Đề án Thực trạng, phương hướng và những giải pháp để phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp ở nước ta

Kể từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 phát triển mô hình kinh tế hợp tác mà cụ thể là kinh tế HTX trong nông nghiệp được coi như một thử thách lớn cho nền kinh tế đất nước, vào thời điểm đó việc đưa nông dân vào các HTX là rất thích hợp vì trong hoàn cảnh đất nước vô cùng nghèo đói kẻ thù luôn tìm cách gây khó khăn, đe doạ chiến tranh có thể xẩy ra bất kỳ lúc nào thì kinh tế HTX đã giúp nước ta phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, truyền thống này đã tạo ra sức mạnh thần kỳ đưa nhân dân ta thoát khỏi nạn đói khủng khiếp từ những năm 1945 đồng thời tạo ra một hậu phương vững chắc để sẵn sàng phục vụ tiền tuyến bất kể hoàn cảnh nào. Tuy nhiên việc đưa nông dân vào HTX chỉ thực sự trở thành phong trào rộng lớn từ năm 1958. Sau khi Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, thực hiện chỉ thị TW5-1955 việc hình thành tổ đổi công đã trở thành phong trào rộng khắp trong nông thôn. Năm 1955 đã hình thành 6 HTX tại 6 tỉnh (Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An). Năm 1958 toàn Miền Bắc đã xây dựng được gần 245 nghìn tổ đổi công bao gồm cả tổ đổi công thường xuyên và tổ đổi công theo việc. Thu hút khoảng 66% tổng số nông hộ tham gia cũng trong thời điểm này, toàn Miền Bắc có 4.832 HTX với 126.082 hộ tham gia chiếm 4,74% tổng số nông hộ. Đến những năm 1959-1960 phong trào hợp tác hoá trong thời kỳ này được thực hiện theo tư tưởng “còn chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lối làm ăn cá thể thì vẫn còn cơ sở vật chất và điều kiện cho khuynh hướng TBCN”. Bởi vậy, phải đẩy nhanh tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp. Việc đẩy nhanh tốc độ hợp tác hoá xuất phát từ mục tiêu giải phóng nông dân đưa nông dân đi nên CNXH. Tuy nhiên do tốc độ hợp tác hoá quá nhanh không chú ý đến những đặc điểm riêng của từng địa phương nên quá trình này đã bị vi phạm những sai lầm lớn về nguyên tắc tự nguyện quản lý dân chủ cùng có lợi. Dẫn đến một thực trạng là nhiều hộ nông dân bị bắt buộc vào HTX mặc dù họ không muốn như vậy. Khi ra nhập HTX họ trở thành những thành viên không nhiệt thành với phong trào thi đua sản xuất, chống đối thậm chí mưu đồ phá hoại HTX. Vào những năm 1961-1975 nhiều HTX bậc thấp đã được đưa lên bậc cao hơn và đã trở thành một phong trào lớn lan rộng cả nước từ việc mở rộng quy mô HTX theo mô hình tập thể hoá tới việc củng cố HTX về mọi mặt: cải tiến quản lý HTX, mở rộng lĩnh vực hoạt động - chuyển sang hoạt động kinh doanh đa dạng như sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) hoạt động tín dụng nông thôn sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp. Tuy nhiên phong trào hợp tác hoá đã bộc lộ nhiều nhược điểm đó là sự không phù hợp của mô hình HTX bậc cao, quy mô lớn với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ cán bộ quản lý. Vì sao lại xuất hiện những nhược điểm như vậy, phải chăng do Nhà nước ta đã áp dụng một cách máy móc, dập khuôn mô hình kinh tế của Liên Xô mà hoàn cảnh đất nước ta khi đó chưa đủ điều kiện để phù hợp với những mô hình đó. Từ nguyên nhân cơ bản trên đã dẫn đến một thực trạng: nền kinh tế lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng trước hết là sản xuất nông nghiệp ngày càng sa sút. Kinh tế hợp tác ngày càng biểu hiện tiêu cực như: mất dân chủ, tham ô, lãng phí, phân phối không đều, không rõ ràng. Thu nhập của xã viên HTX vốn đã thấp lại càng giảm: tốc độ tăng thu nhập bình quân hàng năm là 13,6% thì tốc độ tăng chi phí là 15,1%. Giá trị tài sản cố định của HTX thất thoát tới 35,4%, quỹ tích luỹ khấu hao tính khống lên là 40,7%. Có HTX giá trị ngày công còn vài lạng thóc. Mức lương thực bình quân đầu người giảm từ 17kg/người/tháng (1965) thì đến 1980 chỉ còn 10,4kg/người/tháng Nhìn rõ thực trạng trên nhiều xã viên HTX chán nản, ruộng đất bỏ hoang hoá, số lượng người xin ra khỏi HTX ngày càng tăng, cuối năm 1973 toàn Miền Bắc có 1098 HTX vỡ hoàn toàn, 27.036 hộ xã viên xin ra khỏi HTX. Hơn nữa sở hữu trong HTX là sở hữu chung về tư liệu sản xuất nên việc bảo quản chăm sóc cho các tư liệu sản xuất này ở nhiều HTX rất bê trễ. Vì vậy sản xuất không thu được năng suất cao, không những thế nhiều khi cảnh lao động sản xuất tập thể tạo điều kiện cho hủ hoá, thông đồng phe cánh gây ra nhiều ảnh hưởng xấu về đạo đức, văn hoá, truyền thông dân tộc và ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư.

doc45 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2151 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng, phương hướng và những giải pháp để phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan