.2.2: Các nước nhập khẩu cao su chủ yếu  20   5  HÌNH 1.5.3.1 Gía cao su trên thị trường trung bình tuần từ tháng 9/2009 đến tháng 9/2010  21   6  BIỂU ĐỒ 2.1.1.1: Diện tích trồng cây cao su theo vùng miền(%)  25   7  BIỂU ĐỒ 2.1.2.2: Diện tích và sản lượng cao su cả nước qua các năm  25   8  ĐỒ THỊ 2.5.2.2: Dự báo sản lượng cao su tự nhiên từ năm 2010-2015  37   LỜI MỞ ĐẦU Tính tất yếu của việc nghiên cứu đề án Cao su là cây công nghiệp dài ngày được đưa vào trồng ở nước ta từ năm 1987. Đến nay, cây cao su được trồng khá rộng rãi và trở thành một mặt hàng nông sản xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam . Cây cao su thích nghi tốt với điều kiện đất dai và khí hậu ở nước ta đặc biệt ở các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên rất phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây cao su. Trong các năm qua, ngành cao su đã nhận được rất nhiều ưu ái từ nhà nước để phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như ngày nay, việc thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên còn gặp nhiều khó khăn như: yếu tố về vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ chế biến, tự do hoá kinh doanh sản xuất, các chính sách thuế quan cùng với cơ cấu sản phẩm cao su, và việc đa dạng hoá sản phẩm sản xuất thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém. Do đó thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên là việc làm quan trọng, nâng cao được chất lượng sản phẩm và giá trị xuất khẩu, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu và nhiệm vụ đề ra trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2010-2105. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực trạng thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên ở Việt Nam, đồng thời chỉ ra nguyên nhân và hạn chế trong việc thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên. Từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng này. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Là thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn của xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam do các yếu tố chủ quan là doanh nghiệp cũng như các yếu tố khách quan từ bên ngoài thị trường tác động. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Là hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam từ năm 2001 tới năm 2015. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng phương pháp thống kê, phân tích để từ đó rút ra các kết luận, các giải pháp làm cơ sở cho việc nghiên cứu. Kết cấu của đề án Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị thì bài viết gồm 3 chương sau: Chương 1: Những vấn đề chung về thúc đẩy xuất khẩu. Chương 2: Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của các doanh nghiệp Việt Nam. Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU Những vấn đề về thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp Khái niệm thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp Khái niệm : là một phương thức thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá mà trong đó nó bao gồm tất cả các biện pháp, chính sách, cách thức . . . của Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tạo ra các cơ hội và khả năng để tăng giá trị cũng như sản lượng của hàng dệt may được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Bản chất của thúc đẩy xuất khẩu là việc doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để tăng kim ngạch xuất khẩu của mình. Nội dung thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Thực hiện các nội dung xuất khẩu hàng hoá Trước khi thực hiện những nội dung của hoạt động thúc đẩy xuất khẩu, doanh nghiệp cũng phải thực hiện các nội dung của hoạt động xuất khẩu hàng hoá như : nghiên cứu thị trường nước ngoài; lựa chọn thị trường xuất khẩu; lựa chọn đối tác xuất khẩu; lập phương án kinh doanh xuất khẩu; đàm phán và ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng. Đề xuất các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu Sau khi nghiên cứu thị trường, xác định mục tiêu, tìm ra mặt hàng cho từng thị trường thì doanh nghiệp sẽ nghiên cứu những biện pháp để có thể thúc đẩy xuất khẩu một cách có hiệu quả. Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu có thể chia làm 2 nhóm chính như sau: Các nhóm biện pháp tăng số lượng và kim ngạch xuất khẩu(biện pháp mục tiêu) có thể kể ra một số biện pháp như: Kết hợp giữa xác định mặt hàng trọng điểm với việc đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu đối với từng thị trường khác nhau Từ việc nghiên cứu thị trường sẽ đưa ra được những quyết định đúng đắn khi chọn sản phẩm để xuất khẩu. việc đưa ra được những mặt hàng trọng điểm phù hợp với thị trường tạo ra sự tập trung chuyên môn sản xuất , làm tăng xuất khẩu mặt hàng đó trên thị trường đã nghiên cứu Lựa chọn hình thức kinh doanh xuất khẩu phù hợp với doanh nghiệp Mỗi loại hình thức kinh doanh xuất khẩu lại có những ưu nhược điểm riêng. Mà không có một loại hình thức kinh doanh xuất khẩu nào gọi là hoàn hảo với mỗi doanh nghiệp. vì thế các doanh nghiệp cần phải tìm ra hình thức kinh doanh phù hợp nhất đối với doanh nghiệp mình còn với những điểm không phù hợp cần sáng tạo để dần dần thích nghĩ đó sẽ là biện pháp kinh doanh hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Từ việc thâm nhập đến mở rộng thị trường, nếu áp dụng những hình thức kinh doanh xuất khẩu phù hợp sẽ làm tăng số lượng cũng như gía trị xuất khẩu của công ty, đồng thời với việc bài toán thúc đẩy xuất khẩu đã có hướng giải quyết tốt. Ổn định nguồn hàng xuất khẩu Doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất khẩu là những doanh nghiệp thường thu gom hàng hoá dịch vụ trong nước để đem bán lại các các khách hàng nước ngoài. Đối với các doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất khẩu này thì không phải lo vấn đề sản xuất , còn được lựa chọn bạn hàng tốt phù hợp với thị trường mình cần thâm nhập. nên nguồn hàng của họ phụ thuộc rất nhiều vào các bạn hàng trong nước. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu: những doanh nghiệp này thường tự sản xuất rồi tiến hành xuất khẩu hàng hoá của mình. Hình thức xuất khẩu của họ chính là bán buôn trực tiếp cho nhà nhập khẩu. do là doanh nghiệp sản xuất nên tính chủ động trong việc cung cấp hàng hoá xuất khẩu cao hơn các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Tuy nhiên , ở Việt Nam hiện nay, nguồn đầu vào của các doanh nghiệp này sẽ phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ thị trường nước ngoài, do đó, sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ những biến động trên thị trường thế giới. Các doanh nghiệp nên lựa chọn những bạn hàng lớn, có uy tín, đồng thời phải nghiên cứu thị trường nơi nhà cung cấp đặt trụ sở và liên tục nắm bắt thông tin thị trường. Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu Để thúc đẩy xuất khẩu mạnh hàng hoá của doanh nghiệp ra thị trường nước ngoài, yếu tố tiên quyết chính là sản phẩm. sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng tốt, giá cả phải chăng, mẫu mã đẹp… chắc chắn sẽ có sức cạnh tranh rất lớn và thu hút sự chú ý của khách hàng, kích thích tiêu dùng của khách hàng đem lại doanh thu lớn cho doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp nên áp dụng các biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu bằng việc thay đổi công nghệ sản xuất mới, tinh giảm bộ máy nhân sự, bổ sung nhân lực tinh thông nghiệp vụ ngoại thương… để giảm những chi phí thừa trong sản xuất. Bên cạnh đó cần có những chiến lược phát triển sản phẩm một cách đồng bộ theo những hướng sau: Thích nghi hoá sản phẩm Đa dạng hoá sản phẩm Chuyên môn hoá, cá biệt hoá sản phẩm Tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu Kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp. Đây là khâu cuối cùng trước khi hàng hoá được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, là khâu loại trừ lần cuối những sản phẩm có khuyết tật để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng. công tác kiểm tra chất lượng của doanh nghiệp tốt sẽ đem lại uy tín cho doanh nghiệp trong làm ăn với những khách hàng, đặc biệt là những khách hàng khó tính. Vì thế, việc kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu cần được tiến hành nghiêm ngặt ở cả 2 cấp cơ sở và cửa khẩu. trong đó kiểm tra ở cấp cơ sở giữ vai trò quyết định. Quy trình kiểm tra nên bắt đầu từ khâu đầu vào. Các nhóm biện pháp marketing xuất khẩu (Biện pháp điều kiện) Nghiên cứu thị trường xuất khẩu Thông tin luôn chiếm vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài của doanh nghiệp. để chất lượng thông tin về thị trường , sản phẩm được tốt, công tác nghiên cứu thị trường cần tiến hành bài bản, nhất là những doanh nghiệp mới tham gia thị trường xuất khẩu quốc tế. áp dụng các mô hình nghiên cứu như SWOT, năm lực lượng cạnh tranh của M.Port… để nghiên cứu thị trường được tổng quan và đầy đủ nhất. Xây dựng thương hiệu thương mại cho doanh nghiệp Thương hiệu thương mại cho sản phẩm chính là điểm yếu của hầu hết những hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. Thương hiệu ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của sản phẩm, cũng như của doanh nghiệp, là cách để đánh giá vị thế của doanh nghiệp trên thị trường và sự ưu tiên của hàng hoá trong tâm trí khách hàng. Thương hiệu xây dựng không chỉ là cái tên, mà nó còn bao gồm các bộ phận như biểu tượng, sologan, cách trình bày… để có thể cho ra đời một thương hiệu đúng quy cách. Các doanh nghiệp nên quan tâm nhiều hơn đến biện pháp này, vì nó cũng chính là biện pháp hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu rất tốt và đạt hiệu quả lâu dài. Hoàn thiện kỹ năng định giá hàng hoá xuất khẩu Nếu chất lượng sản phẩm tạo nên uy tín, thì giá cả lại tạo ra lực hấp dẫn để kích thích tiêu dùng của khách hàng, qua đó làm tăng doanh thu, kim ngạch xuất khẩu cho công ty. Hoạt động thúc đẩy xuất khẩu sẽ rất tốt nếu như doanh nghiệp định giá sản phẩm của mình ở mức cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường. việc định giá sản phẩm chính là bí quyết, kinh nghiệm của những nhà kinh doanh xuất khẩu. định giá sản phẩm cạnh tranh sẽ giúp thâm nhập tốt thị trường mới và mở rộng hơn nữa về quy mô trên thị trường hiện tại. Phát triển hệ thống phân phối Một biện pháp nữa để tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp đó là tìm cách để tăng số lượng khách mua hàng. Tức là, biện pháp để mở rộng và phát triển kênh phân phối sản phẩm của doanh nghiệp. phát triển đa dạng các kênh phân phối, để tận dụng tốt cơ hội tiếp cận với khách hàng. Tuy nhiên cũng cần tính đến chi phí để xây dựng kênh phải phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu Thực chất của hoạt động xúc tiến xuất khẩu là những kế hoạch định hướng dài hạn được doanh nghiệp xây dựng và áp dụng cùng với những phương tiện như: tiếp thị, quảng cáo, hội trợ triển lãm, khảo sát thị trường, thương mại điện tử… nhằm đảm bảo gắn bó chặt chẽ giữa sản xuất, lưu thông và tiêu thụ, xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của người mua. Hoạt động xúc tiến được thực hiện thường xuyên sẽ đem về cho doanh nghiệp nhiều cơ hội để tăng cường thúc đẩy xuất khẩu hơn nữa. Lựa chọn biện pháp thúc đẩy xuất khẩu Đối với mỗi loại mặt hàng, mỗi loại thị trường, doanh nghiệp không chỉ sử dụng một biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu. vì mỗi biện pháp có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Do đó, việc kết hợp linh hoạt các biện pháp sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện hoạt động thúc đẩy xuất khẩu được tốt hơn. Để lựa chọn được biện pháp tối ưu, doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp so sánh giữa chi phí bỏ ra cho mỗi biện pháp với hiệu quả kinh tế ước tính mà doanh nghiệp thu được khi áp dụng biện pháp. Biện pháp nào cho hiệu quả cao với chi phí sẽ được lựa chọn. Thực hiện các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu Khi đã tìm ra được biện pháp phù hợp cho thúc đẩy xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ tiến hành tổ chức thực hiện những biện pháp đó bằng cách huy động và phân phối nguồn lực doanh nghiệp cho từng khâu. Trong quá trình thực hiện hoạt động thúc đẩy xuất khẩu phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình để có những điều chỉnh kịp thời. Sau khi kết thúc thời gian thực hiện thúc đẩy xuất khẩu theo mục tiêu đề ra, doanh nghiệp tiến hành tổng kết và tính toán các chi tiêu đạt được, so sánh với mục tiêu đề ra, từ đó đưa ra kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu cho kỳ tiếp theo. Đánh giá hiệu quả xuất khẩu Việc đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu sẽ cho phép doanh nghiệp xác định được doanh thu tiêu thụ, lỗ lãi trong kinh doanh và kết quả kinh doanh. Đánh giá hiệu quả hoạt động thông qua các chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu tổng hợp Hqdth = Tsd/ Tsx Trong đó: Tsd: thu nhập quốc dân có thể sử dụng được. Tsx: thu nhập quốc dân được sản xuất ra. Chỉ tiêu này cho biết thu nhập quốc dân của một quốc gia tăng giảm như thế nào trong thời kỳ tính toán khi có TMQT. Nếu tương quan lớn hơn 1 TMQT đã làm tăng thu n
Luận văn liên quan